Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên không chuyên Học viện Tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.67 KB, 4 trang )

Số 08 (229) - 2022

VẤN ĐỀ HÔM NAY

NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG GIAO TIẾP TIẾNG ANH
CHO SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
Ths. Phạm Thị Thu* - Vũ Lê Anh*
Học ngoại ngữ là để hiểu người nước ngoài muốn truyền đạt cái gì và để chuyển thể ngơn ngữ mẹ đẻ
sang một ngoại ngữ khác để người nước ngồi có thể hiểu. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra thực trạng khả
năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên kinh tế hiện nay nói chung và sinh viên Học viện Tài chính nói
riêng, từ đó có giải pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên được xem là vấn đề
bức thiết để nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao kết quả học tập và chất lượng đào tạo của nhà trường.
• Từ khóa: Nâng cao, kỹ năng giao tiếp tiếng Anh, sinh viên không chuyên.

English communication skills play an important
role for each student in general and students of the
Academy of Finance in particular, demonstrated
in the field of improving knowledge and
professional knowledge, especially in the context
of Vietnam integrating into the world. However,
through studying and analyzing the current
situation of practising English communication
skills of non-major students at the Academy of
Finance, the authors found that students’ English
communication skills have achieved certain
results. However, there are still some limitations
such as lack of confidence in communication
or the ability to communicate only at the level
of simple sentences. Within the scope of this
article, the authors would like to briefly present
the research results and propose some solutions


to further improve English communication skills
for students to meet the needs of studying and
participating in international cooperation.
• Keywords: Improve, English communication
skills, non-major students.

1. Thực trạng rèn luyện kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh của sinh viên không chuyên Học viện Tài chính
Trong q trình tiến hành nghiên cứu, các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm điều tra ngẫu
nhiên (200 sinh viên không chuyên HVTC), phỏng
vấn (10 giảng viên bộ môn ngoại ngữ). Mỗi phương
pháp được sử dụng đều có mục đích và phương pháp
tiến hành với những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên,
chúng đều hướng tới mục đích chung là tìm ra các số
liệu, thơng tin cần thiết để dựa trên cơ sở đó đưa ra
những nhận xét, đánh giá về thực trạng.

Ngày nhận bài: 12/6/2022
Ngày gửi phản biện: 15/6/2022
Ngày nhận kết quả phản biện: 18/7/2022
Ngày chấp nhận đăng: 20/7/2022

Trình độ về các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của
sinh viên
Nhìn chung, đa số sinh viên (63%) gặp khó khăn
ở kỹ năng nghe. Kỹ năng nghe thường được cho là
kỹ năng khó nhất và yếu nhất đối với sinh viên và các
sinh viên thường rất sợ kỹ năng này. Nhưng khả năng
nghe lại ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực ngôn ngữ

của sinh viên, nguyên nhân chủ yếu là do họ chưa
trang bị kỹ năng nghe phù hợp.
Qua số liệu từ phiếu khảo sát sinh viên và phỏng
vấn giảng viên cho thấy đánh giá xếp loại về kỹ năng
nghe và nói của sinh viên gần như tương đồng. Lý
do dễ hiểu là nghe và nói có mối quan hệ tương hỗ
nhau. Việc nói tốt là kết quả của việc tập nói và nghe
nhiều. Việc nghe tốt là kết quả của việc nói tốt và
nghe nhiều. Nguyên nhân kỹ năng nghe, nói của sinh
viên cịn yếu kém là do chưa dành đủ sự quan tâm
cần thiết cho hai kỹ năng này.
Sinh viên cảm thấy tự tin hơn với kỹ năng đọc và
đa số (71%) đánh giá trình độ đọc của mình từ trung
bình trở lên. Tất cả các giáo viên được phỏng vấn cũng
đánh giá kỹ năng đọc của sinh viên là tốt nhất trong
các kỹ năng giao tiếp. Họ cho rằng sinh viên được
rèn kỹ năng này từ các cấp học phổ thơng. Hơn nữa,
chương trình, giáo trình, giáo viên và sinh viên đều tập
trung nhiều vào kỹ năng này nên kỹ năng đọc của sinh
viên tốt hơn so với các kỹ năng giao tiếp khác cũng là
điều đương nhiên. Các giáo viên cũng cho biết thêm
điểm kiểm tra và điểm thi của phần đọc hiểu thường
cao hơn so với điểm của các phần kỹ năng khác.

