Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thái độ của sinh viên các trường đại học trên địa bàn hà nội đối với việc học trực tuyến hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (663.37 KB, 5 trang )

QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Đối VỚI
VIỆC HỌC TRựC TUYẾN HIỆN NAY
• TẠ QUANG QUYẾT - CHU MAI LINH

TĨM TẮT:
Thời gian qua, các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội đã chuyển đổi hình thức dạy

học chủ yếu sang học trực tuyến để thích ứng với điều kiện dịch bệnh Covid-19. Việc dạy học trực
tuyến đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó cũng có những hạn chế mà ngun

nhân chính xuất phát từ thái độ của sinh viên chưa thật sự tích cực tham gia vào quá trình học tập.
Bài báo tập trung nghiên cứu thái độ của sinh viên trên các mặt nhận thức, xúc cảm và hành vi, để
có cái nhìn tổng quan, cũng như đưa ra được các giải pháp góp phần nâng cao thái độ tích cực của
sinh viên đối với việc học trực tuyến.
Từ khóa: sinh viên, thái độ, học trực tuyến.

1. Đặt vân đề
Thời gian qua, tình hình đại dịch tồn cầu
Covid-19 đã ảnh hưởng sâu rộng đến mọi lĩnh vực
trong đời sống - xã hội, đặt ra nhiều thách thức đến
tất cả các quốc gia trên tồn thế giới. Đứng trước
tình hình đó, Việt Nam đã thực hiện giãn cách xã
hội và đảm bảo tuân thủ các quy tắc 5K để phịng,
chơng dịch bệnh theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày
31/3/2020 về “Thực hiện các biện pháp cấp bách
phịng, chống dịch Covid-19” của Thủ tướng Chính
phủ ban hành. Theo đó, tất cả các trường học trên
cả nước phải tạm dừng hoạt động trực tiếp tại


trường, đồng nghĩa với quá trình học tập của học
sinh, sinh viên và việc giảng dạy của giáo viên sẽ
phải gián đoạn. Để khắc phục vấn đề này, nhiều
nhà trường đã chuyển hình thức dạy học truyền
thống trực tiếp sang hình thức dạy học trực tuyến,
thực hiện theo Chỉ thị số 24/CT-TTg ban hành ngày
03/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Đẩy

mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức

dạy học an tồn, bảm đảm chương trình và mục tiêu
chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch
Covid-19”. Thực tế cho thấy, hướng giải quyết này
linh hoạt, hữu hiệu và được đại đa số các trường đại
học trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng. Tuy
nhiên, điều này cũng làm nảy sinh ra một vấn đề
thu hút sự quan tâm của dư luận, đó chính là thái độ
của sinh viên đốì với việc học trực tuyến trong bối
cảnh đặc biệt hiện nay.
2. Thái độ của sinh viên các trường đại học
trên địa bàn Hà Nội đốì với việc học trực tuyến
Mơ hình học trực tuyến khơng chỉ vạch ra
hướng đi mới trong ngành Giáo dục, mà còn thể
hiện khả năng ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật của một quốc gia. Tuy nhiên, để đánh giá
một cách khách quan về tính ứng dụng của
phương pháp này, cần đặc biệt quan tâm đến phản
hồi, cảm nhận của những đối tượng trực tiếp sử
SỐ 7 - Tháng 4/2022 213



TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

dụng. Trong bơi cảnh hiện nay, phần lớn trong sơ'
đó là sinh viên - độ tuổi có đầy đủ khả năng tự trải

nghiệm và phản ánh lại mức độ hài lòng qua thái
độ đối với việc học trực tuyến.
Dưới góc độ tâm lý học, thái độ là trạng thái tâm
lý có ý thức đối với hiện tượng, có tính định hướng,
tích cực được thể hiện qua nhận thức, xúc cảm và
hành vi. Đối với việc học, nhận thức là sự hiểu biết,
sự nắm bắt của người học về phương pháp tiếp cận,
cách thức thực hiện, nội dung và hình thức của các
bài giảng trên từng lĩnh vực mơn học. Cũng vì thế,
nó là yếu tơ tiền đề để chủ thể có cảm xúc và có
khả năng đánh giá đối tượng. Chính xúc cảm, tình
cảm đã làm cho người học, cụ thể là sinh viên tư
duy về việc học tốt hơn và ảnh hưởng trực tiếp tới
hành vi của họ đối với việc học, cũng như cách khai
thác triệt để lợi ích của các hình thức học tập,

