Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tìm hiểu về đại dịch COVID 19 và những ảnh hưởng của COVID 19 đếnbạo lực gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 15 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

BÀI THI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: NHỮNG VẤN ĐỀ LỚN CỦA THỜI ĐẠI

Số tín chỉ: 02
Học kỳ 1, năm học 2021 – 2022

CHỦ ĐỀ 11:
ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ VẤN ĐỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH.
LIÊN HỆ VỚI BẢN THÂN ĐỂ ĐƯA RA CÁC GIẢI PHÁP

Thái nguyên, tháng 01 năm 2022


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Đại dịch COVID-19 đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến mọi khía
cạnh của cuộc sống con người bao gồm cả kinh tế, xã hội, giáo dục,... Từ khi đại
dịch bùng phát vào cuối tháng 12/2019, số ca lây nhiễm và tử vong đã gia tăng
nhanh chóng chỉ trong thời gian rất ngắn, ngay cả khi các nhà lãnh đạo trên thế
giới đã áp dụng các biện pháp ngăn chặn sự lây lan như đóng cửa biên giới, cách
ly xã hội, đeo khẩu trang, cấm tụ tập đông người… Đến nay trên thế giới đã có
khoảng 306.122.920 người nhiễm COVID- 19 trong đó có khoảng 259.013.899
người đã được điều trị khỏi và có khoảng 5.502.890 người đã bị tử vong. Cho
thấy dịch bệnh lây lan rất nhanh làm cản trở quá trình phát triển sản xuất, kinh
doanh,… Thực hiện theo chỉ đạo của Nhà nước về phịng chống dịch bệnh
COVID- 19 nhiều cơng ty, xưởng sản xuất đã cho người lao động nghỉ việc để
thực hiện giãn cách xã hội. Nhưng bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện giãn
cách xã hội cũng như nhiều quốc gia trên thế giới vấn đề bạo lực gia đình đang


trở lên nhức nhối, đa phần phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình.
Bao gồm bạo lực do chồng/ bạn tình và các thành viên trong gia đình gây ra với
nhiều hình thức khác nhau. Bạo lực gia đình trong đại dịch Covid- 19 đang là
một vấn đề lớn của toàn xã hội, cần đưa ra những biện pháp kịp thời để khắc
phục tình trạng này. Vì vậy tơi đã chọn làm đề tài nghiên cứu của mình nhằm
tìm hiểu rõ những nguyên nhân, ảnh hưởng của đại dịch tới đời sống hôn nhân,
gia đình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu về đại dịch COVID- 19 và những ảnh hưởng của COVID- 19 đến
bạo lực gia đình. Từ đó liên hệ tới bản thân để đưa ra những giải pháp để khắc
phục và hạn chế bạo lực gia đình.


NỘI DUNG
Chương 1: Đại dịch COVID 19
1. Đại dịch COVID- 19 là gì ?

1.1 COVID- 19 là gì?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19. Tên gọi
mới này gọi tắt của Coronavirus Disease 2019, theo các từ khóa “corona”,
“virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này
xuất hiện.
Virus Corona là chủng virus mới chưa từng xuất hiện ở người, có tên gọi từ
nguồn gốc tiếng Latin. Vi rút Corona là chủng virus được bao bọc bằng những
chiếc gai bao bọc bên ngoài, tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương
tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có
nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”. Virus này có những chiếc gai bao bọc
bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào, theo cơ chế tương tự chìa

khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.
I.2 Đại dịch COVID-19 là gì?
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác
nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi
toàn cầu. Bùng phát vào cuối tháng 12/2019, bắt nguồn từ một chợ hải sản ở Hồ
Nam, Vũ Hán, miền Trung Trung Quốc. Virus Corona ban đầu được xác nhận là
một loại bệnh “viêm phổi lạ” hoặc “viêm phổi không rõ nguyên nhân”. Chỉ sau
100 ngày xuất hiện, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona đã nhanh
chóng tác động tới các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thị trường tài chính chao đảo,
nền kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối với tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói chưa
từng có trong lịch sử.


