Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Mô hình trí tuệ cảm xúc người lãnh đạo của daniel goleman

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.77 KB, 6 trang )

NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 4, pp. 133-138
This paper is available online at

DOI: 10.53750/jem22.vl4.n4.133

MƠ HÌNH TRÍ TUỆ CẢM xúc NGƯỜI LÃNH ĐẠO CỦA DANIEL GOLEMAN

Ngjuyen Thế Anh1*
*, Vũ Thu Thủy2, Nguyễn Thị Thanh Lịch3
Tóm tắt. Mơ hình lãnh đạo truyền thống bỏ qua nhiều vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc và đời sống
tinh thần, coi lý trí thốt khỏi các xúc cảm là lý tưởng. Thế nhưng trong thời đại ngày nay, những nhà lãnh
đạo thiếu tình cảm và kém thông minh về mặt cảm xúc sẽ rất dễ mắc sai lầm và gập thất bại. Theo Daniel
Goleman, 90% cac yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệcảm xúc, trí
tuệ cảm xúc là thậnh phần thiết yếu để đạt được và giữ nguyên vị trí đứng đầu trong bất kỳ lĩnh vực nào. Bài
viết trình bày mơ hình trí tuệ cảm xúc người lãnh đạo của Daniel Goleman bao gồm bốn nhóm năng lực: (1)
Tự nhận thức; (2) Tự chủ; (3) Nhận thức xã hội; (4) Quản trị mối quan hệ. Mơ hình này là cơ sở khoa học
quan trọng để xây dựng công cụ đo lường cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc của
người làm lãnh đạo.
Từ khóa: Mơ hĩnh, trí tuệ cảm xúc, lãnh đạo, Daniel Goleman.

1.

Đặt vấn đề Ị

Con người mớị biết đến trí thơng minh cảm xúc hay trí tuệ xúc cảm khoảng trên một thập kỷ trỏ lại
đây. Những nghiêtị cứu đầu tiên về trí tuệ cảm xúc được cơng bố trên các tạp chí vào đầu những năm 90.
Đến giữa những nấm 90, trí tuệ cảm xúc đã nhận được sự chú ý rộng rãi. Những cơng trình nghiên cứu về
trí tuệ cảm xúc đều thống nhất rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa trí tuệ cảm xúc với sự thành công trong
hoạt động học tậpj hoạt động nghề nghiệp của mỗi cá nhân [6;20]. Tuy nhiên, có rất nhiều quan điểm khác
nhau về mơ hình ựí tuệ cảm xúc. Theo Bar-On “Trí tuệ cảm xúc là một tổ hợp các năng lực phi nhận thức


và những kỹ năng chi phối năng lực của cá nhân nhằm đương đầu có hiệu quả với những địi hỏi và sức ép
từ mơi trưịng” [1 ;15]. Theo Mayer và Salovey “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết và bày tỏ xúc cảm,
hòa xúc cảm vào iuy nghĩ, để hiểu, suy luận về xúc cảm và để điều khiển, kiểm sốt cảm xúc của mình và
của người khác” [J8; 187]. Theo Daniel Goleman“Trí tuệ cảm xúc bao gồm: Tự nhận thức, tự quản lý, nhận
thức xã hội và quỉn lý mối quan hệ” [4;21 ]. Từ mô hình trí tuệ cảm xúc chung này Daniel Goleman cũng
xác định bốn nhóm yếu tố trí tuệ cảm xúc tương ứng đối vói ngưịi làm lãnh đạo.
Daniel Golenian khơng phải là người đầu tiên làm rõ khái niệm Trí tuệ cảm xúc nhưng Goleman đã làm
cho các yếu tố cua trí tuệ cảm xúc có thể tiếp cận được với các bộ phận rộng lớn của xã hội, đặc biệt làm
thay đổi cách thức lãnh đạo và tuyển dụng nhân viên. Hiểu vê mơ hình trí tuệ cảm xúc sẽ giúp các nhà quản
lý nâng cao trí tu|ệ cảm xúc, hình thành năng lực kiến tạo cho chính mình và đội ngũ, từ đó đem lại lợi ích
to lớn cho mỗi ca nhân, tổ chức và xã hội. Vì vậy trong phạm vi bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày
về mơ hình trí tuẹ cảm xúc người lãnh đạo của Daniel Goleman với bốn nhóm năng lực cụ thể: (1) Tự nhận
thức; (2) Tự chủ; (3) Nhận thức xã hội; (4) Quản trị mối quan hệ.

