Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghe cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (549.53 KB, 5 trang )

NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT
Journal of Education Management, 2022, Vol. 14, No. 3, pp. 20-24
This paper is available online at

DOI: 10.53750/jem22.vl4.n3.20

cho sinh viên su phạm
THEO ĐỊNH HUỚNG PHÁT TRIEN năng Lực

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG NGHE

Trương Thị Thảo*1
Tóm tắt. Sự thành thạo kĩ năng sư phạm của sinh viên thể hiện hiệu quả của quản lý hoạt động rèn luyện kĩ
năng nghề cho sinh viên sư phạm. Việc xác định được nội dung quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề
cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực người học có ý nghĩa quan trọng giúp nhà quản
lý bám sát thực trạng quản lý hoạt động này ở trường đại học. Từ đó, lãnh đạo nhà trường xây dựng được các
giải pháp trong quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo
dục phổ thơng mới.

Từ khóa: Quản lý, kĩ năng sư phạm, rèn luyện kĩ năng nghề sư phạm, định hướng phát triển năng lực.
1.

Đặt vấn đề

Thành thạo kĩ năng sư phạm là một trong những yêu cầu quan trọng sau khi tốt nghiệp của sinh viên sư
phạm ở trường Đại học. Sinh viên sư phạm thành thạo các kĩ năng nghề sẽ tổ chức tốt các hoạt động giáo
dục và dạy học ỏ trường phổ thơng. Để có kĩ năng nghề nghiệp thành thạo, sinh viên sư phạm phải được rèn
luyện thường xuyên trong quá trình học tập ỏ trường đại học dưới sự hướng dẫn của giảng viên theo một
quy trình khoa học. Ở trường đại học, hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề sư phạm cho sinh viên đặt dưới sự

quản lý của Hiệu trưởng và các khoa đào tạo với sự hỗ trợ của phòng Quản lý đào tạo. Sự thành thạo kĩ năng


sư phạm của sinh viên phụ thuộc nhiều vào hiệu quả quản lý của đội ngũ lãnh đạo trong nhà trường. Quản
lý hiệu quả hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực
đáp ứng yêu cầu về đội ngũ giáo viên cho việc giảng dạy chương trình Giáo dục phổ thơng (GDPT) 2018 là
phù hợp và cần được quan tâm hiện nay.
2.

Một số khái niệm

Theo tác giả Trần Quốc Thành (2003), “Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đế chỉ huy,
điều khiển, hưống dẫn các quá trình quản lý xã hội, hành vi và hành động của con người nhằm đạt tới mục
đích, đúng với ý chí nhà quản lý, phù hợp với quy luật khách quan”. Tác giả Trần Kiểm (2004) cho rằng,
“Quản lý là những tác hoạch định của chủ thể quản lý trong việc huy động, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh,
điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối
ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Tác giả Đặng Quốc Bảo (2010), “Quản lí là q
trình gây tác động của chủ thể quản lí nhằm đạt được mục tiêu chung”. Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí, tác
giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Hoạt động quản lí là các tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản
lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) - trong một tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận
hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Ngồi ra, các quan điểm về quản lý còn chú ý nhiều hơn đến việc
tạo điều kiện để những nhà quản lí có ứng xử phù hợp khi đề cập đến khía cạnh con người trong một tổ chức
Ngày nhận bài: 25/01/2022. Ngày nhận đăng: 27/03/2022.
1 Trường Đại học Hồng Đức
e-mail:

20


NGHIÊN CỨU

JEM., Vol. 14 (2022), No. 3.


(quan điểm hành vi)ị; tiếp cận hệ thống trong quản lí (quan điểm hệ thống); coi ưọng bốn chức năng quản lí
chủ yếu: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo - lãnh đạo và kiểm tra; coi trọng tính hiệu quả, xem con người là nguồn
lực chủ yếu để nâng; cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất (lí thuyết quản lí hiệu quả). Quản lí bao
giờ cũng tồn tại với tư cách là một hệ thống, bao gồm các thành phần: Chủ thể quản lí; khách thể quản lí;
cơ chế quản lí.
Quản lý là q trình tác động có định hưống phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý lên đối
tượng quản lý nhằrp khai thác phát huy tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý, sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực và cơ hội của tổ chức/hệ thống... ưên cơ sở đó đảm bảo cho tổ chức/hệ thống vận hành (hoạt
động) tốt, đạt được các mục tiêu đã đặt ra với chất lượng và hiệu quả tối ưu trong các điều kiện biến động
của môi trường.
Rèn luyện kĩ nặng nghề sư phạm theo định hướng phát triển năng lực là quá trình luyện tập của sinh
viên sư phạm một dách thường xuyên, có hệ thống các kĩ năng sư phạm, là một bộ phận của năng lực giáo
viên để đạt được chuẩn đầu ra, đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục của chương trình GDPT mơi.

