Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
54
Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
3.1. Định hướng phát triển ngành CTTC đến năm 2010:
3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM đến năm 2010:
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao, đặc
biệt tốc độ tăng trưởng của TP.HCM luôn dẫn đầu cả nước (năm 2006 đạt 12,2%).
Với mục tiêu phát triển kinh tế năm 2007-2010 là phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và bền vững đồng thời tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, hiệu quả và sức mạnh
cạnh tranh của nền kinh tế, đưa đất nước vượt nhanh ra khỏi tình trạng kém phát triển, thu
nhập thấp, phát triển mạnh nguồn lực con người, giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ,
nâng cao một bước về chất trình độ công nghệ trong nền kinh tế quốc dân, chủ động trong
quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới và tạo ra bước phát triển trên con đường công
nghiệp hóa rút ngắn theo hướng hiện đại.
3.1.2. Định hướng phát triển ngành CTTC đến năm 2010
Hoạt động CTTC trong thời gian qua đã đạt được một số thành tựu. Tuy vậy, để có thể
tiếp tục duy trì và phát triển hiệu quả hoạt động của ngành này cho tương xứng với tiềm năng
thì cần phải hoạch định một chiến lược đúng đắn đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và bền
vững. Trên cơ sở đó Nhà nước, các cơ quan ban ngành liên quan và chính bản thân các công
ty CTTC sẽ đưa ra những giải pháp thích hợp để từng bước khắc phục những khó khăn, bất
cập, tồn tại hiện có và xây dựng được một kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho mục tiêu phát
triển kinh tế, xã hội.
Hoạt động CTTC nằm trong những hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng. Để đề ra
định hướng phát triển ngành CTTC ta phải xem xét định hướng hoạt động của ngành Ngân
hàng từ năm 2007-2010.
Định hướng hoạt động ngành Ngân hàng năm 2007 - 2010:
Trên cơ sở mục tiêu kinh tế vĩ mô, định hướng đổi mới điều hành chính sách tiền tệ đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các phân tích, dự báo kinh tế - tiền tệ quốc tế và
trong nước, NHNN định hướng hoạt động Ngành Ngân hàng năm 2007-2010 là:
- Đẩy mạnh việc hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động ngân hàng. Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm tạo điều kiện
thông thoáng, nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động của các
TCTD và phù hợp với các cam kết và chuẩn mực quốc tế. Xây dựng 2 Luật Ngân hàng
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
55
Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
mới tạo cơ sở pháp lý cho mô hình NHTW hiện đại và phát triển hệ thống TCTD trong
giai đoạn mới
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trên cơ sở điều hành các
công cụ chính sách tiền tệ theo nguyên tắc thị trường, kết hợp các mục tiêu tiền tệ
ngắn hạn với trung hạn để tránh các tác động có độ trễ đến lạm phát, thúc đẩy sự phát
triển của thị trường tiền tệ.
- Đáp ứng có hiệu quả các nhu cầu vốn của nền kinh tế đi đôi với nâng cao chất lượng
tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững của các TCTD.
- Triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010 và định
hướng đến năm 2020.
- Đẩy nhanh việc cơ cấu lại hệ thống NHTM. Tập trung triển khai các công việc nhằm
đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng.
Định hướng hoạt động CTTC từ năm 2007 – 2010:
Với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và định hướng phát triển hoạt động tài chính –
ngân hàng như vậy, do đó ngành CTTC cần phải có những định hướng phát triển cụ thể nhằm
đáp ứng mục tiêu chung của cả nước, của ngành tài chính – ngân hàng đến năm 2010 như
sau:
- Một là: hoàn thiện môi trường pháp lý về CTTC, trên cơ sở đó hình thành và phát triển
đồng bộ thị trường CTTC.
- Hai là: Tăng lượng vốn cho các công ty CTTC trên cơ sở phát triển mạnh các kênh
huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu (lên 10%- 13,5%), đồng thời một số công
ty CTTC nên hướng đến mục tiêu cổ phần hóa để có thể huy động vốn trên thị trường
chứng khoán đặc biệt trong giai đoạn thị trường chứng khoán tại Việt Nam rất phát
triển như hiện nay.
- Ba là: Phấn đấu đến năm 2010, mạng lưới hoạt động CTTC được mở rộng đến khắp
các địa phương trong những ngành có triển vọng phát triển mạnh mẽ nhưng thiếu vốn,
thiếu kỹ thuật hoặc khó tiếp cận các nguồn tài trợ vốn khác như: nuôi trồng và chế
biến nông lâm thủy hải sản, ngành dệt may, ngành gỗ để đáp ứng nhanh chóng và hiệu
quả nhu cầu thuê tài chính.