học tập trực tuyến, như: máy tính, thiết bị học bị
chậm (57,7% chọn đúng); Zoom bị ngắt bất ngờ
(63,5% chọn đúng),... Bên cạnh đó, chất lượng máy
tính, tốc độ mạng internet và vấn đề kỹ thuật trong
quá trình học tập trực tuyến trên Zoom meeting,
Google classroom, Microsoft Teams... gây ra khó
khăn lớn đơ'i với sinh viên trong mơ hình học mới.
Biểu hiện xúc cảm, tình cảm của sinh viên đơ'i

với hình thức học trực tuyến cũng khá phong phú.
Đa phần sinh viên đều hào hứng khi tiếp cận với
về vấn đề này. Trước hết đó là sự quan tâm của
sinh viên đốì với các kiến nghị, giải pháp khắc
phục khoảng thời gian dừng các lớp học tại
trường. Đây không chỉ là sự quan tâm của đơ'i
tượng sinh viên, mà cịn là vấn đề cấp bách cần
giải quyết của ngành Giáo dục - Đào tạo. Nó bắt
nguồn từ nhiều mục đích khác nhau, như đáp ứng
nhu cầu giáo dục hay vì tâm lý lo sợ về thời gian
tốt nghiệp muộn. Tuy nhiên, phần lớn sinh viên
được khảo sát cho rằng họ muôn có một phương
án giải quyết để tiếp tục duy trì sử dụng đến
lượng kiến thức đã tiếp nhận, trau dồi liên tục để
hoàn thành các bài kiểm tra và các kỳ thi đạt hiệu
quả cũng như chất lượng cao. Song, mức độ tự
giác, trung thực và hiệu quả trong quá trình làm
việc cũng là tiêu chí đánh giá thái độ của sinh
viên về vấn đề này. Không phải sinh viên nào có
kết quả học tập thâp cũng là do thiếu sự cơ gắng,
bởi học tập qua mạng internet cịn phụ thuộc vào
công nghệ thông tin và các nhân tô' khác. Cũng
vậy, nhiều sinh viên có phần bài làm tơ't nhưng

nghiên cứu.
Nhận thức là một yếu tố hình thành thái độ, nếu
nhận thức đúng sẽ dẫn tới thái độ tích cực đối với
vấn đề nào đó. Cụ thể đối với sinh viên trong q
trình học trực tuyến, sinh viên có nhận thức khá đầy
đủ về hình thức học trực tuyến; lợi ích và hạn chế

của hình thức học trực tuyến đối với sinh viên; nhận
thức về những chính sách hỗ trợ của Bộ Giáo dục
và Đào tạo, các trường đại học, các địa phương
trong việc đảm bảo yêu cầu cơ bản đáp ứng việc
học và nhận thức của sinh viên về vai trò, trách
nhiệm của bản thân trong việc tự tạo điều kiện cho
bản thân để hoàn thành các nhiệm vụ học tập trực
tuyến, đảm bảo tiến độ học tập và khơng để thiệt
thịi trong q trình tương tác với giáo
Biểu đồ ì: Đánh giá của sinh viên về khó khăn trong
viên và các bạn sinh viên khác. Nhận
quớ trình học trực tuyến
thức của sinh viên về vấn đề học trực
tuyến là khá đa dạng và mức độ nhận
thức khác nhau. Chẳng hạn khi tiến
hành khảo sát nhận thức của sinh viên
về những khó khăn khi học tập trực
tuyến, kết quả thu được đã phản ánh
khá đa dạng và thể hiện rõ nhận thức
của sinh viên khi nhìn nhận vấn đề
này. (Biểu đồ 1)
Kết quả khảo sát cho thấy, sinh
viên thường gặp một sơ' khó khăn liên
quan đến thiết bị, cơ sở vật chất hỗ trợ
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

