Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoạt động rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Giáo dục Mầm non qua hoạt động thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.07 KB, 5 trang )

L NGHICN CỨU TRAO ĐỔI
.___________

HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN NÀNG Lực NGHÉ NGHIỆP
CHO SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON

QUA HOẠT ĐỌNG THỰC TẾ, KIÊN TẬP, THỰC TẬP sư PHẠM

TRỊNH THỊ LAN
Khoa Giáo dục Mẩm non,
Trường Đại học Hồng Đức

Nhận bời ngày 13/01/2022. Sửa chữa xong 05/02/2022. Duyệt đăng 09/02/2022.

Abstract
Training and career development for students is the foundation for prospective teachers. The problem of
vocational training for students studying Preschool Education through internship, in fact, is a training process
consisting of many contents, arranged in a system of theory and practical exercises. Doing this well through
internship activities will practically contribute to improving the quality ofpreschool teacher training and meeting
social needs.
Keywords: Training, career development, students, preschool education, internship.

1. Đặt vấn đề

Hoạt động rèn luyện năng lực nghề nghiệp là khả năng thực hiện công việc chuyên môn, thể
hiện năng lực nghề nghiệp của từng cá nhân. Đối với sinh viên (SV) Mầm non, rèn luyện năng lực
nghề nghiệp là một q trình, trong đó sv được luyện tập và thực hành một cách có hệ thống
những kỹ năng nghiệp vụ sư phạm (NVSP) cẩn thiết của một nhà giáo tương lai. vấn đề rèn luyện
nghể nghiệp cho sv Mẩm non thông qua hoạt động thực tập, thực tế là một quá trình đào tạo gôm
nhiều nội dung, được sắp xếp theo hệ thống lý thuyết và bài tập thực hành đưa lý luận vào thực tiễn
trong cơng tác chăm sóc, giáo dục trẻ mẩm non.


Vì vậy, đào tạo và bổi dưỡng giáo viên Mẩm non (GVMN) hiện nay là nhiệm vụ của các trường sư
phạm. Trong q trình đào tạo, sv khơng những được trang bị kiến thức về lý luận khoa học giáo
dục mà còn được thực hành rèn luyện kỹ năng NVSP bằng nhiều hình thức khác nhau như: Giáo
dục rèn luyện năng lực nghề nghiệp ngay trong quá trình giảng dạy các môn học, tổ chức các hoạt
động tập thể trong và ngoài trường, seminar, giờ tập soạn giáo án, những giờ tập giảng, tập điều
khiển các hoạt động trong trường, lớp mầm non, xây dựng môi trường hoạt động tạo hình, làm đổ
dùng, đồ chơi, thi NVSP, thực hành, kiến tập, thực tập, thực tế... Chất lượng của quá trình đào tạo
phụ thuộc không nhỏ vào kết quả rèn luyện NVSP cho sv trong thời gian học tập ở các trường sư
phạm. Mỗi hình thức tổ chức đều có tác dụng nhất định trong việc hình thành những kỹ năng và
phẩm chất sư phạm cho sv. Đó là con đường nâng cao chất lượng lĩnh hội các kiến thức sư phạm,
rèn luyện khả năng ứng dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế với mục đích giúp sv phát triển năng
lực (PTNL) nghề nghiệp sâu hơn, đa chiểu hơn và hoàn thiện hơn.
2. Nội dung nghiên cứu

2.7. Nội dung rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sv ngành Giáo dục mâm non
Hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sv là nến tảng hướng tới quá trình rèn luyện kỹ
năng, năng lực sư phạm cho người GV tương lai. Việc rèn luyện và PTNL nghề nghiệp phải được
Email: lantrinhthi68@gmaiL com

50

GIÁO DỤC

®XÃ HỘI Tháng

np/pnpp
2/2322


NGHIỂN CỨU TRAO DỔI

chú trọng bắt đẩu từ việc rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn làm cơ sở, để đào sâu mở
rộng những tri thức về chuyên môn nghiệp vụ, từ đó bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp. Bởi vậy,
hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp được coi là một khâu quan trọng việc đào tạo GVMN.
Đề án được xây dựng dựa trên qui định về chuẩn nghề nghiệp GVMN do Bộ Giáo dục và Đào tạo
qui định [1].
Mỗi sv theo học ngành Giáo dục Mẩm non tại Trường Đại học Hồng Đức phải trải qua một quá
trình rèn luyện và PTNL nghề nghiệp, gồm các giai đoạn: - Thực hành bộ môn; - Rèn luyện NVSP
thường xuyên; - Kiến tập sư phạm; - Thực tế tìm hiểu hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của một số
trường mầm non trong và ngoài tỉnh;-Thực tập sư phạm.

