Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Rượu cần tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.63 KB, 26 trang )

Tục uống rượu cần của người Tây Nguyên
Rượu cần ở Tây nguyên là sản vật- nghi vật – lễ vật, nó có
mặt ở mọi lúc, mọi nơi trong đời sống sinh hoạt xã hội,
trong tinh cảm, tâm linh của mọi gia đinh hay cộng
đồng.Khơng có rượu cần thì khơng có lễ lạt, cưới xin, ma
chay, bè bạn… Rượu cần giữ vai trò là lễ vật khi kinh dâng
lên các Thần linh, giao tiếp với các đấng siêu linh. Với bạn
bè, là phương tiện chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, hẹn hị, nhắn
nhủ cơng việc, giao kết tình dun đơi lứa… Trưóc khi
thực hiện giao lưu tình cảm, rượu cần làm nghĩa vụ: thông
báo, dâng mời, cầu xin các Thần linh chứng giám hoặc ban
phước. Dù xử dụng trong thời gian nào, không gian nào,
tục uống rượu cần cũng vẫn là một nét văn hóa đẹp trong
đời sống của đồng bào các dân tộc Tây nguyên.
Rượu cần được làm thường xuyên, liên tục bất cứ vào
tháng năm nào.Nhưng chủ yếu dùng vào những ngày “ có
việc “ của bn làng hay gia đình.Như: cúng Yàng, mừng
thọ người già, lễ cưới, đám ma, làm nhà, có khách xa đến
chơi.Đặc biệt là trong những lễ nghi phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, những lễ hội của cả bn làng.
Gia đình hay bn làng nào “có việc” như vậy, liền được sự
đóng góp của cả họ hàng, cả bn. Mọi gia đình đều chuẩn
bị ghè rượu to nhất, ngon nhất của mình để đem tới góp
chung. Vừa xẻ chia, giúp đỡ, vừa tạo nên tình cảm gắn bó,
thân tình đầm ấm trong cộng đồng.
Để có được ché rượu, phải tiến hành nhiều cơng đoạn, từ
chuẩn bị nguyên liệu đến cách thức chế biến, tính toán thời
gian phù hợp, sao cho vừa kịp xử dụng… để ghè rượu đạt


chất lượng cao nhất.Gia đình Tây nguyên nào cũng biết làm


rượu cần, nhưng tỷ lệ lại là bí quyết riêng chỉ được phép
truyền trong mỗi nhà.Do đó rượu được tạo ra bởi những
hương vị khác nhau theo sở thích của từng gia đình. Tuy
nhiên có một điều ai cũng phải tuân theo là : trong thời gian
làm men rượu, kể cả làm rượu, phải giữ cho thân thể được
sạch sẽ, nhất là vợ chồng không được quan hệ sinh lý với
nhau. Đồng bào cho rằng như thế sẽ ảnh hưởng đến chất
lượng, hương vị cuả men rượu.
1) Cách thức làm rượu cần
Rượu có thể làm quanh năm, nhưng men để làm rượu
không phải lúc nào cũng làm được.
Sau khi đã thu hoạch xong mùa màng (khoảng tháng 11, 12
dương lịch), người ta chọn ngày tốt và làm lễ cúng với một
con gà, một ché rượu nhỏ để vào rừng tìm cây, củ làm men
rượu. Các thứ cây, lá, củ dùng làm men đều phải được lấy
trong buổi sáng sớm. Gồm:
Vỏ cây hjam
Hăng (ớt rừng)
Lá cây Hla xang (có vị đắng)
Củ rơja
Cuối cùng là bột nếp
Những thứ này được trộn vào nhau theo một tỷ lệ nhất
định, để được một thứ bột sền sệt, màu nâu đen, gọi là plô
(men). Plô được nắm thành từng nắm bằng trái cam to, đem
phơi nắng cho khô, cất đi để dùng trong cả năm. Mỗi nắõm


men đủ cho một ché rượu. Đến mùa sang năm sau lại đi
kiếm vào đúng ngày quy định đó.
* Người Êđê dùng hoa, lá, rễ cây dong (có nhiều lọai dong:

dong gak, dong kra nê, dong se…thứ nào cũng dùng được),
rửa sạch, phơi khô, tán nhỏ.trộn thêm bột củ riềng hoặc
gừng. Có nơi cịn trộn thêm một ít ớt.
Khi cần để dành dùng lâu đông bào trộn thêm với bột
gạo.Tất cả trộn đều, nắm thành nắm phơi khô.
Sau khi đã có men, người ta tiền hành làm rượu. Quy trình
và cách thức làm tương đối giống nhau. Nguyên liệu chính
và ngon nhất cũng vẫn là gạo nếp. Gạo tẻ hoặc bắp, củ
mỳ… tùy theo khả năng kinh tế của từng gia đình.
Cách thức như sau: gạo hoặc bắp, mỳ nấu chín, trải ra nong
phơi cho nguội bớt, chỉ cịn âm ấm. Men giã nhỏ trộn đều
với cơm hoặc bắp… Người xê Đăng ủ kín trong gùi chừng
4 ngày, khi đã dậy mùi mới đổ cơm rượu ấy vào ché. Người
Êđê thì sau khi trộn men là bỏ ngay vào trong ché. Đáy ché
có lót một lớp trấu. Sau khi đổ đầy cơm rượu, cũng lại phủ
lên một lớp trấu. Trấu này có tác dụng ngăn cho bã rượu
khơng chạy vào trong cần khi hút.
Đến đây việc làm rượu đã xong, người ta lấy lá chuối bịt
miệng ché lại để khỏi bay mất mùi thơm của rượu. Các ghè
rượu sau khi đã buộc kín miệng được xếp một dãy dài theo
thứ tự lớn nhỏ, để ở góc nhà phía Đơng. Rượu gạo có thể
để lâu. Nếu đem chơn xuống đất, càng lâu càng ngấm, uống
càng ngon hơn. Tuy nhiên rượu bắp, mỳ không thể để quá
10 ngày, lâu hơn sẽ bị chua. Nhưng nếu uống sớm (trước 10
ngày) rượu chưa ngấm có vị đắng ít ngon. Do đó mà phải


tính tốn thời gian cho phù hợp.Rượu đủ ngấm là sử dụng
ngay, như thế mới ngon.
2) Uống rượu cần