Quản lý hoạt đọng rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hương phát triển năng lực là
quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá của Hiệu trưởng về các hoạt động, các nguồn
lực tham gia rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực nhằm giúp
sinh viên phát triển, hoàn thiện kĩ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu dạy học và giáo dục của chương trình
GDPTmới.
'
X

3.

r I

-..........................................-

. X


....

.

.z

.

Yêu câu cuai hoạt động rèn luyện kĩ năng nghê cho sinh viên sư phạm đáp ứng đơi mới
chương trình GDPT

Chương trình GDPT 2018 được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục và đào tạo; bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo
dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hịa đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành,
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ỏ các lớp
học dưới, phân hóa dần ỏ các lớp học trên; thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy
tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và
phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm cần được thực hiện theo định hướng phát triển năng lực
đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT. Tiến hành rèn luyện kĩ năng nghề sư phạm cho sinh viên cần
đảm bảo giúp cho sinh viên nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm,
các kĩ năng sư phạm trong tổ chức dạy học và giáo dục ở trường phổ thông; nhận thức được đầy đủ về các kĩ
năng sư phạm, quỷ trình thực hiện các kĩ năng sư phạm và có thể thực hiện thành thạo các kĩ năng sư phạm
trong tổ chức dạy học và giáo dục. Rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm có thể thực hiện thường
xun trong q trình dạy học thơng qua các giị thực hành trên lớp; thơng qua hoạt động rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm thường xuyên; thông qua hoạt động thực hành, thực tập nghề nghiệp.
4.

Quản lý hojạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm ồ trường Đại học theo

định hướng phát triển năng lực

Quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm là hoạt động của nhà quản lý nhằm
xác định mức độ |thực hiện mục tiêu giáo dục đại học ở các trường sư phạm. Quản lý hoạt động rèn luyện

kĩ năng nghề sư phạm theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên giúp nhà quản lý nắm được thực
trạng rèn luyện 14 năng sư phạm, thực trạng quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên

trong trường đại học, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động này đạt hiệu quả, đào tạo được nguồn
lực đội ngũ giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mói.
Việc quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên sư
phạm ỏ trường Địại học bao gồm: Xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm; Tổ


21


Trương Thị Thảo

JEM., Vol. 14 (2022), No. 3.

chức bộ máy thực hiện rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm; Chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn
luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm; Kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh
viên sư phạm và Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm.
4.1.

Xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực cho sinh
viên sư phạm

Xây dựng kế hoạch trong quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực

cho sinh viên sư phạm có vai trị rất quan trọng vì nó có khả năng ứng phó với sự thay đổi trong giáo dục.
Việc xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Xây dựng chương trình đào tạo giáo viên phù hợp với chuẩn đầu ra đáp ứng u cầu của chương trình
GDPT mói. Chương trình đào tạo giáo viên cần chú trọng tăng cường thời lượng cho các học phần mang
tính thực hành nghề nghiệp, cung cấp cho sinh viên sư phạm hệ thống tri thức và các kĩ năng sư phạm tương
ứng với ngành đào tạo, giúp sinh viên hình thành và thuần thục các kĩ năng nghề trong thòi gian được đào
tạo ỏ trường đại học. Trong chương trình đào tạo giáo viên cần phải có các học phần: Tâm lý học, Giáo dục
học, Phương pháp dạy học bộ môn, Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên...
Xây dựng kế hoạch chỉnh sửa chương trình đào tạo giáo viên theo từng giai đoạn cụ thể để kịp thời chỉnh
sửa, bổ sung các học phần nghiệp vụ sư phạm, thời lượng thực hành trong các học phần... để sinh viên
được thực hành, rèn luyện kĩ năng sư phạm nhiều hơn trong quá trình đào tạo.
Xây dựng kế hoạch rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên cho sinh viên trong năm học. Rèn luyện
nghiệp vụ sư phạm cần được thực hiện thường xuyên trong năm học, thơng qua các mơn học mang tính
nghiệp vụ sư phạm trên lớp trong chương trình đào tạo. Được học các môn học nghiệp vụ sư phạm, giúp
sinh viên tập soạn giáo án các mơn học trong chương trình GDPT mói, tập giảng bài, tập xử lý các tình
huống sư phạm xảy ra trong dạy học và giáo dục... Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm có thể thực hiện thông
qua hội thi nghiệp vụ sư phạm các cấp, tổ chức tuần rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên...

