Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thực trạng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên trong bối cảnh hội nhập hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.44 KB, 4 trang )

II

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG

THỰC TRẠNG GIÁO DUC ĐAO ĐỨC, LÕI SỖNG
CHO THANH NlẾN TRONG BÔI CANH HỘI NHẬP HIỆN NAY
Nguyễn Bích Ngọc
*
ABSTRACT
Under the leadership of the Party' and President Ho Chi Minh, Vietnamese youth have been cared for,
educated and gradually grown up, playing a very important role in every’ victory of the Vietnamese revolution.
However, in the face of difficulties and challenges of the development process in the context of integration,
a large number ofyoung Vietnamese people have lost their will to strive, their ideals are blurred, and their
lives are deviatingfrom moral standards. This requires the whole society to find a solution to strengthen moral
education and lifestyle for young people, in order to meet the revolutionary requirements in the new era,
worthy of President Ho Chi Minh’s teachings. "Where the Party needs it, the youth have it, what is difficult for
the youth to do ".
Keywords: Moral education, lifestyle, vouth, integration context
Received: 7/02/2022; Accepted: 08/02/2022; Published: 14/02/2022

1. Đặt vấn đề
Thanh niên là vốn quý của quốc gia, là tương lai
của đất nước. Trong thư gửi thanh niên năm 1947,
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “...Thanh niên là
người chủ tương lai cùa nước nhà. Thật vậv, nước
nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là
do các thanh niên...". Dưới sự lãnh đạo của Đảng,
thanh niên nước ta được chăm lo, giáo dục trên mọi
phương diện, ngày càng trưởng thành và đóng góp
to lớn cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.
Bằng sự nỗ lực học tập, rèn luyện không ngừng, cùng


với sự dìu dắt của cả hệ thống chính trị, nhiều thế hệ
thanh niên Việt Nam đã hình thành những lý tường
cách mạng cao đẹp, tiếp nối truyền thống vẻ vang
của các bậc cha anh, trờ thành niềm tự hào của quê
hương, đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, dưới tác động của nền kinh tế thị trường thời kỳ
hội nhập, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của nền kinh
tế xã hội đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh niên
sa sút về đạo đức, lối sống, mờ nhạt về lý tưởng cách
mạng, giảm sút ý chí phấn đấu, gây quan ngại cho
gia đình và xã hội. Thực tế tình trạng thanh niên sống
lệch chuẩn, suy thối về đạo đức, lối sống, hay vi
phạm phát luật hiện nay đang đặt ra cho toàn xã hội
câu hỏi lớn về giải pháp giáo dục thanh niên, nhằm
phục vụ cho mục tiêu cách mạng trong thời kỳ mới.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng đạo đức, lối sống của thanh
niên hiện nay
* ThS. Trường Chính trị tinh Đồng Tháp

Kể từ khi mới thành lập, Đảng và Chủ tịch Hồ
Chí Minh đâ xác định thanh niên là người chủ tương
lai của đất nước, Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo
đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người
thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa “hồng vừa
“chuyên”. Sau khi giành được độc lập năm 1945,
trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu
tiên, Bác Hồ đã dành trọn niềm tin vào thế hệ trẻ:
“Non sơng Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng,
dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang đê sánh

vai với các cường quốc năm châu được hay khơng,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”. Dưới sự diu dắt, chăm lo của Đàng, thanh niên
Việt Nam đã thực sự trở thành rường cột của nước
nhà, lập nhiều thành tích vẻ vang trong sự nghiệp
đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển
đất nước. Ngay từ những ngày đầu cách mạng, nhiều
thế hệ thanh niên đã làm rạng danh trang sử cách
mạng nước nhà với những cái tên đi vào sử sách: Lý
Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thái Bình, Lê
Đình Chinh, ....Hiện nay, trong bối cảnh xây dựng đất
nước thời kỳ hội nhập, lớp lớp thanh niên vượt qua
nhiều khó khăn, thử thách để tiếp nối truyền thống
tốt đẹp đó. Thực tế thời gian qua có nhiều thanh niên
nỗ lực cao độ trong học tập, rèn luyện và đã khẳng
định được vị trí, vai trị của mình trong sự nghiệp
cách mạng, gặt hái được những thành tích vẻ vang
trong các phong trào “Tuổi trẻ sảng tạo, tình nguyện
vĩ cộng đồng”, “Sáng tạo khoa học kỹ thuật”, “Khởi
nghiệp ”, “Thanh niên tình nguyện xây dựng và bảo
vệ Tô quốc”, v.v... Qua các hoạt động phong trào,