Ngày nhận bài: 03/03/2022. Ngày nhận đăng: 16/04/2022.
li2Khoa Tâm lý - Giiío dục, Học viện Quản lý giáo dục
*e-mail:
3 Trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật Vĩnh Phúc




133


Nguyễn Thế Anh, Vũ Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Lịch

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

Mơ hình trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman


2.

Trong cuốn sách Trí tuệ xúc cảm (Emotional Intelligence) năm 1995 Daniel Goleman lập luận rằng các
định nghĩa về trí thơng minh hiện có cần phải được làm lại, IQ vẫn quan trọng, nhưng trí tuệ đơn thuần

khơng đảm bảo cho sự lão luyện trong việc xác định cảm xúc của chính mình hoặc biểu hiện cảm xúc của
người khác [3; 10]. Vậy nên con người cần một loại trí thơng minh đặc biệt để xử lý thơng tin cảm xúc và sử
dụng nó một cách hiệu quả, tạo điều kiện cho các quyết định cá nhân tốt, giải quyết xung đột hay thúc đẩy
bản thân và người khác, đó chính là trí thơng minh về cảm xúc.
Daniel Goleman khẳng định tầm quan trọng của các xúc cảm với lý trí: “Trong vũ điệu của xúc cảm và
tư duy, xúc cảm thường xuyên hướng dẫn lựa chọn của chúng ta, chúng hoạt động khớp với tinh thần lý trí
và cho phép ngăn cấm hoạt động của lý trí” [3;48]. Như vậy quan niệm truyền thống về sự đối kháng giữa

lý trí và tình cảm đã bị đảo lộn. Khn mẫu trước đây coi lý trí thốt khỏi các xúc cảm là lý tưởng. Khn
mẫu mói bắt chúng ta phải hòa hợp giữa cái đầu và trái tim. Để đạt được điều đó, phải biết cách sử dụng trí
tuệ xúc cảm. Năng lực trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman đề cập tởi khả năng nhận thức cảm giác của bản
thân và của những người khác, nhằm làm động cơ thúc đẩy bản thân và để kiểm soát cảm xúc của bản thân
hay trong các mối quan hệ.

Năm 1995, Daniel Goleman đưa ra mơ hình 5 lóp về năng lực Trí tuệ cảm xúc gồm: Tự nhận thức, tự
điều chỉnh, động cơ thúc đẩy, thấu cảm, kỹ năng xã hội.
- Tự nhận thức: Năng lực ý thức về bản thân - có thể nhận biết các xúc cảm của mình - là cơ sở của trí
tuệ xúc cảm. Hiểu được về những điều mà bản thân đang cảm nhận ở hiện tại, và vận dụng những cảm nhận
đó để định hướng cho các quyết định của bản thân; có một sự đánh giá thực chất về năng lực bản thân và có
ý thức rất cơ bản về sự tự tin. Nhận thức về bản thân là nền tảng cho quản lý cảm xúc.

- Tự điều chỉnh: Năng lực làm cho những tình cảm của mình thích nghi với hồn cảnh. Làm chủ cảm
xúc để chúng tạo thuận lợi, chứ không phải ngăn cản công việc sắp tiến hành; tận tâm và tạm ngưng sự tự
thỏa mãn để theo đuổi các mục tiêu; hồi phục kịp thời sau khi bị khủng hoảng về tình cảm; xoa dịu bản thân

và rũ bỏ tâm trạng tiêu cực.

