A. PHẦN MỞ ĐẦU
Con người - với tư cách là một thực thể xã hội chỉ có thể tồn tại và phát
triển khi có những cơ sở vật chất nhất định. Ngay từ thời kỳ sơ khai của xã
hội loài người, ý thức về xã hội, về cộng đồng người còn hạn chế nhưng
người nguyên thuỷ đã biết chiếm giữ hao quả tự nhiên, chim thú săn bắt được,
những công cụ lao động giản đơn để phục vụ cho nhu cầu của mình. Hay nói
cách khác, con người sinh ra từ tự nhiên, để tồn tại và phát triển con người
phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu tự nhiên để thoả mãn nhu cầu nhất định. Sở
hữu được hiểu là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên, những thành quả lao
động (Ngày nay còn bao gồm cả tư liệu sản xuất) của xã hội loài người. Sở
hữu là phạm trù cơ bản, phức tạp và hàm xúc của kinh tế - chính trị học,
thường được bàn nhiều và cũng đang tồn tại không ít ý kiến khác nhau và đối
lập nhau nhưng tựu trung đều dựa trên nguyên tắc phương pháp luận coi sở
hữu như quá trình chiếm hữu và nhấn mạnh mặt pháp lý khi giải thích nội
dung kinh tế của sở hữu khao học kinh tế tư sản chỉ thấy trong sở hữu các
quyền tài sản và sự phân biệt đang tăng lên của các quyền này; còn kinh tế -
chính trị học truyền thống của CNXH coi sở hữu như quan hệ "Chủ - khách
thể bị chiếm hữu bởi chủ thể" hay "Quan hệ giữa con người về việc chiếm
hữu các yếu tố và kết quả sản xuất" do đó thường các quan niệm trên quy sở
hữu tư bản chủ nghĩa thành sự chiếm hữu tư nhân(chế độ tư hữu) và sở hữu
XHCN thành sự chiếm hữu toàn dân về các điều kiện và kết quả sản xuất (chế
độ công hữu). Những quan niệm này bộc lộ chỗ yếu là đồng nhất các quan hệ
pháp lý của kiến trúc thượng tầng với các cơ sở kinh tế của xã hội. Lẫn lộn
các hiện tượng kinh tế với các quan hệ bên trong, ổn định, đang quy định tính
chất và xu thế vận động của các hiện tượng và quá trình này xoá nhoà ranh
giới khác nhau giữa các chế độ kinh tế và các hình thức sở hữu, do đó đã hiển
nhiên hạ thấp vai trò lịch sử, đặc biệt của sở hữu trong hệ thống sở hữu xã
1
1
hội. Cách tiếp cận trên về sở hữu đã tỏ ra không để để giải thích sở hữu tư
sản hiện đại hơn nữa "Nó trở thành công cụ biện hộ cho việc Nhà nước hoá
toàn bộ nền kinh tế và nảy sinh hệ thống hành chính chỉ huy của kinh doanh
trong CNXH Nhà nước". Do vậy, việc tìm hiểu nội dung kinh tế của sở hữu là
cần thiết chẳng những đối với lý luận kinh tế học nói chung mà còn để có thể
đánh giá được các đổi mới và thực chất của sở hữu tư sản hiện đại, về thực
chất của mô hình XHCN kiểu cũ dựa trên chế độ công hữu thuần nhất, và về
con đường tất yếu chuyển đổi nó sang thị trường.
Đương nhiên sở hữu như một phạm trù kinh tế, khác sở hữu như một
phạm trù của luật học và các khoa học xã hội khác, không phải là quan hệ chủ
thể - khách thể, tuy rằng quan hệ chủ thể - khách thể "Vật liệu xây dựng" cho
sở hữu kinh tế và là xuất phát điểm cho mọi quá trình kinh tế. Hơn nữa, đã có
sự chuyển hoá sở hữu thực tế thành sở hữu kinh tế được gây ra bởi quá trình
phản ứng kinh tế - xã hội, trong điều kiện phân công lao động xã hội và có sự
trao đổi sản phẩm lao động (Mà điều kiện trao đổi là: chiếm hữu tư nhân về
các sản phẩm khác nhau và sự trao đổi là tương đương).