* Học viện Tài chính

90 Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán


Số 08 (229) - 2022


VẤN ĐỀ HÔM NAY

Như chúng ta biết, việc viết tốt là kết quả của việc
đọc nhiều. Đọc nhiều giúp người học học được các
cấu trúc văn bản và ngơn ngữ mà sau đó họ có thể
chuyển sang viết. Hai kỹ năng này có mối quan hệ
tương hỗ với nhau. Điều này cũng được chứng minh
bằng việc tự đánh giá của sinh viên và đánh giá của
giáo viên về trình độ viết và đọc tiếng Anh của sinh
viên không chuyên HVTC.
Năng lực sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của
sinh viên
Kết quả khảo sát cho thấy năng lực sử dụng ngoại
ngữ của sinh viên ở cấp độ câu đơn giản là chủ yếu.
Các hoạt động giao tiếp của sinh viên được thực hiện
thơng qua các hình thức; đó là: trực tiếp (viết ra giấy
trước khi nói chiếm 45%) và gián tiếp (dịch trong
đầu từ tiếng Việt ra tiếng Anh chiếm 39%) chiếm
tỷ lệ cao. Khả năng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp
chiếm tỉ lệ thấp, chỉ có 16%. Điều này cho thấy kỹ
năng giao tiếp tiếng Anh của sinh viên còn hạn chế,
bởi lẽ trong quá trình giao tiếp sinh viên thiếu khả
năng phản xạ tự nhiên và thường áp dụng biện pháp
chuyển di ngôn ngữ làm giảm tốc độ nói và hay bị
mắc lỗi. Phần lớn sinh viên do thường chú ý đến độ
chính xác về phát âm, ngữ pháp, cách dùng từ, hay
văn phong, …. cho nên chất lượng của sự giao tiếp
bị hạn chế, như: tốc độ giao tiếp giảm, mất đi tính tự
nhiên trong giao tiếp.

Khó khăn sinh viên gặp phải khi giao tiếp
tiếng Anh
Kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra cho thấy phần
lớn sinh viên (72%) khơng có đủ vốn từ vựng để giao
tiếp bằng tiếng Anh. Đa số sinh viên (63%) cũng gặp
khó khăn về kĩ năng nghe hiểu của mình, 59% sinh
viên gặp khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh do phát
âm chưa chuẩn gây khó hiểu cho người nghe. Từ
những nguyên nhân như là thiếu vốn từ vựng, phát
âm chưa chuẩn và khả năng nghe hiểu chưa tốt, dẫn
đến việc sinh viên cảm thấy chưa tự tin khi giao tiếp
tiếng Anh cũng là điều dễ hiểu. Điều này được minh
chứng bằng một nửa số sinh viên (49%) tham gia
vào khảo sát đã lựa chọn “chưa tự tin khi giao tiếp
tiếng Anh”. Rất ít sinh viên (9%) khơng cảm thấy
khó khăn gì trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Đây thực
sự là một con số khá khiêm tốn so với như những gì
ta vẫn nghĩ về trường có đầu vào và chất lượng đào
tạo tốt như HVTC.
Thực trạng về các nhân tố động lực và thái độ
học tập của sinh viên
Nhìn chung, ở nhóm nhân tố này đa phần các bạn
sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của tiếng
Anh trong thời buổi hiện nay như thế nào, thế nhưng

còn một bộ phận sinh viên chưa xác định được mục
đích và lý do học tiếng Anh để làm gì dẫn tới chưa
định hướng và có sự quyết tâm nhất định, chưa đặt
việc cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếng Anh lên trên
những điều cám dỗ trong cuộc sống hàng ngày (thời