- Tự thúc đẩy: Sử dụng những điểm yêu thích nhất của bản thân để làm việc và hướng bản thân đến mục
tiêu của mình, nhằm giúp bản thân đưa ra sáng kiến và cố gắng cải thiện, kiên trì trước những nỗi thất vọng,

thất bại.
- Thấu cảm: Thấu cảm là yếu tố căn bản của trí tuệ quan hệ cá nhân. Hiểu được những điều mà mọi
người đang cảm nhận thấy, có khả năng nhìn được triển vọng của họ và nuôi dưỡng mối quan hệ, hịa hợp
được vói nhiều kiểu người khác nhau. Càng nhận thức rõ về bản thân con người càng trở nên có kỹ năng
đọc những cảm xúc của người khác.

- Kỹ năng xã hội: Làm chủ cảm xúc tốt trong các mối quan hệ và hiểu chính xác tình hình xã hội và
hệ thống xã hội; tạo ảnh hưởng lẫn nhau thật trôi chảy; vận dụng các kỹ năng này để theo đuổi và dẫn dắt,
thương lượng, giải quyết các mối tranh chấp; có khả năng định hình một cuộc gặp gỡ để huy động và truyền
cảm hứng cho những người khác từ đó phát triển các mối quan hệ thân thiết bền chặt.
ỏ mỗi người năng lực này lại có sự khác nhau. Chẳng hạn, một số người có thể chế ngự sự lo lắng của
mình, nhưng khơng biết làm dịu những lo lắng của một người khác. Có thể bù đắp những khuyết điểm này
ở một mức độ nào đó vì mỗi năng lực ấy bao hàm tập hợp những thói quen và phản ứng mà người ta có thể
tập luyện để thay đổi cho tốt hơn.

Đến năm 2001 Daniel Goleman đã xác định lại cấu trúc Trí tuệ cảm xúc gồm bốn thành tố tạo ra năng
lực tổng thể nhằm nhận biết và điều khiển cảm xúc, gồm: Tự biết mình, tự kiểm sốt quản lý mình, nhận
biết các quan hệ xã hội, quản lý điều khiển các mối quan hệ xã hội.

134


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.


Bảrtg 1. Mơ hình cấu trúc trí tuệ cảm xúc (2001) của Daniel Goleman [7; 104]
Năng lực cá nhân
(Quai) hệ với chính mình)
Tự biết mình
- Nhập biết càm xúc của mình
- Đánjh giá mình chính xác
- Tự tin

Tự kiểm sốt, quản lý mình
- Kiểtn sốt cảm xúc của mình
- Có lịng tin
- Tự ỷ thức
- Thích ứng
- Động cơ thành đạt
- Sáng tạo

3.

Năng lực xã hội
(Quan hệ với người khác)
Nhận biết các quan hệ xã hội
- Đồng cảm
- Định hướng sự phục vụ
- Biết cách tổ chức
Quản lý điều khiển các mối quan hệ xã hội
- Phát triển người khác
- Tạo ảnh hưởng
- Giao tiếp
- Kiểm sốt xung đột

- Lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan
- Xúc tác đê thay đổi
- Xây dựng các mối quan hệ
- Tinh thần đồng đội và sự hợp tác.

Mơ hình trí Ịuệ cảm xúc người lãnh đạo của Daniel Goleman

Theo Goleman, 90% các yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệ
xúc cảm [5;322]. Nó là thành phần thiết yếu để đạt được và giữ nguyên vị trí đủng đầu trong bất kỳ lĩnh vực
nào, thậm chí cả trong lĩnh vực công nghệ cao. Khi ngươi ta đã được chọn cho một loại cơng việc, vai trị
hoặc một nghề thì trí tuệ cảm xúc nổi lên như một nhân tố dự báo sự thăng tiến, ai sẽ được đề bạt vào những
vị trí lãnh đạo quảa lý và ai khơng thể.