Vậy các quan hệ kinh tế trong những điều kiện lịch sử nhất định đã bắt
buộc sự chiếm hữu riêng rẽ của những người khác nhau về các điều kiện và
kết quả sản xuất khác nhau, nói cách khác, bắt buộc xuất hiện hình thái đối
kháng của sự thống nhất xã hội, xuất hiện mâu thuẫn kinh tế giữa những đại
diện các yếu tố sản xuất tức là các quan hệ sở hữu. Từ đây, có thể rút ra các
kết luận chính về vấn đề sở hữu, trước khi chúng ta đi phân tích cụ thể sự tồn
tại, vận hành của nó trong "Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở
Việt Nam":
Thứ nhất, Bản chất sở hữu như một phạm trù kinh tế bộc lộ ra ở chỗ nó
chứa đựng các chất lượng xã hội đặc biệt, gây ra bởi sự phân cực kinh tế giữa
các vật khác nhau và những người khác đại diện cho vật, do đó bắt buộc phải
cần đến nhau.
2
2
Thứ hai, sở hữu luôn giả định (bắt buộc) các cơ sở tư nhân của mình, nó
đảm bảo sự quan tâm kinh tế của người sản xuất hàng hoá - động lực thực sự
của sản xuất, đảm bảo hoạt động bình thường và hiệu quả của phân công lao
động xã hội. D. Ricado nói đại ý: Sở hữu tư nhân như là kết quả của phân
công lao động xã hội.
Thứ ba, nhưng sở hữu tư nhân như là hình thái lịch sử chung, là điều
kiện xã hội chung của sản xuất, luôn tồn tại dưới những hình thái cụ thể, đặc
thù của sở hữu.
Thứ tư, quan hệ sở hữu là quan hệ xã hội trìu tượng, chỉ bộc lộ khi ta
phân tích các chất lượng kinh tế.
Thứ năm, bộc lộc các cơ sở chung thống nhất giữa sở hữu và giá trị. Đó
là nhờ giá trị phát triển trên cơ sở quan hệ sở hữu; Nói cách khác sở hữu là
quan hệ định tính của quan hệ kinh tế, còn giá trị là quan hệ định lượng của
các quan hệ này.
Với lý luận trên, nhiều công trình khoa học nghiên cứu lịch sử, xã hội, triết học... đều thống nhất
rằng: sở hữu - một phạm trù kinh tế mang yếu tố khách quan - xuất hiện, phát triển song sung trung với sự
xuất hiện, tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Mặt khác, quan hệ sở hữu và chế độ sở hữu còn
mang bản chất giai cấp. Chúng ta đứng trên lập trường tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin để nghiên cứu
vấn đề sở hữu qua các hình thái kinh tế - xã hội và đặc biệt quan trọng là "Vấn đề sở hữu trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay".
Hơn thế nữa, ngày nay "Vấn đề sở hữu" còn là đối tượng nghiên cứu của
nhiều môn khoa học xã hội khác với các góc độ tiếp cận khác nhau, như: Lý
luận chung về nhà nước và pháp luật; Luật dân sự; Luật hôn nhân và gia đình;
Luật doanh nghiệp; Luật đất đai; Kinh tế môi trường vv...
Đây còn là vấn đề quan tâm có tính chất sống còn của mọi giai cấp, mọi
tổ chức và cá nhân: Sở hữu về tư liệu sản xuất là cơ sở kinh tế đầu tiên quyết
định địa vị thống trị xã hội của giai cấp cầm quyền; Sở hữu là cơ sở kinh tế và
là cơ sở pháp lý để các chủ thể thực hiện các quyền năng pháp lý trên đó.
Đối với nước ta hiện nay, thực hiện việc quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
không qua giai đoạn phát triển TBCN là một mô thức không có tiền lệ thì việc
3
3
đòi hỏi phải củng cố và hoàn thiện một hệ thống lý luận khoa học sắc bén,
trong đó có lý luận về vấn đề sở hữu" là tất yếu khách quan. Nó không chỉ là
kim chỉ nam cho hành động kinh tế của đất nước, mà còn góp phần giải quyết,
tháo gỡ vướng mắc, khắc phục sai lầm lệch lạc của thực tiễn quản lý điều
hành phát sinh vì sự hoàn thiện của chế độ sở hữu XHCN, từ đây tạo ra cái
nền vật chất pháp lý cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,
phấn đấu cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh.
Trong tất cả sự hiểu biết còn hạn chế của mình em xin được trình bày
vấn đề đặt ra của đề án với lòng mong muốn được học hỏi hiểu biết dưới sự
chỉ bảo và hướng dẫn của thầy giáo Lê Việt. Để bài viết sau của em được
hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn!
