Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
MỘT SỐ Ý KIẾN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC NGHIÊN CỨU
VỀ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ MỚI NỔI (EOCs)
TRONG NƯỚC NGẦM DO SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI
BỊ NHIỄM BẨN TẠI KHU VỰC NÔNG NGHIỆP
Nhâm Thị Thúy Hằng
Trường Đại học Thủy lợi, email:
1. GIỚI THIỆU CHUNG
Hiện nay ở Việt Nam, các khu đô thị, các thị trấn ngày càng phát triển. Chỉ trong vài thập
kỷ nhiều thành phố trước đây là đô thị từ loại 3 nay đã lên loại 2, hoặc từ loại 2 lên loại 1.
Nhiều thị trấn được nâng cấp lên thành phố, nhiều cụm dân cư được nâng lên thành thị trấn.
Một đặc điểm chung của nhiều thành phố, thị xã, thị trấn ở nước ta là đều được bao quanh bởi
các vùng nông nghiệp và các nguồn nước thải của các thành phố, thị trấn chảy ra vùng ngoại
vi sẽ làm ô nhiễm nguồn nước của các kênh mương thủy lợi, nguồn nước đó lại được sử dụng
cho tưới của nông nghiệp mà không qua một quá trình xử lý nào khác. Cũng vì vậy, nguồn
nước tưới dùng cho nông nghiệp hiện nay rất nhiều nơi đã ơ nhiễm với mức độ ngày càng
tăng.
Ví dụ như sông Cầu Bây (huyện Gia Lâm) là một con sông kết hợp cả tưới và tiêu, nguồn
nước của sông cũng chảy vào cung cấp cho tưới của hệ thống thủy nông (HTTN) Bắc Hưng
Hải. Khoảng 30 năm trở về trước nguồn nước sơng Cầu Bây cịn tương đối tốt và chưa bị ơ
nhiễm gì là đáng kể. Tuy nhiên trong mấy chục năm gần đây, do khơng kiểm sốt chặt các
nguồn thải công nghiệp và sinh hoạt chảy xuống sông nên hiện nay nguồn nước sông Cầu Bây
đã bị ô nhiễm rất nặng khơng khác gì so với các sơng tiêu nước trong các quận nội thành Hà
Nội, đã góp phần làm gia tăng ô nhiễm nước tưới của HTTN Bắc Hưng Hải (Nguyễn Phương
Quý. 2016). Nguồn nước tưới của HTTN Bắc Hưng Hải bị ơ nhiễm cịn do các nguồn nước
thải sinh hoạt của các thị trấn, nước thải công nghiệp của các khu công nghiệp, cụm công
nghiệp của các huyện, thị xã phát triển ngày càng nhiều bên trong hệ thống. Một phần lớn
lượng nước thải này chưa được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để xả trực tiếp xuống hệ thống
sông, kênh bên trong hệ thống khiến cho hiện này nguồn nước tưới của HTTN Bắc Hưng Hải
đã bị ô nhiễm rõ rệt, nhiều nơi đã bị bị ơ nhiễm ở mức rất nặng.
Sẽ có một q trình xảy ra như sau: (i) nguồn nước sơng đã bị ô nhiễm được đưa vào các
hệ thống thủy lơi để dùng cho tưới, sẽ có một phần nước tưới nhất định thẩm thấu xuống hệ
thống nước dưới đất. Các chất ơ nhiễm trong nước tưới sẽ góp phần làm ô nhiễm nguồn
nước dưới đất của khu vực, (ii) các khu vực đô thị, dân cư nằm bên trong hoặc bao quanh
vùng nông nghiệp nếu khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt sẽ bị ảnh hưởng
của các chất ô nhiễm này. Nếu hệ thống xử lý của trạm cấp nước không xử lý được chất ơ
nhiễm nói trên thì sức khỏe của người dân sẽ là đối tượng gián tiếp bị ảnh hưởng.
Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về chất lượng nước và ô nhiễm nguồn nước dưới đất
(Postma et al. 2012). Phát hiện rõ ràng trong các thập kỷ vừa qua là các nghiên cứu và xác
định ô nhiễm Asen trong nước dưới đất các khu vực trên toàn quốc và qua đó đã có nhiều
443
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
nghiên cứu giải pháp kỹ thuật để loại bỏ ô nhiễm Asen trong nguồn nước sinh hoạt để bảo vệ
sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên, đối với vấn đề các chất ơ nhiễm khác có trong nước dưới
đất, nhất là do sử dụng nước tưới ô nhiễm của các hệ thống thủy lợi đến nguồn nước sinh hoạt
của các khu dân cư trong bài toán đã nêu ở trên thì hiện nay chưa có những nghiên cứu
chun sâu để phát hiện, làm rõ và làm cơ sở cho xử lý và quản lý, kiểm soát.Hiện nay trong
QCVN: 09/2015-BTNMT về chất lượng nước ngầm dưới đất, tuy nhiên các tiêu chuẩn này
mới chỉ đề cập đến các chất ô nhiễm thơng dụng mà chưa có nghiên cứu sâu hơn để phát hiện
các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi do sử dụng nước như trên.
2. CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ MỚI NỔI VÀ CÁC PHÁT HIỆN GẦN ĐÂY
Các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi (EOCs) là các hợp chất mới được phát triển hoặc chỉ mới
được phát hiện gần đây trong môi trường hoặc chỉ mới được cơng nhận là có khả năng gây ra
các tác động bất lợi trong động vật hoang dã (Nham, 2017).
EOCs bao gồm danh sách dài các hợp chất hóa học có trong dược phẩm, sản phẩm chăm
sóc cá nhân, thuốc trừ sâu, sản phẩm thú y, phụ gia thực phẩm, kích thích tố, hợp chất cơng
nghiệp, chất làm ngọt, hạt nano, chất làm dẻo và các chất khác…
Nghiên cứu trên thế giới trong những năm gần đây bằng những phương pháp phân tích
rất tinh vi đã phát hiện ra các chất ô nhiễm mới trong nguồn nước dưới đất gọi là các
chất ơ nhiễm hữu cơ mới nổi, ví dụ như meprobamate, pyrithydione, primidone,
phenobarbital và PEMA (phenylethylmalonamide). Các chất này có đặc điểm chung là tồn
tại trong môi trường nước dưới dạng vết với nồng độ phát hiện từ ng/l cho tới µg/l. Cho nên
trong q trình phân tích nếu chỉ dùng phương pháp thông thường sẽ không phát hiện ra mà
phải dùng các phương pháp chuyên dụng với các thiết bị phức tạp.
Hiện nay Cộng hòa Liên bang Đức đã cảnh báo về tác hại của các chất EOCs này nếu đi
vào cơ thể con người. Các chất này nếu không xử lý sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con
người. Hiện nay các nước châu Âu đang nghiên cứu để có định hướng thay đổi, kể cả xem
xét lại các quy chuẩn chất lượng nước ngầm sử dụng cho mục đích sinh hoạt cũng như điều
chỉnh lại trong đó sẽ đưa các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi vào trong tiêu chuẩn nước ngầm
và trong quan trắc, phân tích thực tế phải thay đổi, bổ sung thêm các thiết bị để khống chế
được các chất ô nhiễm này. Sau khi phát hiện ra các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi này, rõ
ràng là phải có cách tiếp cận nghiên cứu các phương pháp để loại bỏ chúng.
3. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ MỚI NỔI EOCs
TRONG NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT Ở VIỆT NAM
Đối với hệ thống thủy lợi có sử dụng nguồn nước tưới bị ô nhiễm, theo cơ chế chung một
phần sử dụng theo nước mặt còn thừa sẽ hồi quy trở lại sông, nhưng đồng thời một phần sẽ
thấm xuống tầng sâu bổ sung cho nguồn nước dưới đất và nguồn nước dưới đất bị ơ nhiễm đó
được bơm lên để sử dụng cho nước sinh hoạt của các đô thị. Đây là những chất cần phải quan
tâm xem xét đối với các nguồn nước sinh hoạt của các đô thị được bao quanh bởi các khu
nông nghiệp.
Ở nước ngoài cũng như ở Việt Nam hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải truyền
thống hầu như không loại bỏ được các chất này. Vấn đề này đang được các nước trên thế giới
đang tiếp cận và đang nghiên cứu. Về vấn đề này tác giả có một số ý kiến như sau:
1) Ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về chất lượng nước dưới đất, tuy nhiên mới chỉ chú
trọng phân tích nghiên cứu các chất ơ nhiễm thơng thường, ví dụ như nhóm các kim loại
nặng, các thành phần độc hại có trong hóa chất bảo vệ thực vật được biểu thị trong
444
Tuyển tập Hội nghị Khoa học thường niên năm 2018. ISBN: 978-604-82-2548-3
QCVN:09:2015/BTNMT. Hầu như chưa có nghiên cứu nào về các chất ô nhiễm hữu cơ mới
nổi EOCs trong nguồn nước dưới đất sử dụng cho sinh hoạt của các trung tâm đô thị và vùng
nông thôn. Việc phát hiện và nghiên cứu các chất các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi EOCs
trong nguồn nước dưới đất ở các nước tiên tiến sẽ là tiền đề cho những nghiên cứu ở nước ta
trong các giai đoạn tới. Chúng ta cũng nên tham khảo và tiếp cận sớm để có những điều chỉnh
cho hợp lý.