Rượu cần uống ngay trong ché, không phải chưng cất hay
chắt lọc gì nữa. Muốn uống rượu cần phải có sự chuẩn bị:
Người ta dựng những cây cột dùng để buộc rượu thành
vịng trịn hay hàng ngang, tùy theo tính chất của buổi uống
rượu. Những cột này là cây tre cao khoảng chừng 2-3m,
đưọc trang trí thêm những tua chỉ ngũ sắc, hoa, hay những
thanh gỗ nhỏ đẽo gọt các hình con thú… cho rực rỡ và
thêm đẹp. Các ghè rượu được buộc chặt vào từng cột. Rượu
khơng đổ ngã, mà cịn mang ý nghĩa : đường để các Yàng
xuống uống rượu chung vui.
Hái những lá rừng khơng có nhựa và khơng độc nhét chặt
vào trong ché, dùng những thanh nứa hoặc tre nhỏ găm
chặt lớp lá phía dưới cổ ghè rượu, có nơi dùng cách xoắn lá
thành một vịng trịn. Việc lót lá nhằm mục đích để khi đổ
nước vào, bã rượu khơng bị trào ra ngồi, đồng thời tạo nên
một khoảng trống từ cổ đến miệngché. Khoảng trống này là
cữ cho người uống. Mối cữ khoảng 1/4 lít nước. Uống hết
một cữ là phải tiếp thêm nước.
Sau đó đến việc chuẩn bị cần uống rượu. (Từ “rượu cần “
có lẽ bắt nguồn từ việc dùng cần để hút rượu uống này).
Cần rượu được làm bằng cây trúc hoặc cành tre nhỏ, dài từ
1, 2 – 1, 5m, soi thông ruột. Đầu cần là mấu đã được khóet
thành khe và đục 3-4 lỗ nhỏ, đủ để rượu thấm mà không
mang theo bã hoặc trấu. Người Banar, Hrê dùng nhiều cần
cắm chung trong một ché. Người Êđê, Xê Đăng chỉ dùng


một cần, khi nào đám cưới mới sử dụng hai cần. Cắm vào
ché sao cho vừa tầm của người ngồi uồng và cần khơng bị
tắc, đó cũng là cái khéo của người cắm cần.

Sau khi gài lá là đổ nước vào cho đầy đến miệng ché. Nước
uống rượu phải là nước suối tinh khiết lấy vào buổi sáng
sớm. Đổ trước khi uống từ 5-7 tiếng để rượu đủ ngấm.
Nước đã đổ, cần rượu đã cắm. Nhưng vẫn còn một nghi
thức cuối cùng:
* Người Xê Đăng: bẻ một thanh nứa nhỏ đặt ngang lên
miệng ché, ở giữa thanh nứa lại bẻ một cọng nhỏ gập
xuống mặt nước khoảng chừng 2-3 đốt ngón tay làm cữ,
gọi là “ keang drơ”. Uống hết một keang là được tiếp thêm
nước. Trước khi vào cuộc, chủ nhà hoặc chủ lễ đặt những
miếng gan gà sống lên những tai ghè (tuôn võ) và đọc lời
khấn xin phép các Yàng để mọi người được uống rượu. Già
làng hoặc chủ lễ uống keang rượu đầu tiên, sau đó lần lượt
theo thứ tự già trẻ, lớn bé, nam nữ. Phụ nữ chủ yếu phục vụ
chế nước là chính. Nếu có khách, người đó được mời cầm
cần đầu tiên. Khách là người hiểu biết sẽ mời lại già làng
và chủ lễ uống trước, sau đó mới đến mình.
* Người HRê: Mọi người đã ngồi quanh những ché rượu,
chủ nhà đứng dậy rút một cọng tranh trên mái nhận vào
ché, tượng trưng cho việc mời các Yàng và tổ tiên uống
trước. Sau đó ơng ta đổ thêm nước cho đầy ché. Nếu nước
đổ đầy tận miệng ghè là chủ nhà hết sức tôn trọng, coi là
khách quý. Nếu nước chỉ đổ lưng chừng, chưa đầy đến
miệng, tức đó chỉ là những khách bình thường. Sau khi đổ
nước, chủ lễ cắm các cần rượu, mỗi người khách một cần.


Vị khách nào đáng trọng nhất, được đưa mời trước bằng tay
trái. Khách tiếp nhận bằng tay phải, chủ nhà lần lượt mời
tiếp những người khác. Cuối cùng mới đến ông ta. Trong

