Thẩm định đồ án quy hoạch xây dựng:
1. Tiếp nhận:
- Bộ phận tiếp nhận: Bộ phận tiếp nhận thuộc Văn phòng Sở Xây dựng;
- Bộ phận xử lý nghiệp vụ: Tổ thư ký Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch;
- Cơ sở pháp lý: Nghị định 08/2005/NĐ-CP; Thông tư 15/2005/TT-BXD.
2. Thời gian xem xét, thẩm định hồ sơ quy hoạch xây dựng:
- Đối với quy hoạch xây dựng vùng: nhiệm vụ 15 ngày làm việc (quy định 20 ngày), đồ án quy
hoạch 20 ngày làm việc.
- Đối với quy hoạch chung xây dựng: nhiệm vụ 15 ngày làm việc (quy định 30 ngày), đồ án quy
hoạch 30 ngày làm việc.
- Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng: nhiệm vụ 15 ngày làm việc (quy định 30 ngày), đồ án quy
hoạch 30 ngày làm việc.
- Đối với quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: nhiệm vụ 15 ngày làm việc (quy định 30
ngày), đồ án quy hoạch 30 ngày làm việc.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ quy hoạch có nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra nội dung và hình thức hồ sơ,
phân loại và ghi vào sổ theo dõi. Khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn (trong
đó phải có thời hạn giải quyết), có chữ ký của bên nộp và bên nhận hồ sơ. Phiếu nhận hồ sơ làm
thành hai bản, một bản giao cho cơ quan nộp hồ sơ và một bản lưu trữ tại cơ quan tiếp nhận hồ
sơ.
* Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận có ý kiến bằng văn bản
để thông báo cho chủ đầu tư bổ sung hồ sơ (nếu có), thời gian chờ bổ sung của chủ đầu tư không tính
vào thời gian thụ lý giải quyết hồ sơ.
* Đối với đồ án quy hoạch thông qua Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch lấy ý kiến thẩm định, trong
thời hạn tối đa 20 ngày kể từ ngày tiếp nhận và thụ lý hồ sơ, Thường trực Hội đồng quyết định thời gian
tổ chức phiên họp (thời gian tổ chức phiên họp không vượt quá thời gian thẩm định hồ sơ theo quy định).
Sau phiên họp Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch, nếu phải chỉnh sửa hồ sơ thì thời gian này không tính
vào thời gian thụ lý giải quyết hồ sơ.
3. Thủ tục:
3.1 Nhiệm vụ quy hoạch: Số lượng hồ sơ nộp tối thiểu 03 bộ, bao gồm:
3.1.1 Quy hoạch xây dựng vùng:
- Tờ trình xin phê duyệt; các văn bản liên quan: chủ trương, các văn bản giao chủ đầu tư, đơn vị
tư vấn (kèm bản sao giấy chứng nhận năng lực tư vấn, chứng chỉ hành nghề chủ nhiệm đồ án);
- Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;
- Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới, quy mô và mối quan hệ liên vùng tỉ lệ 1/100.000 - 1/500.000
3.1.2 Quy hoạch chung xây dựng:
- Tờ trình xin phê duyệt; các văn bản liên quan: chủ trương, các văn bản giao chủ đầu tư, đơn vị
tư vấn (kèm bản sao giấy chứng nhận năng lực tư vấn, chứng chỉ hành nghề chủ nhiệm đồ án);
- Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;
- Bản vẽ sơ đồ vị trí, ranh giới, và mối quan hệ vùng tỉ lệ 1/50.000 - 1/250.000
3.1.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng:
- Tờ trình xin phê duyệt; các văn bản liên quan: chủ trương, các văn bản giao chủ đầu tư, đơn vị
tư vấn (kèm bản sao giấy chứng nhận năng lực tư vấn, chứng chỉ hành nghề chủ nhiệm đồ án); văn bản
báo cáo của UBND địa phương về lấy ý kiến nhân dân (Điều 22-NĐ08/CP) ;
- Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;
- Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất; tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000;
3.1.4 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
- Tờ trình xin phê duyệt; các văn bản liên quan: chủ trương, các văn bản giao chủ đầu tư, đơn vị
tư vấn (kèm bản sao giấy chứng nhận năng lực tư vấn, chứng chỉ hành nghề chủ nhiệm đồ án);
- Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch;
- Bản vẽ thể hiện sơ đồ vị trí ranh giới xã, tỷ lệ 1/25.000; ranh giới điểm dân cư tỉ lệ 1/5.000.