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
56
Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
- Bốn là: mở rộng đối tượng thuê đến mọi chủ thể có nhu cầu trang bị, đối mới máy móc
thiết bị, phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất kinh doanh bằng hình thức CTTC,
đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất,
lắp ráp và chế tạo máy móc thiết bị. Trên cơ sở đó, vẫn tiếp tục tập trung vào các
DNNVV tăng số lượng các DNNVV có quan hệ CTTC lên 17-20% vào năm 2010,
tăng mức dư nợ cho thuê lên 7-7,5% trong tổng dư nợ tín dụng trung và dài hạn.
3.2. Một số giải pháp phát triển hoạt động CTTC trên địa bàn TP.HCM đến năm
2010:
3.2.1. Về phía chính phủ và các cơ quan ban ngành:
Hiện nay, hoạt động CTTC chỉ dựa trên Nghị định 64/CP, Nghị định 16/CP, Nghị định
65/CP chưa được đưa vào luật như các nước trên thế giới nên mọi hoạt động đều chưa có nền
tảng vững chắc. Thực tế hoạt động CTTC trong mấy năm qua đã cho thấy còn nhiều bất cập
về mội trường pháp lý cần phải tiếp tục giải quyết.
Hoạt động CTTC liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngân hàng, xuất nhập
khẩu, dân sự, thương mại, tài chính,…Các đạo luật này chưa đưa ra được đầy đủ và đồng bộ
các quy định về hoạt động CTTC. Trong đó luật hợp đồng và luật liên quan đến quyền sở
hữu, luật thuế, luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài ảnh hưởng lớn đến hoạt
động CTTC.
Quá trình xây dựng luật dùng để điều chỉnh hoạt động CTTC phải được thực hiện trên cơ
sở tiếp thu, kinh nghiệm của các nước có ngành CTTC phát triển đồng thời phải dựa trên cơ
sở những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn ở Việt Nam trong thời gian qua. Việc nhanh
chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý về hoạt động CTTC sẽ giúp cho hoạt động CTTC sẽ giúp cho
hoạt động CTTC diễn ra thuận lợi và hiệu quả, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa
hiện đại hóa.
Trong khi chưa xây dựng được một đạo luật riêng cho hoạt động CTTC thì Nhà nước cần
thiết phải bổ sung chỉnh sửa Nghị định 16, nghị định 65.
3.2.1.1.Qui định thêm đối tượng tham gia hoạt động CTTC:
Hiện nay theo qui định của nghị định 16 chỉ có các công ty CTTC mới được kinh doanh
hoạt động CTTC. Các công ty này chỉ tập trung một lĩnh vực với mức độ chuyên môn hóa
cao nên có điều kiện trau dồi nghiệp vụ, kiến thức thị trường về các loại tài sản cho thuê, lựa
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
57
Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
chọn khách hàng mục tiêu nên chất lượng phục vụ ngày càng tốt. Tuy nhiên, với nguồn vốn ít
ỏi, quy mô hoạt động hạn chế, nhân sự có giới hạn, mạng lưới hoạt động nhỏ hẹp nên các
công ty CTTC rất khó khăn trong việc mở rộng thị phần, tìm kiếm và thuyết phục khách
hàng. Học hỏi kinh nghiệm những quốc gia lân cận có điều kiện kinh tế xã hội tương tư như
nước ta như: Trung Quốc, Singapore cho phép tất cả các công ty tài chính đầu tư, công ty tài
chính tư vấn cũng được phép thực hiện hoạt động CTTC để góp phần làm thị trường tín dụng
thuê mua hoạt động sôi nổi và nhộn nhịp, tăng tính cạnh tranh, tạo nền tảng cho sự phát triển.
Theo đó nếu mở rộng các đối tượng tham gia hoạt động CTTC là các doanh nghiệp thành
lập và hoạt động tại Việt Nam theo luật pháp Việt Nam được sử dụng tài sản để cho thuê theo
các qui định tại Nghị định này. Nếu được như vậy thì không chỉ các doanh nghiệp chuyên
doanh CTTC mới được thực hiện nghiệp vụ CTTC mà còn các nhà cung cấp máy móc, thiết
bị, doanh nghiệp khác họ vẫn có thể tham gia vào hoạt động CTTC nhằm đẩy nhanh quá trình
tiêu thụ sản phẩm của chính bản thân doanh nghiệp của họ.
3.2.1.2. Qui định thêm các phương thức cho thuê:
Như đã trình bày thì CTTC có nhiều hình thức cho thuê, nhưng hiện tại 90% các giao dịch
CTTC là thuê tài chính thuần. Hình thức cho thuê này không mấy khác biệt so với hình thức
tài trợ vốn trung và dài hạn của ngân hàng hay các quĩ đầu tư nên CTTC sẽ khó dành được ưu
thế so với ngân hàng và các doanh nghiệp cũng sẽ nghĩ đến ngân hàng trước tiên khi có nhu
cầu về vốn.