Daniel Goleman đã phân tích dữ liệu thu được từ gần 500 mơ hình năng lực của những cơng ty toàn cầu
như IBM, Lucent, (PepsiCo, British Airways, Credit Suisse First Boston và nhiều tổ chức y tế, học viện, cơ
quan chính phủ... Nhằm xác định những năng lực cá nhân có tác động vượt trội đến hiệu quả hoạt động
của tổ chức, ơng dỊã phân ra ba nhóm năng lực: năng lực chun mơn (như kế tốn hoặc lập kế hoạch kinh

doanh), năng lực phận thức (như lập luận phân tích) và năng lực trí tuệ cảm xúc (như tự chủ hay tạo dựng
mối quan hệ). Việc phân tích dữ liệu đã cho thấy kết quả thú vị: dĩ nhiên, trí tuệ và các kỹ năng chun mơn,
nhận thức rất cần thiết trong công việc; thế nhưng sự chênh lệch về những yếu tố trên giữa lãnh đạo của các
doanh nghiệp, tổ chức là không đáng kể, điều đáng nói là những nhà lãnh đạo càng xuất sắc thì càng sở hữu
nhiều năng lực ưí tuệ cảm xúc, có thể xem đây là lý do dẫn đến thành công của họ. Theo dữ liệu nghiên
cứu, 85% khác biểt giữa nhà lãnh đạo xuất sắc vói nhà lãnh đạo trung bình nằm ở yếu tố trí tuệ cảm xúc chứ
khơng phải năng lực nhận thức thuần túy [3;321].

Từ mơ hình trí tuệ cảm xúc chung, Daniel Goleman cũng xác định bốn nhóm lớp trí tuệ cảm xúc tương
ứng đối với người làm lãnh đạo, đó là: Tự nhận thức, tự chủ, nhận thức xã hội, quản trị mối quan hệ. Mỗi
một lớp cấu trúc lại bao gồm một tập hợp các năng lực cảm xúc, cụ thể như sau:


3.1.

Tự nhận thức

Tự nhận thức cảm xúc: Năng lực này giúp nhà lãnh đạo trở nên đồng điệu với những tín hiệu nội tại, hiểu
được cách mà cảm xúc tác động lên chính mình và cơng việc. Họ đồng điệu với các nguyên tắc cá nhân và
thường để trực giác mách bảo về bức tranh tồn cảnh trong những tình huống rối ren. Nhà lãnh đạo tự nhận
thức được về cảm xúc là người ngay thẳng và đáng tin cậy, thể hiện cảm xúc một cách hợp lý và có thể phát
biểu đầy tự tin về tầm nhìn của bản thân.
Tự đánh giá chính xác: Nhà lãnh đạo tài năng thường nhận thức rõ ràng về những ưu điểm và nhược
điểm của mình. Họ mong muốn học hỏi, cải thiện bản thân và đánh giá cao những lời phê bình, đánh giá
mang tính xây (ịựng. Nhờ tự đánh giá một cách chính xác, họ biết được khi nào mình nên yêu cầu sự trỢ
giúp, hoặc nhữnig năng lực lãnh đạo nào mình cần tập trung bồi dưỡng.

135


Nguyễn Thế Anh, Vũ Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Lịch

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

Tự tin: Nhờ hiểu rõ khả năng của mình, nhà lãnh đạo sẽ chú trọng hơn vào những sỏ trường, thế mạnh
cá nhân. Họ tự tin, thoải mái đón nhận mọi nhiệm vụ, thử thách và khơng ngại nắm giữ trọng trách, vì thế
mà thường là cá nhân nổi trội nhất trong nhóm.

3.2.

