Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức tại UBND quận 1 TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.48 KB, 3 trang )

Kinh jế
và Dự báo

Tạo động lực làm việc cho cán bộ,
cóng chức tại UBND Quận 1,

TP. Hồ Chí Minh
LÊ NGƠ NGỌC THO*
HOỲNH THỊ CƠNG LÝ”

Tóm tắt
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức (CBCC) tại ủy
ban nhân dân (UBND) Quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Thơng qua khảo sát 80 CBCC đang công tác
tại đây, kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố để tạo động lực làm việc cho CBCC tại UBND
Quận 1 vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập. Từ đó, bài viết đưa ra một số hàm ỷ cho nhà quản trị góp
phần hồn thiện hoạt động tạo động lực, khích lệ tinh thần làm việc của CBCC tại UBND Quận 1.
Từ khóa: tạo động lực làm việc, cán bộ, công chức, ủy ban nhân dân, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Summary
This study aims to evaluate the reality of creating work motivation for cadres and civil servants
at the People's Committee of District 1, Ho Chi Minh City. Through a survey of 80 cadres and
civil servants, it indicates that the aforementioned motivation stays limited and inadequate.
From the obtained result, implications are proposed for administrators to motivate and
encourage working spirit of cadres and civil servants at the People's Committee of District 1.
Keywords: creating work motivation, cadres, civil servants, People's committees, District 1,
Ho Chi Minh City
GIỚI THIỆU

Quận 1 là một trong những quận trung
tâm và có vị trí quan trọng hàng đầu của
TP. Hồ Chí Minh. Trong những năm gần
đây, hòa nhịp cùng sự phát triển chung của


đất nước trong xu thế từng bước chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường, Quận 1 đã
và đang xảy ra tình trạng một số CBCC
xin thôi công tác để chuyển sang khu vực
tư nhân làm việc. Tìm hiểu về thực trạng
nghỉ việc của CBCC, có thể nhận thấy,
hầu hết xuất phát từ các nguyên nhân,

do thu nhập tiền lương cơ bản rất thấp,
môi trường làm việc khơng “nhân hịa”,
thiếu năng động, cơ hội thăng tiến chậm...
Chính vì vậy, nghiên cứu tạo động lực
làm việc cho CBCC tại UBND Quận 1,
TP. Hồ Chí Minh là cần thiết.
Cơ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết
Theo nghiên cứu của Bùi Anh Tuấn,

Phạm Thúy Hương (2011), động lực của người lao
động là những nhân tố bên trong kích thích con người
nỗ lực làm việc trong điều kiện cho phép tạo ra năng
suất, hiệu quả cao. Biểu hiện của động lực là sự sẵn
sàng nỗ lực, say mê làm việc nhằm đạt được mục tiêu
của tổ chức, cũng như bản thân người lao động. Động
lực làm việc trong khu vực công là khuynh hướng của
một cá nhân để đáp ứng lại những động cơ đặc trưng
của tổ chức và cơ sở công.
Nghiên cứu của Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân

Sầm (2001) cho thấy, tạo động lực lao động chính là sử
dụng những biện pháp kích thích người lao động làm
việc bằng cách tạo chó họ cơ hội thực hiện được những
mục tiêu của mình. Các yếu tô' ảnh hưởng đến hoạt
động tạo động lực làm việc cho CBCC, cụ thể là:
- Kích thích vật chất: Là một trong những động lực
quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc nhiệt tình,
có trách nhiệm, phân đâu nâng cao hiệu quả quả cơng
việc. Kích thích bằng vật chát thường được sử dụng
thông qua các công cụ, như: các khoản thù lao về tiền
lương, tiền thưởng và các khoản phụ câp.
- Điều kiện, môi trường làm việc, cơ sở vật chất: Đê
nâng cao chất lượng làm việc, điều thiết yếu ở các cơ
quan, đơn vị là phải coi trọng việc tổ chức phục vụ nơi
làm việc. Nơi làm việc phải được trang bị máy móc thiết