Virus SARS-CoV-2 là tác nhân gây ra bệnh virus corona 2019 (COVID19). Virus SARS-CoV-2 là một chủng virus corona cùng loài với SARS, MERS
và một số loại virus cảm cúm thông thường. COVID-19 được Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) tuyên bố là đại dịch vào ngày 11 tháng 3 năm 2020. Mặc dù nhiều
thông tin về COVID-19 vẫn chưa được biết, nhưng dữ liệu sơ bộ cho thấy nó có
độc tính và dễ dàng lây lan hơn cúm mùa, tuy ít độc tính hơn nhưng dễ dàng lây
lan hơn SARS hay MERS. Người già và những người mắc bệnh tiềm ẩn có nguy
cơ bị biến chứng nghiêm trọng cao, thậm chí gồm cả tử vong.
2. Nguyên nhân dẫn đến lây lan dịch bệnh COVID- 19
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phổi lạ do virus Corona theo các nhà
nghiên cứu, chuyên gia y tế là do sự tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết ra từ mũi,
hệ hô hấp của người đang nhiễm bệnh.
Virus corona có thể lây lan cho bạn theo các phương thức:
- Tiếp xúc với virus được phát tán vào khơng khí khi người bệnh hắt hơi, ho mà
không che miệng.
- Bắt tay, chạm vào người bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với vật thể, bề mặt vật thể chứa virus Corona rồi chạm vào
các bộ phận mắt, mũi, miệng của chính mình.

- Ngồi ra, 1 số ít trường hợp bạn cũng có thể bị nhiễm virus khi tiếp xúc với
phân của người bệnh.
Triệu chứng của bệnh do virus Corona gây ra rất giống với triệu chứng
của bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường như hắt hơi, ho, sổ mũi, mệt mỏi,
sốt, hen suyễn, đau họng, khó thở, bệnh có thể diễn biến thành viêm phổi nặng,
suy hô hấp cấp tiến triển, tử vong, nhất là ở những trường hợp đang bị bệnh mạn
tính, suy giảm miễn dịch. Triệu chứng xuất hiện trong 2 – 4 ngày sau khi nhiễm
virus.


Ngồi ra, những người trẻ tuổi có xu hướng xem nhẹ các triệu chứng nhẹ
mới xảy ra và cuối cùng họ đến phòng cấp cứu khi đã quá muộn. Nhiều người lo
ngại rằng số ca tử vong tại bệnh viện vốn đã tăng vọt lại che giấu một thực tế
khác.

3. Tác động của đại dịch COVID- 19 đối với con người
3.1 Tác động của đại dịch COVID- 19 đối với kinh tế - xã hội
Từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó
lường, đẩy thế giới và nhiều nước rơi vào khủng hoảng về mặt y tế lẫn kinh tế.
Số ca nhiễm trên thế giới đã tăng nhanh từ 850.000 ca cuối tháng 3 lên hơn 20
triệu ca nhiễm vào cuối tháng 8 với gần 1 triệu ca tử vong.Từ đầu năm 2020,
dịch Covid-19 có những diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, đẩy thế giới và
nhiều nước rơi vào khủng hoảng kéo về y tế và kinh tế. Số ca nhiễm trên thế giới
đã tăng nhanh từ 850.000 ca cuối tháng 3 lên hơn 20 triệu ca nhiễm vào cuối
tháng 8 với gần 1 triệu ca tử vong.
Đến nay, dịch bệnh Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại, thậm chí tại một
số nước đã xuất hiện làn sóng thứ 2. Hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch và
sản xuất - kinh doanh tiếp tục bị đình trệ hoặc hồi phục yếu ớt; tâm lý người
dân, doanh nghiệp, nhà đầu tư bị tác động đáng kể, kinh tế thế giới đã chính thức
bước vào suy thoái.

Đối với nền kinh tế Việt Nam, đại dịch COVID-19 đã có nhiều tác động
bao gồm:
Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề
nhưng đang trong giai đoạn phục hồi.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 đã bị ảnh hưởng
nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng với những chính sách hỗ trợ hợp lý và
kịp thời từ Chính phủ, tốc độ tăng trưởng kinh tế đã sớm phục hồi trong năm
2021 và đang quay trở lại đà tăng trưởng của thời điểm trước khi đại dịch xảy ra.
Tăng trưởng của ngành cơng nghiệp có ảnh hưởng lớn đối với tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Dưới tác động của đại dịch COVID-19, đặc biệt là sự
“đứt gãy” chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp bị ảnh
hưởng nặng nề. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng của khu vực công nghiệp giảm