khi đang cầm cần, khách nào vô ý vơ ln cả cần của chủ
nhà, bị coi như đó là sự khiêu khích, khinh rẻ gia chủ, có
khi cịn xảy ra xơ xát giữa người khách đó với chủ.
Mọi người đều đã cầm cần, vợ chồng nhà chủ đặt tay lên
miệng ché nói hai lần “rượu này mang đến cho người anh
em nhiều sức lực và gặp nhiều điềù may mắn”. Rồi hai vợ
chồng hút qua cần của mình một ngụm, nhổ đi. lại lần lượt
làm như thế với các cần của khách. Đó là chứng tỏ thiện ý
cuả gia đình ché rượu tốt, khơng độc.
Những người khách đáp lễ, cùng hút một ngụm, nhổ đi.
Cuộc uống rượu chính thức bắt đầu.
Trong lúc uống, nếu chủ nhà muốn mời người khách nào
uống nhiều hơn, ông sẽ xin phép đổi cần rượu của mình
cho khách, và đổ thêm nước vào ché. Đổ thêm bao nhiêu,
khách phải uống riêng cho hết phần đó, mới là quý
nhau.Những người uống rượu muốn mời bạn mình uống
thêm cúng làm như vậy. Khi rượu đã loãng sẽ thay ché
khác, chủ nhà cũng lặp lại những nghi thức ban đầu.
* Người Êđê: Bất cứ một cuộc rượu cần nào cũng cử ra một
người điều hành, gọi là “gai pe”.đây không phải là thày
cúng, chủ lễ, mà là một người có hiểu biết, lịch thiệp. Gai
pe có nhiệm vụ mời ai uống trước, uống sau theo thứ tự già
trẻ, nữ nam. Sau nữ chủ nhân là người khách quan trọng
nhất có mặt ở buổi lễ. Cần rượu được gai pe uống một
ngụm rồi nhổ đi, sau đó đưa mời. Trong suốt cuộc uống


rượu, chiếc cần chỉ được truyền từ tay này sang tay khác,
mà không được để rời ra. Nếu không uống thì dùng ngón
tay cái bịt đầu cần.

Người lịch sự là người được mời sẽ uống một vài hơi rồi
hút ra các ống nứa hoặc ly, đưa mời những người cao tuổi
hoặc phụ nữ có mặt trong cuộc rượu.
* Người Mnơng : Trước khi chính thức uống rượu, tất cả
mọi người có măt đều lần lượt uống thử một ngụm trước,
sau đó mới mời theo thứ bậc chủ khách, già trẻ, nam nữ. ..
Uống rượu cần là một nét văn hóa đẹp của đời sống Tây
nguyên. Ngoài nghĩa vụ với các thần linh, nó cịn biểu hiện
đầy đủ tính tập thể của cộng đồng, lòng mến khách của gia
chủ. Trong khi uống rượu, nam nữ có thể múa hát, các nghệ
nhân già kể chuyện cổ tích, trường ca, nói thơ về luật lệ của
dân tộc mình. Men rượu cần nhẹ, nhưng cũng tạo nên cảm
giác say la đà, rất dễ kích thích tâm trạng con người vui vẻ,
cởi mở, hịa đồng với nhau. Sự góp rượu của các gia đình
có việc là điều phổ biến trong mọi cộng đồng. Càng nhiều
rượu cần, lễ càng vui.
Rượu cần có thể được coi là một trong những nét đặc trưng
nghệ thuật ẩm thực (uống) rất riêng và độc đáo của các tộc
người Tây Nguyên.
Trước đây người Tây nguyên không ăn Tết Nguyên đán,
chỉ một vài dân tộc có lễ cúng Yàng cuối năm hoặc đầu
năm. Nhưng ngày nay, do sự giao lưu văn hóa với cộng
đồng các dân cư từ nhiều nơi khác đến, nên nhiều vùng,
nhất là những thị trấn, thị xã, thành phố… đều đã có ăn Tết.


Tất nhiên khơng thể vắng bóng những ché rượu cần cổ
truyền. Mời các bạn làm một chuyến du lịch Tây nguyên,
thưởng thức hương vị rượu cần và cùng múa Xoang với trai
gái quê tôi.

Rượu cần Tây Nguyên
Đến với Buôn Ma Thuột, ngồi việc tìm hiểu đời sống của
người vùng cao nơi đây, bạn còn được thưởng thức các đặc
sản truyền thống nổi tiếng của Tây Nguyên như: cơm lam,
rượu cần,... món ăn khơng thể thiếu trong các dịp lễ hội
lớn.
Rượu cần hiện nay được xem là thức uống “đặc sản” của
đồng bào Tây Nguyên. Ở mảnh đất đầy nắng, đầy gió này
đã tồn tại những cụm từ nổi tiếng về rượu cần như: Đêm
rượu cần, say ngất ngây như men rượu cần…Vậy đã có bao
giờ bạn uống rượu cần Tây Nguyên chưa? Và đặc biệt, khi
nào bạn ngất ngây trong men rượu cần thì khi đó bạn mới
hiểu rượu cần Tây Nguyên đặc biệt thế nào.
Uống rượu cần là thói quen lâu đời của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên. Rượu cần là một thức uống không thể
thiếu được trong các lễ hội cũng như dùng để tiếp đãi khách
quý. Nhiều dân tộc Tây Nguyên làm rượu bằng cách dùng
nếp cẩm hoặc nếp trắng nấu thành xôi, phơi bằng nong cho
nguội rồi trộn men vào cho ủ kín. Men rượu làm bằng củ
riềng, rễ cam thảo và củ cây chít, phơi khơ - sau đó đem giã
nhuyễn thành bột đem trộn với gạo. Cho một ít nước vào
rồi nắm lại thành một nắm lớn bằng cái bát (chén), ủ cho
đến khi lên mốc trắng là được. Khi đã lên men, trộn thêm


trấu để sau này dùng cần hút dễ hơn. Tất cả cho vào ché
đựng rượu theo nguyên tắc xếp lớp, cứ một lớp nguyên liệu
lại một lớp trấu. Sau cùng người ta bịt miệng ché bằng lá
chuối khô. Rượu ủ ba ngày là có thể dùng được, tuy nhiên ủ
càng lâu rượu càng có độ nồng cao và càng thêm đậm đà.