4
4
B. PHẦN NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về
phạm trù sở hữu
1. Một số khái niệm liên quan
a. Chiếm hữu là gì?
Để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu là
phạm trù khách quan, tất yếu, vĩnh viễn, là điều kiện trước tiên của hoạt động
lao động sản xuất. Chủ thể chiếm hữu là cá nhân, tập thể và xã hội. Đối tượng
của chiếm hữu từ buổi ban đầu của loài người là cái có sẵn trong tự nhiên
cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Các chủ thể chiếm hữu không
chỉ chiếm hữu tự nhiên mà cả xã hội, tư duy, thân thể, cả các vô hình và cái
hữu hình. Trong kinh tế, chiếm hữu cả sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu
dùng.
b. Sở hữu là gì?
Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là "Sự chiếm
hữu". Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội - lịch sử nhất định của sự chiếm
hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất
lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và
phi sản xuất. Sở hữu luôn luôn gắn liền với vật dụng - đối tượng của sự chiếm
hữu. Đồng thời sở hữu không chỉ đơn thuần là vật dụng, nó còn là quan hệ
giữa con người với nhau về vật dụng.
Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách
khác, quan hệ sở hữu về kinh tế là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa
5
5
rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hoà các quan hệ sản xuất - xã hội, tức là
các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống,
bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và
tiêu dụng được xét trong tổng thể của chúng. Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng
hoà các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý. Những quan hệ này tạo ra và ghi
nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý. Để nêu
bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý.
Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về đối
tượng sở hữu. Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến
pháp, luật của nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu.
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng
cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới
lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức
độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chấtl trình độ của lực lượng sản xuất. Haylà sự
vận động của quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên. Sự biến động của
quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu.
Đối tượng sở hữu: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là cái sẵn có trong
tự nhiên (hiện vật). Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu vật là sở hữu người nô
lệ. Xã hội phong kiến đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (đất đai, công cụ
lao động...) trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu không chỉ về mặt hiện vật
mà quan trọng hơn về mặt giá trị, mặt tiền tệ.Ngày nay, cùng với sở hữu về
mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều đến sở
hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục...
c. Quan hệ sở hữu là gì?
Mối quan hệ giữa người với người trong quá trình chiếm hữu và sản
xuất ra của cải vật chất trong xã hội là quan hệ sở hữu. Quan hệ sở hữu phản
6
6
ánh sự chiếm giữ tư liệu sản xuất và các sản phẩm tiêu dùng, nó biểu hiện qua
mối quan hệ vật - vật. Quan hệ sở hữu là một loại quan hệ xã hội phát sinh,
tồn tại và phát triển trong quá trình chiếm hữu, mà khi xem xét dưới góc độ
pháp lý nó bao gồm 3 bộ phận cấu thành chủ thể, khách thể và nội dung.
d. Các hình thức sở hữu: Hình thức đầu tiên, là công hữu, sau đó do sự
phát triển của lực lượng sản xuất, có sản phẩm dư thừa, có kẻ chiếm làm của
riêng xuất hiện tư hữu. Đó là hai hình thức sở hữu cơ bản thể hiện ở nước đó,
quy mô và phạm vi sở hữu khác nhau, phụ thuộc vào trình độ lực lượng sản
xuất và lợi ích của chủ sở hữu chi phối. Chẳng hạn, công hữu thể hiện thông
qua sở hữu nhà nước, sở hữu toàn dân. Ngoài ra còn có hình thức sở hữu hỗn
hợp. Nó xuất hiện tất yếu do yêu cầu phát triển lực lượng sản xuất và quy
trình xã hội hoá nói chung đòi hỏi. Sở hữu hỗn hợp hình thành thông qua hợp
tác liên doanh liên kết tự nguyện phát hành mua bán cổ phiếu v.v...
Tựu trung lại, khái quát lại thì có hai hình thức cơ bản: Công hữu và tư
hữu. Còn lại là kết quả của sự kết hợp giữa chúng với nhau.
e. Quyền sở hữu là gì?
