Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Thực trạng hệ thống phần mềm ứng dụng Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 42 trang )

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
----------

CHUYÊN ĐỀ
Thực trạng hệ thống phần mềm ứng dụng
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Người thực hiện:
Đinh Nhật Thành

Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP SỰ
CỐ AN TỒN THƠNG TIN NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT
NAM

Chủ nhiệm: KS. Lê Vũ Toàn

Hà Nội - 2022


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
----------

CHUYÊN ĐỀ
Thực trạng hệ thống phần mềm ứng dụng
Ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Đề tài:
XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUY TRÌNH ỨNG CỨU KHẨN CẤP SỰ CỐ
AN TỒN THƠNG TIN NGÀNH BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Chủ nhiệm: KS. Lê Vũ Toàn



Hà Nội - 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1
1. Sự cần thiết................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................2
5. Những đóng góp mới và những vẫn đề chưa được giải quyết..................2
6. Bố cục của chuyên đề................................................................................2
Chương 1. Tình hình xây dựng, phát triển hệ thống CNTT của ngành BHXH
Việt Nam giai đoạn 2016-2020.........................................................................4
1.1. Căn cứ triển khai....................................................................................4
1.2. Tình hình triển khai................................................................................5
Tổng kết Chương 1......................................................................................10
Chương 2. Thực trạng Hệ thống phần mềm ứng dụng ngành BHXH Việt Nam
.........................................................................................................................11
2.1. Phần mềm cấp mã số BHXH và Quản lý BHYT hộ gia đình (HGĐ). .11
2.2. Phần mềm Thu và quản lý sổ, thẻ (TST)..............................................12
2.3. Phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS)...............................................13
2.4. Phần mềm Kế toán tập trung (KTTT)..................................................14
2.5. Giao dịch BHXH điện tử......................................................................16
2.6. Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp
với cơ quan Bảo hiểm xã hội (SMS)...........................................................18
2.7. Hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử (ECOPAY)...........................20

2.8. Ứng dụng BHXH điện tử (VssID).......................................................20


2.9. Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (Eoffice)..............................21
2.10. Phần mềm Lưu trữ hồ sơ điện tử ngành BHXH.................................22
2.11. Phần mềm Quản lý hoạt động thanh tra, kiểm tra..............................22
2.12. Phần mềm Quản lý nhân sự................................................................23
2.13. Hệ thống Quản lý Đầu tư quỹ............................................................23
2.14. Phần mềm Thi đua Khen thưởng (TĐKT).........................................24
2.15. Phần mềm Quản lý Đấu thầu thuốc....................................................24
2.16. Hệ thống đào tạo trực tuyến (Elearing)..............................................25
2.17. Hệ thống danh mục dùng chung trong các phần mềm.......................25
Tổng kết Chương 2......................................................................................27
Chương 3. Đánh giá các nguy cơ gây mất an tồn thơng tin và đề xuất giải
pháp đảm bảo an tồn thơng tin cho hệ thống phần mềm ứng dụng...............28
3.1. Đánh giá nguy cơ gây mất ATTT của hệ thống phần mềm ứng dụng..28
3.2. Các biện pháp đã triển khai nhằm đảm bảo ATTT cho hệ thống phần
mềm ứng dụng ngành BHXH Việt Nam.....................................................31
Tổng kết Chương 3......................................................................................32
KẾT LUẬN.....................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................36


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TT
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12

Danh mục
An tồn thơng tin
Ứng cứu khẩn cấp
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Giao dịch điện tử
Khám bênh, chữa bệnh
Cách mạng công nghiệp
Chuyển đổi số
Dịch vụ công

Chữ viết tắt, rút gọn
ATTT
ƯCKC
BHXH
BHYT
BHTN
CNTT
CSDL

GDĐT
KCB
CMCN
CĐS
DVC


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. Giao diện Phần mềm HGĐ.................................................................11
Hình 2. Giao diện Phần mềm TST..................................................................12
Hình 3. Giao diện Cổng DVC BHXH Việt Nam............................................18
Hình 4. Hình ảnh mã QRCODE tải ứng dụng VssID.....................................21
Hình 5. Giao diện Hệ thống eoffice................................................................22


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết
Với định hướng của Quốc hội và sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ,
trong giai đoạn 2016-2020, ngành BHXH Việt Nam đã và đang đầu tư xây
dựng, hoàn thiện hệ thống CNTT của Ngành theo định hướng Chính phủ điện
tử, tích hợp, tập trung cấp quốc gia, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế, hướng tới
khách hàng với quy trình nghiệp vụ tự động hóa mức độ cao được vận hành
bởi nguồn nhân lực công nghệ thông tin chuyên nghiệp, chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu đảm bảo an sinh xã hội quốc gia, phục vụ người dân và doanh
nghiệp ngày càng tốt hơn, toàn diện trong các lĩnh vực BHXH và BHYT.
Hệ thống CNTT của ngành BHXH Việt Nam được triển khai từ Trung
ương tới tất cả BHXH cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ sở y tế; triển khai thực
hiện giao dịch điện tử trên tất cả các lĩnh vực: thu, cấp sổ BHXH; thẻ BHYT,
giải quyết các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, giám định và thanh

tốn chi phí KCB BHYT... Đến nay, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc
cung cấp dịch vụ công mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành,
tổ chức, cá nhân có thể thơng qua 13 nhà I-VAN hoặc thực hiện trực tiếp trên
Cổng DVC của BHXH Việt Nam, Cổng DVC Quốc gia.
Hiện tại, tồn Ngành BHXH Việt Nam đang có gần 30 hệ thống ứng
dụng; quản lý CSDL của gần 98 triệu người dân, tương ứng với gần 28 triệu
hộ gia đình trên tồn quốc; với hơn 20 nghìn tài khoản công chức, viên chức
và người lao động trong Ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng
để thực hiện các nghiệp vụ của Ngành; kết nối liên thông với trên 12.000 cơ
sở khám chữa bệnh và hơn 500 nghìn tổ chức, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ
cơng trên toàn quốc và các bộ, ngành. Năm 2021, Hệ thống giao dịch BHXH
điện tử Giao dịch điện tử tiếp nhận và xử lý hơn 87 triệu hồ sơ (chưa kể hơn
170 triệu hồ sơ đề nghị thanh tốn chi phí KCB BHYT). Như vậy, nếu tính
bình qn mỗi cán bộ BHXH sẽ phải giải quyết hơn 4 nghìn hồ sơ mỗi năm.
Năm 2020, BHXH Việt Nam đã đưa ứng dụng trên thiết bị di động
VssID - Bảo hiểm xã hội số chính thức đi vào hoạt động, cung cấp các dịch
vụ, tiện ích cho người tham gia, thụ hưởng chế độ, chính sách BHXH, BHYT,
sau hơn 1 năm cơng bố ứng dụng, đến 31/12/2021 đã có hơn 23,8 triệu tài
khoản giao dịch điện tử cá nhân (dùng để đăng nhập, sử dụng ứng dụng
VssID) được đăng ký và phê duyệt.