gian lướt web, mạng xã hội, chơi game online,...) và
một phần từ đó mà sự hứng thú, đam mê trong việc
học tiếng Anh cũng khơng cao.
Về phía người dạy, thầy cơ đã thường xun có
những hoạt động khơi dậy và khuyến khích sinh viên
khơng ngừng nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh.
Cụ thể, các giáo viên chia sẻ trong các giờ học tiếng
Anh, các giáo viên thường áp dụng các hoạt động
như thảo luận nhóm, các trị chơi ngơn ngữ, đóng
vai, …Việc sử dụng các hoạt động này tạo một bầu
khơng khí học tập vui vẻ, thư giãn và có nhiều cơ hội
được giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Đây
cũng là những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng
động cơ học tập cho sinh viên, giúp và khích lệ sinh
viên duy trì việc học và sự hứng thú của họ với việc
học. Các hoạt động này có thể được sử dụng để phát
triển cả 4 kỹ năng cho sinh viên: Nghe, Nói, Đọc và
Viết. Đồng thời còn giúp sinh viên phát triển vốn từ
vựng và cải thiện cách phát âm.
Mặc dù rất nhiều sự nỗ lực từ phía giáo viên
nhưng qua khảo sát cho thấy hiệu quả dành cho sinh
viên từ những hoạt động này là chưa cao.
Thực trạng về nhân tố khả năng tự học của
sinh viên
Về khả năng tự học, sinh viên HVTC đã có nhận
thức về việc chủ động tìm kiếm nguồn học liệu đa
dạng để nâng cao kỹ năng tiếng Anh, thế nhưng cũng
cần phải giúp sinh viên cải thiện yếu tố này nhiều
hơn nữa. Bên cạnh đó, phương pháp sinh viên học
tiếng Anh cũng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với

bản thân và chưa mang lại hiệu quả cao. Việc phân
bổ thời gian cũng tương tự, sinh viên dành quá ít thời
gian cho việc nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh,
thời lượng học cũng chỉ là thời gian trong các học
phần tiếng Anh, còn tự học là rất ít.
Thực trạng mơi trường thực hành tiếng Anh
của sinh viên HVTC
Thực trạng môi trường thực hành tiếng Anh qua
kết quả khảo sát thể hiện còn hạn chế. Mặc dù thường
xuyên có sự tương tác giữa giáo viên và sinh viên
trong giờ học nhưng giáo viên và sinh viên chưa hoàn
toàn sử dụng ngoại ngữ trong giờ học; các hoạt động
để sinh viên có mơi trường thực hành tiếng như câu
lạc bộ tiếng Anh và hoạt động ngoại khóa bằng tiếng
Anh không được tổ chức thường xuyên và sát thực;
đa số sinh viên vẫn còn e ngại, chưa chủ động giao

Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 91


Số 08 (229) - 2022

VẤN ĐỀ HÔM NAY
tiếp bằng tiếng Anh; việc áp dụng các hình thức thơng
báo bằng tiếng Anh chưa được quan tâm thực hiện.
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kỹ năng giao
tiếp tiếng Anh cho sinh viên khơng chun Học
viện Tài chính
Với thực trạng trên, để đáp ứng được tiêu chuẩn
sinh viên có được kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần

