Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trí tuệ đặc điểm và một số biện pháp phát triển trí tuệ âm nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (332.33 KB, 4 trang )

KHOA HỌC CƠNG NGHỆ

TRÍ TUỆ - ĐẶC ĐIỂM VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ ÂM NHẠC
Phan Thị Thịnh*

ABSTRACT
The article analysed the characteristics of musical intelligence, the characteristics of people with
musical intelligence, which parents and educators would detect children’s musical ability early. In the
other hand, it provided several of strategies to develop musical skills for children aged 0-13 through
the following forms: listening to music, learning musical theories, learning and practicing singing
and performing musical instruments.
Keywords: Development, musical intelligent, perception, talent
Received: 20/04/2022; Accepted: 15/05/2022; Published: 10/06/2022

1. Đặt vấn đề
Trí tuệ là một trong rất ít lĩnh vực được đề cập
ngay từ những ngày đầu khai sinh của tâm lý học
khoa học. Từ đó đến nay, đã có nhiều cơng trình
nghiên cứu bản chất các quy luật phát sinh, phát
triển của nó trong đời sống và hoạt động tâm lý
con người, đặc biệt là nghiên cứu ứng dụng trí tuệ
vào thực tiễn dạy học và giáo dục trẻ em cũng như
các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Tạo hóa
sinh ra con người ai cũng có trí thơng minh (hay
cịn gọi là Trí tuệ) thiên bẩm của mình. Khi lớn
lên, chịu sự tác động của các yếu tố tâm lý, của
môi trường gia đình, nhà trường, xã hội mà hình
thành và phát triển tài năng ở các lĩnh vực khác
nhau. Trước đây, quan niệm của con người thường
cho rằng: những người có tài năng về các lĩnh vực


như tốn học, ngơn ngữ, khoa học tự nhiên thì
mới là những người có trí thơng minh thực sự. Trí
thơng minh của con người chỉ được đánh giá qua
chỉ số thông minh logic (IQ). Cịn những người
có năng lực về lĩnh vực âm nhạc hoặc một số lĩnh
vực khác thì chỉ được coi là những người có năng
khiếu, khơng được coi là người có trí tuệ âm nhạc.
Bài viết nghiên cứu về trí tuệ, đặc điểm Trí tuệ âm
nhạc và đưa ra một số biện pháp để phát triển Trí
tuệ âm nhạc
2. Nội dung nghiên cứu
ThS Khoa GDPT - Trường CĐSP TW Nha Trang.

2.1. Trí tuệ
Có rất nhiều khái niệm về trí tuệ, theo quan
điểm mang tính phổ biến nhất thì “Trí tuệ là khả
năng thích ứng của cá nhân; bất kỳ trí tuệ nào
cũng đều là một sự thích ứng, là khả năng tổng
thể để hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp
lý, chế ngự được mơi trường xung quanh. Trí tuệ
là khả năng xử lý thông tin để giải quyết vấn đề
và nhanh chóng thích nghi với tình huống mới.”
Trí tuệ là yếu tố tâm lý có tính độc lập tương đối
với các yếu tố tâm lý khác của cá nhân: Trí tuệ có
chức năng đáp ứng mối quan hệ tác động qua lại
của chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích
ứng, tích cực của cá nhân; Trí tuệ được hình thành
và biểu hiện trong hoạt động của chủ thể; Sự phát
triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh
học, cơ thể và chịu sự chế ước của các yếu tố văn

hóa – xã hội.
Tác giả Howard Gardner đã đề cập đến sự tồn
tại của 8 dạng trí tuệ, bao gồm: Trí tuệ ngơn ngữ;
trí tuệ logic – tốn học; trí tuệ khơng gian; trí tuệ
hình thể - động năng; trí tuệ âm nhạc; trí tuệ giao
tiếp; trí tuệ nội tâm; trí tuệ tự nhiên học. Trong 8
dạng trí tuệ này, tác giả đi vào tìm hiểu về dạng trí
tuệ âm nhạc.
2.2. Đặc điểm kiểu trí tuệ âm nhạc
Trí tuệ âm nhạc là khả năng cảm nhận, phân
biệt, biến đổi và thể hiện các hình thức âm nhạc.
Dạng trí tuệ này bao gồm tính nhạy cảm đối với
nhịp điệu, âm sắc, âm tần của một bản nhạc. Một