2
Cùng với đó, thực hiện Nghị định số 43/2021/NĐ-CP ngày 31/3/2021
của Chính phủ quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm, đây là 1 trong 6
CSDL quốc gia quan trọng, được Chính phủ ưu tiên triển khai, BHXH Việt
Nam được giao là đơn vị chủ quản của CSLD quốc gia về bảo hiểm. Xác định
rõ vai trò và trách nhiệm, BHXH Việt Nam đã và đang tích cực phối hợp với
các bộ, ngành liên quan hoàn thiện quy chuẩn kỹ thuật, tập trung, hoàn thiện
cơ sở dữ liệu chuyên ngành, danh mục dữ liệu mở để sẵn sàng kết nối, chia sẻ

theo chỉ đạo của Chính phủ.
Do đó, việc đảm bảo an tồn thơng tin cho tồn bộ hệ thống thơng tin
của Ngành nói chung và hệ thống phần mềm ứng dụng nói riêng là một thách
thức rất lớn trước những nguy cơ tấn công mạng với kỹ thuật ngày càng tiên
tiến của tội phạm công nghệ cao như hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng hệ thống phần mềm ứng dụng ngành BHXH Việt
Nam.
- Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo an tồn thơng tin, kịp thời
ứng phó khi có sự cố xảy ra đối với hệ thống phần mềm, ứng dụng của ngành
BHXH Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống phần mềm ứng dụng và đội ngũ cán
bộ quản trị, sử dụng các phần mềm, ứng dụng của Ngành.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phần mềm ứng dụng nội bộ;
+ Phần mềm phục vụ hoạt động nghiệp vụ;
+ Phần mềm ứng dụng phục vụ người dân và doanh nghiệp.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích thực tiễn và thông qua báo cáo về hệ
thống phần mềm ứng dụng ngành BHXH Việt Nam
5. Những đóng góp mới và những vẫn đề chưa được giải quyết
6. Bố cục của chuyên đề
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề được chia thành 3 chương.
Cụ thể như sau:


3
Chương 1. Tình hình xây dựng, phát triển hệ thống CNTT của ngành
BHXH Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Chương 2. Thực trạng Hệ thống phần mềm ứng dụng ngành BHXH Việt
Nam
Chương 3. Đánh giá các nguy cơ gây mất an toàn thơng tin và đề xuất
giải pháp đảm bảo an tồn thông tin cho hệ thống phần mềm ứng dụng


4
Chương 1. Tình hình xây dựng, phát triển hệ thống CNTT của ngành
BHXH Việt Nam giai đoạn 2016-2020
1.1. Căn cứ triển khai
Căn cứ hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số
2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng
CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016-2020 và Công
văn ủy quyền số 2202/TTg-KGVX ngày 02/12/2015 của Thủ tướng Chính
phủ về việc ủy quyền phê duyệt các Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn
2016-2020 cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương.
Căn cứ các nhiệm vụ quan trọng được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
giao ngành BHXH triển khai thực hiện để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành
chính, ứng dụng và phát triển CNTT trong toàn ngành BHXH:
- Nghị quyết 68/2013/QH13 về việc đẩy mạnh chính sách, pháp luật về
bảo hiểm y tế tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân có giao nhiệm vụ cho Bảo hiểm
xã hội Việt Nam “Trước năm 2018, hồn thành việc liên thơng hệ thống phần
mềm công nghệ thông tin giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và cơ sở khám, chữa
bệnh nhằm cải tiến thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh, nâng cao hiệu
quả công tác giám định bảo hiểm y tế, quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế”;
- Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015: Xây dựng phương án kết nối
mạng giữa các cơ quan bảo hiểm xã hội trên toàn quốc; tạo dựng hệ thống
thông tin về bảo hiểm xã hội tập trung của cả nước, tiến tới thực hiện giao

dịch điện tử đối với các thủ tục kê khai, thu nộp và giải quyết chính sách bảo
hiểm xã hội và bảo hiểm y tế "Đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và
vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý bảo hiểm xã hội trong phạm vi cả
nước";
- Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 23/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt chiến lược phát triển ngành BHXH Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành danh mục CSDL quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát
triển chính phủ điện tử trong đó xác định CSDL quốc gia về Bảo hiểm là một


5
trong sáu CSDL quốc gia quan trọng cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát
triển Chính phủ điện tử ...
1.2. Tình hình triển khai
1.2.1. Triển khai kế hoạch trung hạn
Trên cơ sở các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao và
hướng dẫn của Bộ Thơng tin và truyền thông, Trung tâm CNTT đã tiến hành
triển khai, tổng kết ứng dụng CNTT giai đoạn 2012-2015 và xây dựng Kế
hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016-2020 theo hướng dẫn của Bộ Thông
tin và truyền thông và gửi lấy ý kiến của Bộ Thông tin và Truyền thông theo
đúng hướng dẫn (công văn số 1151/BHXH ngày 01/04/2016).
Ngày 13/04/2016, Bộ Thơng tin và Truyền thơng đã có cơng văn số
1146/BTTTT-THH về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT của BHXH
Việt Nam.
Ngày 28/04/2016, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ký quyết định số
640/QĐ-BHXH phê duyệt Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của
ngành BHXH Việt Nam giai đoạn 2016-2020 làm cơ sở triển khai kế hoạch
ứng dụng CNTT trong ngành BHXH hàng năm.
Đến ngày 27/12/2018, trên cơ sở đánh giá kết quả triển khai và đáp ứng