Tất cả các hoạt động này đểu được cụ thể hóa qua chương trình đào tạo. Thơng qua hoạt động
nội dung hoạt động nghề nghiệp của người GV (lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch,
thực hiện các cơng tác ngoại khóa, lao động, thể dục thể thao...); nỗ lực rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp (công tác soạn bài, lên lớp, giao tiếp, ứng xử, công tác chủ nhiệm...).
2.1.1. Thực hành bộ môn

sv nắm vững

- Thực hành bộ môn (thực hành từng mơn học - tùy vào nội dung, mục đích, u cẩu của từng
mơn học mà có cách thực hành khác nhau). Dự giờ tại trường mầm non (quan sát cách tổ chức các
hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình giáo dục mẩm non): Tập tổ chức các hoạt
động chăm sóc và giáo dục trẻ theo mục tiêu của nội dung chương trình.
-Trong chương trình đào tạo GVMN có trình độ đại học, các bộ mơn giảng dạy các môn chuyên
ngành chiếm khá nhiều giờ trong khung chương trình. Các bộ mơn này ngồi việc chú trọng cung
cấp kiến thức lí thuyết, làm nền tảng cho sựtiếp cận tri thức vể mơn học cịn rất quan tâm trong việc
thực hành rèn luyện nghể nghiệp cho sv. Việc thực hành cũng khá đa dạng:
+ Xây dựng kế hoạch thực hành qua Đề cương chi tiết học phần.
Xây dựng kế hoạch hoạt động tạo hình:

(-) Bài: Vẽ trang trí hình trịn - Lớp mẫu giáo 5-6 tuổi.

(-) Bài Nặn theo đề tài cho trước - Lớp mâu giáo 4-5 tuổi.
(-) Bài Xé dán theo đề tài cho tự chọn - Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi.

+ Dự giờ, quan sát, đánh giá, rút kinh nghiệm các hoạt động ở trường mầm non thực hành.
+ Tìm hiểu xây dựng mơi trường hoạt động các môn học phù hợp với chủ điểm, chủ đề...).

- Phần thực hành đã được thể hiện cụ thể thông qua mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể và
những yêu cẩu đánh giá kết quả sản phẩm thực hành
2.1.2. Rèn luyện NVSP thường xuyên

Rèn luyện NVSP thường xuyên là hoạt động chiếm ưu thế trong công tác PTNL nghề nghiệp cho

sv Khoa Giáo dục Mầm non hiện nay. Hoạt động này dễ thực hiện vì ln gắn lién với nội dung dạy
học lí thuyết, giúp sv hiểu, tiếp cận nhanh chóng và kịp thời những thơng tin mới vể ngành học để
nâng cao trình độ nhận thức, gắn học với hành, gắn lí thuyết với thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa
đào tạo và sử dụng lao động. Hoạt đơng này khá linh hoạt [2].
- Có thể tổ chức theo lớp, theo nhóm, cá nhân. Cụ thể hơn, đó là rèn luyện kỹ năng soạn giáo án,
tập dạy, xây dựng môi trường hoạt động cho trẻ theo từng chủ điểm, chủ đề...

-

Tập làm quen, xử lý các tình huống sư phạm xảy ra trong hoặc ngồi giờ học.

- Rèn luyện và tham gia các cuộc thi NVSP do khoa tổ chức: Nội dung của cuộc thi NVSP hướng
đến hình thành và phát triển phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp của người GVMN.

- sv rèn luyện nghiệp vụ dưới sự hướng dẫn của GV. Kết quả được đánh giá thông qua các cuộc
thi NVSP do trường hoặc khoa tổ chức.

Tháng O2/SO22

y

HỘI

51


NGHIÊN cứu TAAO ĐỔI
2.1.3. Kiến tập sư phạm

- Hoạt động kiến tập sư phạm được áp dụng với hệ đào tạo Đại học là kì 2, năm thứ 3 (kì 6/8 kì);
hệ Cao đẳng là kì 2, năm thứ 2 (kì 4/6 kì) [3].
-

Thời gian: 6 tuần.

- Nội dung: + Nghe báo cáo, tìm hiểu thực tế, quan sát và dự giờ dạy mẫu cùa GV; + Tim hiểu tập
soạn giáo án, tập dạy; + Tim hiểu và thực hành cịng tác chăm sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi; + Làm
quen và tập tổ chức các hoạt động giáo dục; + Nhận xét, đánh giá giờ dạy của mình và của bạn.
- Đánh giá kết quả: Ban chỉ đạo trường mầm non kết hợp với GV hướng dẫn của trường mẩm non
đánh giá.