Vì cơ sở kinh tế đảm bảo cho sự thống trị về chính trị - tư tưởng là các
quan hệ sở hữu có lợi cho giai cấp thống trị. Giai cấp thống trị dùng từ một bộ
phận của công cụ pháp luật quy định về chế độ sở hữu để thể chế hoá ý chí
của giai cấp hình thành hệ thống các quy phạm pháp luật các quy phạm pháp
luật này quy định, củng cố và duy trì dự tính và địa vị thống trị giai cấp. Vì
vậy quyền sở hữu là một phạm trù pháp lý. Nó có nhiệm vụ xác lập và bảo vệ
quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối tượng
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Với tư cách là một chế định pháp luật,
quyền sở hữu chỉ ra đời khi xã hội có phân chia giai cấp và có Nhà nước. Còn
theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho
phép một chủ thể được thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
trong những điều kiện nhất định (quyền năng dân sự). Ngoài ra theo một
7
7
phương diện khác quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu
(có ba yếu tố: Chủ thể, khách thể, nội dung).
g. Chế độ sở hữu là gì?
Phạm trù sở hữu khi được thể chế hoá thành quyền sở hữu (như trình bày
ở trên), được thực hiện thông qua cơ chế nhất định gọi là chế độ sở hữu. Chế
độ sở hữu được Nhà nước xác lập và được ghi nhận trong hiến pháp. Nó chứa
đựng hệ thống các quy phạm pháp luật về sở hữu và cơ chế, kiều kiện, thủ tục
pháp lý để áp dụng, thực hiện các quy phạm đó.
2. Hai chế độ sở hữu cơ bản trong lịch sử.
a. Sự xuất hiện và tồn tại của chế độ sở hữu tư nhân:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ ở gian đoạn cuối do sự phát triển của
lực lượng sản xuất sau ba cuộc phân công lao động xã hội (lần 1, ngành trăn
nuôi tách khỏi trồng trọt; lần 2, thủ công nghiệp tách khỏi công nghiệp; lần
3,với sự xuất hiện của tầng lớn thương nhân). Do năng xuất lao động đã lao
hơn trước, con người có kinh nghiệm hơn v.v...
Trong xã hội có sản phẩm dư thừa và xuất hiện những người chiếm đoạt
của cải dư thừa đó và trở thành giàu có, (tư hữu riêng) lại có những người do
yếu kém mà nghèo đói... Tất cả đẩy nhanh quá trình phân hoá tầng lớp xã hội
và giai cấp xuất hiện. Có giai cấp thì tất yếu có đấu tranh giai cấp. Để cuộc
đấu tranh giai cấp nằm trong vòng trật tự nhất định không phá vỡ xã hội thì có
một tổ chức đặc biệt ra đời, tựa hồ như đứng trên xã hội và quản lý xã hội.
Đó là Nhà nứơc.
8
8
Sơ đồ vắn tắt: Sở hữu tư nhân và các hình thái chủ yếu của nó.
I. Hình thái sở hữu tư nhân đơn giản.
Người sở hữu A
(Người sản xuất hàng hoá)
Hàng hoá A
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
Hàng hoá B
Người sở hữu A
(Nhà tư bản)
Tư liệu SX và TD
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
Sức lao động
Người sở hữu A
(Nhà nước - người SX hàng hoá)
Hàng hoá A
Người sở hữu A
(Nhà nước - nhà tư bản)
Tư liệu SX và tư liệu SH
Sở hữu thực tế
IV. hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân TBCN
Sở hữu thực tế
III. hình thái nhà nước của sở hữu tư nhân đơn giản
Sở hữu thực tế
Sở hữu thực tế
II.Hình thái sở hữu tư nhân TBCN
Sở hữu thực tế
Sở hữu thực tế
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
Hàng hoá B
Người sở hữu B
(Người lao động làm thuê)
Sức lao động
Người sở hữu B
(Người lao động làm thuê)
9
9
Sức lao động
Sở hữu thực tế
Các quan hệ phân công
lao động xã hội
Các quan hệ sở hữu
Các quan hệ phân công
lao động xã hội
Các quan hệ sở hữu
Sở hữu kinh tế
Các quan hệ phân công
lao động xã hội
Các quan hệ sở hữu
Sở hữu kinh tế
Các quan hệ phân công
lao động xã hội
Các quan hệ sở hữu
Sở hữu kinh tế
10
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
Người sở hữu B
(Người sản xuất hàng hoá)
10
Qua sơ đồ trên cho ta thấy sở hữu tư nhân trong các phương thức sản
xuất khác nhau của lịch sử phát triển của loài người với tính chất và mức độ
thể hiện khác nhau:
* Trong chế độ chiếm hữu nô lệ: Pháp luật của nhà nứơc chủ nô duy trì
và bảo vệ chế độ sở hữu của chủ nô đối với tất cả các tư liệu sản xuất của xã
hội ngay cả sở hữu bản thân người nô lệ (nô lệ là công cụ biết nói không được
xem là người). ở đây, trình độ tư hữu của còn thấp nhưng tính chất khắc
nghiệt và bất bình đẳng là tuyệt đối.