mục tiêu ứng dụng CNTT của Ngành trong giai đoạn 2016 – 2020 đã phê
duyệt tại Quyết định 640/QĐ-BHXH cùng với các yêu cầu mới của Chính
phủ và sự thay đổi vũ bão về công nghệ, việc điều chỉnh Kế hoạch ứng dụng
CNTT ngành BHXH giai đoạn 2016 – 2020 để phù hợp với tình hình thực tế
triển khai đầu tư ứng dụng CNTT của ngành BHXH trong sự phát triển của
cuộc CMCN 4.0, đáp ứng yêu cầu mới của Quốc hội, Chính phủ về mục tiêu
hồn thành xây dựng chính phủ điện tử là phù hợp với thực tế phát triển của
khoa học công nghệ cũng như thực tế triển khai ứng dụng CNTT toàn Ngành:
Nghị quyết số 28 -NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp
hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách BHXH đã chỉ rõ nhiệm vụ:
“Đẩy mạnh cải cách TTHC, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên
tất cả các lĩnh vực BHXH, BHTN; hoàn thiện, đẩy mạnh kết nối CSDL quốc
gia về Bảo hiểm với các hệ thống CSDL có liên quan nhằm phục vụ tốt cơng
tác thực hiện chính sách và cơng tác nghiên cứu, hoạch định chính sách”;
Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28 -NQ/TW; Nghị


6
quyết 02/2019/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021 đã giao
"BHXH Việt Nam chỉ đạo BHXH cấp tỉnh thực hiện các giải pháp vận động,
khuyến khích phát triển người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua các
phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt với mục tiêu đạt 50% số người
nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, mai táng phí, tử tuất,... sử dụng phương tiện
thanh tốn khơng dùng tiền mặt ở khu vực đô thị"; Nghị quyết số 17/NQ-CP
ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát
triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025; Quyết
định số 846/QĐ-TTg ngày 09/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành

Danh mục dịch vụ cơng trực tuyến mức độ 3 và 4 thực hiện tại các bộ, ngành,
địa phương năm 2017; Quyết định số 1939/QĐ-TTg ngày 31/12/2019 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công
trực tuyến mức độ 4 ngành bảo hiểm và các dịch vụ công trên cơ sở kết nối
chia sẻ dữ liệu giữa Bảo hiểm xã hội Việt Nam với các ngành liên quan”;
đồng thời CNTT và truyền thơng Việt Nam đã có sự phát triển mang tính đột
phá; mạng Internet cáp quang và mạng di động tốc độ cao (4G) đã phủ sóng
trên khắp cả nước góp phần giảm thiểu rất nhiều chi phí duy trì đường truyền
kết nối cơ quan BHXH các cấp tới Trung tâm dữ liệu Ngành đồng thời cũng
đem tới khả năng phát triển và duy trì hoạt động các hệ thống ứng dụng
nghiệp vụ tập trung cấp Trung ương cho Ngành BHXH. Cùng với sự kết hợp
của các giải pháp tối ưu đường truyền và nén dữ liệu, việc kết nối từ cơ quan
BHXH các tỉnh, thành phố và các quận huyện tới TTDL Ngành đã hồn tồn
thơng suốt và đảm bảo hiệu năng cho việc khai thác và sử dụng các ứng dụng
nghiệp vụ Ngành tập trung cấp Trung ương. Bên cạnh đó, các hệ thống phần
mềm ứng dụng nghiệp vụ của Ngành cũng đã được triển khai theo các nền
tảng công nghệ mới như Microservice với khả năng chịu tải cao, đáp ứng yêu
cầu sử dụng cùng lúc của toàn bộ cán bộ nghiệp vụ Ngành. Do vậy:
+ Việc triển khai các Trung tâm dữ liệu Vùng để phân tải cho TTDL
Ngành là khơng cần thiết. Vì vậy, để đảm bảo tối ưu chi phí đầu tư, với cùng
một mức đầu tư có thể trang bị cho TTDL Ngành và TTDL dự phòng các
trang thiết bị hiện đại hơn đề xuất không thực hiện xây dựng các TTDL vùng.
+ BHXH Việt Nam cũng đã bỏ qua giai đoạn triển khai tập trung các
phần mềm nghiệp vụ từ cấp huyện lên cấp tỉnh; tập trung tối đa nguồn lực để


7
triển khai toàn bộ các ứng dụng nghiệp vụ Ngành ở cấp Trung ương. Việc
triển khai như vậy đã góp phần nhanh chóng kiện tồn hệ thống ứng dụng
nghiệp vụ Ngành, đẩy nhanh quá trình xây dựng CSDL quốc gia về bảo hiểm,