2) Ở nước ta các trang trại khu canh tác nơng nghiệp gần như khơng có có các bãi lọc sinh
học để sử dụng lại nước thải để tưới như các nước tiên tiến, mà phần lớn các nguồn nước tưới
lấy từ các sông đều đã bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau được sử dụng trực tiếp cho tưới. Vì
thế khả năng các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi EOCs hiện diện trong nguồn nước dưới đất của
các khu vực đô thị, dân cư nằm bên trong hoặc xung quanh vùng nông nghiệp là lớn hơn
nhiều so với các nước trên thế giới đã phát hiện. Việc quan tâm nghiên cứu các chất EOCs do
vậy càng cần thiết để có cơ sở đề xuất chiến lược phù hợp cho bảo vệ sức khỏe người dân.
3) Một điều kiện cần thiết cho nghiên cứu các chất EOCs là phịng thí nghiệm phải có thiết
bị, máy phân tích hiện đại. Đó là máy sắc ký phổ lỏng (HPLC). Đồng thời kỹ năng, trình độ
của cán bộ phân tích địi hỏi cũng cao hơn các phương pháp phân tích thơng thường. Đây
cũng là thiết bị có mặt trong các phịng thí nghiệm mơi trường đạt chuẩn quốc gia của nước ta
nên việc thực hiện phân tích EOCs đều có thể thực hiện được. Điều cần thiết là nâng cao trình
độ phân tích sử dụng thiết bị của phịng thí nghiệm.
4) Các cơ sở nghiên cứu ở nước ta như các Trung tâm, Viện nghiên cứu, trường Đại học,
trong đó có Trường Đại học Thủy lợi là những địa chỉ cần tiếp cận và triển khai sớm các
nghiên cứu chuyên sâu về EOCs trong nguồn nước dưới đất các khu vực có sử dụng nước tưới
bị ô nhiễm ở Việt Nam để từ đó đưa ra các ý kiến, đóng góp cho Nhà nước trong vấn đề quản
lý, xử lý các chất EOCs ở nước ta.
Ở trường ĐH Thủy lợi, để làm được điều này cần có vai trị và sự phối hợp của của các
phịng ban, các khoa, các cán bộ nghiên cứu môi trường trong trường có liên quan, ví dụ như
Phịng khoa học, Khoa Môi trường và các cán bộ nghiên cứu của khoa, trong việc đề xuất
xây dựng và thực hiện đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi EOCs
trong nguồn nước dưới đất của Việt nam và đề xuất các biện pháp quản lý, kiểm sốt”, qua đó
tập hợp đội ngũ cán bộ khoa học và thực hiện nghiên cứu này trong các năm sắp tới. Một số
nội dung cần tập trung chủ yếu như sau:
- Phân tích để xác định và nêu ý kiến đánh giá ban đầu về các chất ô nhiễm hữu cơ mới nổi
trong nước dưới đất của các vùng dân cư đô thị được bao quanh bởi các hệ thống thủy lợi có
sử dụng nguồn nước tưới bị ơ nhiễm;
- Nghiên cứu đánh giá rủi ro và ảnh hưởng đến sức khỏe con người do các chất ô nhiễm
EOCs trong nguồn nước sinh hoạt đối với dân cư.
- Về vấn đề quản lý, kiểm soát và loại trừ các chất ô nhiễm EOCs trong tương lai.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Phương Quý, Nghiên cứu đánh giá một số chất ô nhiễm chủ yễu trong sông Cầu Bây Hà Nội, và đề xuất giải pháp xử lý nước thải phù hợp, Luận án TSKT, trường ĐHTL, 2016.
[2] Nham, HTT. 2017. Reactive transport modeling of organic trace compounds in groundwater.
Carl von Ossietzky Universität Oldenburg.
[3] Postma, D., Larson, F., Nguyen, TT., Pham, TKT., Jakobsen, R., Pham, QN., Tran, VL., Pham,
HV., Murray, AS. 2012. Groundwater arsenic concentration in Vietnam controlled by sediment
age. Nature Geoscience.
445