xuống dưới 2% trong quý II/2020; Sự sụt giảm trong ngành công nghiệp thời
điểm này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế giảm xuống dưới
mức tiềm năng khá xa.
Thứ hai, thị trường lao động Việt Nam, có khoảng 9,1 triệu người lao
động từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19.
Báo cáo tác động của dịch COVID-19 đến tình hình lao động, việc làm
quý I/2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy, cả nước có 9,1 triệu người lao động
từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh COVID-19 (Ảnh hưởng
tiêu cực bởi đại dịch bệnh COVID-19 bao gồm: Mất việc, tạm nghỉ, tạm ngừng
hoạt động sản xuất kinh doanh, giảm giờ làm, nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên,
giảm thu nhập). Trong đó, lao động nam chiếm 51,0% và số người trong độ tuổi
từ 25 đến 54 chiếm gần 67%. Trong tổng số 9,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu
cực của đại dịch COVID-19 có: (i) 540 nghìn người bị mất việc làm; (ii) 2,8
triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản xuất kinh doanh; (iii) 3,1 triệu người bị
cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghĩ giãn việc, nghỉ luân phiên; (iv) 6,5 triệu
lao động bị giảm thu nhập.

Thứ ba, doanh nghiệp trong nước bị thu hẹp sản xuất.
Báo cáo Kết quả khảo sát tác động của dịch COVID- 19 đến doanh
nghiệp và người lao động của VCCI cho thấy, khi làn sóng COVID-19 thứ 2 và
thứ 3 liên tiếp ập đến đã làm cho những nỗ lực của doanh nghiệp trong quá trình
phục hồi từ ảnh hưởng của làn sóng COVID- 19 thứ nhất trở nên ảm đạm hơn.
Các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực khác nhau bị tác động mạnh mẽ
đến thị trường của họ và khả năng tìm kiếm khách hàng mới là chủ yếu. Tuy
nhiên, tùy theo đặc thù của ngành, lĩnh vực doanh nghiệp đang hoạt động mà
các tác động này có thể khác nhau. Những thơng tin thống kê về tác động này
tới doanh nghiệp là những chỉ báo cụ thể đối với các nhà hoạch định và thực thi
chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng do đại dịch COVID-19
đem lại.
Thứ tư, đại dịch COVID-19 có tác động mạnh đến hoạt động của khu vực
doanh nghiệp.
Theo Tổng cục Thống kê, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm dừng kinh
doanh có thời hạn và số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục
giải thể tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021. Đây là kết quả tác động từ
đợt bùng phát thứ 2 và thứ 3 của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế Việt Nam.
Số lượng doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn và doanh nghiệp
ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể trong tháng 1/2021 đạt mức kỷ lục kể
từ tháng 1/2019 với số lượng lần lượt là 25.752 và 18.055 doanh nghiệp.


Thứ năm, bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của Việt Nam được cải
thiện tốt hơn.
Theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê năm 2021 về xu hướng bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, bất bình đăng
thu nhập trong các tầng lớp dân cư ngày càng giảm khi hệ số GINI giảm từ
0,431 năm 2016 xuống còn 0,373 năm 2020 (Hệ số GI N I dùng để biểu thị độ
bất bình đẳng trong thu nhập trên nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước).

Bất bình đẳng trong phân phối thu nhập đã giảm ở cả nông thôn và thành thị. Có
thể thấy, dù khơng đại dịch COVID- 19 xảy ra thì xu hướng bất bình đẳng trong
phân phối thu nhập ở Việt Nam sẽ giảm xuống, nhưng dưới ảnh hưởng của đại
dịch thì dường như sự sụt giảm của hệ số GINI trở nên nhanh hơn. Chênh lệch
của hệ số GINI giữa năm 2019 và 2018 là 0,002 điểm nhưng chênh lệch giữa
năm 2020 và 2019 là 0,05 điểm (tăng gấp 25 lần). Tương tự, với khu vực thành
thị, giữa năm 2019 và 2018 hệ số GINI của khu vực này không thay đổi, nhưng
giữa năm 2020 và 2019, thì hệ số GINI giảm 0,048 điểm. Đối với khu vực nông
thôn, giữa năm 2019 và 2018 hệ số GINI giảm được 0,007 điểm thì giữa năm
2020 và 2019 hệ số GINI giảm 0,042 điểm.
Chênh lệch giữa nhóm thu nhập cao nhất và thấp nhất đã được thu hẹp từ
10,2 lần trong năm 2019 xuống còn 8,0 lần trong năm 2020. Khoảng cách giàunghèo của khu vực thành thị giảm từ 7,2 lần năm 2019 xuống còn 5,3 lần trong
năm 2020. Đối với khu vực nơng thơn thì khoảng cách này giảm từ 9,6 lần trong
năm 2019 xuống còn 8,0 lần trong năm 2020.
Tác động của dịch COVID-19 đến bất bình đẳng trong phân phối thu nhập
và khoảng cách thu nhập giữa các nhóm thu nhập sẽ cần có những nghiên cứu
chuyên sâu hơn nữa để tìm hiểu. Tuy nhiên, qua phân tích các dữ liệu thống kê
cơ bản của Tổng cục Thống kê có thể thấy được những ảnh hưởng của đại dịch
COVID-19.