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 21 Quý 2/2022

55


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
người có thể nắm bắt âm nhạc một cách chung
chung, tổng quát hoặc nắm bắt âm nhạc một cách
chính quy, có bài bản. Trí tuệ âm nhạc cịn có thể
là một kết hợp của hai dạng thưởng thức vừa kể
trên.
Trí tuệ âm nhạc mang một số đặc điểm về nhận
thức, đánh giá và sáng tác. Các đặc điểm đó thể
hiện qua các thành phần trung tâm là âm vực, âm
sắc và nhịp. Các yếu tố mang tính trung tâm nói
trên đã đặt ra câu hỏi về vai trị của thính giác

trong định nghĩa âm nhạc Khả năng thính giác
có vai rị cốt yếu cho mọi sự tham gia vào âm
nhạc. Âm nhạc là một chuỗi kế tiếp nhau những
âm thanh được tổ chức sao cho gây được một ấn
tượng thú vị và có thể dùng trí năng để nhận ra
được những ấn tượng do nó tạo ra. Một người có
năng khiếu hay có trí tuệ âm nhạc thì sự nhận biết
nhạy bén về nhịp, âm sắc, âm vực rất rõ. Người
có trí tuệ âm nhạc đã có sẵn “nhịp trong người”,
thể hiện tác phẩm vững vàng về nhịp; nghe một
tác phẩm, cảm âm nhanh nhạy, có thể thực hiện lại
một cách chính xác.
Đặc điểm của người có trí tuệ âm nhạc: Dễ
dàng chơi lại một đoạn nhạc hoặc hát lại một bài
hát khi nghe qua một vài lần; Cảm thấy có cảm
xúc đặc biệt khi nghe âm nhạc; Dễ dàng nhận ra
những nốt nhạc lạc điệu trong một dàn/ban nhạc;
Dễ dàng nhận biết được các loại nhạc cụ đang chơi
trong một dàn nhạc giao hưởng; Dễ dàng sáng tác
ra một đoạn nhạc; Có thể chơi một vài loại nhạc
cụ; Thích tìm hiểu về âm nhạc và có một vốn kiến
thức phong phú về các thể loại âm nhạc; Giai điệu
âm nhạc thường vang trong đầu họ bất cứ lúc nào;
Nghe và phân biệt được các thể loại nhạc khác
nhau; Làm việc hiệu quả hơn khi có âm nhạc.
Khả năng cảm nhận âm nhạc của người có trí
tuệ âm nhạc cao, họ cảm nhận âm thanh qua thính
giác, khơi dậy trong họ tư duy tưởng tượng. Bắt
đầu quá trình “thai nghén”, từ đó họ tái tạo âm
thanh theo cách riêng của mình. Giai đoạn này

được gọi là “sáng tác âm nhạc”, từ ý tưởng ban
đầu, người sáng tác phát triển thành một tác phẩm
hoàn chỉnh theo một logic tự nhiên. Sự phát triển
này dựa vào các kỹ thuật sẵn có cùng với khả
năng tiếp cận các dạng cấu trúc. Nhà soạn nhạc

56

gắn những ý tưởng ban đầu, những đoạn nhạc
khớp nối hoặc đặt cho cân đối những yếu tố của
ý tưởng gốc dựa trên các quy luật về tiết tấu, nhịp
điệu, hịa thanh…. Tất cả những điều đó tạo nên
một tác phẩm âm nhạc hoàn chỉnh.
Cảm giác về âm thanh của con người đã có khi
cịn là thai nhi trong bụng mẹ; khi được sinh ra,
qua những lời ru, câu hát của ông, bà, cha, mẹ,
khả năng âm nhạc của trẻ dần dần phát triển, trẻ có
thể cảm nhận một cách đơn giản về tính chất giai
điệu (sơi nổi, trữ tình…), có những động tác vỗ
tay, nhún nhảy theo nhịp điệu bài hát, nhắc lại các
câu hát ngắn…và qua đó, dần hình thành ở trẻ thị
hiếu âm nhạc – trẻ có những biểu hiện hưởng ứng
hoặc khơng đồng tình với thể loại nhạc nào đó.
Chính vì khả năng âm nhạc được bộc lộ sớm như
thế, nên cần chú ý phát triển khả năng âm nhạc
cho trẻ những năm đầu đời. Cần thường xuyên cho
trẻ tiếp xúc với các thể loại âm nhạc phù hợp với
độ tuổi, để khả năng âm nhạc được phát triển một
cách tự nhiên.
2.3. Vai trị của âm nhạc trong q trình hình