214 Số 7-Tháng 4/2022


QUẢN TRỊ - QUẢN LÝ


thực chất là đi sao chép, gian lận do tư tưởng học
trực tuyến sẽ không bị giám sát bởi bất kỳ ai.
(Biểu đồ 2)
Qua khảo sát cho thấy, phần lớn sinh viên cảm
thấy thích thú khi học tập trực tuyến (44%). Bên
cạnh đó, cũng có nhiều sinh viên cảm thây bình
thường (36%) và thậm chí là khơng thích thú việc
học trực tuyến (20%).
Nếu như nhận thức, xúc cảm của sinh viên đốì
với hình thức học tập trực tuyến khơng biểu hiện ra
bên ngồi, thì hành vi là mặt biểu hiện ra bên ngoài
trong cấu trúc của thái độ của sinh viên đối với hình
thức học tập mới này. Nếu nhìn nhận đúng thì hành
vi sẽ tích cực và ngược lại. Khảo sát cho thấy, sinh
viên trên địa bàn thành phơ' Hà Nội đã có những
hành động tích cực đối với hình thức học tập trực
tuyến, như: chủ động chuẩn bị bài trước khi lên lớp
(68%); tích cực tham gia vào quá trình học trực
tuyến (56%); làm bài tập trực tuyến đầy đủ (62%);
ứng dụng các thành tựu khoa học vào học tập trực
tuyến (85%) như: lập các nhóm học online, ứng
dụng các phần mềm đa dạng để thảo luận, làm việc
nhóm như: Zoom meeting, Google classroom,
Microsoft Teams,... (Biểu đồ 3)
Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn cịn một
bộ phận khơng nhỏ sinh viên chưa có thái độ tích
cực về về vân đề này. Sinh viên có cái nhìn cịn
phiến diện về quyết định thay đổi phương thức học
tập, những khó khăn, thách thức, các quy định của

lớp học trực tuyến, về vai trò trách nhiệm của bản
thân trong việc khắc phục hoàn cảnh để duy trì hoạt
động học tập trên Internet. Nhiều sinh viên vẫn

Biểu đồ 2: Xúc cảm của sinh viên đối với
việc học trực tuyến

Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện

chưa chủ động chuẩn bị bài học, vẫn cịn hạn chê
trong ứng dụng cơng nghệ vào quá trình học tập.
Một bộ phận sinh viên chưa tham gia tích cực vào
q trình học tập, viện nhiều lí do để vắng học,
khơng phát biểu khi giáo viên hỏi bài, nhiều sinh
viên tiêu cực trong quá trình thi cử online,...
Những hạn chế nêu trên xuất phát từ nhiều
nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân khách
quan và chủ quan, như: điều kiện về cơ sở vật chất
phục vụ học tập không đảm bảo, nhiều khu vực
đường truyền yếu hoặc thường xuyên bị ngắt, tính
liên tục học trực tuyến bị gián đoạn do nhiều cơ sở
đào tạo liên tục thay đổi hình thức học tập chuyển
sang trực tiếp, sinh viên hạn chế trong việc sử dụng
công nghệ, chưa biết cách khai thác tài liệu học tập
hoặc khai thác chưa triệt để, các phương pháp dạy
học truyền thông của giáo viên khó áp dụng trong
điều kiện học trực tuyến,...
3. Đề xuất một sô' giải
Biểu đồ 3: Sự tham gia của sinh viên vào q trình học trực tuyến
pháp góp phần hình thành

thái độ tích cực của sinh
ứng dụng các thành tựu khoa học
viên đôi vởi việc học trực
vào học tập trực tuyến
tuyến
Làm bài tập trực tuyên đây đủ
Từ việc đánh giá thực
trạng,
chỉ ra một sơ' ngun
Tích cực tham gia vào q trình
nhân của những hạn chế,
học trực tuyến
chúng tơi đề x't một sơ' giải
Chù động chuẩn bị bài
pháp góp phần hình thành
trước khi lẽn iớp
thái độ tích cực của sinh viên
đơ'i với việc học trực tuyến
hiện nay nhưsau:
Nguồn: Nhóm tác giả thực hiện
SÔ'7-Tháng 4/2022 215


