Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.49 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG

Họ tên sinh viên
Lớp
Mã sinh viên
Giảng viên hướng dẫn

:
:
:
:

Trần Quyết Thắng
QTKD Tổng hợp LT16A
13150307
Th.S Nguyễn Thị Phương Linh

Hà Nội/2017


MỤC LỤC

i



DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH

ii


DANH MỤC SƠ ĐỒ

iii


LỜI MỞ ĐẦU
Những năm qua, Nhà nước ta đã thực hiện trao quyền chủ động rộng
rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, nhằm giúp cho
các doanh nghiệp từng bước thích ứng với cơ chế thị trường, thích ứng được
với xu thế hội nhập đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới. Tạo
điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, cũng chính là góp phần quan trọng
vào việc tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, cùng
với việc tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải
đối mặt với nhiều vấn đề thực sự khó khăn như: giải quyết cơng ăn việc làm
cho người lao động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh,...
Ngày nay, quản lý vốn là một trong những vấn đề được các doanh
nghiệp quan tâm hàng đầu. Vốn không chỉ là điều kiện để doanh nghiệp tồn
tại, dành thắng lợi trong cạnh tranh, mà còn là phương tiện giúp chủ sở hữu
tăng trưởng về giá trị, là điều kiện tiên quyết cho các doanh nghiệp khẳng
định được mình trong cơ chế mới. Đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay,
sử dụng vốn một cách hiệu quả là một trong những bài tốn khó đang cần tìm
lời giải.
Cơng ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng
cũng khơng nằm ngồi vịng xốy đó. Cơng ty là một doanh nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, do đặc thù của ngành nghề kinh doanh
nên phần lớn vốn của công ty là vốn lưu động. Hiện tại, cơng ty đang có kế
hoạch mở rộng hơn nữa hoạt động sản xuất kinh doanh, khuếch trương thị
trường cả trong và ngồi nước. Vì vậy, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động đang được ban lãnh đạo Công ty quan tâm hàng đầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của vốn lưu động và hiệu quả sử dụng
nó, cùng q trình tìm hiểu thực tế tại Cơng ty Cổ phần Phát triển Xây dựng

1


và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng có những ưu điểm cũng như cịn tồn tại những
khó khăn trong cơng tác sử dụng vốn lưu động của Công ty, nên em đã chọn
đề tài: “Công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát triển
Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng”.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và
Xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Chương 2 : Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Chương 3 : Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
tại Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng.
Do trình độ hiểu biết, lý luận cũng như sự va chạm thực tế của em còn
hạn chế, nên bài viết khó có thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
được sự quan tâm và đóng góp của giảng viên Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

2



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG
1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập
khẩu Sông Hồng
1.1.1. Những nét khái quát chung
- Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng được
cấp giấy phép đăng kí kinh doanh số 0101900127 vào ngày 24 tháng 6 năm
2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ký.
- Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu
Sơng Hồng
- Địa chỉ đăng kí kinh doanh: Số 245 đường Nguyễn Tam Trinh, phường
Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội.
- Mã số thuế: 0101900127
- Đại diện pháp luật: ông Ngô Quang Hào

Chức vụ: Giám đốc

- Loại hình cơng ty: Cơng ty cổ phần
- Email:
- Điện thoại: 04.37957140

Fax: 04.37957125

- Vốn điều lệ: 30.000.000.000đ (Ba mươi tỷ đồng)
- Số tài khoản: 0081100401002 tại Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam –
Chi nhánh Hoàng Mai.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Giai đoạn hình thành

Xã hội ngày một phát triển, con người ngày càng trở nên đơng đúc và
nhiều hơn vì thế những nhu cầu về nhà ở, cơng trình vui chơi giải trí càng lớn.
Xuất phát từ nhu cầu đó các cơng ty về xây dựng cơ bản đã được thành lập để