112 . TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 259 KỲ 2 - 2/2022


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
các em đã thực sự trưởng thành về nhận thức và nhân
cách, vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng,
Ỉhiền em giữ các vị trí lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
ếp tục cống hiến đắc lực cả trí tuệ và sức lực cho

ạ nghiệp xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
iàu mạnh, văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh các tầng lớp thanh niên ưu
lú, vẫn cịn một bộ phận khơng nhỏ các thanh niên
chưa có ý thức và chưa tự giác trong phấn đấu học
ập, rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp, vì lý tưởng
phục vụ quê hương, đất nước. Thời gian qua, dư luận
xã hội rất quan ngại tình trạng thanh niên ham chơi
bỏ học, đua đòi, tụ tập gây rối an ninh trật tự, sa đà
vào rượu chè và các tệ nạn xã hội, phó mặc tương lai
cho số phận.... Nhiều em vướng vào tệ nạn mua bán
và sử dụng ma túy, quan hệ tình dục sớm, vi phạm
pháp luật về an tồn giao thông, cờ bạc, trộm cắp,
cướp giật tài sản, thậm chí giết người. Điều đáng lo
ngại là phần đơng các thanh niên này sẽ là những
người mờ nhạt lý tưởng, thui chột ý chí phấn đấu,
chạy theo lối sống thực dụng, ích kỷ nếu khơng có
giải pháp giáo dục, uốn nắn kịp thời.
Những sa sút về đạo đức, lối sống của một bộ
phận thanh niên như đã nêu trên ngoài ngun nhân
chủ quan do chính bản thân các em, cịn có nguyên
nhân từ sự giáo dục và tác động của ba mơi trường:
Nhà trường, gia đình và xã hội.
Thứ nhất, về vai trò của nhà trường, từ lâu nay,
các trường phổ thông thường chú trọng việc dạy
“chữ” mà xem nhẹ việc dạy “người” do áp lực thi
cử, chỉ tiêu thi đua về học lực, thành tích điểm số.
Chương trình dạy “người” chỉ được thực hiện với
thời lượng có chừng mực qua các phong trào văn hóa
văn nghệ, một số hoạt động ngoại khóa, một số nội

dung trong mơn Giáo dục công dân vốn nặng về lý
thuyết. Những nãm gần đây, ngành giáo dục có đề
cập đến giáo dục học sinh về kỹ năng sống, tư vấn
học đường nhưng giáo viên phụ trách mảng giáo dục
này thuộc dạng kiêm nhiệm (tức không chuyên) và
do hạn chế về thời gian nên hiệu quả giáo dục cũng
khơng cao. Hoạt động đồn thanh niên cũng vì thế
thiếu sức hút đối với một bộ phận thanh niên hay
ham chơi trốn học chứ chưa nói đến nhiệm vụ to tát
là giáo dục lý tưởng cho các em này. Ngồi ra, cũng
do cịn e ngại về thành tích thi đua và áp lực từ phụ
huynh nên kỷ luật nhà trường cũng chưa nghiêm đối
với học sinh vi phạm nội quy dẫn đến tính giáo dục
răn đe chưa cao. Thực tế những năm qua, tình trạng
bạo lực học đường hay việc học sinh vi phạm pháp