đáp ứng được các nhiệm vụ của Quốc hội và Chính phủ đặt ra cho Ngành. Do
vậy, kế hoạch ứng dụng CNTT của Ngành cũng cần có sự thay đổi phù hợp
với thực tiễn triển khai ứng dụng CNTT của Ngành.
+ Việc triển khai tập trung cấp Trung ương của các hệ thống ứng dụng
nghiệp vụ lõi của Ngành và triển khai cung cấp các dịch vụ công cho người
dân cũng yêu cầu BHXH Việt Nam phải xây dựng hệ thống tương tác đa
phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp với cơ quan BHXH với nền tảng
là hệ thống tin nhắn SMS cho phép BHXH cung cấp các dịch vụ cơng, tun
truyền chính sách BHXH, BHYT, BHTN, thực hiện xác thực giao dịch của
người dân thông qua tin nhắn SMS.
Trung tâm CNTT đã dự thảo Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt
động của ngành BHXH giai đoạn 2016-2020 điều chỉnh và đã xin ý kiến thẩm
định của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Công văn số 3771/BHXH-CNTT
ngày 25/9/2018. Trên cơ sở ý kiến thẩm định của Bộ Thông tin và Truyền
thông tại Công văn số 4285/BTTTT-THH ngày 20/12/2018 của Bộ Thông tin
và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn
2016-2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và được Tổng Giám đốc ban hành
tại Quyết định số 2628/QĐ-BHXH ngày 27/12/2018.
1.2.2. Triển khai kế hoạch hàng năm
1.2.2.1. Năm 2016
Ngày 28/04/2016, BHXH Việt Nam ban hành quyết định số 640/QĐBHXH phê duyệt Kế hoạch 5 năm, đồng thời cùng ngày ban hành kèm Quyết
định số 641/QĐ-BHXH phê duyệt Danh mục dự án, nhiệm vụ ứng dụng công
nghệ thông tin trong hoạt động của ngành Bảo hiểm xã hội bao gồm 7 nhiệm
vụ, dự án. Những nhiệm vụ dự án này đều có tên, mục tiêu, kinh phí hồn
tồn thuộc phạm vi của Quyết định số 640/QĐ-BHXH.
Ngày 14/11/2016, song song với việc ban hành Kế hoạch năm 2017, trên
cơ sở các nhiệm vụ, dự án cần bổ sung đáp ứng yêu cầu của Chính phủ và yêu
cầu của Ngành, Trung tâm CNTT đã trình Tổng Giám đốc điều chỉnh Kế
hoạch năm 2016 tại Quyết định số 1756/QĐ-BHXH với nội dung chủ yếu:



8
- Bổ sung thêm kế hoạch thuê dịch vụ: “Cơ sở dữ liệu hộ gia đình tham
gia BHYT” (thuộc nhiệm vụ mục I, 18 “Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm”
trong QĐ 640/QĐ-BHXH).
- Bổ sung thêm dự án: “Hệ thống quản trị điều hành mạng, an ninh bảo
mật, quản lý định danh và chia sẻ dữ liệu” (thuộc mục I, 15 trong QĐ
640/QĐ-BHXH). Đây chính là dự án để triển khai “Trung tâm điều hành hệ
thống CNTT ngành BHXH” đặt tại tầng 11 trụ sở 150 Phố Vọng.
- Bỏ ra khỏi kế hoạch, không thực hiện nhiệm vụ: “Nâng cấp các phần
mềm nghiệp vụ và trang bị công cụ quản lý phần mềm, mã nguồn”. Mục tiêu
chính của dự án này là: “Nâng cấp và tập trung hóa ứng dụng, dữ liệu các
phần mềm nghiệp vụ Ngành hiện tại, đáp ứng nhu cầu cung cấp các dịch vụ
công cấp 3, cấp 4 cho người dân và doanh nghiệp trên Cổng giao dịch điện tử;
Nâng cấp phần mềm thường xuyên theo các yêu cầu nghiệp vụ thay đổi; Mua
sắm công cụ quản lý phần mềm và mã nguồn”. Tuy nhiên do kết quả triển
khai phần mềm 3S chưa rõ ràng nên tạm dừng, chuyển thực hiện năm 2017,
2018.
Nội dung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2016 đáp ứng được yêu cầu và
tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ban hành kèm theo Quyết
định số 640/QĐ-BHXH.
1.2.2.2. Năm 2017
Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 2718/BTTTT-THH ngày
10/08/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông, Trung tâm CNTT đã đánh giá
kết quả thực hiện ứng dụng CNTT thuộc Kế hoạch 2016 và xây dựng Kế
hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành BHXH năm 2017. Ngày
14/11/2016, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017
tại Quyết định số 1755/QĐ-BHXH. Tất cả các nhiệm vụ, dự án trong Quyết
định số 1755/QĐ-BHXH đều thuộc nhiệm vụ của Quyết định số 640/QĐBHXH và đã được điều chỉnh xem xét điều chỉnh tại Quyết định 3026/QĐBHXH ngày 19/12/2017.
Nội dung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2017 (kể cả nội dung điều

chỉnh) đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5
năm ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐ-BHXH.
1.2.2.3. Năm 2018


9
Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 3500/BTTTT-THH ngày
27/9/2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc Báo cáo kết quả ứng
dụng công nghệ thông tin năm 2017 và hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng
dụng CNTT trong hoạt động của CQNN năm 2018, Trung tâm CNTT đã đánh
giá kết quả thực hiện ứng dụng CNTT thuộc Kế hoạch 2017 và xây dựng Kế
hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của ngành BHXH năm 2018. Ngày
31/10/2017, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018
tại Quyết định số 2057/QĐ-BHXH. Các nhiệm vụ, dự án trong Quyết định số
2057/QĐ-BHXH đều thuộc nhiệm vụ của Quyết định số 640/QĐ-BHXH và
đã được điều chỉnh xem xét điều chỉnh tại Quyết định 1055/QĐ-BHXH ngày
29/8/2018.
Nội dung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2018 (kể cả nội dung điều
chỉnh) đáp ứng được yêu cầu và tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5
năm ban hành kèm theo Quyết định số 640/QĐ-BHXH.
1.2.2.4. Năm 2019
Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 3405/BTTTT-THH ngày
08/10/2018 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc V/v Hướng dẫn xây
dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm
2019, Trung tâm CNTT đã đánh giá kết quả thực hiện ứng dụng CNTT thuộc
Kế hoạch 2018 và xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của
ngành BHXH năm 2019. Ngày 29/10/2018, BHXH Việt Nam ban hành Kế
hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 tại Quyết định số 1391/QĐ-BHXH. Các
nhiệm vụ, dự án trong Quyết định số 1391/QĐ-BHXH đều thuộc nhiệm vụ
của Quyết định số 640/QĐ-BHXH.