thiết khi ra trường, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của xã
hội cũng như bắt nhịp được với những thay đổi vốn
rất nhanh của thực tiễn đời sống thì việc nâng cao
năng lực ngoại ngữ cho sinh viên HVTC là vô cùng
cần thiết. Dựa trên kết quả tìm được cùng với những
kinh nghiệm của bản thân, nhóm tác giả xin được
mạnh dạn đề xuất một số giải pháp để nâng cao kỹ
năng giao tiếp tiếng Anh cho sinh viên.
Đối với bản thân sinh viên
Về phía người học, sinh viên cần có nhận thức
đúng đắn về tầm quan trọng và tính cấp thiết của
việc phát triển kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ. Trên cơ
sở tự rèn luyện, trong tiết học ngoại ngữ, sinh viên
cần phải năng động trong việc giao tiếp với bạn bè,
với giảng viên cũng như tích cực tham gia thảo luận
nhóm. Các buổi thảo luận tiếng Anh sẽ giúp sinh
viên biết được điểm mạnh, yếu và vị trí của mình so
với các sinh viên khác, từ đó có những điều chỉnh
phù hợp để tiến bộ.
Đối với sinh viên, tham gia hoạt động ngoại khóa
là một việc bổ ích. Để nâng cao kĩ năng giao tiếp
tiếng Anh, sự am hiểu văn hóa, sinh viên có thể tham
gia vào website www.hanoikids.vn. Đây là website
của các bạn trẻ Việt Nam, những người có khao khát
muốn giao lưu, học hỏi, luyện tập ngoại ngữ và giúp
đỡ người nước ngồi lần đầu đến Việt Nam, từ đó
quảng bá hình ảnh con người đất nước Việt Nam ra
thế giới. Tham gia diễn đàn trực tuyến, sinh viên sẽ
có cơ hội làm hướng dẫn viên du lịch cho người nước
ngoài. Nhờ thế mà sinh viên có thêm cơ hội luyện tập

ngoại ngữ trực tiếp với người nước ngoài.
Đối với giảng viên
Về phía người dạy, là người trực tiếp tiếp xúc với
sinh viên, giảng viên phải tuân theo các phương pháp
giảng dạy tiên tiến, đáp ứng tiêu chuẩn về nghiên cứu
khoa học.
Thứ nhất, giảng viên phải có khả năng sử dụng
ngoại ngữ tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ về ngơn
ngữ và văn hóa của ngoại ngữ đang dạy. Đặc biệt là khả
năng sử dụng kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ một
cách lưu lốt, chính xác, kết hợp với kiến thức đầy đủ
về hệ thống ngôn ngữ cùng mối quan hệ gắn bó giữa
ngơn ngữ và văn hóa của nước sử dụng ngoại ngữ đó.

Thứ hai, giảng viên phải có khả năng giảng dạy
ngoại ngữ hiệu quả bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về
người học, tạo được môi trường ngoại ngữ tích cực
trên lớp, khuyến khích sinh viên mạnh dạn giao tiếp
và thường xuyên trao đổi, giao tiếp với sinh viên. Đặc
biệt có sự hiểu biết đầy đủ về quan điểm giao tiếp
trong giảng dạy tiếng Anh (Communicative Language
Teaching - CLT) để có thể sử dụng hiệu quả các sách
giáo trình hiện đại và thực hiện chiến lược phát triển
năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người học.
Thứ ba, khả năng tự điều chỉnh để phát triển (tự
đánh giá hiệu quả giảng dạy và thử cải tiến) bao gồm
khả năng hợp tác và ý thức chia sẻ. Một trong những
khác biệt giữa một giảng viên có nhiều và có ít kinh
nghiệm là khả năng tự đánh giá được hiệu quả bài
dạy của mình, phát hiện được cái cần cải tiến để tìm