Tự chủ

Làm chủ cảm xúc: Nhà lãnh đạo tự chủ có thể chế ngự những cảm xúc tiêu cực và thậm chí hướng

chúng theo chiều hưởng hữu ích. Người tự chủ có đầu óc nhạy bén, chịu được áp lực, giữ bình tĩnh ngay
trong khủng hoảng, kiên cường đối diện với mọi nghịch cảnh.

Minh bạch: Nhà lãnh đạo minh bạch sống theo nguyên tắc riêng, ln trung thực và chính trực. Họ trị
chuyện một cách cỏi mỏ, chân thành với người khác về những cảm xúc, niềm tin và hành động, thậm chí là
các sai lầm hay khuyết điểm của mình. Họ cũng khơng nhắm mắt làm ngơ trước những hành vi, sự việc bất
chính mà sẽ tìm cách giải quyết đến cùng.
Linh hoạt: Khả năng thích ứng giúp nhà lãnh đạo đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau mà không bị xao
nhãng hay kiệt lực. Họ vẫn cảm thấy thoải mái trong tình cảnh bấp bênh và sẽ thích ứng với những thay đổi
cũng như vượt qua thử thách một cách nhanh nhẹn, linh động, uyển chuyển.
Tận tâm: Nhà lãnh đạo hết lòng vì cơng việc thường đặt ra tiêu chuẩn cao cho bản thân; họ suy nghĩ thực
tế, đánh giá rủi ro, đặt mục tiêu rõ ràng, không ngại tự thách thức. Họ cũng không ngừng học hỏi, đồng thời
hướng dẫn cho mọi người về những phương pháp, cách thức giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất,
hiệu quả nhất.

Chủ động: Nhà lãnh đạo chủ động nắm bắt hoặc tạo ra cơ hội chứ không ngồi chờ vận may đến. Họ sẵn
sàng đối mặt với khó khăn, thậm chí khơng ngần ngại phá vỡ quy tắc trong chừng mực để theo đuổi và chinh
phục mục tiêu.

Lạc quan: Nhà lãnh đạo lạc quan có thể điềm tĩnh đối mặt với mọi tình huống khó khăn, bởi họ thường
tìm thấy cơ hội ngay trong nghịch cảnh. Họ ln giữ thái độ tích cực và cái nhìn lạc quan đối với người
khác, họ cũng tin vào những thay đổi vì một tương lai tốt đẹp hơn.

3.3.

Nhận thức xã hội

Thấu cảm: Nhà lãnh đạo thấu hiểu cảm xúc có khả năng đồng cảm với nhiều tín hiệu cảm xúc khác
nhau. Họ cảm nhận được suy nghĩ, cảm xúc của từng cá nhân hoặc nhóm cộng sự. Nhà lãnh đạo có khả
năng thấu cảm ln lắng nghe một cách ân cần, hiểu được ưốc mơ, nguyện vọng của người khác. Sự thấu

hiểu cảm xúc giúp nhà lãnh đạo hòa hợp với cộng sự bất chấp những khác biệt về giới tính và văn hóa.
Nhận thức tập thể: Nhò năng lực nhận thức tập thể, nhà lãnh đạo có thể phát hiện và hiểu về các mối
quan hệ then chốt cũng như cơ cấu của một tổ chức. Họ cũng nắm bắt được các quy định và nguyên tắc bất

thành văn đang chi phối mọi người.
Phụng sự: Năng lực lãnh đạo phụng sự sẽ bồi dưỡng, vun đắp cho bầu khơng khí làm việc tràn đầy nhiệt
huyết, nơi mà đội ngũ nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng có được tinh thần phục vụ hăng hái nhất.
Nhà lãnh đạo quan sát một cách cẩn trọng nhằm bảo đảm khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ, bên
cạnh đó họ cũng sẵn lịng có mặt để trợ giúp khi người khác cần.
3.4.