Xây dựng kế hoạch thực hành, thực tập cho sinh viên sư phạm đảm bảo các điều kiện về cơ sỏ thực hành,
thực tập, kinh phí và các nguồn lực khác để tổ chức rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên.
Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên theo kì và theo
năm học.

4.2.

Tổ chức bộ máy thực hiện rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực cho
sinh viên sư phạm

Tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát
triển năng lực là giai đoạn hiện thực hóa những ý tưởng đã được nêu trong kế hoạch, giúp sinh viên thành

thục các kĩ năng sư phạm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ỏ các trường đại học sư phạm.
Để thực hiện kế hoạch rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên, lãnh đạo nhà trường cần:
Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện rèn luyện nghiệp vụ sư phạm ỏ cấp trường, cấp khoa vói nhiệm vụ giúp
Hiệu trưỏng xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động theo năm học, chỉ đạo đội ngũ giảng viên và các tổ
chức chính trị (Đồn Thanh niên, Hội Sinh viên) tham gia thực hiện chương trình, kế hoạch đó.

Phân cơng chun mơn phù hợp trong giảng dạy các học phần nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên.
Phân công đội ngũ giảng viên, cán bộ Đồn, Hội tham gia hưóng dẫn sinh viên rèn luyện nghiệp vụ
sư phạm.

Thường xuyên bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội các kĩ năng, nghiệp vụ sư
phạm để họ tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm một cách sáng tạo, mang
lại hiệu quả cao.
Xây dựng và ban hành các quy chế, nội quy, quy định, tiêu chuẩn, chế độ có liên quan đến tổ chức thực
hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên.

22


NGHIÊN CỨU

JEM., Vol. 14 (2022), No. 3.

Quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng
lực cho sinh viên sư phạm đúng kế hoạch.

Đánh giá nhân sự thực hiện rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm.

4.3.


Chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực
cho sinh viên sư phạm

Chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực cho sinh viên
sư phạm là hoạt độhg được tiến hành trong suốt cả năm học. Công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện
kĩ năng sư phạm ba|o gồm:

Ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm trong
năm học.
!

Chỉ đạo các khóa đào tạo sư phạm xây dựng kế hoạch rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên phù hợp với
đặc điểm ngành nghề và đặc điểm sinh viên.
Chỉ đạo việc xéy dựng chương trình đào tạo giáo viên đảm bảo các học phần nghiệp vụ sư phạm được
giảng dạy cho sinh viên đầy đủ, mang tính thực tiễn cao.

Chỉ đạo việc sứ dụng các phương pháp, hình thức rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm phù
hợp với từng ngànb đào tạo giáo viên ỏ trường đại học sư phạm.
Chỉ đạo việc phối hợp vói các cơ sỏ thực hành, thực tập nghề nghiệp để sinh viên được vận dụng những
kĩ năng sư phạm trong hoạt động thực tiễn.
Chỉ đạo việc xầy dựng tiêu chuẩn thi đua cụ thể đối với các giảng viên và cán bộ Đoàn, Hội tham gia
tổ chức các hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm, có chế độ động viên khen thưỏng
kịp thời.

4.4.

Kiểm tra, đánh giá hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng lực
cho sinh viên sư phạm

Xây dựng kế hpạch kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát triển năng

lực của sinh viên sứ phạm một cách khoa học, cụ thể theo từng năm học.

Sử dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau để đánh giá đúng mức độ thành thục kĩ năng nghề của sinh
viên sư phạm đáp ứng yêu cầu giảng dạy chương trình GDPT mới.
Ban hành văn bản chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm
một cách thống nhất.
Ban hành các chế độ, quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm
và kết luận mức đô khen thưỏng hay kỷ luật đối với cán bộ, giảng viên và sinh viên sư phạm.