Việc trộn trấu địi hỏi cũng cần có tay nghề vì trấu có tác
dụng khi cắm cần vào ché rượu, cần rượu không bị tắc.
Rượu ngon là loại rượu có màu vàng đục như mật, khi rót
ra dịng chảy khơng bị đứt đoạn, sờ vào thấy hơi dính, có
mùi thơm ngây ngất, cay nồng xen lẫn với vị ngọt rất đặc
trưng.
Rượu ngon phải để trong chén quý. Khác với người M/
Nơng chỉ dùng ít loại chén, thường là màu đen tồn thân
bóng lộn và có dáng thấp; người Êđê có nhiều loại chén
khác nhau về màu sắc và kích thước. Những chiếc chén
Tuk và chén Tang là quý hơn cả, nhất là loại có màu trắng
và màu xanh, thường có từ 3 đến 6 tai và càng to thì càng
q.
Ngồi ra một số dân tộc cịn có cách làm khác. Không dùng
xôi ủ lên men mà dùng gạo rang đem ủ với men trộn nhiều
riềng để có mùi thơm ngon hoặc dùng ngô, sắn là vật liệu
rẻ nhưng loại này dễ bị chua nhưng nếu nấu không khéo dễ
bị đắng, gây đau đầu. Cơm lam
Cơm lam bắt nguồn từ những chuyến đi rừng dài ngày của
người đàn ông với túi gạo mang theo, dao quắm và đá đánh
lửa cùng ống nứa sẵn có trong rừng, vậy mà nay đã trở
thành món đặc sản, "hút hồn" du khách.
Trong hình dung cảm tính của nhiều người, cơm lam phải
là thứ cơm đại loại có mầu xanh của lá rừng, có hương


thơm của cây rừng... nhưng nào chỉ thế. Những ống nứa
non thon nhỏ dài dài như tấm mía ở chợ đã nướng sém lớp
vỏ ngoài, được người làm cơm lam khéo léo róc đi lớp vỏ
cật khét lửa, để lộ ra lớp vỏ giữa trắng trẻo thơm tho. Tước

nhẹ từng dải như người bóc chuối chín lớp vỏ giữa đó, là
đến phần lõi cơm. Lõi cơm được bao bọc bởi một lớp vỏ
lụa mịn màng, mỏng mảnh, có màu trắng ngà - thứ vỏ lụa
chỉ có trong ruột ống nứa non, khiến cho cơm lam có một
nhan sắc rất đỗi thuần hậu mà ta muốn được nâng niu mãi.
Chỉ là một món ăn giản dị của núi rừng, gắn với những con
suối róc rách đầu nguồn, những nương lúa chín vàng bên
sườn đồi, những vạt rừng tre nứa xanh ngút đầu non và bếp
lửa mùa đông của mẹ, mà sao có thể khiến người đi xa khó
ngi qn đến thế. Cơm lam cũng khiến người mới gặp
lần đầu bỗng ngỡ ngàng trước một món ăn tưởng khơng có
gì đơn giản, khiêm tốn hơn, mà chứa trong đó biết bao nghệ
thuật và ý tưởng của hạt gạo vùng cao trong mối giao tình
với nước, lửa và những ống nứa non
Rượu cần là thứ đồ uống quý có trong tất cả các gia đình
người Tây Nguyên, dùng trong các dịp lễ tế thần linh,
những ngày hội làng và dành đãi khách.
Rượu cần được quý vì nhiều lẽ. Người dân Tây Nguyên
cho rằng, rượu của họ là do Giàng (trời) bày cho cách làm,
mỗi khi cúng Giàng hoặc tế lễ thần linh phải có rượu cần
thì lời cầu nguyện mới linh nghiệm. Thứ nữa, rượu cần
được làm khá công phu bằng chất liệu là lương thực - thứ
sản phẩm nuôi sống con người.
Làm men rượu là công đoạn đầu tiên rất công phu. Người


Tây Ngun có bí quyết dùng vài thứ lá, rễ cây trên núi để
ủ men. Những thứ này cùng với củ gừng, riềng xắt nhỏ,
phơi khô, giã mịn, trộn với bột gạo và vỏ trấu, đánh thành
bánh. Phơi khô lần nữa, cầm trong tay cảm giác nhẹ, xốp là

tốt, treo lên giàn bếp để dành dùng dần. Ngày nay có men
của người Kinh, nhưng chỉ loại rượu được làm từ men của
người Tây Nguyên tự chế mới cho được hương vị thơm
ngon riêng biệt.
Rượu cần làm công phu nhưng lại dễ tính về chất liệu: Hạt
cào (một thứ cỏ mọc ở Tây Nguyên), hạt bo bo, kê, gạo,
bắp (ngô), khoai mì (sắn)… Mỗi loại cho một hương vị
ngọt ngào riêng, tuy nhiên được yêu chuộng nhất theo thứ
tự vẫn là rượu cào, bo bo, kê, rồi mới đến gạo, bắp. Chất
liệu được nấu chín, tãi ra cho nguội. Men giã nhỏ, trộn đều.
Sau khi ủ qua một đêm, mở ra bốc hơi thơm ngào ngạt, là
tốt. Trộn với vỏ trấu, theo người làm rượu, là để có độ
thống cho rượu mới lên men. Chất liệu được cho vào
những chiếc chóe nhỏ to bằng gốm, bịt kín miệng bằng lá
chuối hoặc ni-lon, để chỗ mát. Chóe ủ rượu có nơi cịn gọi
là ghè, nên rượu cần còn được người Tây Nguyên gọi là
rượu ghè. Độ chừng một tháng là rượu chín. Cái độc đáo
của rượu cần là càng để lâu, nước rượu càng ngọt giọng,
nồng nàn chứ không bị chua hay đắng.
Ở Tây Nguyên, dù nhà rông của làng hay là nhà sàn của
từng gia đình, ln ln có một cây cọc uống rượu. Cọc
uống rượu của gia đình thường chỉ nhô lên mặt sàn chừng 1
mét, nhưng ở nhà rông thì cao vút đến tận nóc, trên đầu cây
có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá sặc sỡ. Khi uống rượu,
chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở nắp bỏ lớp lá đậy trên


miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ đồng hồ cho rượu
ngấm. Nước múc ở những con suối trong veo, đựng trong
những trái bầu khơ, vỏ lên nước đen bóng, như gỗ mun.