2.1.4. Thực tế tìm hiểu hoạt động giảng dạy và sinh hoạt của một số trường mầm non trong và ngồi tỉnh
-Thực tế tìm hiểu các hoạt động ở trường mẩm non: Hình thành kỹ năng nghề nghiệp thông qua việc
thâm nhập thực tế, tham quan học hỏi ở các trường mẩm non thuộc nhiểu huyện, thị khác nhau trong và
ngồi tỉnh nhằm tìm hiểu cơng tác xã hội hóa giáo dục, góp phẩn nâng cao chất lượng rèn nghể.

- Nội dung: + Nghe báo cáo lịch sử và phát triển và đặc điểm tình hình của 6 trường mẩm non; + Cơng
tác chăm sóc, giáo dục trẻ; + Công tác bồi dưỡng, phát triển đội ngũ cán bộ, GV nhà trường; + Công tác
xã hội hóa giáo dục của nhà trường; + Tham quan các khu vực trong trường (cách bố trí phịng, nhóm

đến khu vui chơi, khu vườn các cháu trổng cây, các phòng chức năng và khu vực bếp ăn của nhà trường).
- Dự các hoạt động giáo dục ở trường mẩm non cả 2 nhóm lớp nhà trẻ và mẫu giáo: + Hoạt động
có chủ đích; + Hoạt động nhóm; + Hoạt động ngồi trời.

-

Tham quan di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương nơi đoàn đến.

-

Đánh giá kết quả: sv đã học tập nghiên túc những nội dung theo kế hoạch để ra.

2.1.5. Thực tập sư phạm

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình rèn nghể, bởi vì tất cả kiến thức, kỹ năng nghề
nghiệp của người GV được rèn luyện trong suốt quá trình học tập sẽ được thể hiện trong quá trình
thực tập, chuẩn bị trở thành người GV chính thức. Q trình thực tập địi hỏi sv khơng những nắm
vững kiến thức liên quan đến các điều lệ trường học (nội quy, quy định về trường học, ngành học...),
nhiệm vụ và quyền hạn của cơ sở giáo dục, nhiệm vụ và quyền hạn của người GV... mà còn đòi hỏi
sv nắm vững nội dung hoạt động nghể nghiệp của người GV (lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch,
thực hiện các cơng tác ngoại khóa, lao động, thể dục, thể thao...); nỗ lực rèn luyện kỹ năng nghể
nghiệp của người GV (soạn bài, lên lớp, ứng xử, công tác chủ nhiệm...).
- Thời gian: 8 tuần.

- Nội dung: 4-Thực hành giảng dạy ở các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo; -I-Thực hành cơng tác chăm
sóc, giáo dục trẻ ở các độ tuổi.
- Đánh giá kết quả: Ban chỉ đạo trường mẩm non kết hợp với GV hướng dẫn của trường mầm non
đánh giá dựa theo các tiêu chí cụ thể.

2.2. Hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp của sv Khoa Giáo dục Mồm non hiện nay

Thực tế những năm gần đây cho thấy, các trường sư phạm đã và đang xác định việc nâng cao
chất lượng hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sv sư phạm nói chung, Khoa Giáo dục
Mầm non nói riêng là một nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong q trình tổ chức đào tạo.
Cơng tác rèn luyện nghiệp vụ cho sv đã được thực hiện một cách quy mơ, có hệ thống, theo đúng
kế hoạch đã được xây dựng. Đây chính là nhận thức mà chương trình đào tạo đã chú trọng, phù hợp
với xu thế chung của đổi mới giáo dục theo định hướng năng lực hiện nay.
Việc rèn luyện, PTNL nghề nghiệp cho sv của Khoa Giáo dục Mẩm non đã được tiến hành thường
xuyên, thông qua các công đoạn trên. Điểu đó đã tạo cơ hội, điểu kiện để sv nâng cao năng lực,
chuẩn bị tốt cho hoạt động dạy học và rèn nghề sau khi tốt nghiệp.

52

Tháng oaaoaa


NGHIÊN cứu TRAO ĐỔI

Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn một số những tồn tại. Theo chúng tôi, những tồn tại này có lí
do từ những ngun nhân khách quan và chủ quan. Vì vậy, mỗi giảng viên cẩn nhận thức và có quan
niệm đúng hơn nữa vể hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp, nghĩa là hoạt động phải được thực
hiện liên tục và thường xuyên trong suốt khóa học. Hoạt động rèn luyện và PTNL nghề nghiệp giúp sv
thực hành một cách có hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo trên cơ sở củng cố, mở rộng tri thức về chuyên
môn nghiệp vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm và bồi dưỡng tình cảm nghề nghiệp, giúp sv được tập
dượt và thử sức trong các hoạt động [4].