Quản trị mối quan hệ

Truyền cảm hứng: Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng tạo được sự cộng hưỏng và dẫn dắt cộng sự với một
tầm nhìn thuyết phục. Nhà lãnh đạo truyền cảm hứng là hiện thân cho điều họ yêu cầu ở người khác, họ
khơng đơn thuần đặt ra mục tiêu mà cịn khơi dậy sự hứng khởi và niềm dam mê nơi cộng sự để hoàn thành
sứ mệnh chung.

Ảnh hưởng: Sức ảnh hưởng mạnh mẽ của nhà lãnh đạo thể hiện ở sự thu hút trong lời nói và khả năng

136


THỰC TIỄN

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.

hành động, thuyết phục để tạo sự đồng tâm, nhất trí, hiệp lực của tập thể.

Bồi dưỡng: Nhà lãnh đạo tài giỏi luôn chú trọng bồi dưỡng năng lực cho người khác, họ quan tâm đến


đội ngũ nhân viên một cách chân thành, xác định được hướng đi, ưu điểm và khuyết điểm của từng người.
Từ đó, nhà lãnh đạo có thể đưa ra lời góp ý, đánh giá đúng lúc và mang tính xây dựng. Họ là người thầy, nhà
huấn luyện tâm huyết, tích cực của mọi nhân viên.
Dẫn dắt thay đổi: Nhà lãnh đạo nhận ra nhu cầu thay đổi, thấy được những điều trì trệ, điểm yếu và
khuyến khích đổi mổi để phát triển. Dù có thể bị phản đối và ngăn cản, họ cũng sẽ tìm mọi cách vượt qua
những trỏ ngại đó để tiến hành cải tổ.
Kiểm sốt xung đột: Khả năng quản trị xung đột giúp nhà lãnh đạo nhận ra các phe phái trong tổ chức,
tìm được nguyên nhận gây bất đồng cũng như lý tưỏng chung của mỗi bên. Họ hiểu được quan điểm và cách
nhìn vấn đề của từng nhóm, dàn xếp mâu thuẫn, xung đột và giúp mọi người hòa giải để đồng lòng làm việc
vì một lý tưởng chung.
Hợp tác: Nhà lãnh đạo có năng lực hợp tác sẽ tạo dựng bầu khơng khí thân thiện. Họ tơn trọng người
khác, sẵn lịng hợp tác và hỗ trợ mọi người để tất cả hăng say, tận tụy làm việc, đoàn kết cùng hướng đến
mục tiêu chung. Nhà lãnh đạo hòa đồng cũng ra sức hun đúc, củng cố các mối quan hệ một cách chân thành,
khơng chỉ vì trách nhiệm hay nghĩa vụ thuần túy trong cơng việc.

Có thể thấy, mơ hình lãnh đạo truyền thống vốn mang tính thực dụng, bỏ qua nhiều vấn đề liên quan
đến trí tuệ cảm xúc và đời sống tinh thần [2;86J. Thế nhưng trong thời đại ngày nay, những nhà lãnh đạo
thiếu tình cảm và kém thơng minh về mặt cảm xúc sẽ rất dễ mắc sai lầm và gặp thất bại. Những nhà lãnh
đạo tạo cộng hưởng sẽ phá tan khuôn mẫu điều hành kiểu cũ - trong đó nhà lãnh đạo quản lý và điều hành
theo kiểu đưa ra mệnh lệnh, thị uy quyền lực và sức mạnh của mình. Nhà lãnh đạo bằng trí tuệ cảm xúc
trong mơ hình của Daniel Goleman hướng đến giá trị, tính uyển chuyên, cởi mở và thẳng thắn. Họ liên kết
nhiều hơn với mọi người và với nhiều hệ thống, mạng lưới khác nhau. Điều đặc biệt nhất vẫn là họ tạo nên
sự cộng hưởng, họ !CÓ một niềm dam mê chân thành với sứ mệnh của mình và cảm xúc này hồn tồn có thể
lan truyền. Vì vậy,; sự nhiệt tình và hứng thú của người lãnh đạo sẽ tự nhiên lan tỏa, tiếp thêm sinh lực cho
cộng sự và thuộc cấp. Trên thực tế, chúng ta cần một mơi trường làm việc như vậy để có thể kiến tạo giá trị
con người mang đến thành công cho tổ chức.