* Trong xã hội phong kiến: Sở hữu đẳng cấp phong kiến thể hiện rõ ở
chế độ"phong tước, cấp điền" của các vua chúa phong kiến. Nhà nước và
pháp luật phong kiến bảo vệ, duy trì chế độ sở hữu của địa chủ lãnh chúa
phong kiến đối với ruộng đất và duy trì tình trạng nửa phong kiến của nông
dân và giai cấp phong kiến.
* Trong chế độ tư bản chủ nghĩa: Trên cơ sở tan rã dần của sở hữu phong
kiến đã xuất hiện và phát triển quan hệ sở hữu tư sản. Đó là chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư
(do công nhân làm thuê sáng tạo ra bị giai cấp tư sản chiếm không)
ở đây là giai đoạn của trình độ tư hữu gắn với đặc trưng của xã hội tư
bản. Chế độ tư hữu được qui định là thiêng liêng bất khả xâm phạm. Giai cấp
tư sản với phương pháp, thủ đoạn bóc lột mới với trình độ cao tư hữu trong xã
hội tư bản chủ nghĩa nằm chủ yếu tập trung trong tay giai cấp tư sản, các tập
đoàn tư bản, các nhà tư bản nắm trong tay tư liệu sản xuất.
* Trong thời kỳ quá độ lên CNXH: Theo các nhà kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lê nin thì có 2 phương thức quá độ lên CNXH. Đối với những
nước như nứơc ta quá độ lên CNXH từ một nước nghèo, lạc hậu chưa qua giai
đoạn phát triển TBCN, thì nhất thiết cần có một thời kỳ lịch sử với sự tồn tại
11
11
của đa thành phần kinh tế với đa hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân
để sử dụng sức mạnh và ưu thế của các thành phần kinh tế trong nền kinh tế
hàng hoá, tất cả nhằm tạo ra tiền đề xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết
cho CNXH. Mặc dù vậy, trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở
nước ta hiện nay nhằm phát triển lực lượng sản xuất thì sở hữu nhà nước, kinh
tế nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo để định hướng cho sở hữu tư nhân nói
riêng và nền kinh tế nước ta nói chung đi theo đúng quĩ đạo.
Chính C.Mác và F. Ănghen trong tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng
sản, ông đã nhấn mạnh "chủ nghĩa cộng sản không xoá bỏ của ai quyền chiếm
hữu các của cải mà chỉ xoá bỏ việc dùng những của cải ấy để nô dịch lao
động của người khác".
b. Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa Mác đã khẳng định: "Không thể xoá bỏ ngay tư hữu và thiết
lâp ngay chế độ công hữu về tư liệu sản xuất"
Sự bình đẳng về mặt xã hội của con người trong mối quan hệ qua lại của
họ đối với tư liệu sản xuất tức là sự chiếm hữu mà tiêu chí duy nhất của nó là
lao động sống. Sự khẳng định mình như là một chế độ sở hữu. Sự bất bình
đẳng xã hội cho phép một số người này (người chủ sở hữu) chiếm đoạt lao
động của những người khác (những người không phải là chủ sở hữu) được coi
là chế độ sở hữu. Tùy thuộc vào khả năng chiếm đoạt lao động của mình hay
của người khác mà phân ra 2 kiểu chế độ sở hữu: chế độ tư hữu mang tính
bóc lột dựa trên lao động của người khác và chế độ tư hữu lao động dựa trên
lao động của chính bản thân mình. Kiểu chế độ tư hữu thứ hai, chẳng hạn
như các điền chủ hiện nay không sử dụng hoặc hầu như không sử dụng lao
động làm thuê, ngày nay có thể liên kết vào các hệ thống kinh tế cả TBCN và
XHCN. Trên phương diện chủ thể, chế độ tư hữu phân chia thành tư hữu cá
nhân và tư hữu tập thể bao gồm cả sở hữu tập thể cổ phần - sở hữu toàn dân
và sở hữu tập thể lao động.
12
12