Nội dung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2019 đáp ứng được yêu cầu và
tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ban hành kèm theo Quyết
định số 640/QĐ-BHXH.
1.2.2.5. Năm 2020
Trên cơ sở hướng dẫn tại công văn số 2055/BTTTT-THH ngày
27/06/2019 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc V/v Hướng dẫn xây
dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước năm
2020, Trung tâm CNTT đã đánh giá kết quả thực hiện ứng dụng CNTT thuộc
Kế hoạch 2019 và xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của
ngành BHXH năm 2020. Ngày 28/11/2019, BHXH Việt Nam ban hành Kế


10
hoạch ứng dụng CNTT năm 2020 tại Quyết định số 2118/QĐ-BHXH. Các
nhiệm vụ, dự án trong Quyết định số 2118/QĐ-BHXH đều thuộc nhiệm vụ
của Quyết định số 2628/QĐ-BHXH (điều chỉnh Quyết định số 640/QĐBHXH).
Nội dung Kế hoạch ứng dụng CNTT năm 2020 đáp ứng được yêu cầu và
tuân thủ mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch 5 năm ban hành kèm theo Quyết
định số 2628/QĐ-BHXH.
Tổng kết Chương 1
Trong giai đoạn 2016-2020, với 63 nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch ứng
dụng CNTT hàng năm, công tác ứng dụng CNTT và bảo đảm ATTT của
ngành BHXH Việt Nam đã được triển khai trong hầu hết các hoạt động của
ngành BHXH và đã đạt được các chỉ số mục tiêu, nhiệm vụ do Quốc hội,
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao như:
- Liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong ngành BHXH trong
phạm vi cả nước;
- Liên thông, kết nối thông tin được giữa các cơ quan thuộc ngành
BHXH Việt Nam với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thuộc
ngành y tế;

- Hoàn thành việc cấp mã sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo số
định danh đối tượng quản lý, giúp rút ngắn thời gian giải quyết công việc,
giảm bớt được các khâu trung gian và tạo điều kiện để các hoạt động tác
nghiệp trở nên nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, cải cách thủ tục hành
chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cán bộ, viên chức, tạo điều kiện thuận
lợi nhất cho người tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
BHXH Việt Nam liên tiếp giữ vị trí thứ nhất trong khối Cơ quan thuộc
Chính phủ về ứng dụng CNTT để phát triển Chính phủ điện tử 04 năm liên
tiếp 2017, 2018, 2019; đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng ứng
dụng công nghệ thông tin (Việt Nam ICT Index) năm 2017, 2018, 2019 và
2020 dành cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có dịch vụ
cơng.


11
Chương 2. Thực trạng Hệ thống phần mềm ứng dụng ngành BHXH Việt
Nam
2.1. Phần mềm cấp mã số BHXH và Quản lý BHYT hộ gia đình (HGĐ)
Từ tháng 11/2015, phần mềm HGĐ đã được chính thức triển khai và đến
năm 2016 đã được triển khai tại tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Phần
mềm HGĐ ra đời phục vụ công tác quản lý người lao động theo mã định danh
(Mã số BHXH) duy nhất. BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số
595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 về quy trình thu BHXH, BHYT, BH thất
nghiệp, BH tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và
có hiệu lực từ ngày 01/07/2017. Mục tiêu của việc ban hành Quyết định số
595 đặt ra trong quá trình triển khai là sẽ cấp mã số BHXH duy nhất cho
người tham gia BHXH, BHYT trên cơ sở thống nhất, đồng bộ mã số BHXH,
thẻ BHYT và dữ liệu hộ gia đình. Việc thực hiện, triển khai theo quy trình
mới mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị quản lý và người tham gia, đáp ứng yêu
cầu về quản lý cơ sở dữ liệu tập trung trên tồn quốc của ngành BHXH.


Hình 1. Giao diện Phần mềm HGĐ
Tính đến hết tháng 12/2020 số lượng nhân khẩu được quản lý trên phần
mềm Cấp mã số BHXH và quản lý BHYT hộ gia đình đang quản lý
97.522.751 nhân khẩu. Thực hiện cung cấp dữ liệu cho các phần mềm nghiệp
vụ của Ngành và cung cấp thơng tin để người dân có thể tra cứu mã số BHXH
thông qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam.


12
2.2. Phần mềm Thu và quản lý sổ, thẻ (TST)
Ngay sau khi Luật BHXH 2014 có hiệu lực thi hành BHXH Việt Nam đã
nhanh chóng điều chỉnh, cập nhật các phần mềm nghiệp vụ để đáp ứng các
quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn dưới Luật.
Phần mềm hỗ trợ cho từng cá nhân, đơn vị trong công tác quản lý, thống
kê, xử lý công việc liên quan đến quản lý thu, cấp sổ và thẻ BHYT. Phần mềm
cho phép các hệ thống khác có thể liên kết hỗ trợ người lao động tra cứu dữ
liệu thông tin quá trình, sổ, thẻ của cá nhân người lao động; Hỗ trợ các đơn vị
có thể nắm bắt tình hình thanh toán bảo hiểm của đơn vị.
Trên cơ sở dữ liệu tham gia BHXH, BHYT tập trung ngành BHXH đã
triển khai các dịch vụ tra cứu quá trình tham gia BHXH, BHYT, BHXH tự
nguyện, BHTN và thông tin thẻ BHYT. Từ năm 2018, BHXH Việt Nam đã
thực hiện việc không in thẻ BHYT cho những người tham gia mà không có
thay đổi gì về thơng tin trên thẻ. Năm 2017 sử dụng 86.050.418 phôi thẻ, năm
2018 sử dụng 62.186.697 phôi thẻ (giảm 28%), 9 tháng đầu năm 2019 sử
dụng 26.393.213 phôi thẻ (giảm 70% so với 2017, tương đương khoảng 60
triệu thẻ không phải in lại). Việc không in thẻ này dựa theo tính tốn của Văn
phịng chính phủ thì số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính khi đơn giản hóa
thủ tục khơng thực hiện in thẻ giấy và cung cấp dữ liệu điện tử cho các bệnh
viện tra cứu khi người dân đến KCB BHYT là 7.047 tỷ đồng.