3.2 Đồ án quy hoạch: Hồ sơ nộp bao gồm
3.2.1 Quy hoạch xây dựng vùng:
* Bản vẽ:
- Bản đồ vị trí và mối quan hệ liên vùng tỉ lệ 1/100.000 - 1/500.000
- Bản đồ hiện trạng tổng hợp gồm sử dụng đất, hệ thống cơ sở kinh tế, hệ thống đô thị và
các điểm dân cư nông thôn, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vùng; đánh
giá tổng hợp đất xây dựng; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.
- Bản đồ định hướng phát triển không gian hệ thống đô thị, điểm dân cư nông thôn, các khu công
nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du lịch; các khu vực bảo vệ di sản, cảnh quan thiên nhiên, di
tích lịch sử văn hoá; các khu vực cấm xây dựng và các khu dự trữ phát triển; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.
- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/25.000 - 1/250.000.
* Báo cáo tổng hợp:
- Thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan: quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch, biên
bản thông qua của Hội đồng nhân dân cùng cấp, tờ trình phê duyệt đồ án.
3.2.2 Quy hoạch chung xây dựng:
- Sơ đồ vị trí và mối quan hệ vùng; tỷ lệ 1/50.000 - 1/250.000;
- Các bản đồ hiện trạng phục vụ cho việc thiết kế quy hoạch chung xây dựng đô thị; tỷ lệ 1/5.000
- 1/25.000;
- Bản đồ định hướng phát triển không gian đô thị; tỷ lệ 1/5.000- 1/25.000;
- Các bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch; tỷ
lệ 1/5.000 - 1/25.000;
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị; tỷ lệ 1/5.000 - 1/25.000;
- Bản đồ chỉ giới đường đỏ các trục đường chính, cốt khống chế xây dựng đô thị; tỷ lệ 1/5.000 -
1/25.000;
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật các tuyến đường xây dựng mới; tỷ lệ 1/5.000
- 1/25.000;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định tại điều 30 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP
- Báo cáo tổng hợp gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt đồ án
quy hoạch chung xây dựng đô thị.
* Đối với đô thị loại 5, các bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch được lập trên tỷ lệ 1/2.000.
3.2.3 Quy hoạch chi tiết xây dựng:
a) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000:
- Bản đồ vị trí và giới hạn khu đất; tỷ lệ 1/10.000 - 1/25.000;
- Các bản đồ hiện trạng về kiến trúc, cảnh quan, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và đánh giá quỹ đất
xây dựng; tỷ lệ 1/2.000;
- Bản đồ tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, tỷ lệ 1/2.000;
- Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất; tỷ lệ 1/2.000;
- Các bản đồ quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000;
- Các bản đồ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng và hành lang bảo vệ các tuyến hạ tầng kỹ
thuật; tỷ lệ 1/2.000;
- Bản đồ tổng hợp đường dây, đường ống kỹ thuật; tỷ lệ 1/2.000;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP;
- Lập mô hình; tỷ lệ 1/2.000 hoặc tỷ lệ thích hợp.
b) Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500:
- Các bản đồ được quy định như đối với quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 nhưng được
thể hiện đến từng công trình theo tỷ lệ 1/500;
- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định tại Điều 31 của Nghị định 08/2005/NĐ-CP;
- Lập mô hình; tỷ lệ 1/500.
c) Báo cáo tổng hợp ( cho 2 loại đồ án trên) gồm thuyết minh, các văn bản pháp lý có liên quan,
tờ trình phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị; văn bản báo cáo của đơn vị tư vấn về nội
dung lấy ý kiến về quy hoạch (Điều 25-NĐ08/CP).
3.2.4 Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn:
* Hồ sơ đồ án quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn bao gồm:
+ Quy hoạch mạng lưới điểm:
- Bản đồ hiện trạng xây dựng, sử dụng đất điểm dân cư nông thôn; tỷ lệ 1/500 - 1/2.000;
- Bản đồ quy hoạch mạng lưới điểm dân cư và hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn xã; tỷ lệ
1/5.000 - 1/25.000;
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật điểm dân cư nông
thôn; tỷ lệ 1/500 - 1/2.000.
- Thuyết minh tổng hợp, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình phê duyệt.