3.2 Tác động của đại dịch COVID- 19 đối với giáo dục
Đại dịch COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến các hệ thống giáo dục trên
toàn thế giới, dẫn đến việc đóng cửa hàng loạt các trường học và đại học. Kể từ
ngày 16 tháng 3 năm 2020, chính phủ ở 73 quốc gia đã tuyên bố hoặc thực hiện
việc đóng cửa trường học, bao gồm 56 quốc gia đóng cửa trường học trên tồn
quốc và 17 quốc gia đóng cửa trường học địa phương. Việc đóng cửa trường học
trên toàn quốc đã ảnh hưởng đến hơn 421 triệu người học trên tồn cầu trong khi
việc đóng cửa trường học cục bộ đã khiến hơn 577 triệu người học có nguy cơ
gặp nguy hiểm. Theo dữ liệu do UNESCO công bố vào ngày 10 tháng 3, việc



đóng cửa trường học và đại học do COVID-19 đã khiến một phần năm học sinh
rời khỏi trường trên toàn cầu.
Những nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 thông qua các biện
pháp can thiệp phi dược phẩm và các biện pháp phòng ngừa như cách ly xã hội
và tự cơ lập đã thúc đẩy việc đóng cửa rộng rãi các trường tiểu học và trung học
cũng như các trường sau trung học bao gồm các trường cao đẳng và đại học tại ít
nhất 61 quốc gia.
Phần lớn bệnh nhân COVID-19 được xác nhận đã trưởng thành. Bằng
chứng sơ bộ có thể chỉ ra rằng trẻ em ít bị nhiễm vi-rút, tuy nhiên người ta cho
rằng trẻ em có thể truyền vi-rút. Việc đóng cửa trường học thường được coi là
một cách hiệu quả để làm chậm sự lây lan của bệnh tật, tuy nhiên cần thêm dữ
liệu để đánh giá rõ ràng về tác động. Trong một số trường hợp, việc đóng cửa
trường học đã được tìm thấy khơng hiệu quả nếu được thực hiện q muộn. Vì
việc đóng cửa có xu hướng xảy ra đồng thời với các biện pháp can thiệp khác
như cấm tập trung công cộng, nên có thể khó đo lường tác động cụ thể của việc
đóng cửa trường học.
Việc đóng cửa trường học có tác động tiêu cực đáng kể đến các gia đình
có thu nhập thấp, những người thiếu tiếp cận với công nghệ, internet, thực phẩm
dinh dưỡng và dịch vụ chăm sóc trẻ em, cũng như học sinh khuyết tật cần các kế
hoạch giáo dục cá nhân.


Chương 2: Bạo lực gia đình do ảnh hưởng của đại dịch COVID- 19

1.

Thực trạng bạo lực gia đình do COVID- 19
Đại dịch COVID-19 đã tác động đến mọi mặt của xã hội, thậm chí len lỏi