Hình 2. Giao diện Phần mềm TST
Phần mềm TST đã giúp cho việc kiểm soát dữ liệu tốt hơn, các quy trình
nghiệp vụ được thực hiện liên thơng từ tất cả cơ quan BHXH các cấp và các
cơ quan BHXH trong toàn quốc, thống nhất một CSDL là nguyên liệu quyết


13
định để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm theo chỉ đạo tại quyết
định số 714/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Tính đến năm 2020, số người
tham gia BHYT được quản lý trên phần mềm TST là 85.054.419 người, thực
hiện cung cấp dữ liệu cho các phần mềm nghiệp vụ của Ngành và cung cấp
thông tin để người dân có thể tra cứu mã số BHXH, giá trị thẻ BHYT thông
qua Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam, tin nhắn và ứng dụng BHXH
điện tử.
2.3. Phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS)
Từ tháng 10/2017, phần mềm TCS được chính thức đưa vào triển khai
trên tồn quốc, được xây dựng trên nền ứng dụng Web đây là nền tảng cơng
nghệ hiện đại có khả năng tiếp cận qua web thông qua mạng Internet hay
intranet. Với mô hình cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất tại TW, liên thông với
các phần mềm nghiệp vụ để hỗ trợ toàn bộ các nghiệp vụ trong việc xét duyệt
các chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức) và dài hạn (hưu trí, tử tuất,
tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, BHXH một lần) cùng với việc quản lý
chi trả các chế độ một lần, hàng tháng cho người tham gia BHXH, BHXH tự
nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.
Ngồi ra, phần mềm TCS được liên thơng dữ liệu với các phần mềm
nghiệp vụ khác của Ngành như: Cổng tiếp nhận dữ liệu thuộc Hệ thống thông
tin giám định BHYT; Phần mềm thu và quản lý sổ thẻ; Phần mềm Kế toán tập
trung; Phần mềm Thẩm định quyết toán; Phần mềm Tiếp nhận hồ sơ giúp việc
thực hiện chính sách BHXH và chi trả các chế độ BHXH, BHTN được nhanh

chóng, chính xác và kịp thời.
Tồn bộ dữ liệu dùng để xét duyệt các chế độ ngắn hạn, dài hạn và một
lần trong phần mềm Xét duyệt chính sách đều được khai thác từ phần mềm
Thu và quản lý sổ thẻ, cán bộ nghiệp vụ không phải nhập thơng tin cá nhân,
q trình tham gia BHXH, mà chỉ cần cập nhật các thông tin bổ sung khác
(nơi nhận trợ cấp, hình thức nhận trợ cấp,…) để thực hiện giải quyết chế độ.
Việc liên thông dữ liệu đảm bảo cán bộ thực hiện giải quyết các chế độ tiết
kiệm thời gian, tránh tình trạng nhập quá trình tham gia BHXH khơng chính
xác, nhầm lẫn dẫn đến giải quyết chế độ, chính sách khơng chính xác cho
người lao động, ngồi ra cũng tránh được tình trạng cán bộ cố ý hoặc vô ý
làm sai thông tin liên quan trong quá trình thực hiện giải quyết các chế độ.
Ngồi ra, cịn có rất nhiều cảnh báo khi giải quyết chế độ như: chưa báo giảm
thai sản đã đề nghị giải quyết chế độ thai sản, chưa nghỉ việc đã đề nghị thanh


14
tốn thai sản trực tiếp, đang nghỉ khơng lương mà đề nghị hưởng chế độ ốm
đau, thai sản, dưỡng sức, đang nghỉ không lương vẫn đề nghị hưởng chế độ
ốm đau, cảnh báo chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí, BHXH 1 lần, ….
Phần mềm phục vụ cán bộ phụ trách công tác chế độ của ngành gồm Ban
Thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, một số đơn vị nghiệp vụ khác như: Vụ
thanh tra – Kiểm tra, Vụ Kiểm tốn nội bộ, Vụ Tài chính - Kế toán, Ban Quản
lý Thu – Sổ, thẻ, Trung tâm Lưu trữ và các cán bộ phụ trách công tác Chế độ
tại các đơn vị trong Ngành BHXH.
2.4. Phần mềm Kế toán tập trung (KTTT)
2.4.1. Nghiệp vụ kế toán
Từ tháng 4/2017, Phần mềm KTTT được chính thức đưa vào triển khai
trên toàn quốc, được xây dựng trên nền ứng dụng Web đây là nền tảng cơng
nghệ hiện đại có khả năng tiếp cận qua web thông qua mạng Internet hay
intranet. Với mơ hình cơ sở dữ liệu tập trung duy nhất tại TW, liên thông với

các phần mềm nghiệp vụ thực hiện chi quản lý bộ máy, chi BHXH, chi
BHYT. Phần mềm KTTT gồm các chức năng thuộc lĩnh vực: Chi trợ cấp bảo
hiểm xã hội một lần; Chi hưởng chế độ ốm đau, thai sản và dưỡng sức phục
hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản và tai nạn lao động; Chi trợ cấp bảo hiểm
xã hội hàng tháng; Chi thanh tốn chi phí khám chữa bệnh thanh trực tiếp;
Thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; Thu hồi kinh phí
chi sai. Từ khi thực hiện phần mềm tài chính kế tốn tập trung liên thông với
các phần mềm nghiệp vụ của Ngành đã giúp cho các nghiệp vụ tài chính, kế
tốn được chặt chẽ, hạn chế lạm dụng quỹ.
Từ ngày 19/8/2019, phần mềm KTTT đã được nâng cấp để đáp ứng quy
định tại Thơng tư số 107/2018/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính về việc, Thơng
tư 102/2018/TT-BTC ngày 14/11/2018 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn
kế toán bảo hiểm xã hội và Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019
của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ
BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN. Với các quy định mới, phần mềm
KTTT đã liên thông với hệ thống của Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam để
chuyển nhận dữ liệu chi trả, thực hiện quyết toán dữ liệu trên hệ thống. Việc
này giúp công việc của cán bộ Kế tốn được giảm tải, xử lý chính xác dữ liệu.
Ngày 30/09/2020, đã bổ sung các chức năng, báo cáo theo quy định tại
Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 về sửa đổi, bổ sung một số