'Trường Đại học Cơng nghệ TP. Hồ Chí Minh (HGTECH)
"GBND phường Bến Thành, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Ngày nhận bài: 10/4/2022; Ngày phản biện: 13/5/2022; Ngày duyệt đăng: 20/5/2022

Economy and Forecast Review

215


BẢNG 1: TIÊG CHÍ KÍCH THÍCH VẬT CHẤT

Đơn vị: %
STT


Nội dung

Hồn tồn Khơng Khơng Đồng Hồn tồn
khơng đồng ý đềngy ý kiến
đồng ý
ý

1

Lương tương xứng

10

23,8

42,5

22,5

1,3

2

Lương công bằng

8,8

12,5

37,5


36,3

5

3

Lương phù hợp

7,5

26,3

43,8

20

2,5

4

Lương, thưởng đủ trang trải

22,5

41,3

20

15


1,3

5

Phúc lợi đầy đủ, hợp lý

11,3

20

36,3

30

2,5

BẢNG 2: TIÊU CHÍ cơ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIEN

Đơn vị: %
Hồn tồn Khơng Khống Đồng Hồn tồn
khơng đồng ý đồng y ý kiến
đồng ý
ý

STT

Nội dung

1


Trang thiết bị và điều kiện
nơi làm việc rất tốt

6,3

12,5

26,3

48,8

6,3

2

Nơi làm việc rất vệ sinh
sạch sẽ

3,8

15,2

31,3

46,3

6,3

3


Sự an toàn của nơi làm việc

2,5

5

30

51,2

11,3

4

Chế độ nghỉ ngơi của nơi
làm việc

6,3

10

28,7

47,5

7,5

Nguồn: Kết quá nghiên cứu của nhóm tác già


bị, phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để người lao
động hồn thành các nhiệm vụ được phân cơng.
- Cơ hội thăng tiến: Tạo ra động lực làm việc cho
người lao động bằng sự thănệ tiến tức là sử dụng công
tác bổ nhiệm, thăng chức đe tạo ra những vị trí công
tác cao hơn, nhằm ghi nhận sự trưởng thành trong cơng
tác, thành tích đóng góp, cơng hiến cho đơn vị.
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: Là chính sách cơ
bản để nâng cao chất lượng lao động, đồng thời, cũng là
cách thức để tạo động lực làm việc cho người lao động
ngày càng cống hiến năng lực của mình cho tổ chức.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, nhóm tác giả đã phỏng
vân 90 CBCC đang công tác tại UBND Quận 1, TP.
Hồ Chí Minh vào tháng 12/2021. Kết quả thu về 85
phiếu, trong đó có 80 phiếu hợp lệ được sử dụng cho
nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Thực trạng tạo động lực làm việc cho CBCC tại
UBND Quận 1 thơng qua các yếu tơ tác động
Kích thích vật chất: về chính sách tiền lương, cũng
như tất cả các cơ quan hành chính khác, mức tiền
lương, các chế độ dành cho CBCC tại UBND Quận 1
được thực hiện theo quy định của pháp luật, thu nhập
bình quân hàng tháng của một người CBCC làm việc
tại UBND Quận 1 chỉ đủ trang trải cuộc sông thường
nhật, chưa đáp ứng được nhu cầu tích lũy về sau. về
chế độ phúc lợi, thực hiện theo quy định của pháp luật,
bao gồm các khoản phụ cấp, như: phụ cấp công vụ, phụ


216

cấp thâm niên hay phụ cấp kiêm nhiệm...
Trong đó, khoản phụ cấp cơng vụ dành
cho tat cả các CBCC là 25% lương cơ
bản. Tất cả các khoản phụ cấp này khi
người CBCC nhận được phải dựa trên
những tiêu chuẩn, điều kiện theo quy
định, thì mới được hưởng.
Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất:
UBND Quận 1 là quận trung tâm của
Thành phố, nên đều có trang thiết bị
hiện đại, đồng bộ, với một khơng gian
rộng, thống mát rất thuận lợi cho hoạt
động thực thi công vụ, phục vụ nhân dân.
Công nghệ, trang thiết bị hiện đại, đồng
bộ, sắp xếp hợp lý giúp nhân viên rút
ngắn được thời gian, có điều kiện thuận
lợi để hồn thành tốt cơng việc trong
phạm vi mình phụ trách, cũng như có khả
năng sáng tạo, tiết kiệm thời gian, mang
lại hiệu quả lợi ích cho cơ quan.
Cơ hội thăng tiến: UBND Quận 1 đặc
biệt chú trọng đến công tác quy hoạch
cán bộ, xem đây là khâu quan trọng
nhằm tạo ra động lực kích thích CBCC
gắn bó và cống hiến cho cơ quan. Việc
quy hoạch cán bộ tốt vừa giúp chủ động
trong việc bố trí, sắp xếp cán bộ, vừa