Cần uống rượu là những đoạn trúc được thơng ruột, dài
chừng một mét.
Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe
rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn
cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi
nâng cần trao cho khách. Bạn nên đỡ lấy cần bằng hai tay,
tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần, sát
miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ
thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ
mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca tiếp nước
vào chóe.
Người Tây Nguyên uống rượu rất cơng bằng, cách rót nước
như vậy gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca,
nghĩa là khách đã uống hết phần rượu. Cách đong kang này
còn biểu lộ sự quý mến và tận tình của chủ nhà dành cho
khách. Cách thứ hai để công bằng về lượng rượu cho mỗi
người, chủ nhà dùng một cành cây gác ngang miệng chóe,
có nhánh cắm xuống mặt nước một đoạn chừng một phân.
Khi người uống hút rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn
đầu nhánh cây là đủ phần mình. Người Tây Nguyên mời
rượu tinh tế lắm, dù cho bạn có tửu lượng kém đến đâu
cũng khơng thể từ chối uống một kang, nhất là khi các cô
gái Tây Nguyên đã cầm sẵn ca nước trong tay, mắt nhìn
khách chân thành và tha thiết. Bạn sẽ không lo lắng sợ chủ
nhà cho là bê tha và thiếu lịch sự dù có uống say đến ngã
lăn quay ra sàn. Trái lại chủ nhà sẽ rất thích thú và quý bạn


hơn vì cho rằng như vậy là bạn rất chân thành với họ.
Cái say của rượu cần không giống cái say của bất cứ loại

rượu bia nào. Chất men thơm nồng làm cho du khách lâng
lâng ngây ngất, và kỳ lạ là dẫu say nhưng vẫn cứ uống
được mãi. Bởi tiếng cồng chiêng ngân vang giữa cái nắng,
cái gió bao la của Tây Nguyên đại ngàn, hay ánh lửa bập
bùng trong bóng đêm hoang sơ của núi rừng sẽ khiến cho
du khách không làm sao say khướt.
Rượu cần và cơm lam là hai thức không thể thiếu trong các
lễ hội ở buôn làng Tây Nguyên. Cũng như uống rượu cần,
khách sẽ được chủ nhà trân trọng mời ống cơm lam đầu
tiên. Ống cơm dành cho khách không phải là đoạn dài nhất,
to nhất, mà phải là đoạn được cô gái Tây Nguyên nướng
khéo nhất, nhìn vào màu trúc vẫn xanh tươi. Dùng với
rượu, cơm lam là thức nhắm; khơng có rượu, cơm lam
thành lương thực ăn no. Vừa ăn xong, đến buổi uống rượu
cần cũng ăn tiếp được mà không thấy ngán. Buổi sáng lên
rẫy, mang theo một đoạn cơm lam, một gói muối ớt với thịt
con nai khơ trên giàn bếp, là làm quên luôn cái nắng ban
trưa.
Tháng 3, hoa pơ-lang nở đỏ rực trời. Về Tây Nguyên vào
mùa lễ hội pơ-thi (lễ bỏ mả), lễ mừng cơm mới, cùng với
con trai con gái làng uống rượu cần, ăn cơm lam, thức trắng
đêm với những vòng xoay nhịp nhàng trong tiếng cồng
chiêng ngân vang, nghe đâu đây vọng về một thuở hoang
sơ hát bài ca đi mở đất, chinh phục núi rừng.
Văn hóa rượu cần Tây Nguyên


Uống rượu cần là một nét văn hóa khơng thể thiếu trong
các lễ hội của người Tây Nguyên. Sau mỗi vụ mùa, người
đồng bào thường dùng các sản phẩm thu hoạch được như

gạo, sắn hoặc gạo nếp để chế biến các hũ rượu cần cho các
buổi tiệc.
Văn hóa uống rượu cần
Trong văn hóa các dân tộc Tây Nguyên, dù nhà rông hay
của làng hay là nhà sàn của từng gia đình, ln ln có một
cây cọc uống rượu. Cọc uống rượu của gia đình thường chỉ
nhơ lên mặt sàn chừng 1 mét, nhưng ở nhà rơng thì cao vút
đến tận nóc, trên đầu cây có hoa văn trang trí, tua ren hoa lá
sặc sỡ. Khi uống rượu, chủ nhà đem chóe buộc vào cọc, mở
nắp bỏ lớp lá đậy trên miệng, đổ đầy nước, để chừng 1 giờ
đồng hồ cho rượu ngấm. Nước múc ở những con suối trong
veo, đựng trong những trái bầu khơ, vỏ lên nước đen bóng,
như gỗ mun. Cần uống rượu là những đoạn trúc được thơng
ruột, dài chừng một mét.
Uống rượu cần có những nghi lễ độc đáo. Chủ nhà mở chóe
rượu và đọc lời cầu khấn Giàng đem lại sức khỏe, may mắn
cho khách. Sau đó chủ nhà nếm trước một ngụm nhỏ rồi
nâng cần trao cho khách. Khách nên đỡ lấy cần bằng hai
tay, tay trái đặt lên đầu cần, tay phải cầm phần thân cần sát
miệng chóe, nhẹ nhàng vuốt dọc lên rồi uống. Chủ nhà sẽ
thân chinh hoặc cử một người, thường là những thiếu nữ
mặc váy thổ cẩm thêu hoa văn xinh đẹp, cầm ca (trước kia
thường dùng sừng trâu) tiếp nước vào chóe. Người Tây
Ngun uống rượu rất cơng bằng, cách rót nước như vậy
gọi là đong “kang”. Khi rót hết nước trong ca, nghĩa là