+ Quy hoạch xây dựng trung tâm xã, điểm dân cư:
- Bản đồ hiện trạng xây dựng, sử dụng đất; tỷ lệ 1/500 - 1/2.000;
- Bản đồ quy hoạch tổng thể không gian kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật; tỷ lệ 1/500 -
1/2.000.
- Thuyết minh tổng hợp, các văn bản pháp lý có liên quan, tờ trình xin phê duyệt.
Yêu cầu:
- Nội dung thuyết minh và thể hiện các loại bản đồ thực hiện theo đúng hướng dẫn tại phụ lục 1, 2
Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19-8-2005.Ký hiệu bản đồ theo quy định tại Quyết định số
21/2005/QĐ-BXD ngày 22-7-2005.
- Số lượng hồ sơ đồ án quy hoạch nộp gồm 02 loại:
* Hồ sơ thông qua Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch gồm: tờ trình xin thẩm định phê duyệt: 01 bản,
thuyết minh tổng hợp (kèm bản vẽ màu thu nhỏ): 01 bộ; thuyết minh tóm tắt (kèm bản vẽ trắng đen thu
nhỏ): 20 bộ ; bản vẽ màu khổ lớn để báo cáo: 01 bộ.
* Hồ sơ trình duyệt sau khi lấy ý kiến Hội đồng Kiến trúc Quy hoạch:
+ Đối với loại đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh: tờ trình xin thẩm định phê
duyệt: 02 bản, thuyết minh tổng hợp (kèm bản vẽ màu thu nhỏ): 02 bộ; bản vẽ trắng đen khổ lớn theo tỉ lệ
quy định: 02 bộ.
+ Đối với loại đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp huyện: tờ trình xin thẩm định phê
duyệt: 01 bản, thuyết minh tổng hợp (kèm bản vẽ màu thu nhỏ): 01 bộ; bản vẽ trắng đen khổ lớn theo tỉ lệ
quy định: 01 bộ.
4. Trình tự thực hiện công tác thẩm định:
* Nhiệm vụ quy hoạch (15 ngày làm việc)
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ (01 ngày)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận vào sổ theo dõi và chuyển giao hồ sơ cho Tổ thư ký Hội
đồng Kiến trúc - Quy hoạch nhận.
Bước 2: Thụ lý giải quyết hồ sơ (12 ngày)
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ
- Kiểm tra nội dung thuyết minh, bản vẽ sơ đồ vị trí
- Lấy thông tin, số liệu các địa phương nơi có đồ án quy hoạch (nếu có)
- Lập kết quả thẩm định
Bước 3: Trình giải quyết hồ sơ (02 ngày)
Trình Thường trực HĐKt-QH kết quả thẩm định và xét duyệt
Bước 4: Phát hành và lưu trữ (01 ngày)
Phát hành: Tổ thư ký Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch chuyển giao Bộ phận tiếp nhận hồ sơ
phát hành,
Lưu trữ: Tổ thư ký Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch vào sổ, lưu trữ hồ sơ tại phòng Quy hoạch Kiến
trúc.
* Đồ án quy hoạch:
Giai đoạn 1: (20 ngày làm việc)
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ (01 ngày)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận vào sổ theo dõi và chuyển giao hồ sơ cho Tổ thư ký Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch nhận.
Bước 2: Thụ lý giải quyết hồ sơ (15 ngày)
- Kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ
- Kiểm tra nội dung thuyết minh, các bản vẽ
- Lấy ý kiến các ngành liên quan
- Tổ chức khảo sát thực địa
- Lập kết quả thẩm định
Bước 3: Trình Thường trực HĐKT-QH kết quả thẩm định và xin ý kiến tổ chức mời HĐKT-QH họp
báo cáo thông qua đồ án (04 ngày) ;
Chuyển biên bản kết luận cuộc họp kèm thông báo chỉnh sửa hồ sơ cho bộ phận tiếp nhận gởi chủ
đầu tư, đơn vị tư vấn chỉnh sửa ;
Sau phiên họp, hồ sơ phải chỉnh sửa thì thời gian này không tính vào thời gian giải quyết hồ sơ;
Giai đoạn 2: (10 ngày) Các bước thực hiện thụ lý giải quyết hồ sơ sau khi chỉnh sửa và trình ký:
Bước 1: Tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ (01 ngày)
Bộ phận tiếp nhận hồ sơ tiếp nhận vào sổ theo dõi và chuyển giao hồ sơ cho Tổ thư ký Hội đồng
Kiến trúc - Quy hoạch nhận.