II

luật vẫn luôn là nồi trăn trở của toàn xã hội.
Thứ hai, về phía gia đinh, phụ huynh thường
có tâm lý phó thác việc dạy dỗ con em họ cho nhà
trường, chỉ tập trung vào công việc làm ăn với suy
nghĩ kiếm nhiều tiền để lo cho con em ăn học, và như
thế họ xem như mình đã làm trịn trách nhiệm với
bọn trẻ rồi. Chính hạn chế nhận thức về trách nhiệm
trong giáo dục con cái như thế dẫn đến tình trạng
bọn trẻ cảm thấy được “tự do ” trong mọi sinh hoạt,
sinh ra tâm lý học địi, thích tụ tập, la cà ở các hàng
quán, các tụ điểm với những thanh niên lêu lỏng, từ
đó sinh ra tâm lý chán học, rồi học kém, bỏ học, sống

khơng có lý tưởng, khơng màng đến tương lai. Mặt
khác, một số gia đình khơng gương mẫu trong xứ sự
và trong nền nếp sinh hoạt, cha mẹ ly hôn ... nên ảnh
hưởng nhiều đến đạo đức, lối sông của bọn trẻ, khiến
các em trở thành những kẻ thích sử dụng bạo lực,
ứng xử thiếu văn hóa, hay nói tục, chửi thề, tập tành
hút thuốc, uống rượu, thiếu kính trọng người già, phụ
nữ, vơ lễ với thầy cô ...
Thứ ba, về môi trường xã hội, những tác động
tiêu cực của cơ chế thị trường, sự du nhập của các
loại hình văn hóa độc hại qua báo chí, phim ảnh, các
trang mạng xã hội, trào lưu sống thực dụng, xem
trọng “cái tơi ”, thích hưởng thụ, thích bạo lực, khao
khát tự khẳng định mình đã làm tha hóa, biến chất
một bộ phận thanh niên thiếu ý thức, đưa chúng vào
cuộc sống lệch lạc về nhân cách, tiêu tan ý chí phấn
đấu, khơng có lý tưởng sống, sa vào tệ nạn xã hội
và cuối cùng là vi phạm pháp luật. Nguy hiểm hơn
nữa, do ham mê cuộc sống vật chất, tơn sùng sự hào
nhống của thế giới tư bản, các em rất dễ bị mua
chuộc, lôi kéo bởi các thế lực thù địch đang ngày
đêm xuyên tạc, chống phá chế độ qua các trang mạng
xã hội. Đã có không hiếm trường hợp các em tham
gia chia sẻ các diễn đàn của bọn phản động ở trong
và ngoài nước, phát truyền đơn, bị xúi giục tham gia
biểu tình gây rối trật tự xã hội làm ảnh hưởng đến
an ninh quốc gia. Đây là bài tốn khó đối với những
người có trách nhiệm giáo dục đạo đức, lối sống cho
thanh niên.
2.2. Giải pháp giáo dục đạo đức, lối song cho

thanh niên trong tình hình mới
2.2.1. Giải pháp từ mơi trường học đường
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII của Đảng đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của
văn hóa, “lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam
làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm
sự phát triển bền vững”; phục vụ đắc lực cho cơng

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 259 KỲ 2 - 2/2022 . 113


II

NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG

cuộc đối mới đất nước và hội nhập quốc tế. Tinh thần
của Nghị quyết này đã khẳng định mạnh mẽ vai trò
của nhà trường trong giáo dục the hệ trẻ, giá trị của
văn hóa học đường trong việc bồi dường, xây dựng
the hệ tré Việt Nam những nàng lực và phẩm chất
mới. Chương trinh giáo dục phổ thông 2018 với việc
giáo dục 5 phâm chất và 10 năng lực cho học sinh
cũng nhằm phục vụ cho mục tiêu giáo dục này.
Đê nâng cao hiệu quà giáo dục các phẩm chất có
tính thời đại cho thanh niên, ngành giáo dục cần xây
dựng lại tiêu chí đánh giá hiệu quả giáo dục ở các
nhà trường, trong đó có thang đánh giá về hiệu quả
giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh một cách cụ
thê, có sự lượng hóa rõ ràng, chứ không chi đánh giá
chung chung ờ tỉ lệ học sinh xếp loại hạnh kiêm cuối