khách đã uống hết phần rượu. Ngoài ra cũng thường thấy
để xét công bằng về lượng rượu cho mỗi người, chủ nhà
dùng cành cây gác ngang miệng chóe, có nhánh cắm xuống

mặt nước một đoạn chừng một phân. Khi người uống hút
rượu, mực nước thấp xuống, đến đoạn đầu nhánh cây là đủ
phần mình.
Khác với các dân tộc khác, người Êđê và M’nông chỉ dùng
một chiếc cần duy nhất để uống. Thứ tự uống cũng khác:
khi thầy cúng cúng xong, mọi người vít cần uống rượu theo
thứ tự nữ uống trước, nam uống sau hoặc theo thứ tự chủ
nhà, thầy cúng, anh hoặc em bà chủ nhà, người già, nếu có
khách q thì chủ nhà uống xong cầm cần mời khách. Đều
hết sức đặc biệt là cần rượu duy nhất đó khơng bao giờ rời
khỏi bàn tay con người, ai đó mà thả cần rượu ra khỏi tay là
thất lễ với chủ nhà. Khi trao cần rượu cho người khác phải
dùng đầu ngón tay bịt lỗ đầu cần.
Cách làm
Tại Tây Nguyên, rượu cần thường được các dân tộc như
K’Ho, Giarai, Rhade làm bằng bắp ngô, củ sắn hoặc gạo tẻ,
khi có lễ đặc biệt quan trọng thì dùng gạo nếp. Phương
pháp làm rượu đơn giản, gạo nấu thành cơm rồi trộn với
trấu, dàn mỏng rồi phơi. Men rượu được người dân tộc chế
từ vỏ cây hiam lấy trong rừng trộn với bột ớt, bột gừng,
riềng, bột gạo, một số thứ lá và rễ cây khác, trộn với nước
và vắt thành từng bánh nhỏ, phơi thật khơ, sau đó để từ 10–
15 ngày giã nhỏ rắc lên trên nia cơm, sau đó trộn thêm một
lần trấu nữa rồi đổ vào ché trấu ủ từ 1 đến 2 ngày, lấy lá
chuối khô ủ kín. Sau một tháng đem ra dùng, khi uống lót


lá chuối tươi ở trên, đổ nước lá đầy ché, dùng cần cắm
xuyên qua các tầng lá xuống đấy ché, uống cạn đến đâu lại
chế thêm nước lã đến đấy

Lễ thổi tai và rượu cần
Nếu bạn có dịp đến Tây Nguyên, và đừng có bị cuộc làm
ăn bây giờ lúc nào cũng lôi kéo con người ngược xuôi tất
tả, như có người nói, hãy "thoải mái một chút, hồ đồ một
chút", dám vứt đi mọi lo toan gẫm cho cùng cũng chẳng có
gì là nghiêm trọng ghê gớm lắm đâu, bạn nán lại ở chơi với
Tây Nguyên dăm ba bữa, được mươi ngày nửa tháng càng
hay, thì cũng chẳng cần chăm chú lắm đâu, bạn sẽ nhận
ngay ra điều này : người đàn ơng Tây Ngun rất thích lang
thang. Tơi có anh bạn rất giỏi và rất thích xem tử vi. Giá
anh ấy có dịp lập tử vi cho tất cả đàn ông Tây Nguyên, tôi
tin chắc lá số nào của họ cũng có một chữ "Lữ" to tướng.
Lữ hành. Đàn ơng Tây Ngun, đó là những chàng lữ
khách khơng biết mệt chán, suốt đời. Ở Tây Nguyên, có
một phong tục rất thú vị : khi đứa bé trai sơ sinh vừa trịn
tháng, người ta đặt nó nằm trên một chiếc chiếu giữa sàn
nhà và vứt cạnh nó ba vật tượng trưng : một con dao, một
mẩu gỗ nhỏ và một cây gậy. Đứa bé sẽ quờ tay chạm vào


một trong ba vật ấy. Nếu chạm đúng con dao, mai sau nó sẽ
là một chiến binh dũng mãnh; chạm phải mẩu gỗ (tượng
trưng cho chiếc gậy chỉ huy) nó sẽ trở thành một thủ lĩnh
lớn. Còn đứa nào chạm phải cây gậy thì chắc chắn sẽ trở
thành một khách lữ hành miệt mài, mãi mãi lang thang trên
những nẻo đường bất tận, đi tìm những điều tốt lạ của cuộc
đời. Tất nhiên Tây Nguyên không thiếu những chiến binh
anh hùng và những thủ lĩnh lừng danh. Nhưng người ta
bảo, bọn bé trai sơ sinh, chúng nó mới trịn tháng tuổi mà
đã sớm láu thế, hầu hết chúng nó đều nắm chặt lấy cây gậy,

nhiều khi gỡ mãi cũng chẳng chịu bng ra ! Tơi cũng có
một anh bạn thân người Gia-rai ở tít một làng rất hẻo lánh,
mỗi lần lên Tây Ngun thế nào tơi cũng cố tìm đến tận nơi
thăm anh. Ấy vậy mà mươi lần, may lắm chỉ một hai lần
anh có nhà. Cịn thì lần nào cũng thế, chị vợ anh buông
chiếc chày giã gạo hay dừng tay đang trộn men rượu cần
trên chiếc nong tròn đan khéo như một tác phẩm nghệ
thuật, ngửng lên lắc đầu: "Y Yơn hả? Vơ trong rừng mà
tìm. Đang làm rượu cho nó về uống đây này!"