Bước 2: Thụ lý giải quyết hồ sơ sau khi chỉnh sửa và trình ký (06 ngày)
Tổ thư ký Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch nhận và giải quyết:
- Kiểm tra nội dung thuyết minh, các bản vẽ, tờ trình của chủ đầu tư theo thông báo và biện bản
kết luận của phiên họp Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch;
- Lập kết quả thẩm định;
- Lập tờ trình xin phê duyệt đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh.
Bước 3: Trình giải quyết hồ sơ (02 ngày)
Tổ thư ký trình Thường trực Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch ký duyệt kết quả thẩm định và tờ trình
đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh (kết quả thẩm định do Thường trực Hội
đồng Kiến trúc - Quy hoạch ký, tờ trình do Lãnh đạo Sở ký).
Bước 4: Phát hành và lưu trữ (01 ngày)
Phát hành:
Tổ thư ký Hội đồng Kiến trúc - Quy hoạch chuyển giao Bộ phận tiếp nhận hồ sơ phát hành kết quả
thẩm định của HĐKT-QH; hoặc tờ trình trình UBND tỉnh đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt
của UBND tỉnh. Nơi gởi chủ đầu tư, UBND cấp huyện đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của
UBND huyện; UBND Tỉnh (đối với các đồ án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh).
Lưu trữ: Hồ sơ quy hoạch xây dựng đã phê duyệt được lưu trữ tại các cơ quan sau:
- Sở Xây dựng: Lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch được duyệt trên địa bàn Tỉnh;
- UBND cấp huyện (TXVL, các huyện): Lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch được duyệt trên địa bàn
mình quản lý;
- UBND cấp xã (xã, phường): Lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch được duyệt trên địa bàn mình quản
lý;
- Phòng Quản lý đô thị TXVL, phòng Hạ tầng Kinh tế các huyện: lưu trữ toàn bộ đồ án quy hoạch
được duyệt trên địa bàn mình quản lý;
5. Đối với hồ sơ điều chỉnh quy hoạch:
- Thời gian, thủ tục nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh quy hoạch thực hiện như hồ sơ lập mới nêu trên;
- Nội dung điều chỉnh quy hoạch tuân thủ theo quy định tại các Điều 12, 20, 29, và 37 của Nghị
định số 08/2005/NĐ-CP; và hướng dẫn tại mục VI - Thông tư số 15/2005/TT-BXD.
6. Các yêu cầu thực hiện khi tổ chức lập quy hoạch:
Lấy ý kiến về quy hoạch xây dựng:
1. Đối với đồ án quy hoạch chung xây dựng: trong quá trình lập quy hoạch, đơn vị tư vấn có trách
nhiệm phối hợp với chính quyền địa phương để lấy ý kiến các cơ quan có liên quan, báo cáo cơ quan
thẩm định về các ý kiến đã thu thập và phương án hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch xây dựng, trước khi trình
cấp thẩm quyền xem xét, phê duyệt.
2. Đối với quy hoạch chi tiết xây dựng: Trong quá trình lập quy hoạch, đơn vị tư vấn có trách nhiệm
phối hợp với chính quyền địa phương lấy ý kiến các cơ quan có liên quan và ý kiến rộng rãi của nhân
dân trong khu vực lập quy hoạch về các nội dung liên quan đến đồ án quy hoạch xây dựng.
3. Hình thức lấy ý kiến: Trưng bày sơ đồ, bản vẽ các phương án quy hoạch ; lấy ý kiến bằng phiếu.
Người được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được
phiếu lấy ý kiến; sau thời hạn quy định, nếu không trả lời thì xem như đã đồng ý.
4. Trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch xây dựng, tổ chức tư vấn có
trách nhiệm báo cáo với cơ quan phê duyệt về kết quả lấy ý kiến, làm cơ sở cho việc phê duyệt.
5. Việc lựa chọn phương án quy hoạch xây dựng trên nguyên tắc phải đảm bảo phục vụ cho lợi ích
của quốc gia, lợi ích của địa phương và cộng đồng dân cư; đồng thời, cũng đáp ứng được nhu cầu chính
đáng của đa số người dân trong khu vực lập quy hoạch.