thành nhân cách con người.
Âm nhạc phản ánh cuộc sống, tâm tư tình cảm
của con người. Nó đánh thức mọi xúc cảm sâu xa,
nội tâm trong mỗi con người. Âm nhạc không chỉ
là niềm vui, sự giải trí như con người ngày nay
nghĩ mà nó thực sự có tác dụng đánh thức những
điều tốt đẹp nhất trong mỗi con người. Từ thời cổ
đại người ta đã coi âm nhạc là thuốc, phương thuốc
của tinh thần. Vì vậy, trong mọi hoạt động của xã
hội nhân loại từ xưa đến nay đều không thể thiếu
được âm nhạc. Âm thanh, nhịp điệu tạo thành giai
điệu, âm nhạc thuần chính sẽ mang đến cho con
người sự thanh thản, tinh thần lạc quan, nghị lực
sống, giúp con người hướng thiện từ đó nâng cao
sức sáng tạo.
Nội dung và hình thức trong âm nhạc cũng góp
phần vào việc phát triển trí tuệ, ý thức tập thể và
khả năng nhận thức cho con người. Do đó, ta có
thể thấy, âm nhạc tác động tích cực và sâu sắc đến
sự hình thành và phát triển nhân cách con người,
đặc biệt là với trẻ nhỏ, bao gồm phát triển trí tuệ
và đạo đức. Sức mạnh cảm hoá của âm nhạc lành
mạnh sẽ giúp con người vươn tới một nhân cách

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ - Số 21 Quý 2/2022


KHOA HỌC CƠNG NGHỆ
tồn vẹn.
Nhân cách là tồn thể những thuộc tính đặc biệt

mà một cá thể có được trong hệ thống các quan
hệ xã hội. Trên cơ sở hoạt động và giao lưu nhằm
chiếm lĩnh các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần.
Các thuộc tính đó bao hàm các mặt về đức, trí, thể,
mỹ.
Phát triển nhân cách con người là q trình tác
động tồn diện lên các mặt trên bằng các phương
tiện khác nhau, trong đó âm nhạc là một trong
những phương tiện hết sức quan trọng. Sự tác động
trực tiếp, mạnh mẽ của âm nhạc vào tâm tư, tình
cảm sẽ giúp cho người nghe tự điều chỉnh nhân
cách của chính mình.
Bản thân trong mỗi con người đã có tính Chân,
Thiện, Mỹ, chỉ cần dùng âm nhạc để khơi gợi,
đánh thức những điều tốt đẹp đó trong mỗi con
người thì sẽ đưa con người trở về những giá trị tốt
đẹp vốn có.
2.4. Các biện pháp phát triển trí tuệ âm nhạc
2.4.1. Phát triển trí tuệ âm nhạc cho trẻ từ trong
bào thai cho đến 2 tuổi
Theo các nhà khoa học, ngay từ tuần thứ 16 trở
đi của thai kỳ, em bé trong bụng mẹ đã có thể phản
ứng lại với những âm thanh bằng cách di chuyển.
Vì vậy, lúc này người mẹ đã có thể bắt đầu cho
con nghe nhạc. Nghe âm nhạc từ trong bụng mẹ,
có những lợi trực tiếp, rõ ràng cho sự phát triển trí
tuệ âm nhạc như: Âm nhạc sẽ giúp thính giác của
bé phát triển hồn thiện và tốt hơn; trẻ có thể nhận
biết, phân biệt được các loại âm thanh khác nhau;
phát triển trí nhớ âm nhạc nhớ cho bé khi chào đời;

giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ âm nhạc; phát
triển năng lực sáng tạo âm nhạc.
Người mẹ nên thường xuyên cho thai nhi nghe
các loại nhạc có giai điệu nhẹ nhàng, êm dịu, du
dương, với tính chất vui vẻ, trong sáng, thuần
khiết.
Thể loại âm nhạc tốt nhất cho sự phát triển trí
tuệ âm nhạc của thai nhi là Nhạc Cổ Điển, đặc
biệt là các tác phẩm nhỏ của nhạc sĩ Mozart và
Beethoven.
Sau khi chào đời, từ 0 – 2 tuổi, trẻ đã biết phân
biệt âm thanh, đặc biệt là giọng nói của mẹ và
những người thân xung quanh. Lúc này, bên cạnh