Biết tìm ở đâu bây giờ, Tây Nguyên nơi đâu chẳng là rừng !
Người đàn ông Tây Nguyên suốt đời ở trong rừng, hoặc
đuổi theo một con thú, hoặc lần vết một đàn ong mật, hoặc
lặn lội ngược những con suối đá lởm chởm và trơn trợt truy
tìm tung tích một con cá chình núi, hay loay hoay chặt cây
vác đá chặn đứng cả một dòng suối lại để tát cá, hoặc mải
miết đuổi theo một con lợn rừng, một con kỳ đà, một con
cúi, một con chuột... Hoặc mải mê đi tìm một cây gỗ đẹp để
làm tượng, tít tận trong rừng thẳm hay trên một đỉnh núi
dốc ngược. Hoặc cũng khơng ít khi ở trong nhà, nhưng là
nhà... một người họ hàng, một người bạn cố tri, hay cũng
rất có thể một người bất kỳ nào đó cũng đang lang thang
như chính anh ta, mới cùng nhau đánh bạn trên đường, tận
một làng không tên xa lơ xa lắc, la đà tán gẫu và hút rượu
cần. Và lúc ấy thì chẳng cịn cần biết trời đất là gì nữa,
chẳng cịn cần biết là đang ở trong khơng gian, thời gian
nào nữa, cũng chẳng thèm nhớ đường về. Lúc ấy là cuộc lữ
hành đã chuyển sang một thế giới khác, một không thời
gian khác, thế giới và không thời gian của quên, mà xin bạn

đọc chớ sốt ruột, chốc nữa đây tơi sẽ cố nói rõ hơn cùng
bạn.


"Định mệnh" của người đàn ông ở đây là thế. Họ là ở bên
ngoài, là thuộc về ngoại giới, ở ngồi ngơi nhà của họ, gia
đình họ, ở nơi mà theo một nghĩa nào đó, con người khơng
thật sự cịn có "trách nhiệm" nữa, hay ít ra đã nhẹ trách
nhiệm đi rất nhiều. Như vậy bạn thấy đấy, ở Tây Nguyên
người đàn ông, người cha là bên ngoại chứ không phải bên
nội. Con cái khơng theo dịng máu của cha, không sinh ra
cùng với tên họ của cha. Ở đây cội rễ của sự sống không
phải là người đàn ông. Người đàn ơng chẳng là gì cả trong
dịng chảy liền mạch vô thủy vô chung của các thế hệ. May
lắm thì anh chỉ là một cái thúc đẩy nào đó, một cú hích nào
đó trong cơ chế tiếp nối thiêng liêng ấy, chứ không phải là
gốc rễ, cội nguồn quyết định của nó. Đứa con có thể khơng
có cha, chứ khơng bao giờ khơng có mẹ.
Ở đây người đàn bà mới là bên nội. Bà ở bên trong, là nội
giới, là nhân tố quyết định của sự nội sinh, là chủ nhân đích
thực của dịng chảy. Cho nên bà là người chủ của sự sống,
người chủ của gia đình, là cội rễ, là rường cột. Chính bà giữ
sự ổn định cho cuộc sống. Chính người đàn bà truyền dịng
máu của mình cho các thế hệ nối tiếp, tức chính bà là người


giữ bền chặt "chương trình" của sự sống, để cho sự sống
khơng bị đứt đoạn, khơng bị "qn".
Cho nên, nói theo nghĩa sâu nhất, người đàn ơng là qn,
cịn người đàn bà là nhớ. Bà giữ bền cái nhớ cho giống nòi.

Ở Tây Nguyên, một đứa bé lọt lòng mẹ ra vẫn chưa phải là
một con người. Người ta phải thổi linh hồn vào cho nó
thành người. Thổi vào đâu ? Thổi qua lỗ tai. Vì thế mà có lễ
thổi tai cho đứa bé sơ sinh. Người thổi tai bao giờ cũng là
người đàn bà, đương nhiên phải là như vậy, bởi như đã nói,
chỉ có bà mới giữ giềng mối của sự sống kia mà. Người đàn
bà thổi tai thường là một bà đã đứng tuổi - để cho cái nhớ
được bền chắc chăng ? - bà cầm một cuộn chỉ bông, lấy ra
từ chiếc xa quay, phun gừng mà bà đã nhai nát vào đó, rồi
thổi bảy lần vào cuộn chỉ đặt sát vào tai đứa bé
Lại còn một điều này phải chú ý nữa : trong tất cả các nghi
lễ, người cầu khấn bao giờ cũng là người đàn ơng. Duy có
trong lễ thổi tai, lễ truyền cái nhớ, tức sự sống cho sinh vật
vừa sinh ra được chính thức thành người, người cầu khấn là
người đàn bà.


Bà là người tuyên ngôn sự sống, bà nắm giữ bộ nhớ muôn
đời của sinh tồn.
Vậy mà, các bạn nghĩ Tây Ngun có lắm điều kỳ khơng,
nhân vật giữ chức năng thiêng liêng duy trì cái nhớ cho
giống nịi đó, đồng thời cũng tác giả chế ra thứ thuốc quên
kỳ diệu nhất của Tây Nguyên : rượu cần.
Bạn có muốn biết cách thức một người đàn bà Tây Nguyên
chế biến rượu cần không ? Đấy là cả một giả kim thuật bí
hiểm, hoặc cũng rất có thể là một trị phù thủy không hơn
không kém.
Rượu cần được làm bằng những thứ thông thường nhất
trong đời sống hàng ngày : gạo, ngơ, sắn, hoặc một loại ngũ
cốc nào đó, người ta bảo ngon nhất là rượu kê..., tất cả