3


đáp ứng những nhu cầu đó. Cũng khơng nằm ngồi xu thế Công ty Cổ phần
Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng đã ra đời và chính thức đi
vào hoạt động vào ngày 24 tháng 6 năm 2010. Với kết tinh từ sự tâm huyết
với nghề, với sự đam mê học hỏi và con đường đi đúng đắn Cơng ty đã và
đang dần lớn mạnh và có một vị thế vững chắc trên thị trường tại thành phố
Hà Nội và các vùng lân cận thành phố Hà Nội. Là một đơn vị mới được thành
lập có trụ sở tại quận Hồng Mai nên có điều kiện để phát triển, có điều kiện
để thi cơng các cơng trình lớn được áp dụng sớm các thành tựu khoa học kỹ
thuật, cơng nghệ tiên tiến do đó cơng ty có đội ngũ kỹ thuật vững mạnh, đội
ngũ cơng nhân có tay nghề cao.
Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng được
ra đời và chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là
30.000.000.000đ (Ba mươi tỷ đồng) theo quyết định của Sở Kế hoạch và Đầu
tư thành phố Hà Nội vào ngày 24 tháng 6 năm 2010. Thời điểm này, Công ty
hoạt động theo phương pháp tự quản lý, tự bỏ vốn hạch tốn độc lập, ln đáp
ứng đủ u cầu mà Nhà nước đề ra đối với loại hình Công ty cổ phần, Công ty
Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng mới ra đời nhưng đã
biết nắm bắt thị trường, triển khai những chiến lược kinh tế, theo các phương
án kinh doanh phù hợp như đào tạo công nhân lành nghề, tuyển dụng các cán
bộ nhân viên có nghiệp vụ vững vàng, có ý thức chấp hành kỷ luật cao, năng
động sáng tạo trong cơng việc, ln chịu khó học hỏi, tiếp thu khoa học kỹ
thuật mới, áp dụng thực tế vào công việc. Vì vậy, Cơng ty đã từng bước hồ
nhập vào thị trường, chủ động được trong việc kinh doanh, tiếp cận khách

hàng, chất lượng tốt tạo uy tín đối với khách hàng.
Giai đoạn phát triển
Với những khó khăn trên thị trường kinh doanh, Ban lãnh đạo Công ty
đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh

4


doanh, đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, trang bị thêm nhiều máy móc,
phương tiện vận tải, thiết bị hiện đại, cải thiện điều kiện lao động cho công
nhân, phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường,
nâng cao chất lượng, hạ giá thành và đã có những thành cơng nhất định. Trải
qua những giai đoạn khó khăn, Cơng ty ln có sự vận động để phù hợp với
xu hướng phát triển chung.
Nhìn chung cơng ty đã duy trì và phát triển được nhịp điệu kinh doanh
tạo đủ công ăn việc làm cho người lao động, hầu hết công ty đã thực hiện
được phương hướng đa dạng hố sản phẩm thơng qua việc đội ngũ khoa học
đi sâu, nắm bắt công nghệ. Mơ hình sản xuất kinh doanh được thay đổi cho
phù hợp với điều kiện mới. Hiện nay, Công ty đã đóng góp vào sự phát triển
chung của tồn thành phố Cao Bằng bằng các dự án lớn đạt chất lượng cao.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thành công của cơng ty như ngày
hơm nay chính là sự nhạy bén với cái mới, cạnh tranh bằng chất lượng và tiến
độ thi công, áp dụng công nghệ và các thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại cùng
với độ ngũ cán bộ cơng nhân viên có trình độ, lành nghề.
1.1.3. Lĩnh vực kinh doanh
- Lập, thẩm tra báo cáo đầu tư xây dựng, báo cáo kinh tế kỹ thuật các cơng trình
cơng nghiệp, dân dụng, giao thơng thủy lợi, thơng tin liên lạc, hạ tầng kỹ thuật đô
thị và khu công nghiệp.
- Lập hồ sơ mời thầu, tư vấn đấu thầu và hợp đồng kinh tế về việc thiết kế, mua sắm
thiết bị, xây lắp, quản lý dự án các cơng trình dân dụng, cơng nghiệp, giao thơng,

thủy lợi.
- Thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, ngoại thất công trình xây dựng dân dụng,
cơng nghiệp.
- Xây dựng cơng trình đường bộ, san nền. Xây dựng cấp thốt nước, mơi trường
nước, đối với khu đơ thị, cơng trình xây dựng dân dụng, công nghiệp.