năm học, thường xấp xỉ 100% xếp loại Tốt, trong khi
thực tế học sinh vi phạm đạo đức, lối sống còn khá
nhiều. Các nhà trường, cần dành thời gian và kinh
phí thỏa đáng để tổ chức nhiều hoạt động giáo dục
đạo đức, lối sống cho học sinh theo phương châm
"Dạy chừ đi đôi với dạy người", cần thấm nhuần
lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “...Đảng cần phải
chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo
họ thành những người thừa kế xây dựng xã hội chu
nghĩa vừa “hồng”, vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
cần thiết”. Hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống phải
cụ thê, có chiều sâu, xác định rõ nội dung và mục tiêu
cần đạt chứ khơng chì tỏ chức các hoạt động ngoại
khóa một cách qua loa, hình thức, cần qn triệt
cho tồn thể lực lượng giáo dục trong nhà trường về
nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, ai cùng đóng
vai trị quan trọng chứ khơng chi riêng giáo viên chu
nhiệm, cán bộ Đồn - Hội hay cán bộ quàn lý nào.
Giáo dục học sinh từ hoạt động ngoại khóa cho đến
các buổi tuyên truyền, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt
chủ nhiệm, lồng ghép trong q trình giảng dạy các
mơn học, nhất là mơn Giáo dục công dân. Lịch sử,
Địa lý, Văn học... Hoạt động Đồn thanh niên phải
đổi mới mạnh mẽ từ hình thức cho đến nội dung sao
cho hấp dẫn, lôi cuốn thanh niên tham gia, chú ý tìm
hiểu tâm tư nguyện vọng của thanh niên, xu hướng
tâm lý trong thời kỳ mới đề xây dựng các nội dung
hoạt động phù hợp với tâm sinh lý cua các bạn tré,
biến tổ chức Đoàn thật sự thành chồ dựa tinh thần

của các em. Cơng tác giáo dục thanh niên cần tập
trung vào tính thực tế và tính khoa học. Tính thực tế
địi hỏi các phương pháp và hình thức tuyên truyền,
giáo dục phải làm sao cho thanh niên thấy được lợi

ích về sự phát triển của ban thân họ: về thê chất,
trinh độ, nghề nghiệp, sự tự khảng định mình, việc
được người khác tôn trọng ....Một khi thanh niên
được quan tâm đúng mức đến nhu cầu sống, học tập
và phát triên cá nhân thì họ sẽ tin và nghe theo cách
thức giáo dục của người lớn, từ đó sẽ cố gắng theo
đuổi và hiện thực hóa ước mơ cao đẹp của mình.
Tính khoa học trong giáo dục thanh niên đòi hòi phải
chú ý đến các nguyên lý sư phạm: Phương pháp phải
phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý đang trong giai
đoạn ‘bùng nổ” của thanh niên. Mọi cách thức giáo
dục cực đoan mà không quan tâm đến tâm tư nguyện
vọng, đặc điểm tâm sinh lý của thanh niên sẽ dễ dẫn
đến tác dụng ngược lại. Thực tế cho thấy tình trạng
bạo lực học đường, hành vi càn quấy vi phạm pháp
luật, sự sa đà vào các tệ nạn xã hội hay tâm lý bất
cần tương lai trong một bộ phận thanh niên diễn ra
thường xuyên thời gian qua ít nhiều liên quan đến
cách giáo dục chưa phù hợp của người lớn.
2.2.2. Giai pháp từ nếp sống gia đình
Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi
dưỡng, hỉnh thành và giáo dục nhân cách của trẻ
em. Ngoài thời gian học sinh đến trường thi phần
lớn thời gian còn lại các em sinh sống, học tập, sinh
hoạt tại gia đình, vì vậy gia đình là nơi ảnh hưởng