4.5.

Quản lý cấc điều kiện thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hướng phát
triển năng lực cho sinh viên sư phạm

Để quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề theo định hưống phát triển năng
lực cho sinh viên sư phạm, lãnh đạo trường đại học cần quản lý tốt việc đầu tư mua sắm, xây dựng và bảo
quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong nhà trường.

Khai thác triệt để các nguồn lực, huy động vốn đầu tư từ ngân sách nhà nưóc, nguồn đóng góp xã hội
hóa để xây dựng cơ sỏ vật chất, thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại.
Xây dựng hệ thống phòng học có các thiết bị dạy học hiện đại, có kết nối mạng Internet để thuận lợi
cho việc tổ chức cậc giờ học thực hành cho sinh viên sư phạm, để sinh viên sư phạm được thường xuyên rèn
luyện nghiệp vụ str phạm trong q trình đào tạo ỏ trường.
Có kế hoạch cỊụ thể về việc sử dụng trang thiết bị dạy học trong nhà trường cho từng khoa đào tạo giáo
viên, đảm bảo chọ việc thực hiện rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên.

23


Trương Thị Thảo


JEM., Vol. 14 (2022), No. 3.

Đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ kĩ thuật cho giảng viên, đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội sử dụng các phương
tiện, thiết bị hiện đại trong rèn luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên.

Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng nhằm duy trì hoạt động của các phương tiện, thiết bị dạy học
phục vụ cho hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm của sinh viên.
Kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học phục vụ việc tổ chức hoạt động rèn
luyện kĩ năng sư phạm cho sinh viên thường xuyên trong năm học.

5.

Ket luận

Như vậy, quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển
năng lực trong bối cảnh đổi mới GDPT hiện nay là hướng tiếp cận tất yếu, phù hợp với xu thế phát triển giáo
dục đại học. Qua nghiên cứu lí luận, tác giả đã xác định 5 nội dung chính để quản lý hoạt động rèn luyện
kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm theo định hướng phát triển năng lực người học. Các nội dung quản lý
có mối quan hệ biện chứng với nhau, mỗi nội dung có vị trí, vai trị khác nhau nhưng các nội dung quản lý
được cấu thành một quá trình quản lý tổng thê để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ỏ trường
đại học. Để vận dụng những nội dung quản lý vào thực tiễn, lãnh đạo nhà trường đào tạo giáo viên cần phân
tích thực trạng hoạt động rèn luyện kĩ năng sư phạm của sinh viên trong trường để có những giải pháp mang
tính đột phá, sáng tạo trong quản lý hoạt động rèn luyện kĩ năng nghề cho sinh viên sư phạm góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mói chương trình GDPT của nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]
[2]


[3]
[4]
[5]

[6]

[7]

Trần Quốc Thành (2003). Khoa học quản lý đại cương. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trần Kiểm (2004). Khoa học quản lý giáo dục - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục,
Hà Nội.
Đặng Quốc Bảo (2010). Quản lý nhà trường. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004). Cơ sở khoa học của quản lí. Trường Đại học Sư phạm
Ha Nội.
Phạm Trung Thanh (2006). Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Nxb Đại học Sư phạm,
Hà Nội.
Lê Thị Thanh Hà (2020). Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng soạn giáo án cho sinh viên ngành Giáo
dục Tiểu học trong dạy học và rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Tạp chí Giáo dục, số 476
(Kì 2), tr.20-24.
Trần Thanh Hải, La Thị Kim Bách, Huỳnh Thanh Quang (2020). Thực trạng và giải pháp nâng cao
chất lượng hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên sư phạm trường Đại học An Giang. Tạp
chí Giáo dục, số 491 (Kì 1), tn54-58.
ABSTRACT

Management of activities for vocational skills training for pedagogical students
following capability development orientation

The students’ mastery of pedagogical skills demonstrating the effectiveness of occupational skill
training activities management for pedagogical students. Determining the content of management of
vocational skills training activities for pedagogical students in the direction of developing learners’

competencies is important to help managers keep abreast of the current situation of managing this activity
at universities. Since then, university leaders have built management solutions to improve the quality of
teacher training to meet the requirements of the new general education program.

Keywords: Management, pedagogical skills, pedagogical skills, ability development orientation.

24



×