việc tiếp tục phát triển trí tuệ âm nhạc của trẻ bằng
cách thường cho trẻ nghe nhạc cổ điển của Mozart,
Beethoven, Bach thì cha mẹ (và ơng bà) nên hát ru
cho trẻ ngủ. Những âm điệu của hát ru thường nhẹ
nhàng mà thấm đẫm tình thương của ông bà, cha
mẹ sẽ tăng cường cho trẻ cảm xúc sâu sắc về âm
nhạc với quê hương nơi trẻ sinh ra.
2.4.2. Phát triển trí tuệ âm nhạc cho trẻ từ 2 – 6
tuổi
Từ 2 tuổi hầu hết trẻ đã có thể giao tiếp được
với cha mẹ bằng ngôn ngữ. Cơ quan phát âm của
trẻ đang dần tiếp tục phát triển, trí nhớ âm nhạc
đang hình thành và trẻ có khả năng tái hiện lại âm
thanh ở mức đơn giản thông qua bộ máy phát âm.
Thời kỳ từ 2 – 6 tuổi, não bộ của trẻ đang phát
triển với tốc độ rất nhanh. Vì vậy, phát triển trí

tuệ âm nhạc cho trẻ giai đoạn này rất quan trọng.
Giai đoạn này, các thể loại âm nhạc cho trẻ nghe
cũng cần đa dạng, phong phú hơn. Các tác phẩm
âm nhạc cổ điển vẫn luôn cần cho trẻ cảm thụ,
đặc biệt là tác phẩm của các nhạc sĩ Mozart,
Beethoven, Bach, Mendelssohn, Chopin, Shubert,
Tchaikovsky, Liszt, Vivaldi…;
Việc thường xuyên cảm thụ các tác phẩm âm
nhạc cổ điển sẽ giúp trẻ hình thành thẩm mỹ âm
nhạc, qua đó phát triển thính giác, mức độ thẩm
thấu âm nhạc ngày càng được nâng cao. Thời kỳ
này âm nhạc cổ điển cho trẻ nghe chủ yếu vẫn là
các bản độc tấu piano, violon, hòa tấu, tam tấu,
tứ tấu, ca khúc... và một số concerto, giao hưởng
không quá lớn.
Đồng thời cho trẻ nghe các bài hát dân ca,
các tác phẩm âm nhạc truyền thống cho nhạc cụ
cổ truyền Việt Nam như đàn Nhị, đàn Bầu, đàn
Nguyệt, đàn Tỳ bà, đàn Tranh, Sáo trúc…
Nghe âm nhạc cổ truyền với nhiều hình thức:
hát, diễn tấu các nhạc cụ cổ truyền sẽ giúp trẻ phát
triển trí tuệ âm nhạc về mặt cảm xúc, sự gắn kết với
quê hương, nguồn cội, phát triển khả năng thẩm
thấu âm nhạc phương Đơng. Bên cạnh đó cũng
nên cho trẻ nghe các bài hát thiếu nhi phù hợp lứa
tuổi, dễ hát, dễ thuộc để trẻ có thể bắt chước và hát
theo một cách dễ dàng giúp phát triển khả năng ca
hát cho trẻ
2.4.3. Phát triển trí tuệ âm nhạc cho trẻ từ 6


TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 21 Quý 2/2022

57


KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
– 13 tuổi
Giai đoạn từ 6 – 13 tuổi là thời kỳ mà các kỹ
năng về âm nhạc của trẻ cần được phát triển mạnh
mẽ nhất. Ở độ tuổi này, trẻ đã có một q trình thẩm
thấu âm nhạc bằng tai nghe cả âm nhạc phương
Tây và âm nhạc phương Đơng, trí tuệ âm nhạc của
trẻ được hình thành ở một mức độ nhất định. Lúc
này, thể chất của trẻ đã có thể đáp ứng được việc
sử dụng các loại nhạc cụ. Vì vậy, trẻ khơng chỉ tiếp
tục cảm thụ âm nhạc thông qua nghe các nghệ sỹ
diễn tấu nữa mà chính trẻ phải là đối tượng thực
hiện trình tấu các tác phẩm âm nhạc có giá trị nghệ
thuật.
Việc hướng cho trẻ nghe các tác phẩm âm
nhạc có giá trị nghệ thuật cao vẫn được thực hiện
thường xuyên. Bên cạnh các tiểu phẩm âm nhạc
cổ điển nhỏ của phương Tây, trẻ cần được nghe
nghe những tác phẩm lớn như Giao hưởng (đặc
biệt là trẻ ở lứa tuổi 10 – 13). Các tác phẩm âm
nhạc phương Đông cũng cần được chú trọng để
bồi đắp trí tuệ âm nhạc cho trẻ.
6 tuổi, trẻ bắt đầu đến trường học nên khả năng
tiếp thu kiến thức về âm nhạc sẽ tốt hơn. Song song
với việc nghe các tác phẩm âm nhạc thì trẻ cần có