đến từng căn nhà khiến tỉ lệ bị bạo lực leo thang, có xu hướng tăng mạnh. Kết
quả nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu phát triển xã hội Việt Nam cho
thấy 89,1% phụ nữ là nạn nhân của ít nhất một dạng bạo lực gia đình trong thời
kì dịch bệnh COVID-19.
Trong số 303 gia đình, hầu hết đều xảy ra xung đột trong thời gian đại dịch.
Chồng thường xuyên gây ra xung đột hơn người vợ, 81% phụ nữ là nạn nhân
của ít nhất một hành vi thiếu kiểm soát từ phía chồng trong thời kì dịch, 34%
phụ nữ báo cáo bị bạo lực về kinh tế trong thời kì dịch. Với hơn 2/3 số nạn nhân,
điều đó xảy ra nhiều hơn với trước dịch. Bạo lực liên quan đến tài chính gia tăng
khi thu nhập giảm. Nhiều người phụ nữ thường bị chồng hành hạ, đánh đập…
chỉ vì khơng có tiền. Nhiều người chồng khi khơng có việc làm thì cờ bạc, uống
rượu… về khơng có tiền liền có hành vi bạo lực với vợ; 88% phụ nữ bị bạo lực
về mặt tinh thần, bị cằn nhằn, chửi mắng, xúc phạm.


Bạo lực gia đình để lại hậu quả hết sức nặng nề. Có ít nhất 80,7% phụ nữ
bị thương ít nhất một lần, hơn 72% tổn thương tâm lý; 43,3% bị thương tích cơ
thể, trong đó 31,7% cần chăm sóc y tế. Đau lòng hơn là việc trẻ em thường
xuyên phải chứng kiến mẹ bị cha đánh đập, bạo hành về tinh thần. Trong khi đó,
phần lớn người phụ nữ thường chọn cách im lặng vì khơng muốn cha mẹ bị tai
tiếng, con cái không đủ cha mẹ. Nhiều người khơng tìm kiếm sự giúp đỡ vì sợ bị
đổ lỗi, các biện pháp hịa giải khơng hiệu quả và phải cách ly trong dịch khó tìm
người giúp đỡ. Nhiều người bị bạo hành đã từng có ý định tự sát.

2.

Đối tượng và nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
a. Đối tượng của bạo lực gia đình
Bạo lực giữa vợ - chồng: Với đối tượng này, bạo lực của người chồng đối


với người vợ trong gia đình có thể thấy là dạng bạo lực phổ biến nhất trong gia
đình. Hành vi người chồng gây ra chủ yếu và lớn nhất là bạo lực về thể chất, đây
là dạng dễ nhận thấy và bị lên án mạnh mẽ nhất. Sỡ dĩ đa phần người đàn ông
“tác động vật lý” để dạy vợ là do họ không nhận thức được hành vi của mình là
vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, khơng phải tất cả hành vi bạo lực của người
chồng đều là bạo lực về thể chất mà có những lúc, họ dùng tới nhiều cách khác
để gây ra những tổn thương về tâm lý cho người vợ như: chửi bới, xúc phạm
danh dự… hoặc có những hành vi cưỡng bức về tình dục, kiểm sốt về kinh tế…
Bạo lực giữa cha mẹ và con cái: Với tâm lý truyền thống, thói quen của
người Việt, thì vấn đề bạo lực giữa cha mẹ với con cái được xã hội chấp nhận
và khá phổ biến. Có thể dễ dàng nhận thấy đó là những hành động “dạy bảo”
con cái xuất phát từ cái quan niệm gọi là “Thương cho roi cho vọt – Ghét cho
ngọt cho bùi” và giáo dục thì cần phải nghiêm khắc. Rất nhiều ông bố bà mẹ
coi việc đánh đập, chửi mắng con cái khi chúng mắc lỗi là cần thiết để chúng
nhận ra sai lầm và sửa chữa, coi việc mạt sát, trách móc là động lực để chúng
phấn đấu.
Bạo lực gia đình giữa các thành viên khác trong gia đình với nhau: Dạng
bạo lực gia đình này cũng đã tồn tại từ lâu nhưng chiếm tỷ lệ khơng lớn, vì mức


độ phụ thuộc giữa các thành viên này không cao như giữa vợ chồng hay cha mẹ
với con.

b. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình
Lệnh cách ly xã hội vơ tình đẩy phụ nữ và trẻ em vào cảnh bạo lực gia
đình kéo dài. Nguyên nhân của bạo lực phần lớn xuất phát từ việc thiếu tôn
trọng lẫn nhau của các thành viên trong gia đình. Về khía cạnh tơn trọng,
Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình nhấn mạnh, một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến sự ốn hận trong rất nhiều quan hệ hơn nhân, gia
đình là cảm giác thấy mình bị coi thường.