5


- Xây dựng kết cấu cơng trình dân dụng, cơng nghiệp.
1.2. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và
Xuất nhập khẩu Sông Hồng
1.2.1. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, để đảm bảo sản xuất có hiệu quả và quản lý tốt cơng tác sản
xuất, đảm bảo sự tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường, bộ máy quản
lý của Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sơng Hồng tổ
chức gọn nhẹ theo mơ hình trực tuyến chức năng, quản lý tập trung. Đứng đầu
là Giám đốc chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng
ty. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc và Kế toán trưởng. Tiếp theo là
một hệ thống các bộ phận chức năng và các phòng ban, các đội sản xuất.

6


Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị

Ban kiểm sốt


Giám đốc
Phó giám đốc

Phịng
kế tốn

Phịng
kỹ
thuật

Phịng
QL
kho

Đội 1

Phịng
sản
xuất

Đội 2

Phịng
KCS

Đội 3

Phịng
hành
chính


Phịng
kinh
doanh

Đội 4

Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
(Nguồn: Phịng Hành chính)
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của ban lãnh đạo và các phịng ban chức năng
Hội đồng cổ đơng: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty. Quyết
định phương hướng, nhiệm vụ phát triển và kế hoạch kinh doanh hàng năm,
thông qua điều lệ bầu, bãi nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị và bầu Ban
kiểm soát qua Nghị quyết của Đại Hội nhiệm kỳ và năm tài chính.
Hội đồng Quản trị: Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả

7


các quyền nhân danh của Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại Hội
đồng cổ đơng. Có nhiệm vụ quản trị Công ty theo điều lệ, các quy chế của
Công ty và Nghị quyết của Đại Hội đồng cổ đông, giám sát hoạt động của
Giám đốc điều hành và cán bộ quản lý, xây dựng kế hoạch sản xuất kinh
doanh ngắn hạn, dài hạn hàng năm của Công ty trên cơ sở các mục tiêu chiến
lược do Đại Hội cổ đông thông qua và thực hiện các quyền nhiệm vụ khác
được quy định trong điều lệ của Công ty và Luật Doanh Nghiệp.
Ban Kiểm Soát: Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng Quản trị,
Ban Giám đốc và các cán bộ quản lý khác trong công việc quản lý điều hành

Cơng ty, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý, tính trung thực và mức cẩn trọng
trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong công tác tổ chức
kế toán, thống kê, thẩm định báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, báo cáo
tài chính hàng năm, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hơị Đồng Quản trị
và trình lên Đại Hội đồng cổ đông tại cuộc họp thường niên. Chịu trách nhiệm
trước Đại Hội cổ đông về những Báo cáo kết luận của mình.
Giám đốc: Là người điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty,
chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ được giao.
Phó Giám đốc: Là người được phân công, uỷ nhiệm giải quyết một số
công việc thay cho giám đốc hoặc những công việc giám đốc giao, chịu trách
nhiệm về việc làm của mình trước giám đốc. Lập kế hoạch, giao kế hoạch
triển khai, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.
Phòng Kế toán : Với tư cách là 1 bộ phận cấu thành quan trọng của hệ
thông công cụ quản lý kinh tế - tài chính trong doanh nghiệp, có vai trị khơng
thể thiếu được trong quản lý điều hành các hoạt động kinh doanh .Kế tốn có
trách nhiệm tham mưu cho giám đốc, thanh toán và quyết toán hợp đồng, trả
lương cho cán bộ công nhân viên và người lao đông làm việc trong công ty.

8


Tính tốn hiệu quả sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo, quản lý và theo dõi
tài sản của công ty. Cung cấp các thơng tin tài chính kế tốn kịp thời cho
người quản lý. Lập báo cáo Tài chính định kỳ .
Phịng Quản lý kho: có trách nhiệm về tình hình mua sắm vật tư trên
thị trường đồng thời quản lý việc nhập, xuất các loại vật tư, nguyên vật liệu
cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Phòng Kỹ thuật: do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên tại đây cán
bộ kỹ thuật tiếp nhận tài liệu kỹ thuật, xử lý và trực tiếp hướng dẫn công nhân