nhiều nhất đến nền tảng đạo đức và sự hình thành
nhân cách của trẻ. Tại mỗi địa phương, các cấp chính
quyền và ngành văn hóa phải đẩy mạnh tun truyền
tồn dân thực hiện phong trào“Xây dựng đời sống
văn hóa - nơng thơn mới”, “Xây dựng nếp sống văn
minh đô thị”, giáo dục để mỗi bậc phụ huynh nhận
thức đây đủ về tầm quan trọng cùa nếp sống gia đình
có ảnh hưởng đến đạo đức, lối sống cùa trê, kêu gọi
các bậc cha mẹ phải thật sự quan tâm đến tương lai
của con em mình, cố gắng thực hiện nếp sống văn
hóa mới, đời sống văn minh ngay tại chính gia đình
và nơi mình đang sinh sống. Gia đình phải thường
xuyên phối hợp với nhà trường thơng qua nhiều kênh
liên lạc đê năm tình hình học tập, rèn luyện của các
em, trao đổi, tham vấn cách thức quản lý, giáo dục
những em chậm tiến, chưa ngoan. Bản thân các bậc
phụ huynh phải nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng
của việc giáo dục hình thành nhân cách con em mình
ngay từ nhị tại gia đình, xem đây là tiền đề để các em
tiếp tục phát triến ở môi trường học đường. Cha mẹ
phải thật sự quan tâm đến bọn trẻ, thường xuyên gần
gũi động viên con em mình phấn đấu vươn lên, phái
chuẩn mực trong sinh hoạt, ứng xử ở gia đình, nâng
cao ý thức bảo vệ mơi trường, phịng, chống bạo lực

114 . TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 259 KỲ 2 - 2/2022


NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
gia đinh, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bà con

xom giềng, hăng hái tham gia các hoạt động xã hội,
nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, đường lối
cua Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước,
gương mẫu trong học tập và rèn luyện... Cha mẹ phải
thật sự là tấm gương sáng để các em noi theo.
2.2.3. Giải pháp từ các đồn thể xã hộz’
Mơi trường xã hội hiện nay cỏ tác động rất lớn
đền đời sống tinh thần của thanh niên. Mỗi ngày,
Ci:ác em tiếp cận với đủ loại thông tin, mọi mối quan
hệ bên ngồi, từ đó thói quen, tính cách, quan niệm
song chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi những tác nhân này.
Thực tế cho thấy, những thanh niên hay la cà, tụ tập
Ở các quán xá, các tụ điểm ăn chơi, giải trí khơng
lánh mạnh thường là những em ham chơi, chán học,
lợi đời, ranh ma, sống bất cần đời, không màng
đ|ến tương lai, sống khơng có mục đích, khơng có
lý tưởng. Một bộ phận trong số đó đắm mình trong
cuộc sống ảo qua các trang mạng xã hội hoặc học
đòi, sống thử. Bộ phận khác thì có xu hướng sống
g ấp, thích hưởng thụ nên dễ sa đà vào ma túy hay các
t Ị nạn xã hội như cờ bạc, mãi dâm, mua bán chất gây
rghiện....Vì vậy, tại mồi địa phương, chính quyền và
c ác ban, ngành, đồn thể xã hội cần phải tăng cường
c ông tác quản lý địa bàn, thường xuyên kiểm tra chấn
c hình, xử lý các hoạt động văn hóa thiếu lành mạnh,
tập trung xây dựng thiết chế văn hóa đáp ứng tốt nhu
í ầu đời sống tinh thần của người dân, tạo sân chơi bổ
ích để thu hút thanh niên học tập, rèn luyện, đặc biệt
là những thanh niên bỏ học, lêu lỏng, không nghề
nghiệp. Tố chức Đoàn thanh niên cần nhạy bén nắm