tịi học hỏi và thử nghiệm các cải tiến. Để có được
khả năng này, giảng viên cần có đầy đủ 2 khả năng
vừa trình bày trên, kết hợp với kỹ năng quan sát đánh giá tiết học.
Về phía cơ sở đào tạo
Trước hết cần phát huy tối đa sự trao đổi giữa
sinh viên và giảng viên, sinh viên với sinh viên thì số
lượng sinh viên trên một lớp nên dao động từ 20-25
người. Như vậy, trong mỗi tiết học, giảng viên có thể
trao đổi với tất cả các sinh viên trong lớp, nghĩa là
cơ hội cho mỗi sinh viên đều được giao tiếp là bằng
nhau trong cùng một khoảng thời gian giống nhau.
Liên kết với các tổ chức giáo dục nước ngoài
Nhà trường cũng nên liên kết chặt chẽ với các
trường đại học nước ngồi để tổ chức các chương
trình trao đổi giảng viên và trao đổi sinh viên. Như
vậy, các giảng viên tiếng Anh sẽ có cơ hội trau dồi
chun mơn, nâng cao trình độ, cập nhật những
phương pháp dạy tiên tiến để có thể giảng dạy tốt
hơn. Những sinh viên có năng lực và có điều kiện tài
chính có cơ hội trải nghiệm thực tế.
Liên kết các câu lạc bộ trong trường với các tổ
chức phi chính phủ và các doanh nghiệp
Các câu lạc bộ trong trường chính là các sân chơi
chung cho sinh viên, được điều hành bởi sinh viên và
vì lợi ích của sinh viên. Các câu lạc bộ này sẽ hiệu
quả hơn nếu như liên kết chặt chẽ với các tổ chức phi
chính phủ như VPV hay SJV.
Bên cạnh các tổ chức phi chính phủ, các câu lạc bộ
cũng cần liên kết với các doanh nghiệp trong nước,
các doanh nghiệp nước ngoài và các tập đồn quốc

tế. Việc liên kết này khơng những giúp doanh nghiệp
tiết kiệm được chi phí tuyển dụng mà cịn giúp sinh
viên tiếp cận được những cơ hội việc làm tốt.

92 Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán


Số 08 (229) - 2022

VẤN ĐỀ HÔM NAY

Về phía Khoa Ngoại ngữ, Bộ môn Ngoại ngữ và
CLB tiếng Anh
Tham khảo các mơ hình học tiếng Anh trên thế
giới và các trường đại học ở Việt Nam
Trên thế giới
• Mơ hình học đa tương tác - trải nghiệm “du học
tại chỗ”
Khác với các phương pháp học tiếng Anh truyền
thống, mơ hình học đa tương tác - “Multi - interaction”
được xây dựng nhằm giúp người học phát triển kĩ
năng nghe nói một cách tồn diện và xử lý tình huống
giao tiếp linh hoạt, đúng ngữ cảnh. Qua đó, học viên
sẽ được tiếp cận mơi trường 100% tiếng Anh, trải
nghiệm 1001 tình huống hàng ngày từ thông dụng cho
tới nâng cao với sự hướng dẫn thường trực của các
giảng viên có chun mơn. Tất cả kĩ năng trọng điểm
như nghe, nói, phát âm, viết, ngữ pháp, từ vựng… đều
được xây dựng lồng ghép tối ưu vào các topic để giúp
học viên không chỉ được trang bị tồn diện về tiếng

Anh mà cịn cải thiện kĩ năng giao tiếp, tăng cường
kiến thức văn hóa, xã hội, chính trị của các nước.
• Mơ hình SPARTA
Mơ hình SPARTA độc đáo trong quá trình dạy và
học, giúp học sinh đạt được kết quả tốt trong thời gian
ngắn. Đây là mơ hình mà có thể hiểu một cách đơn
giản là học tập và sinh hoạt theo kiểu “Quân đội” hoặc
còn được gọi là “như những chiến binh La Mã”.
Các trường đại học ở Việt Nam
• Trường Đại học Cần Thơ với hai mơ hình học
tiếng Anh dành cho sinh viên.
- Mơ hình câu lạc bộ tiếng Anh trực thuộc nhà trường.
- Thứ 2 là mơ hình CLB tiếng Anh bên ngồi trường.
• Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
với hai mơ hình dành cho cả giảng viên và sinh viên.
Một là CLB tiếng Anh dành cho viên chức của
trường với tên gọi (HECS). CLB thứ hai là CLB tiếng
Anh hợp tác quốc tế của sinh viên, gọi tắt là IEC.
• Trường Đại học Tơn Đức Thắng với mơ hình
khơng gian Anh ngữ - TDT English Zone.
• Trường Đại học Vinh với mơ hình khơng gian
giao tiếp Anh ngữ (English Speaking Zone).
• Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội với các mơ
hình về CLB tại trường.
Là một trong những trường đại học với quy mô
lớn trên cả nước, nên việc nâng cao năng lực ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh là một trong những mục
tiêu giáo dục hàng đầu của nhà trường. Chính vì vậy,
hiện nay có rất nhiều mơ hình CLB tiếng Anh đang
hoạt động như CLB tiếng Anh của Viện kinh tế quản