làm theo yêu cầu, có liên quan trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm hồn
thành bàn giao.
Phịng Kinh doanh: Tại đây các đơn đặt hàng, các hợp đồng được ký
kết thoả thuận giữa bên mua, bên bán có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu
của Cơng ty.
Phịng KCS: có nhiệm vụ kiểm tra các sản phẩm hoàn thành bàn giao
để kịp thời phát hiện ra các sai sót trước khi bàn giao cho khách hàng.
Phịng Hành chính: Đảm nhiệm công tác quản lý lao động, theo dõi
thi đua, công tác văn thư tiếp khách, bảo vệ tài sản. Ngoài ra cịn làm cơng tác
tuyển dụng lao động, bổ sung nhân viên của tồn cơng ty.
Phịng sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất thi công ra các sản phẩm đồng
thời đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục.
Dưới là các đội sản xuất trực thuộc phòng sản xuất lại phân ra thành
các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động tiền lương, an toàn, các đội
sản xuất. Trong các đội sản xuất phân ra thành các tổ sản xuất chun mơn
hố.
1.3. Kết quả hoạt động của Công ty Cổ phần Phát triển Xây dựng và Xuất
nhập khẩu Sông Hồng giai đoạn 2013-2016
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

9


Trong những đầu đi vào hoạt đầu là 2010, công ty mới có những bước
đi tìm khách hàng, thị trường nên phát sinh nhiều chi phí, doanh thu cịn
khiêm tốn. Bước sang năm tiếp theo sau khi khách hàng đã biết đến cơng ty
nhiều hơn thì các khoản mục chi phí dành cho phát triển được giảm đi mà
thay vào đó là các khoản doanh thu bắt đầu có và tăng lên, tất cả được thể
hiện ở số liệu kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sau đây:
Bảng 1.1: Kết quả HĐSXKD của Công ty giai đoạn năm 2013 - 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
1.Doanh
thu
bán hàng
2.Chi phí sản
xuất kinh doanh
3.Lợi
nhuận
trước thuế
4.Thuế TNDN
(22%)
5. Lợi nhuận
sau thuế

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

180.244

212.052

417.138

643.784


123.972

153.611

300.995

464.262

56.272

58.441

116.143

179.522

12.380

12.857

25.551

39.495

43.892

45.584

90.592


140.027

(Nguồn: Phịng Kế tốn)

10


Hình 1.1: Kết quả HĐSXKD của Cơng ty giai đoạn năm 2013 - 2016
Đơn vị tính: Nghìn đồng

(Nguồn: Phịng Kế toán)
- Về doanh thu bán hàng: so với năm 2013, tổng doanh thu năm 2014 tăng
31.808 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,65%. So với năm 2014 tổng
doanh thu năm 2015 tăng 205.086 triệu đồng, chiếm mức tỉ lệ 96,71%. Đến
năm 2016 chỉ tiêu doanh thu vẫn tăng lên 226.646 triệu đồng, chiếm 54,33%
so với năm 2015. Có thể giải thích cho sự gia tăng vượt bậc của doanh thu
bán hàng trong giai đoạn 2013-2016 là Công ty đã kí kết được nhiều hợp
đồng, trong đó, có một số hợp đồng có giá trị cao, nhờ đó mà mức doanh thu
được tăng cao. Điều này chứng tỏ được vị trí và uy tín của Cơng ty ngày càng
cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty ngày càng phát triển hơn.
- Về chi phí sản xuất kinh doanh: có thể thấy được, khi Cơng ty nhận được
nhiều hợp đồng, điều này đồng nghĩa với việc Công ty phải bỏ ra một lượng
chi phí lớn để phục vụ cho q trình thơng suốt hoạt động sản xuất của mình.
Trong đó, phải kể đến là giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Qua bảng chi phí ta có thể thấy cùng với sự gia tăng của doanh thu bán hàng,
chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty cũng tăng lên đáng kể. Cụ thể, năm