được nấu chín, giã nát ra, vê thành những viên nhỏ. Và trộn
với men.
Tất nhiên toàn bộ vấn đề là ở men.
Men được chế bằng những thứ thảo mộc đặc biệt có khi là
lá, có khi là rễ, cũng có khi là vỏ cây. Cây gì ? Bí mật. Chỉ


có đàn bà biết, và chúng đều mọc trong rừng rất sâu nơi,
như người ta nói, là chốn cư trú của các cô gái-rừng, nửa là
người nửa là thần linh và chức năng chủ yếu là mê hoặc
con người. Hoặc đúng hơn, dắt dẫn con người vào một thế
giới khác cái thế giới quá ư nhàm chán hàng ngày này của
chúng ta. Một số nhà khoa học có lần đã lén men theo dấu
vết các bà đi lấy vật liệu làm men trong rừng. Họ thử hái
một số lá, rễ, vỏ cây đó, và đã đem tra cứu, đối chiếu trong
các từ điển bách khoa thực vật học uyên bác nhất. Họ nhận
ra và xác định được tên khoa học của một số loại cây ấy.
Phần lớn đó là những loại cây độc dược. Chỉ có điều khi họ
đem về trồng trong các vườn của họ thì chúng đều mất hết
tác dụng, có trời hiểu được vì sao ! Phải là hái tận trong
rừng sâu, và tự tay các bà hái và pha chế kia. Đã bảo đây là
các nữ phù thủy mà lại !
Bột gạo, ngô, kê hay sắn trộn với thứ men tinh quái đó
được ủ trên những chiếc nong phủ kín lá chuối trong ba
đêm liền. Trong ba đêm ấy, như một đồn âm binh bí ẩn,
men ngủ say. Đến ngày thứ ba, người đàn bà sẽ sàng mang
nong ra đến cửa nhà, và đánh thức men dậy


Ân cần, nâng niu như người mẹ đánh thức đứa con ngoan

ngoãn, hiền lành. Nhưng xin chớ vội nhầm. Bởi vì ngay sau
đó, đột ngột là những lời "giao nhiệm vụ" ghê gớm này cho
đồn qn men hóa ra là rất ma quái này của các bà
Vẫn chưa vừa đâu. Bà lại tiếp tục khấn, bây giờ là khấn
thay cho người đàn ông sẽ uống rượu do tay các bà chế ra
Trên khắp thế gian, có ở đâu người ta trao cho rượu những
"chức năng" ghê gớm như vậy không ? Và lại chính là
người đàn bà trao. Chỉ người đàn bà làm việc ấy. Đàn ông
tuyệt đối không bao giờ đụng tay vào việc pha chế rượu
cần. Đây là lĩnh vực riêng, thế giới riêng, bí quyết riêng,
quyền lực riêng của các bà.
Trước khi đổ tất cả cái món thuốc độc kỳ lạ ấy vào ghè,
người đàn bà còn bưng lấy chiếc nong mà quay tròn, hoặc
đi vòng tròn quanh nong, vừa đi vừa như múa, để làm cho
chất say của bà càng khiến người ta chóng mặt quay cuồng
hơn. Và rồi người ta xếp các ché rượu được ủ kín, các quả
bom nổ chậm đáng sợ mà xiết bao hấp dẫn, say mê ấy dọc
theo vách nhà hoặc cũng có khi treo chúng lên trên các xà


dọc vách... cho đến khi chúng được trân trọng bê xuống,
buộc vào cột nhà, mở lớp lá phủ miệng, đổ nước, cắm cần
vào... Và cuộc la đà bất tận của các ông và cả các bà
Tất nhiên là "quên cháu khóc" và "quên nấu cơm cho
chồng" rồi. Đến khố váy cũng còn chẳng thiết nữa là ! Bây
giờ đã là một thế giới khác, một vũ trụ khác, ở đó mọi cấm
đốn, kiêng cữ, luật lệ thường ngày đều vơ nghĩa, mọi sự
đều được phép. Lẫn lộn tất cả. Đảo lộn tất cả. Xóa nhịa tất
cả. Các thân hình xáp vào nhau... Và ở Tây Nguyên, trong
các cuộc say này, có một nguyên tắc nhất thiết phải theo :

mọi người phải cùng say, khơng cịn ai được tỉnh, khơng
cịn nhân chứng tỉnh táo nào nữa. Tất cả cùng đi vào một
thế giới khác với những quy luật khác : thế giới nơi ngự trị
các quy luật của quên.
Bạn có để ý điều này trong lời khấn cuối cùng đã nhắc đến
trên kia không : rượu cần ngọt đắng cay nồng khiến người
ta say đến "nẻ cả lỗ tai". Lỗ tai, như đã nói, là con đường đi
vào của linh hồn, là cửa ngõ của cái nhớ, là cơ quan của sự
thông tuệ. Người khai mở con đường ấy khi đứa trẻ vừa lọt
lịng mẹ để nó được trở thành người, người đem đến cái


nhớ, điều kiện thiết yếu của sự sống, bằng lễ thổi tai, là
người đàn bà. Và bây giờ, người làm cho cái cơ quan
thiêng liêng ấy đến phải "nẻ" ra, người dắt người ta vào cõi
quên đến tận sát ranh giới của tuyệt đối, khi con người sắp
đánh mất cả bản ngun của mình, cũng lại chính là đàn bà.
Đàn bà Tây Nguyên là vậy đấy, bây giờ thì bạn đã rõ chưa
Một đơi người có hiểu biết sâu về Tây Ngun và thật tị
mị cố ra sức moi tìm bí quyết của rượu cần bảo rằng trong
những thành phần độc dược rất đa dạng và bí hiểm các vị
nữ phù thủy ở đây dùng trong quy trình pha chế món men
ghê gớm của họ, có một thứ khơng thể thiếu : củ riềng.
Thậm chí người ta bảo chính củ riềng là tác nhân chính của
sự say đến chẳng cịn biết trời đất gì nữa như ta đã thấy.
Lại một điều lạ nữa : gừng và riềng, hai giống thật gần
nhau, như là hai biến thể gần gũi đến có thể nhầm làm một
của cùng một họ hàng thảo mộc. Vậy mà gừng thì mở
đường cho sự nhớ (trong lễ thổi tai), cịn người anh em của
nó là riềng lại là vị thuốc tuyệt diệu dắt người ta vào cõi

quên mịt mùng !


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×