lý (SEMEC), của Viện đào tạo quốc tế (SIE), của
Viện ngoại ngữ (PEC),… Các CLB này hướng tới là
thảo luận nhóm, giao tiếp, diễn đạt bằng tiếng Anh
nhằm nâng cao tư duy và kỹ năng Nói cho sinh viên.
• Trường Đại học Hà Nội với Câu lạc bộ tiếng
Anh VOH.
• Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà
Nội: Mơ hình Khơng gian Anh ngữ (English Space).

Tài liệu tham khảo:

Brumfit, C. J. (1984). Communicative Methodology in
Language Teaching. Cambridge: Cambridge University Press.
Canale, M., & Swain, M. (1980). Theoretical Bases of
Communicative Approaches to Second Language Teaching
and Testing. Applied linguistics, 1 (1), 1-47. https://doi.
org/10.1093/applin/I.1.1.
Canale, M., & Swain, M. (1981). A Theoretical Framework
for Communicative Competence. In Palmer, A., Groot, P., &
Trosper, G. (Eds), the construct validation of test of communicative
competence (31-36). Washington, DC: Georgetown University.
Celce - Murcia, M., Dõrnyei, Z., & Thurrell, S. (1995).
Communicative Competence. A pedagogically motivated model
with content specifications. Issues in applied linguistics, 6 (2), 5-35.
Dalton Kehoe. (2011). Effective Communication Skills. The
Great Courses.
Harmer, J. (1998). The Practice of English Language
Teaching. London: Longman.
Hymes, D. (1972). On communicative competence.

Sociolinguistics, 269-293. Harmondsworth: Penguin.
Ireland, G. (2000). Are communicative language classes
being tested communicatively? Bumkyo Institue University
Foreign Language Section, 1, 31-48.
Littlewood, W. (2007). Communicative Language Teaching.
Cambridge: Cambridge University Press.
Swan, M. (1985). Communicative Competence: Some
Roles of Comprehensive Input and Comprehensible Output in
its Development. Cambridge: Cambridge University Press.
Hội nghị Quốc tế hóa Giáo dục -Nâng cao năng lực tiếng
Anh, ngày 29/5/2012 tại Hà Nội, Hội đồng Anh phối hợp cùng
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hội thảo “Nâng cao năng lực giảng dạy tiếng Anh thông
qua nghiên cứu hành động và các thực hành đổi mới”, ngày
12/5/2012 tại Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên phối hợp với
Đại sứ quán Mỹ tổ chức.
Lệ Thu. (2018). Đích đến của mơn tiếng Anh là khả năng
giao tiếp. Dantri.com.vn.
Nguyễn Thị Tuyết. (2018). Một số giải pháp nhằm nâng cao
khả năng giao tiếp tiếng Anh. Viện Đại học Mở. Tailieudaihoc.com.
Nguyễn Văn Tụ. (2009). Bàn thêm về cái đích của dạy-học
ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp cá thể hóa. Tạp chí Khoa
học và Cơng nghệ, đại học Đà Nẵng, số 2(31) 2009.
Trần Xuân Tiến. (2018). Kỹ năng giao tiếp của sinh viên.
Dantri.com.vn.
Trương Công Bằng. (2017). Những yếu tố ảnh hưởng đến
việc học tiếng Anh của sinh viên Việt Nam. Tạp chí khoa học
Ngơn ngữ và Văn hóa, tập 1, số 2, 2017.
Vũ Thị Bích Thảo. (2018). Cần nâng cao khả năng giao
tiếp cho sinh viên du lịch. Tailieudaihoc.com.


Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán 93



×