15
điều quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo
hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ bảo
hiểm y tế ban hành kèm theo quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017
của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam.
Ngồi ra, phần mềm KTTT cịn liên thơng với các phần mềm khác để
đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ:
- Liên thông với phần mềm TST để nhận 02 chứng từ kế toán, 01 biểu

nghiệp vụ để hạch toán bao gồm: Bảng tổng hợp số phải thu bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (C69-HD); Bảng tổng hợp số đã thu bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp Chứng từ C83-HD; Mẫu số
03/BHYT theo Cơng văn số 59/BHXH-TCKT hướng dẫn trích chuyển quyết
tốn kinh phí CSSKBĐ theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Thực hiện gửi các
chứng từ đã hạch toán sang phần mềm TST để ghi nhận kết quả đóng cho đơn
vị và người tham gia.
- Liên thông dữ liệu với phần mềm TCS và phần mềm của Tổng công ty
Bưu điện để nhận các mẫu chứng từ C70a,b-HD, C72a,b-HD, C74a-HD, C90HD, C93-HD và C97-HD hạch toán kế toán và tổng hợp được báo cáo tình
hình kinh phí và quyết tốn kinh phí chi BHXH, BHTN (B08a,b-BH)
- Liên thông với phần mềm Giám định BHYT, nhận 01 mẫu nghiệp vụ
(Mẫu số 12/BHYT), 02 chứng từ (Mẫu số C78-HD, C82-HD) từ phần mềm
giám định để thực hiện hạch toán kế toán một số nghiệp vụ liên quan đến chi
phí khám chữa bệnh BHYT.
- Liên thơng với Phần mềm Đầu tư quỹ (nhận dữ liệu Chứng từ C89a,bHD Phiếu tính lãi, điều chỉnh lãi, phí phải thu/ phải trả phát sinh trong năm từ
phần mềm quản lý đầu tư quỹ để hạch toán các khoản phải thu lãi đầu tư tài
chính.
- Liên thơng với Hệ thống thu nộp, chi trả BHXH điện tử, tiếp nhận
chứng từ thu điện tử tại các hệ thống ngân hàng BIDV, VCB, AGRIBANK,
VIETINBANK, MB.


16
2.4.2. Nghiệp vụ thẩm định quyết toán
Được xây dựng nhằm thực hiện cơng tác thẩm định, xét duyệt quyết tốn
thu, chi BHXH, BHYT, BHTN, chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN; các
quỹ cơ quan của các đơn vị thuộc ngành BHXH Việt Nam.
Sau khi triển khai nghiệp vụ TĐQT, đã hỗ trợ các đơn vị và cán bộ thẩm
định hoàn thành việc thẩm định, xét duyệt quyết toán các đơn vị và tổng hợp
báo cáo quyết toán Ngành theo đúng tiến độ và chất lượng.

Nghiệp vụ TĐQT thuộc phần mềm Kế tốn tập trung, đã liên thơng và
nhận số liệu từ các phần mềm nghiệp vụ:
- Nhận dữ liệu từ phần mềm quản lý Thu và Sổ Thẻ (TST): Báo cáo tổng
hợp thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (B02b-TS); Số liệu thu
BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN(M02a_BB); Bảng TH đối tượng và
kinh phí do NSNN đóng, hỗ trợ đóng BHYT (PL01/TST); Phân tích số tiền
nợ (PL03/TST)..
- Nhận dữ liệu đề nghị từ phần mềm Kế toán tập trung (KTTT): Số chi
thù lao đại lý thu BHXH tự nguyện và BHYT (PL04/TST); Tổng hợp trích
chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu(PL05/TST);...
- Nhận dữ liệu đề nghị từ phần mềm Giám định bảo hiểm y tế (GĐ): Số
liệu quyết tốn chi phí KCB, số liệu tổng hợp thanh toán đa tuyến ngoại tỉnh
(C88-HD), báo cáo tổng hợp chi phí kháng thuốc HIV (mẫu số 03/ARV);
Tổng hợp chi phí tăng/ giảm (Cn); Tổng mức thanh tốn chi phí KCB BHYT
(M07_CSYT),...
- Nhận dữ liệu đề nghị từ phần mềm Xét duyệt chính sách (TCS): Số
quyết toán số người hưởng các chế độ BHXH, BHTN; Tổng hợp số phải chi
BHXH từ nguồn NSNN, chi BHXH, BHTN từ nguồn quỹ BHXH
(PL07,PL08); kiểm tra việc thực hiện quyết định thu hồi chi sai các chế độ
BHXH, BHTN..
2.5. Giao dịch BHXH điện tử
Ngày 09/12/2019, BHXH Việt Nam đã tích hợp với Cổng DVC quốc gia
để thực hiện liên thông Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất (đây là DVC mức độ
4 có tần suất sử dụng lớn).
Thực hiện Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 24/3/2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Danh mục DVC tích hợp, cung cấp trên Cổng DVC


17
Quốc gia năm 2020 và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/04/2020 của

Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người
dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, BHXH Việt Nam đã tích hợp, cung
cấp 15 DVC trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia: 1-Đăng ký, điều chỉnh
đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
(Báo giảm); 2-Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất
nghiệp; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT (Điều chỉnh mức đóng); 3-Giải quyết
hưởng chế độ ốm đau; 4-Giải quyết hưởng chế độ thai sản; Giải quyết hưởng
trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp; 5-Thanh tốn trực tuyến đóng tiếp BHXH tự nguyện; 6Thanh toán trực tuyến gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình); 7-Đăng ký, đăng
ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH; 8-Giải quyết hưởng
tiếp lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng đối với người chấp hành xong hình
phạt tù, người xuất cảnh trái phép trở về nước định cư hợp pháp, người được
Tòa án hủy quyết định tuyên bố mất tích; 9-Giải quyết di chuyển đối với
người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng và người chờ hưởng
lương hưu, trợ cấp hàng tháng từ tỉnh này đến tỉnh khác; 10-Người hưởng lĩnh
chế độ BHXH hàng tháng bằng tiền mặt chuyển sang lĩnh bằng tài khoản cá
nhân và ngược lại, hoặc thay đổi tài khoản cá nhân, hoặc thay đổi nơi nhận
trong địa bàn tỉnh; 11-Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất do ảnh
hưởng của đại dịch COVID-19; 12-Hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện
hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương; 13-Hỗ trợ người sử
dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động; 14Thanh tốn trực tuyến Đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BH thất nghiệp, bảo
hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; 15-Thủ tục liên thông đăng ký điều
chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao
động. Tính đến hết năm 2020, BHXH Việt Nam đã tiếp nhận và giải quyết
hơn 9.000 giao dịch trực tuyến trên Cổng DVC Quốc gia, trong đó: Tiếp nhận
và giải quyết cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất cho 2.616 trường hợp; 5.859
giao dịch thanh toán trực tuyến thành cơng (thanh tốn gia hạn thẻ BHYT
theo hộ gia đình cho 4.022 trường hợp; đóng tiếp BHXH tự nguyện cho 1.706
trường hợp; đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN là 131 trường hợp); tiếp
nhận, xử lý 916 hồ sơ đề nghị hỗ trợ do ảnh hưởng COVID-19.