Trong chương trình đào tạo hiện nay, các đợt kiến tập, thực tập của sv khơng có giảng viên của
Khoa Giáo dục Mẩm non trực tiếp hướng dẫn chỉ đạo và nhận xét, đánh giá về chun mơn... Vì vậy,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các kỹ năng nghề để đối chứng việc lĩnh hội kiến thức với thực tiễn
giảng dạy ở các cơ sở mầm non còn phụ thuộc hoàn toàn vào cơ sở thực tập, kiến tập. Nhà trường
không thường xuyên, liên tục kiểm tra, đánh giá. Kết quả thực tập của sv được gửi về sau khi kết

thúc đợt thực tập. Đây là hạn chế không nhỏ ảnh hưởng đến việc hình thành năng lực sư phạm toàn
diện trong việc PTNL nghề nghiệp cho sv.
Cần duy trì cho sv được đi học tập, thực tế ở các trường mầm non trong tỉnh và cả ở ngoài tỉnh
để sv được học hỏi, trải nghiệm kinh nghiệm thực tế nghề nghiệp. Hiện nay, sv chỉ được đi thực tế
tại các địa phương trong tỉnh nên việc cho sv được thực tế ở tỉnh ngoài là cần thiết, vừa tăng vốn
sống, vừa lĩnh hội, tiếp thu được những thành tựu về xã hội hóa giáo dục, về văn hóa, giúp sv hoàn
thiện thêm một số kĩ năng khác.

2.3. Một số giải pháp cụ thể
Việc rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sv Mầm non cắn được đặt ra một cách đồng bộ, toàn
diện, cụ thể: + Nội dung chương trình đào tạo: phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định; + Đảm
bảo tính trình tự của chương trình: Đảm bảo các điều kiện tiên quyết khi thực hiện học phần đó; +
Đảm bảo tính cân đối của nội dung (giữa lý thuyết và thực hành); + Đảm bảo tính phù hợp (phù hợp
với loại hình đào tạo: Chính quy; vừa học, vừa làm; văn bằng 2...; + Đảm bảo tính hiệu quả: Khiến
người học có năng lực hành động, chuyển hóa tri thức thành năng lực thực tiễn.

Đó là điều kiện cần thiết để hình thành cho sự phát triển nhân cách người GV tương lai, kích thích
sự tự giáo dục và giáo dưỡng của sv. Do đó, cần rèn luyện theo hướng đa dạng hóa các hình thức
như:Tổ chức hoạt động tập thể, ngoại khóa, seminar.. .Đặc biệt các nội dung rèn luyện cần cấu trúc
có logic từ cơ bản đến tổng hợp rổi đến kỹ năng nâng cao.

Công tác chỉ đạo, giám sát việc đánh giá, rèn luyện năng lực nghề nghiệp không chỉ dựa vào kết
quả của các bài tập, bài kiểm tra mà còn phải đánh giá vào ý thức tự giác, tự học của SV; tạo điểu kiện
để sv tổ chức các hoạt động rèn nghề, hội thi nghiệp vụ, động viên, khuyến khích hoạt động mang
tính sáng tạo, trung thực và tự giác.
Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị thực hành phải được đổng bộ, chất lượng tốt để khai thác triệt
để tinh thần học tập sáng tạo, PTNL nghề nghiệp cho sv, cụ thể như sau:
+ Phòng học âm nhạc: Nên có hệ thống cách âm, đầu tư thêm các loại nhạc cụ khác để sv có thể
thực hành trên nhều phương diện...
+ Phịng học Mỹ thuật: Ngồi đồ dùng cần thiết như giá vẽ, bàn ghế đúng kích cỡ cần đẩu tư

thêm nhiều phương tiện hỗ trợ nghe nhìn khác như máy chiếu, các loại mơ hình như tranh, ảnh...
để sv có thể học hỏi thêm và tích lũy kinh nghiệm từ những thế hệ đi trước
+ Phòng thực hành dinh dưỡng: Cẩn có đẩy đủ trang thiết bị cẩn thiết để thực hiện nội dung thực
hành một cách quy mô theo hệ thống và đạt được mục tiêu cụ thể trong chương trình. Từ hệ thống
cấp thốt nước đảm bảo sự thơng thống, bàn bếp đúng quy mơ đến các loại đô dùng chế biến
thực phẩm, các loại dụng cụ pha chế đúng quy cách, hợp vệ sinh, an toàn...