TẠP CHÍ CƠNG THƯƠNG

Một là, nâng cao nhận thức của sinh viên đối với
việc học trực tuyến.
Nâng cao nhận thức là vấn đề có tính quyết định
để thực hiện thành cơng một cơng việc cụ thể nào
đó. Việc nâng cao nhận thức cho sinh viên cần được

tổ chức phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong
bối cảnh dịch bệnh hiện nay. Đặc biệt, các trường
đại học cần khai thác triệt để ứng dụng mạng
internet trong các công tác tuyên truyền nâng cao
nhận thức cho sinh viên, cụ thể: Thứ nhất, tổ chức
các buổi sinh hoạt khoa học, thảo luận, trao đổi về
phương pháp học tập trực tuyến cho sinh viên qua
các ứng dụng Zoom, Google Meet trong tình hình
dịch bệnh hiện nay. Thứ hai, giúp sinh viên nhận
thức rõ vai trị, vị trí của hình thức dạy học trực
tuyến trong điều kiện dịch bệnh. Thứ ba, tạo các
diễn đàn, hội nhóm, các phong trào học tập trên
Internet để sinh viên trao đổi, tham gia hưởng ứng
các hoạt động kích thích tinh thần học hỏi, nghiên
cứu và tiếp thu kiến thức thơng qua hình thức trực
tuyến. Thứ tư, nhà trường cần đa dạng các hình thức
phổ biến, quán triệt nâng cao nhận thức cho sinh
viên về hình thức học tập trực tuyến,...
Hai là, hình thành xúc cảm, tĩnh cảm tích cực của
sinh viên đối với việc học trực tuyến.
Hình thành xúc cảm tơi sẽ giúp sinh viên có
hành vi tích cực đơi với vấn đề nào đó. Việc hình
thành xúc cảm tích cực cho sinh viên khi học tập
trực tuyến trước hết phải bắt nguồn từ phía nhà
trường, giảng viên, cụ thể:
Đôi với nhà trương, nâng cao chát lượng giảng
dạy trực tuyến của giảng viên các trường đại học;
nâng cao chất lượng quản lý của cán bộ quản lý các
trường đại học đơi với hình thức học tập trực tuyến;
phơi kết hợp với giảng viên chuẩn bị trang thiết bị

giảng dạy và xử lý các sự cố kỹ thuật.
Đối với giảng viên, kết hợp đa dạng, hiệu quả
các công cụ và phương pháp giảng dạy trực tuyến
khác nhau để thu hút học sinh như sử dụng video,
podcast, blog hay tổ chức hoạt động nhóm, thảo
luận online,...; thay đổi cách đánh giá cho phù hợp
với tình hình thực tế, phản ánh đúng năng lực sinh
viên; kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng của sinh viên để có giải pháp nâng cao cảm
xúc tích cực cho sinh viên.

21Ĩ SỐ 7 - Tháng 4/2022

Song song với đó, sinh viên cần chủ động tích
cực chuẩn bị bài, lập kế hoạch học tập phù hợp với
điều kiện mới; sẩn sàng phản hồi và mạnh dạn trao
đổi nhờ sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè khi gặp vướng
mắc trong vấn đề kĩ thuật cũng như bài giảng để
hạn chế bị ngắt hứng thú học tập.
Ba là, thúc đẩy hành vi tích cực của sinh viên đối
với việc học trực tuyến
Khi con người có hứng thú học tập thì bất kể đó
là hình thức nào, họ cũng sẽ chủ động, tích cực thể
hiện được sự sáng tạo nhất định của mình. Sự hứng
thú đó giúp họ có động lực để xác định các động cơ
học tập đúng đắn, có mục tiêu rõ ràng để đạt được
kết quả như mong đợi. Vì vậy, việc hình thành,
thúc đẩy hành vi tích cực của sinh viên cần được
các trường chú trọng đẩy mạnh, líu tiên yếu tố thiết
thực, mang tính định hướng các hành vi tiếp theo