giúp đáp ứng yêu cầu của công tác kế
thừa, thay thế đội ngũ cán bộ quản lý về
hưu, nghỉ việc, chuyển cơng tác.
Chính sách đào tạo, bồi dưỡng: UBND
Quận 1 xây dựng kế hoạch đào tạo hàng
năm, nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp
vụ quản lý nhà nước và bồi dưỡng về lý
luận chính trị, bồi dưỡng kiến thức về hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO, nên từng bước năng lực CBCC được
nâng lên, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ
chuyên môn. Trong năm 2020, ƯBND
Quận 1 đã cử 8 CBCC tham gia chương

trình theo chuyên ngành, như: thạc sĩ luật,
thạc sĩ hành chính cơng, những CBCC
tham gia chương trình đào tạo trên được
hỗ trợ 100% học phí, dù là học trong nước
hay được đào tạo ở nước ngoài.
Thực trạng động lực làm việc của
CBCC tại UBND Quận 1 thồng qua số
liệu khảo sát trực tiếp các yếu tô tác động
Bảng 1 cho thấy, nội dung Lương
tương xứng với vị trí việc làm và kết quả
làm việc: chỉ có 23,8% số người được hỏi
đồng ý và hoàn toàn đồng ý với nội dung
trên, có đến 33,8% cán bộ khơng đồng
ý, cịn lại 42,5% CBCC không đưa ra y
kiến; Lương công bằng với mọi cán bộ,
cơng chức khác: có 41,3% ý kiến đồng

ý trở lên, 37,5% khơng ý kiến, cịn lại
là khơng đồng ý; Lương phù hợp so với
Kinh tế và Dự báo


trình độ chun mơn: chỉ có 22,5% ý kiến
đồng ý, 43,8% khơng có ý kiến, cịn lại
là khơng đồng ý; Phúc lợi đầy đủ và hợp
lý: có 30,5% ý kiến đồng ý, 36,3% khơng
có ý kiến, sơ' cịn lại là khơng đồng ý;
Lương, thưởng đủ trang trải cuộc sống:
có đến 63,8% ý kiến cho rằng, lương,
thưởng hiện nay không đủ trang trải cuộc
sông của CBCC.
Kết quả nghiên cứu Bảng 2 cho thấy,
có 55,1% người được hỏi đồng ý và hồn
tồn đồng ý rằng, Trang thiết bị và điều
kiện nơi làm việc rất tốt; 49,9,3% người
được hỏi đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng,
Nơi làm việc rất vệ sinh sạch sẽ; 62,5%
người được hỏi cho rằng, họ cảm thấy an
toàn khi làm việc tại UBND Quận 1 và
55% ý kiến đồng ý và hoàn toàn đồng ý
với chế độ nghỉ ngơi của cơ quan.
Bảng 3 cho thấy, có 66,2% người được
hỏi đồng ý và hồn tồn đồng ý rằng, họ
có được đào tạo và hướng dẫn trong công
việc; 47,4% sô' người khảo sát cho biết,
họ cảm thấy bản thân có cơ hội được phát
triển chuyên môn nghề nghiệp; 42,5%

người được hỏi cho biết, chính sách thăng
tiến của cơ quan rất cơng bằng; và 46,3%
người được hỏi đồng ý và hồn tồn đồng
ý cho rằng, nơi làm việc có nhiều cơ hội
phát triển.
MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ

Từ thực trạng động lực làm việc của
CBCC tại UBND Quạn 1 như đã phân
tích, nhóm tác giả đưa ra một số khuyến
nghị như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh hơn nữa vai trò
của tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp và
coi đây là địn bẩy kinh tế kích thích tinh
thần làm việc cho CBCC. UBND Quận 1
cần bổ sung thêm một số chính sách nhằm
thể hiện sự quan tâm đến gia đình CBCC.
Thứ hai, UBND Quận 1 có thể đào
tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng thực
thi công vụ để nâng cao khả năng đảm
nhiệm công việc của CBCC.
Thứ ba, tiến hành rà soát, thống kê cụ
thể số lượng, chất lượng CBCC và kết

BẢNG 3: TIÊG CHÍ cơ HỘI ĐÀO TẠO VÀ THĂNG TIẾN

Đơn vị: %

sir


Nội dung

1

Được đào tạo và hướng
dẫn trong cơng việc

2

Hồn tồn Khơng Khơng Đồng Hồn tồn
khơng đồng ý đồngy ý kiến
đồng ý
ý

5

5

23,8

63,7

2,5

Có cơ hội được phát triển
chun mơn nghề nghiệp

2,5

15


32,5

46,3

3,8

3

Chính sách thăng tiến rất
cơng bằng

2,5

11,3

43,8

37,5

5

4

Nơi làm việc có nhiều cơ
hội phát triển

1,3

16,3


36,3

42,5

3,8

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả

hợp với kết quả nhận xét, đánh giá CBCC để thực hiện
việc quy hoạch cán bộ trên cơ sở phù hợp với trình độ
chun mơn, đúng với năng lực và đảm bảo tính khách
quan, cơng khai và công bằng đô'i với mọi CBCC trong
việc bố trí, sử dụng. Thực hiện nguyên tắc dân chủ,
khách quan, công bằng trong công tác bổ nhiệm các
chức danh lãnh đạo, quản lý. Từ đó, khắc phục tình
trạng bè phái, cục bộ, cảm tính trong việc bơ' trí, sử
dụng làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bộ
máy quản lý nhà nước nói chung, động lực làm việc
của CBCC nói riêng. Bên cạnh đó, UBND Quận 1 cần
có đề án thi tuyển các chức danh lãnh đạo.
Thứ tư, UBND Thành phố tăng mức chi ngân sách
cho Quận 1. Theo đó, muốn tăng lương, phụ cấp cho
CBCC, trước hết ngân sách nhà nước giao cho UBND
Quận 1 phải tăng. Có thể nhận thấy, Quận 1 là quận
trung tâm, là bộ mặt của TP. Hồ Chí Minh, vì thế áp
lực về giải quyết các khối lượng công việc, năng suất
làm việc của CBCC so với các quận, huyện khác trên
địa bàn là rất lớn. Không thể tiếp tục tư duy theo hướng
lương, phụ cấp CBCC sẽ ngang nhau đối với tất cả các

vị trí cơng việc so với các quận, huyện khác.
Thứ năm, lãnh đạo Quận 1 thông qua đánh giá năng
suất và chất lượng cơng việc của từng vị trí làm việc
để trả lương, phụ cấp tương xứng. Hiện nay, nhiều vị
trí việc làm phải gánh vác khối lượng cơng việc vô
cùng lớn, áp lực phải gánh chịu không hề nhỏ; trong
khi đó, một sơ' vị trí việc làm lại cho thấy sự nhàn rôi,
không cần phải đầu tư hết mình để giải quyết cơng
việc, nhưng tất cả lại được trả một hệ sô' lương và bậc
lương như nhau, điều này là chưa hợp lý, chưa cơng
bằng; vơ tình đã hình thành sức ì trong cung cách làm
việc, vì CBCC sẽ có tâm lý ĩ lại, khơng cần phải cơ'
gắng vì mọi vị trí đều có chung một mức lương.□

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2011). Giáo trình hành vi tổ chức, Nxb Đại học Kinh tê'
Quốc dân, Hà Nội
2. Nguyễn Phú Trọng và Trần Xuân sầm (2001). Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng
đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
3.
Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà (2010). Giáo trình Tiền lương - Tiền công, Nxb Lao động - Xã hội
Economy and Forecast Review

217



×