11



2014, chi phí sản xuất kinh doanh tăng 29.639 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ
23,91%. Năm 2015 chi phí sản xuất kinh doanh tăng 147.384 triệu đồng,
chiếm 95,95% so với năm 2014. Đến năm 2016 tăng 163.267 triệu đồng,
tương đương tỷ lệ 54,24% so với năm 2015.
- Về lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp: doanh thu bán hàng của Công
ty tăng vượt bậc trong các năm 2015 và năm 2016, tuy nhiên, chi phí sản xuất
kinh doanh của Công ty trong các năm này cũng không ngừng gia tăng xấp xỉ
so với tỷ lệ tăng doanh thu. Điều này dẫn đến tình hình lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp của Công ty tăng không đáng kể, năm 2016 tăng 49.435
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 54,57% so với năm 2015. Năm 2015 tăng
45.008 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 98,73% so với năm 2014.
- Về nộp ngân sách nhà nước: Do công ty làm ăn có lãi nên cơng ty thường
xun thực hiện đầy đủ trách nhiệm nộp thuế TNDN cho nhà nước và số tiền
nộp thuế đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2014 là 12.857 triệu đồng, tăng
477 triệu đồng so với năm 2013. Riêng trong các năm 2015 và năm 2016,
hoạt động sản xuất kinh doanh của cơng ty có sự phát triển vượt bậc nên số
tiền nộp ngân sách nhà nước của công ty cũng tăng lên. Năm 2015 là 25.551
triệu đồng, tăng 12.694 triệu đồng so với năm 2014, năm 2016 là 39.495 triệu
đồng, tăng 49.435 triệu đồng so với năm 2015.
1.3.2. Kết quả hoạt động khác
 Hoạt động cơng đồn
Cơng đồn Cơng ty ln duy trì thường xuyên phong trào thi đua với
nhiều nội dung như “Lao động giỏi - lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước Đảm việc nhà”,... Thu hút đông đảo cán bộ công nhân viên tham gia. Ban
Chấp hành Cơng đồn ln động viên đồn viên cơng đồn và người lao động
phát huy tinh thần làm chủ tập thể, ra sức hoàn thành tốt nhiệm vụ của người
đoàn viên, chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của

12



Nhà nước, thực hiện tốt các phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành và vượt
mức chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao hàng năm. Hàng năm, Cơng đồn cơng
tykết hợp với chính quyền tổ chức Đại hội cán bộ công nhân viên và ký kết
Thỏa ước lao động tập thể, phát động các phong trào thi đua trong Công ty.
Kết quả 100% phòng ban trực thuộc và cán bộ công nhân viên đăng ký các
danh hiệu thi đua với mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, nghiêm
chỉnh chấp hành các nội quy, quy chế của cơ quan.
 Hoạt động xã hội
Phát huy truyền thống tương thân tương ái của người dân Việt Nam,
trong những năm qua, công ty đã tích cực tham gia các hoạt động “vì người
nghèo”, các hoạt động xã hội từ thiện của ngành xây dựng và các tổ chức
chính trị xã hội, ủng hộ đồng bào miền Trung, trẻ em bị nhiễm chất độc màu
da cam,...Công ty đã tham gia ủng hộ việc xây nhà đồn kết xóa nhà tạm của
các hộ nghèo có hồn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh miền núi như Bắc Cạn,
Yên Bái, Tuyên Quang, Lai Châu,...Số tiền ủng hộ được trích ra từ ngày
lương của cán bộ công nhân viên.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động của công ty
1.4.1. Nhân tố bên ngoài
1.4.1.1. Quy định của pháp luật
Các quy định của của Nhà nước có tác dụng rất lớn đến sử dụng vốn
nói chung và vốn lưu động nói riêng. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là
các doanh nghiệp được tự do kinh doanh song đó là tự do trong khn khổ có
sự điều chỉnh của Nhà nước. Thơng qua các chính sách kinh tế, biện pháp
kinh tế, pháp luật kinh tế… Nhà nước tác động vào môi trường kinh doanh
của doanh nghiệp, từ đó thực hiện điều chỉnh nền kinh tế đi theo đúng hướng,
đảm bảo tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Các chính sách và
biện pháp quản lý kinh tế Nhà nước đưa ra là một trong những căn cứ để