Đáng buồn là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành
viên gia đình ở quanh mình, đến nỗi chúng ta qn hẳn đi việc bày tỏ cho
nhau biết mình tơn trọng người khác như thế nào. Bố mẹ xem thường con
cái và ngược lại. Nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những cặp vợ
chồng đều mắc thói xấu là không bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.
Không cảm thấy mình được tơn trọng là một trong những ngun
nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm, hủy hoại đi những quan hệ tốt đẹp ban
đầu của cuộc hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em
một nhà với nhau.
3.

Hậu quả của bạo lực gia đình do COVID- 19
Với trên 2.700 bản trả lời đã cho kết quả: Thời kỳ này 60% trẻ em gặp

phải những khó khăn, áp lực trong việc học tập; 42% trẻ chưa có kiến thức
hoặc chưa thành thạo các kỹ năng sử dụng internet an toàn. Điều này xảy
ra với hầu hết các tỉnh, thành phố có trẻ tham gia khảo sát, đặc biệt là
những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Bên cạnh
đó, do các gia đình thường xuyên ở nhà cùng nhau, 48% trẻ tham gia khảo


sát cho biết gặp áp lực do bị mắng và khoảng 8% bị đánh. 32,5% trẻ em
cảm thấy bố mẹ không gần gũi, quan tâm trong thời gian này.
Không chỉ ảnh hưởng tới trẻ em và gia đình mà cịn tác động tiêu cực
lên toàn xã hội. Một nghiên cứu về hậu quả của bạo lực tại khu vực Đông
Nam Á và Thái Bình Dương cho thấy, tổng thiệt hại của vấn đề bạo lực đối
với trẻ em, đặc biệt liên quan đến sức khỏe và hậu quả của các hành vi gây
nguy hại tới sức khỏe lên tới 209 tỷ USD (năm 2012) hoặc gần 2% GDP
của khu vực.
Bà Phumzile Mlambo-Ngcuka, Giám đốc điều hành của UN Women

cũng đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái là bóng tối của
đại dịch Covid-19". Nếu khơng được xử lý, đại dịch bóng tối này cũng sẽ
đóng góp vào tác động kinh tế của Covid-19. Dịch bệnh này đang thách
thức chúng ta theo những cách mà hầu hết chúng ta đều chưa từng trải qua,
tạo ra những cú sốc về kinh tế và cảm xúc mà chúng ta đang cố gắng vượt
qua. Bạo lực nổi lên như một khía cạnh đen tối của đại dịch này và đây là
một thử thách đối với các giá trị, khả năng phục hồi và sự nhân đạo của
chúng ta. Chúng ta khơng những phải sống sót qua đại dịch của virus
Corona, mà còn phải tạo ra những thay đổi mới, với phụ nữ là nguồn lực
trung tâm mạnh mẽ của sự phục hồi.


Chương 3: Liên hệ bản thân và các giải pháp hạn chế dịch bệnh và
bạo lực gia đình
1. Liên hệ bản thân để đưa ra các biện pháp phòng chống COVID- 19.
 Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng dưới vòi nước sạch
hoặc bằng dung dịch sát khuẩn có cồn.


Đeo khẩu trang nơi cơng cộng, trên phương tiện giao thôn công cộng
và đến cơ sở y tế.

 Tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt
hơi bằng khăn giấy, khăn vải, khuỷu tay áo.
 Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý, xây dựng
lối sống lành mạnh.
 Vệ sinh nhà cửa thơng thống, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
 Có dấu hiệu ho, sốt, hắt hơi và khó thở tự cách ly y tế tại nhà, đeo khẩu
trang và gọi cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn khám và điều trị.
 Tự cách ly và theo dõi sức khỏe, khai báo y tế khi trở về từ vùng dịch.

2. Liên hệ bản thân để đưa ra các biện pháp đẩy lùi bạo lực gia đình.

 Tuyên truyền, vận động xã hội thay đổi nhận thức, tập quán ứng xử, chuẩn
mực xã hội về bảo vệ trẻ em và nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em cho cha
mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em.


 Khuyến khích mọi người tìm kiếm những cơng việc làm tại nhà trong thời
gian cách ly theo chỉ thị của nhà nước đề ra.

 Những cơng ty mà có cơng nhân phải nghỉ việc do dịch bệnh cần có những
phương pháp hỗ trợ người lao động.

 Nhà nước cần có nhưng phương pháp ngăn chặn và biện pháp hỗ trợ những
gia đình xảy ra bạo lực, tạo điều kiện cho người dân tìm kiếm việc làm trong
mùa dịch.




×