4.


Kết luận
Mặc dù còn những tranh luận về các yếu tố trong mơ hình trí tuệ cảm xúc của Daniel Goleman nhưng

sự ứng dụng hữu Ịch từ mô hình được thừa nhận rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau như Giáo dục học,
Khoa học nghiên tứu con người, Tổ chức nhân sự, Lãnh đạo - quản lý xã hội... là điều không thể phủ nhận.
Daniel Goleman cho thấy các năng lực cảm xúc không phải là tài nảng bẩm sinh, mà là những khả năng học
được, phải được đào tạo liên tục, phát triển và đạt đến hiệu năng nổi trội. Đặc biệt, trong hoạt động quản lý,
nền tảng của lãnh đạo thành cơng chính là trí tuệ cảm xúc - cách nhà lãnh đạo xử lý cảm xúc của bản thân
và trong các mối quan hệ của mình để dẫn dắt cảm xúc của từng thành viên đi đúng hưóng. Bởi vậy, để trở
thành người lãnh đạo xuất sắc, mỗi cá nhân cần không ngừng trau dồi, nâng cao trí tuệ cảm xúc. Việc hiểu
về mơ hình trí tuệ cảm xúc người lãnh đạo của Daniel Goleman là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng
công cụ đo lường cũng như nội dung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trí tuệ cảm xúc của người làm lãnh đạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]

Bar-On, R; (1997). The Bar-On model of emotional-social intelligence.Psicothema. Vol. 18, supl, pp.
13-25.

[2]

Bar - On, R. (2000). The Handbook of emotional intelligence. Jossey - Bass.
137


Nguyễn Thế Anh, Vũ Thu Thủy, Nguyễn Thị Thanh Lịch

JEM., Vol. 14 (2022), No. 4.


[3]

Daniel Goleman (1995). Emotional Intelligence. Bloomsbury Publishing Pic.

[4]

Daniel Goleman (1998). Working with emotional intelligence.Ban-tam Books.

[5]

Daniel Goleman, Richard Boyatzis, Annie Mckee (Hoàng Huấn dịch, 2002). Lãnh đạo bằng sức mạnh
trí tuệ cảm xúc. Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh.

[6]

Trương Thị Khánh Hà, Nguyễn Thị Thủy Vân (2015). Trí tuệ cảm xúc và các mối quan hệ. Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, tập 31, số 1, tr20-28.

[7]

Trần Kiều (chủ biên, 2005). Trí tuệ và đo lường trí tuệ. Nxb Chính trị Quốc gia.

[8]

Mayer, J. D., &Salovey, p. (1990). Emotional intelligence. Imagination, Cognition and Personality.
Vol. 9(3), pp. 185-211.
ABSTRACT

Emotional intelligence leadership model by Daniel Goleman
The traditional leadership model ignores many issues related to emotional intelligence and spiritual life,

considering reason free from emotions as the ideal. But in this day and age, leaders who lack affection and
are emotionally unintelligent are more likely to make mistakes and fail. According to Daniel Goleman, 90%
of the factors that determine the excellence in the career of leaders are emotional intelligence, emotional
intelligence is an essential ingredient to achieving and staying at the top of any field. The article presents
Daniel Goleman’s model of emotional intelligence for leaders, including four groups of competencies:
(1) Self-awareness; (2) Autonomy; (3) Social awareness; (4) Relationship management. This model is an
important scientific basis for building measurement tools as well as training and fostering content to improve
the emotional intelligence of leaders.

Keywords: Model, emotional intelligence, leadership, Daniel Goleman.

138



×