những hiểu biết về kiến thức âm nhạc như nhạc lý,
hòa âm cũng như rèn luyện kỹ năng đọc nhạc, nhất
là kỹ năng trình tấu âm nhạc. Vì vậy, cha mẹ cần
tạo điều kiện thuận lợi để trẻ được học âm nhạc
một cách bài bản, có hệ thống. Tùy theo khả năng
về âm nhạc cũng như sở thích, thiên hướng tính
cách để hướng cho trẻ học các loại nhạc cụ, học
hát cho phù hợp. Chẳng hạn trẻ có giọng hát đẹp,
trong trẻo và thích được ca hát thì cho trẻ rèn luyện
kỹ năng ca hát; trẻ thích học đàn piano hoặc nhạc
cụ dân tộc cổ truyền thì cho trẻ học một cách bài
bản.
Trẻ có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc mà muốn
học cả 2, 3 nhạc cụ thì tùy vào mức độ tiếp thụ mà
cho học. Tuy nhiên, việc cho trẻ học nhiều nhạc cụ
không nên thực hiện cùng một thời điểm mà nên
rải ra ở các năm, khi trẻ đã nắm vững tương đối
những kỹ năng cơ bản của một nhạc cụ thì mới cho
học tiếp nhạc cụ khác.
Ở độ tuổi 12 – 13, với những trẻ có khả năng
sáng tạo cao, kỹ năng trình tấu nhạc cụ tương đối

58

tốt, trẻ có thể sáng tác ra những giai điệu hoặc
những đoạn, bài nhạc nhỏ. Lúc này, trẻ đã hình
thành thẩm mỹ âm nhạc, trí tuệ âm nhạc rõ rệt, cần
tiếp tục được đào tạo, phát triển theo hướng chuyên
sâu đúng với sở trường âm nhạc cTrong quá trình
tiếp xúc âm nhạc ở gia đình, trường học, cha mẹ và

các nhà giáo dục cần phát hiện sớm những trẻ có
năng khiếu nổi trội để bồi dưỡng. Việc bồi dưỡng
này cần được thực hiện từ từ, không nóng vội
nhưng phải đi theo một quy trình bài bản, có hệ
thống. Trẻ cần được bổ sung khả năng nhận thức
trực giác bằng một sự nhận thức âm nhạc, nhưng
cần động viên, khuyến khích, định hướng cho trẻ
tri giác âm nhạc một cách tự nhiên, khơng gị ép.
Ở một số nước, trong đó có Việt Nam, việc phát
triển khả năng âm nhạc cho trẻ được tiến hành từ
lâu. Ở các cơ sở đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp
(các Nhạc viện và các trường Văn hóa nghệ thuật)
đã mở ra các lớp âm nhạc trình độ Sơ cấp, tuyển
chọn trẻ từ 9 tuổi. Ở đó, trẻ phải qua vịng sơ tuyển
về thẩm âm và tiết tấu (đây là hai vấn đề cơ bản
của âm nhạc); những trẻ thật sự có khả năng được
tuyển chọn vào và được đào tạo một cách chính
quy theo mơ hình.
3. Kết luận
Để có thể phát triển nhân cách con người một
cách tồn diện thì những người cha, người mẹ,
các nhà giáo dục trong quá trình giáo dục trẻ cần
hiểu rõ đặc điểm của Trí tuệ âm nhạc để có những
phương pháp phát triển Trí tuệ âm nhạc cho trẻ
ngay từ khi còn là thai nhi cho đến 13 tuổi. Đây là
giai đoạn vàng cho sự phát triển tư duy, thẩm mỹ
cũng như các kỹ năng hoạt động âm nhạc.

Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thị Hòa - Ngô Thị Nam (1995), Giáo

dục âm nhạc, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Howard Gardner (1983) Cơ cấu của trí khơn,
NXB Tri thức, Hà Nội.
3. Lý Lợi (2014), Âm nhạc và thai giáo, NXB
Phụ nữ, Hà Nội.
4. Maynard Solomon (2020), Mozart, NXB
Dân Trí, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Nhung (1988), Giảng nhạc,
Nhạc viện Hà Nội.

TẠP CHÍ QUẢN LÝ VÀ CƠNG NGHỆ - Số 21 Quý 2/2022



×