13



doanh nghiệp lập kế hoạch và có những chiến lược hoạt động kinh doanh của
riêng mình đặc biệt là chiến lược về nguồn vốn nói chung và vốn lưu động nói
riêng của doanh nghiệp, từ đó tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Trong một số năm gần đây, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ
trợ nền kinh tế như hỗ trợ lãi suất cho vay, giảm thuế suất GTGT một số hàng
hóa dịch vụ trong đó có sản phẩm xây dựng của cơng ty, giãn thời gian nộp
thuế TNDN,… tạo điều kiện cho công ty có thêm vốn lưu động để đưa vào
sản xuất kinh doanh.
Quy định của chính sách thuế: Hiện nay Nhà nước ta đã áp dụng phổ
biến tính thuế VAT tránh cho các doanh nghiệp phải chịu các khoản thuế
chồng chéo, tuy nhiên đối với một doanh nghiệp xây dựng thì việc Nhà nước
khống chế thời gian thu thuế trong khi không khống chế thời gian thanh toán
của chủ đầu tư với nhà thầu sẽ gây bất lợi cho các doanh nghiệp xây dựng nói
chung và Cơng ty nói riêng.
Quy định chính sách trong ngành xây dựng: Nhà nước bắt buộc các nhà
thầu xây dựng sau khi hồn thành cơng trình bàn giao phải để lại 5% giá trị
cơng trình bảo hành trong một năm mà giá trị này lại không được tính lãi,
điều này gây thiệt hại cho Cơng ty, vì một lượng vốn khá lớn bị ứ đọng tại các
công trình làm giảm vịng quay vốn lưu động, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
lưu động.
1.4.1.2. Đặc điểm thị trường và khách hàng
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, biến động của thị trường đầu ra
và đầu vào là một cơ sở quan trọng để doanh nghiệp lập kế hoạch về vốn kinh
doanh. Ở thị trường đầu vào, nhất là thời điểm cuối năm, nhiều loại vật tư,
nguyên vật liệu phục vụ sản xuất bê tơng và xây dựng có sự biến động lớn về
giá gây nên rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty để đáp ứng tiến độ theo hợp đồng đã ký. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới


14


vòng quay hàng tồn kho cũng như hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công
ty. Ở thị trường đầu ra, trong những năm gần đây, cạnh tranh ngày càng trở
nên gay gắt hơn về giá bán sản phẩm xây dựng, khách hàng thường xuyên
chiếm dụng vốn, gây khó khăn cho hoạt đông thu hồi vốn của công ty. Từ đó,
vốn lưu động quay vịng chậm hơn, doanh nghiệp khơng tổ chức tốt được
khâu mua sắm, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và như vậy với lượng vốn nhất
định không đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho doanh nghiệp. Trong
hồn cảnh đó, lãnh đạo cơng ty đã tập trung chỉ đạo và tạo mọi điều kiện tốt
nhất như con người, vật tư, vật liệu, thiết bị và nguồn vốn cho công tác sản
xuất thi công, nên trong năm qua công ty sản xuất thi công đã thực hiện được
giá trị sản lượng cao.
1.4.2. Nhân tố bên trong
1.4.2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, do đó cơ cấu
vốn và tài sản của Công ty mang đặc trưng chung của ngành xây dựng. Thông
thường, đối với một doanh nghiệp xây dựng vốn chủ yếu là vốn lưu động
(vốn vật tư, tiền trả lương, trả lãi vay...). Giá trị vốn lưu động của Công ty phụ
thuộc vào quy mô cơng trình mà Cơng ty thi cơng và do đó nhu cầu của vốn
lưu động thay đổi theo giá trị cơng trình. Mặt khác, như chúng ta đã biết, một
cơng trình xây dựng thường có thời gian thi cơng kéo dài trên một năm, Công
ty phải huy động vốn lưu động nhiều đợt làm tăng chi phí vốn và tăng giá
thành cơng trình. Trong ngành xây dựng, việc tiêu thụ sản phẩm theo giá dự
toán hoặc thoả thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) nên tính chất khơng được
thể hiện rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán tham gia hợp đồng
xây dựng). Thêm vào đó, trong đấu thầu công ty phải chịu sức ép lớn từ nhiều
đối thủ cạnh tranh trong ngành về giá thầu, tiến độ, công nghệ điều này lại
gián tiếp tác động đến dự tốn vốn của cơng ty.