bắt tâm tư nguyện vọng của thanh niên để phát động
1 ihiều phong trào thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt; tổ
chức nhiều hoạt động vàn hóa văn nghệ, thể dục thể
hao tại địa phương để giáo dục lý tưởng, mang lại
I :ho các em niềm tin và ý chí phấn đấu vì ngày mai
ập nghiệp. Để kịp thời hỗ trợ, tư vấn cho phụ huynh
rong việc giáo dục con cái, các ban, ngành, đoàn thể
tã hội cần thường xuyên gặp gỡ phụ huynh trực tiếp
:ại nhà để trao đổi, tuyên truyền, đặc biệt chú ý phát
huy lợi thế của mơ hình Hội qn nơng dân (Một
ỉáng kiến nổi tiếng cùa tình Đồng Tháp), để qua các
ouổi sinh hoạt tổ, khóm, chính quyền, đồn thể và bà
con cùng nhau trị chuyện trao đổi tình hình học tập,
sinh hoạt của con em người dân tại cộng đồng, bàn
giải pháp phối hợp quản lý, giáo dục các em, uốn nắn
các sai phạm cũng như ngăn ngừa các biểu hiện tiêu
cực có khả năng phát sinh trong tương lai.
3. Kết luận
Trải qua gần một thế kỷ dưới sự dìu dắt, chăm

II

lo, giáo dục cùa Đảng và Bác Hồ, thanh niên Việt
Nam đã làm nên những trang sử vẻ vang của truyền
thống cách mạng, góp phần vào những thắng lợi vĩ
đại trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trước một số
tác động tiêu cực của quá trình tồn cầu hóa, một bộ
phận thanh niên có biểu hiện sống lệch chuẩn đạo
đức, sa sút ý chí phấn đấu, mờ nhạt lý tường. Nước

ta đang trong quá trình hội nhập với vị thế chính trị
cao chưa từng thấy trong lịch sử, điều này đòi hỏi
thế hệ thanh niên hiện nay và tương lai - thế hệ kế
thừa truyền thống cách mạng của cha anh, phải là
những người có đạo đức cách mạng trong sáng, có
trinh độ tri thức cao hơn nữa, có bản lĩnh mạnh mẽ
hơn và lý tưởng sống cao đẹp Vì vậy, trách nhiệm
giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên là trách
nhiệm của toàn xã hội và chính bản thân tự giác phấn
đấu của mỗi thanh niên. Thực hiện tinh thần Nghị
quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII cùa
Đảng về hoạch định những chiến lược quan trọng để
phát triển đất nước, trong đó có việc bồi dưỡng, phát
triển đội ngũ thanh niên, cùng với sự quyết tâm của
cả hệ thống chính trị, chắc chắn thanh niên Việt Nam
sẽ tiếp tục trưởng thành về mọi mặt, viết tiếp những
trang sử vẻ vang của truyền thống cha anh, đưa Việt
Nam trở thành một nước phát triển giàu mạnh, văn
minh, hiện đại.

Tài liệu tham khảo
1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2015), Chì
thị số 42-CT/TW ngày 24 tháng 3 năm 2015 về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo
dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, vàn hoá
cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030. Hà Nội
2. Mai Văn Ninh (2017), Một số kết quả sau một
năm thực hiện Chi thị số 05-CT/TW của Bộ Chinh
trị về "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh ”, Tạp chí Cộng sản

(số 126).
3. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Hoàng Mạnh Thắng,Vũ
Thị Hương (2014), 45 năm thực hiện Di chúc của
Chù tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia sự
thật, Hà Nội.
4. Trần Minh Trưởng (2019), Tư tường Hồ Chi
Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên, bài viết
đăng trên Website Trung ương Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, (24/08/2019).
5. Văn kiện Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ
XIII của Đảng.

TẠP CHÍ THIẾT BỊ GIÁO DỤC - số 259 KỲ 2 - 2/2022 • 115



×