18

Hình 3. Giao diện Cổng DVC BHXH Việt Nam
Tính đến hết năm 2020, đã có 457.197 đơn vị đăng ký tham gia giao dịch
điện tử BHXH. Trong năm 2020, toàn Ngành BHXH Việt Nam đã tiếp nhận
và giải quyết hơn 87 triệu hồ sơ giao dịch điện tử (chưa kể hơn 170 triệu hồ
sơ đề nghị thanh tốn chi phí KCB liên thơng trên hệ thống Giám định
BHYT). Trong đó, các dịch vụ công liên quan đến cấp thẻ BHYT đều đạt mức
độ 3, 4. Đặc biệt, dịch vụ công Cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất được quy định
tại thủ tục Cấp lại, đổi, điều chỉnh thông tin trên sổ BHXH, thẻ BHYT là một
dịch vụ công mức độ 4 được người tham gia sử dụng rất nhiều vì tính hiệu
quả và hữu ích cao: Người dân chỉ cần có máy tính hoặc điện thoại thơng
minh kết nối mạng internet có thể thực hiện cấp lại thẻ BHYT do hỏng, mất
mà không cần phải ra khỏi nhà. Ngày 15/10/2020, BHXH Việt Nam và BIDV
đưa vào hoạt động chính thức chức năng đóng BHXH 24/7 trên Cổng giao
dịch điện tử của BHXH Việt Nam. Cụ thể: Doanh nghiệp có thể dễ dàng tra
cứu và thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN; Cá nhân cũng có thể dễ dàng
tra cứu và thực hiện gia hạn thẻ BHYT theo hộ gia đình và đóng tiếp BHXH
tự nguyện cho bản thân mình và cho người thân.
2.6. Hệ thống tương tác đa phương tiện giữa người dân và doanh nghiệp
với cơ quan Bảo hiểm xã hội (SMS)
Hệ thống SMS nằm trong chương trình ứng dụng CNTT, hiện đại hóa
Ngành BHXH, nhằm mục đích nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi
người tham gia BHXH, BHYT. Hệ thống SMS chính thức đi vào hoạt động từ
tháng 4/2019 đã nhận được sự hưởng ứng và đồng tình của doanh nghiệp,
người lao động và nhân dân.
"Tin nhắn thương hiệu BHXH Việt Nam” được thực hiện bởi cơ quan
BHXH trong các trường hợp:



19
- Gửi thông báo tới đại diện doanh nghiệp sau khi doanh nghiệp nộp tiền
tham gia BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động;
- Tự động thơng báo ngừng đóng BHXH đến người lao động khi doanh
nghiệp báo giảm, không tiếp tục tham gia BHXH cho người lao động;
- Gửi tin nhắn thông báo cho đơn vị/cá nhân nộp hồ sơ cho cơ quan
BHXH và khi cơ quan BHXH giải quyết xong hồ sơ;
- Thông báo cho người tham gia BHXH tự nguyện khi phương thức đóng
đã đăng ký gần hết hạn;
- Thông báo cho người tham gia BHYT hộ gia đình trước khi thẻ BHYT
hết giá trị sử dụng 30 ngày;
- Thông báo số tiền được BHXH chi trả đối với người có thẻ BHYT khi
đi khám chữa bệnh BHYT;
- Thông báo kết quả tiếp nhận dữ liệu điện tử trên Cổng tiếp nhận dữ liệu
Hệ thống thông tin giám định BHYT;
- Thơng báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, Bảo hiểm TNLĐBNN
- Tin nhắn gia hạn thẻ BHYT HGD và tin nhắn thơng báo đã đóng
BHXH tự nguyện đối với trường hợp nộp tiền qua ngân hàng (e-banking,
appmobile hoặc trực tiếp tại quầy giao dịch của ngân hàng).
Đặc biệt, trong năm 2020, BHXH Việt Nam đã triển khai gửi tin nhắn
đến người tham gia BHXH, BHYT và người bệnh đã điều trị tại Bệnh viện
Bạch Mai để phục vụ cơng tác truy vết, phịng chống dịch COVID-19. Cụ thể:
+ Thực hiện gửi 10.905.064 lượt tương ứng với 10.908.098 tin nhắn
thông báo mã số BHXH để khai báo y tế điện tử đến người tham gia BHXH,
BHYT. Nội dung tin nhắn: “Để khai báo thông tin y tế điện tử, ông (bà)
Nguyễn Văn A sử dụng mã số BHXH: XXXXXXXXXX. Liên hệ tổng đài
19009068 nếu cần hỗ trợ”.
+ Thực hiện gửi tin nhắn đến 1.907 bệnh nhân (3.814 tin nhắn) đã điều

trị tại Bệnh viện Bạch Mai và được ra viện từ ngày 10/03/2020 đến ngày
25/03/2020, có số điện thoại lưu trên hệ thống của cơ quan BHXH. Nội dung
tin nhắn: “Ban chỉ đạo cơng tác phịng chống dịch Thành phố Hà Nội đề nghị:
Tất cả bệnh nhân đã điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai liên hệ ngay tới các cơ sở
y tế trên địa bàn để khai báo y tế và làm xét nghiệm. Trong thời gian chờ kết


×