cho sinh viên. Thứ nhất, các trường đại học cần đổi
mới giáo trình, phương pháp dạy học, cách thức tổ
chức, quản lí phù hợp với hình thức học trực tuyến.
Thứ hai, giảng viên các trường đại học không
ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cao
kỹ năng ứng dụng khoa học cơng nghệ để thích
ứng với hình thức giảng dạy online. Thứ ba, các tổ
chức, đoàn, hội kết hợp với cán bộ quản lý hướng
dẫn tổ chức sinh viên tham gia hoạt động hồn
thiện mơ hình học tập mới, làm quen và dần thành
thạo các thao tác sử dựng công nghệ phục vụ việc
học. Thứ tư, các cơ quan ban ngành cần có những
chính sách hỗ trợ như: giảm học phí, trao học bổng,
tổ chức các hoạt động quên góp hỗ trợ sinh viên có
hồn cảnh khó khăn học tập. Thứ năm, kịp thời
tuyên dương khen thưởng những cá nhân, tập thể
có thành tích học tập tốt, đồng thời xử lý nghiêm
những sinh viên có biểu hiện tiêu cực trong q
trình học tập trực tuyến.
Q trình thích ứng với hình thức học trực tuyến
vẫn đang bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế bắt nguồn
từ chất lượng thiết bị, công nghệ kỹ thuật và đặc
biệt là mức độ hứng thú của đối tượng trực tiếp sử
dụng. Để gỡ bỏ những rào chắn đó yêu cầu sự hợp
tác thường xuyên, chặt chẽ, thiết thực, có hiệu quả
các giải pháp từ phía nhà trường, giảng viên và bản
thân sinh viên trong việc hình thành thái độ tích cực
của sinh viên đối với hình thức học mới này ■



QUẢN TRỊ-QUẢN LÝ

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Huỳnh Mai Trang, Mai Hồng Đào (2021). Cảm xúc đối với việc học trực tuyến của sinh viên. Tạp chí khoa học
Trường Đại học SưphạmThành phốHồ Chí Minh, 10,1799-1806.

2. Lương Đình Hải, Nguyễn Xn An, Nguyễn Hoài Thu, Vũ Thị Phương Thảo (2020). Nhận thức và thái độ của
sinh viên đối với việc học tập thông qua các công cụ hội nghị trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tạp chí
Giáo dục, 480,60-64.
3. Ngơ Thị Lan Anh, Hồng Minh Đức (2020). Đào tạo trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay:
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng. Tạp chí Cơng Thương, 23.

4. Vũ Dũng (2008), Từ điển Tâm lý học, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
5. Phan Thị Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thông, Nguyễn Thị Phương Thảo (2020). Cảm nhận của sinh viên chính
quy khi trải nghiệm học trực tuyến hồn tồn trong thời gian phịng chống dịch Covid-19. Tạp chí Khoa học Đại
học Mở Thành phơ'Hồ Chí Minh, 15,18-28.

6. Vũ Thị Như Quỳnh (2007). Nghiên cứu thái độ và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với môn tâm lý học đại
cương của sinh viên Trường Đại học Sưphạm Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, Mã số 60.31.80.

Ngày nhận bài: 16/2/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 7/3/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 17/3/2022
Thông tin tác giả:
1. ThS. TẠ QUANG QUYÊT'

2.CHUMAILINH1
1 Học viện An ninh Nhân dân

THE CURRENT ATTITUDE OF UNIVERSITY STUDENTS

IN HANOI TOWARDS THE ONLINE LEARNING METHOD
• Master. TA QUANG QUYET1
• CHUMAI LINH'

’People's Security Academy
ABSTRACT:

Universities in Hanoi city have switched from traditional learning to online learning method
due to the COVID-19 pandemic. Besides advantages, online teaching method has some
disadvantages. These disadvantages are mainly rooted from the attitude of students who do not
really actively participate in the learning process. This study investigates the attitude of students
towards the online learning method in terms of their cognitive, emotional and behavioral aspects.
Based on the study’s findings, some solutions are proposed to improve the attitude of students
towards the online learning method.
Keywords: student, attitude, online learning.

So 7 - Tháng 4/2022 217



×