Do đó, các công ty CTTC rất muốn mở rộng nhiều hình thức CTTC khác để đa dạng hóa
hoạt động của mình. Tuy nhiêu họ gặp nhiều trở ngại và bất cập từ các qui định:
- Hình thức mua và cho thuê lại: Thực chất nghiệp vụ này nhằm tài trợ cho các DN
thoát khỏi khó khăn về tài chính vì các tài sản nhập khẩu thường có giá trị cao. Nhưng
do các tài sản này thuộc diện này thường được miễn thuế nhập khẩu nên nhằm ngăn
ngừa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lợi dụng ưu đãi này để trốn thuế nên
nghị định 24 qui định những tài sản này nếu bán tại thị trường Việt Nam phải được Bộ
Thương Mại cho phép. Trong thực tế, việc này khó được Bộ Thương Mại cho phép mà
nếu được cho phép thì thủ tục rất phức tạp.Ngoài ra, việc bán tài sản cho các công ty
CTTC còn làm phát sinh các khoản thuế VAT, thuế thu nhập từ việc bán tài sản nên
chi phí cho việc bán và tái thuê trở nên khá cao và hình thức cho thuê này trở nên kém
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
58
Chương 3: Một số giải pháp phát triển họat động CTTC đến năm 2010
GVHD: ThS Nguyễn Quốc Anh
hiệu quả. Vì vậy, chính phủ nên xem xét bỏ qua các giới hạn chuyển nhượng tài sản
máy móc thiết bị cũng như miễn giảm thuế thu nhập phát sinh từ việc bán tài sản để
hình thức mua và cho thuê lại thực sự phát huy hiệu quả.
- Hình thức cho thuê vận hành: Để phát triển hệ thống CTTC, tháng 6/2004 NHNN
đã có quyết định cho phép các công ty CTTC được thực hiện cho thuê vận hành (cho
thuê hoạt động). So với CTTC thì cho thuê vận hành cũng có những lợi thế nhất định:
người đi thuê chỉ thuê trong thời gian ngắn do nhu cầu sử dụng thiết bị mang tính thời
hạn, kết thúc hợp đồng thuê không có sự chuyển giao sở hữu tài sản từ công ty CTTC
sang người thuê, người thuê không hạch toán giá trị tài sản thuê vào bảng cân đối kế
toán mà chỉ hạch toán tiền thuê là chi phí. Đây là bước tháo gỡ rất hữu hiệu cho những
bế tắc hiện tại của các công ty CTTC, giúp họ mau chóng xử lý các tài sản thu hồi,
đồng thời đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà không
được phép sở hữu tài sản như: các văn phòng đại diện hoặc các đơn vị có thời gian
hoạt động ngắn hạn. Đây là một nghiệp vụ mà các công ty CTTC rất muốn thực hiện
nhưng để thực hiện nghiệp vụ này thì phải đáp ứng những điều kiện như có nhu cầu
hoạt động cho thuê vận hành, có thời gian hoạt động tối thiểu 2 năm, hoạt động kinh
doanh có lãi, tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối quý trước không dưới 5%, không vi
phạm các quy định an toàn khi hoạt động, phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật
chất để phục vụ cho thuê như kho hàng, bến bãi, bảo dưỡng đối với tài sản cho thuê…
Vì vậy, để thực hiện nghiệp vụ này, các công ty CTTC phải được sự cho phép của
NHNN.
- Hình thức cho thuê hợp tác: Hình thức cho thuê này mang lại nhiều lợi ích như: vấn
đề giới hạn về vốn được giải quyết nếu cho thuê các hợp đồng có giá trị lớn, cho thuê
hợp tác giúp các công ty phân tán rủi ro khi cho thuê một dự án có giá trị lớn, khi thuê
hợp vốn các công ty CTTC có thể tập hợp các chuyên gia có kinh nghiệm thẩm định
và có nhiều nguồn thông tin nên ngoài việc đánh giá chính xác tính khả thi của dự án,
ngoài ra còn giúp các công ty tích lũy kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau. Với những lợi
thế như vậy nhưng đến tháng 10/2006, NHNN mới ban hành thông tư 08 hướng dẫn
hoạt động cho thuê hợp vốn của các công ty CTTC. Việc chậm ban hành các văn bản
hướng dẩn dẫn đến hoạt động này đi vào hoạt động và phát huy tác dụng.
Sinh viên thực hiện: Lê Quỳnh Trâm
59