■Hiánr.
GIAO
DỤC
Tháng 02/2022
^’’^1

53


NGHICN CỨU TRAO ĐƠI
Cần xây dựng chính sách hỗ trợ vật chất cho người học để động viên sv tích cực trong mọi
hoạt động.

Cho sv được tiếp xúc nhiều với thực tế ngoài xã hội về các hoạt động nghệ thuật và ngành học
thông qua các đợt đi kiến tập và thực tập, thực tế, tham quan (trong và ngoài tỉnh).
Phát huy tính tích cực, chủ động trong cơng tác dạy và học: + Thực hiện tốt công tác kiểm tra,
đánh giá; + cần linh hoạt, sáng tạo trong công tác dạy và học; + Bản thân sv phải xác định được vai
trị quan trọng của cơng tác dèn luyện nghề nghiệp. Từ đó có tinh thần tự giác, tích cực chủ động và
có thái độ thực hành, thực tập một cách nghiêm túc, có hiệu quả.
Cẩn có những mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở trường mầm non với khoa và nhà trường để
tạo điểu kiện cho sv được áp dụng kiến thức lý thuyết vào thực hành, giúp sv hình thành năng lực
SƯ phạm thực tiễn.
Có sự thống nhất kế hoạch hoạt động kiến tập, thực tập, thực tế dựa trên cơ sở, nội dung đã

thống nhất, ban hành và tình hình thực tiễn của địa phương.

Thường xuyên tổ chức công tác tập huấn, các hội nghị tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong
công tác đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của các trường mẩm non được
chọn là cơ sở thực hành
vể phía GV: GV tham gia đào tạo cẩn chia sẻ trách nhiệm của mình trong các hoạt động học
tập, ngoại khóa, thực tập, thực tế... hình thành cho sv kỹ năng xử lý tình huống sư phạm, thiết kế
bài giảng, phương tiện dạy học giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc rèn luyện và PTNL
nghề nghiệp cho sv.

3. Kết luận
Kỹ năng sư phạm là một thành tố quan trọng cấu thành phẩm chất năng lực của người GV. Vì vậy
rèn luyện kỹ năng và PTNL nghề nghiệp cho sv là một yêu cầu tất yếu trong đào tạo GV nói chung,
GVMN nói riêng. Hiện nay chất lượng GVMN đáp ứng yêu cẩu xã hội đang là vấn để đặt ra, cũng là
mục tiêu hướng tới của Khoa Giáo dục Mầm non Trường Đại học Hồng Đức. Trong những năm gẩn
đây công tác rèn luyện và PTNL nghề nghiệp cho sv ngành Giáo dục Mầm non ở Trường Đại học
Hồng Đức đã và đang được quan tâm cả về thời lượng và việc đầu tư để nâng cao chất lượng, hiệu
quả giáo dục. Chất lượng đào tạo đã được xã hội chấp nhận (SV của trường có mặt khắp nơi ở các
trường mẩm non trên cả nước).
Để rèn luyện kỹ năng và PTNL nghề nghiệp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, chúng ta cần
thực hiện đổng bộ các giải pháp từ đổi mới, cập nhật nội dung chương trình đào tạo, nâng cao năng
lực chuyên môn; cải tiến quản lý, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện của sv,
nâng cao ý thức tự học, tự nghiên cứu của sv đến việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học.. .Làm tốt công tác này thông qua hoạt động thực tập, thực tế sẽ góp phẩn thiết thực nâng cao
chất lượng đào tạo GVMN, đáp ứng nhu cầu xã hội.
Tài liệu tham khảo
[1 ] Nguyễn Đình Chỉnh (1997), Hình thành kỹ năng nghê nghiệp cho giáo sinh, một yêu cầu cấp bách của đổi mới giáo dục, Tạp chí Đại
học và Giáo dục chuyên nghiệp tháng 2.
[2] Nguyễn Đình Chỉnh (1997), vấn đề thực tập sư phạm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), Quyết định sổ 36/2003/QĐ-BGDĐTngày 01/8/2003 về việc ban hành quy ché thực hành, thực tập sư

phạm áp dụng cho các trường đại học, cao đáng đáo tạo giáo viên phổ thơng, mâm non trình độ cao đổng hệ chính quy.

[4] Phạm Trung Thanh (chủ biên), Nguyễn Thị Lý (2011), Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên, NXB Đại học Sư pham, Hà Nội.
[5] Bùi Ngọc Hồ (1992), Công tác thực hành ở trường đại học, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, tháng 11.
[6] Nguyễn Văn Lê, Tạ Văn Doanh (1997), Giao tiếp sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

54

(HÁO DỤC
©XÃ HỘI

rp/pnpp
02/2022



×