15


Sản phẩm xây lắp là các cơng trình xây dựng, vật kiến trúc... có quy mơ
lớn, kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, có thời gian thi cơng kéo dài, đặc
điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý và hạch toán vốn lưu động cũng nhất
thiết phải lập dự tốn, trong q trình xây lắp phải thường xun so sánh với
dự tốn thiết kế và thi cơng, lấy đó làm thước đo. Mặt khác sản phẩm xây lắp
cố định tại nơi sản xuất do đó phương tiện đi lại, thiết bị thi công, người lao
động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm, đặc điểm này làm cho các
đối tác quản lý, sử dụng vốn vật tư và khấu hao rất phức tạp lại còn chịu ảnh
hưởng của điều kiện thiên nhiên, thời tiết dễ mất mát hư hỏng.
1.4.2.2. Đặc điểm hoạt động của bộ máy quản trị
Trong điều kiện khó khăn về vốn và thiết bị, cơng ty đã phát huy nội
lực duy trì được sự thống nhất cao về qui mô và phương hướng hoạt động
kinh doanh cốt lõi đầu tư chiều sâu và phát triển bền vững, động viên đươc trí
tuệ và sức sáng tạo của người lao động. Điều này ảnh hưởng lớn đến trình độ
và chất lượng của cơng tác hạch tốn và quản lý vốn lưu động. Các nghiệp vụ
của phòng Kế toán là ghi chép, hoạch toán, kiểm soát chế độ chi tiêu của
doanh nghiệp và khi các nghiệp vụ này được quản lý tốt thì sẽ thu thập được
số liệu chính xác, phản ánh đúng kết quả hoạt động, từ đó có thể đưa ra quyết
định đúng đắn nhất trong việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động và kịp thời phát
hiện ra nhứng tồn tại để đề xuất biện pháp giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng vốn lưu động. Đó là cả một sự nỗ lực không biết mệt mỏi của Hội
đồng quản trị, Ban điều hành và tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.
Do vậy mà tình trạng thất thốt vốn đã giảm đi một cách đáng kể, cơ cấu vốn
và phân bổ nguồn vốn lưu động hợp lý hơn, hệ số tín nhiệm của cơng ty tăng
lên, làm tăng hiệu quả sử đụng vốn lưu động trong công ty.


16


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
SƠNG HỒNG
2.1. Bộ phận thực hiện cơng tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần
Phát triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng
Để đáp ứng nhu cầu quản lý và sử dụng vốn lưu động, cơng ty đã giao
cho Phó giám đốc phụ trách kinh tế và phịng Tài chính Kế tốn chịu trách
nhiệm. Theo sự phân cơng được giao của Ban Giám đốc, thì hai bộ phận trên
có trách nhiệm là tổ chức ghi nhận, xử lý và tổng hợp các thông tin vốn lưu
động, kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả vốn lưu động, từ
đó góp phần hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động quản lý của tồn
cơng ty. Và chức năng cụ thể như sau:
Phó giám đốc phụ trách kinh tế: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám
đốc trong lĩnh vực định hướng chiến lược kinh tế, quy hoạch phát triển dài
hạn, trung hạn và ngắn hạn. Tham mưu về công tác đầu tư (đầu tư ngắn hạn,
đầu tư chiều sâu, vốn tự có) để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm và hiệu
quả sử dụng vốn lưu động trong đầu tư kinh doanh. Tổ chức thực hiện cơng
tác thống kê, phân tích và tổng hợp tình hình hoạt động kinh tế cũng như tình
hình vốn lưu động trong Cơng ty.
Kế tốn trưởng: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế tốn của cơng
ty, đảm bảo bộ máy gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả. Kế toán trưởng
tổ chức và kiểm tra việc ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo
thống kê, kiểm kê định kỳ, tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế tài liệu
theo chế độ lưu trữ, vận dụng sáng tạo, cải tiến vì hình thức và
phương pháp kế toán ngày càng hợp lý, chặt chẽ với điều kiện của


17


cơng ty, kết hợp với các phịng ban lập báo cáo kế hoạch về tài chính,
kế hoạch về sản xuất, kế hoạch giá thành và tín dụng, theo dõi tiến độ
thi cơng và q trình thực hiện các hợp động kinh tế để cấp phát và
thu hồi vốn kịp thời, chịu trách nhiệm chính trong việc lập báo cáo
tài chính theo chế độ kế tốn hiện hành.
Kế tốn cơng nợ: Có nhiệm vụ kiểm tra và theo dõi mọi cơng
tác thanh tốn của cơng ty giúp giám đốc cơng ty quản lý chặt chẽ
hơn tình hình tài chính của đơn vị, phản ánh tình hình hiện có và biến
động của tiền gửi ngân hàng, kiểm tra mọi chế độ thu chi.
Kế tốn vật tư: Có nhiệm vụ tổ chức, ghi chép giá trị hàng tồn
kho được thể hiện trên giá hạch tốn. Ngồi ra kế tốn phần hành này
cịn phải ghi chép, phản ánh sự biến động của hàng hóa, công cụ dụng
cụ, nguyên vật liệu, kiểm tra việc chấp hành bảo quản, dữ trữ và sử
dụng vật tư.
2.2. Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Phát
triển Xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng
2.2.1. Cơ cấu vốn lưu động
Xem xét cơ cấu vốn lưu động trong Công ty sẽ giúp chúng ta thấy được
khái quát hơn về vốn lưu động và có định hướng chính xác cho cơng tác quản
lý từng yếu tố của vốn lưu động. Cơ cấu vốn lưu động của Công ty thể hiện
qua bảng sau:

18


Bảng 2.1: Cơ cấu vốn lưu động của công ty giai đoạn 2013-2016


Chỉ tiêu
Tiền
Phải thu
Hàng tồn
kho
Tài

sản

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng
(Trđ)
(%)
1.124,97 15,2
4.425,86 59,8
1.650,45 22,3

Năm 2014
Tỷ
Số tiền
trọng
(Trđ)
(%)
1.878,02 20,3
5.060,46 54,7
1.674,48 18,1

Năm 2015

Tỷ
Số tiền
trọng
(Trđ)
(%)
1.651,94 17,5
4.634,88 49,1
1.906,81 20,2

Năm 2016
Tỷ
Số tiền
trọng
(Trđ)
(%)
2.051,75 19,8
6.341,78 61,2
1.502,55 14,5

199,83

2,7

638,34

6,9

1.246,04

13,2


466,31

4,5

7.401,1

100

9.251,3

100

9.439,67

100

10.362,39

100

lưu động
khác
Tổng vốn
lưu động

(Nguồn: Phòng Kế toán)
Năm 2013, vốn lưu động từ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất
là 59,8% tương ứng với số tiền là 4.425,86 triệu đồng, tiếp theo là các vốn lưu
động dưới dạng hàng hoá tồn kho chiếm 22,3% tương ứng với số tiền là

1.650,45 triệu đồng, tiền chiếm 15,2% tương ứng với số tiền là 1.124,97 triệu
đồng, lượng tài sản lưu động khác không đáng kể.
Năm 2014, vốn lưu động từ các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất
là 54,7% tương ứng với số tiền là 5.060,46 triệu đồng, tiếp theo là các vốn lưu
động dưới dạng tiền chiếm 20,3% tương ứng với số tiền là 1.878,02 triệu
đồng, hàng tồn kho chiếm 18,1% tương ứng với số tiền là 1.674,4 triệu đồng,
lượng tài sản lưu động khác chiếm 6,9% tương ứng với số tiền là 638,34 triệu
đồng.
Sang năm 2015, vốn lưu động từ các khoản phải thu tuy có phần giảm
sút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 49,1% tương ứng với số tiền là
4.634,88 triệu đồng, vốn lưu động dưới dạng vật tư hàng hoá tồn kho tăng lên
20,2% tương ứng với số tiền 1.906,81 triệu đồng, tăng đáng kể nhất là các loại
tài sản lưu động khác 13,2% tương ứng với số tiền là 1.246,04 triệu đồng,

19


cũng trong năm này lượng vốn lưu động bằng tiền mặt cũng chiếm một tỷ lệ
đáng kể là 17,5% tương ứng với số tiền là 1.651,94 triệu đồng.
Năm 2016, vốn lưu động dưới dạng hàng tồn kho, tài sản lưu động
khác có xu hướng giảm trong khi đó vốn lưu động dưới dạng phải thu và tiền
có xu hướng tăng. Tỷ trọng vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu chiếm
tới 61,2% tương ứng với số tiền là 6.341,78 triệu đồng, vốn lưu động dưới
dạng tiền chiếm 19,8% tương ứng với số tiền là 2.051,75 triệu đồng, tài sản
lưu động khác chiếm 4,5% tương ứng với số tiền là 466,31 triệu đồng, các
khoản vốn lưu động bằng hàng tồn kho chiếm 14,5% tương ứng với số tiền là
1.502,5 triệu đồng.
Qua các số liệu trên bảng 2.1 cho ta thấy: mặc dù vốn lưu động chiếm
tỷ trọng lớn nhưng đa phần lại nằm ở vật tư hàng tồn kho và các khoản phải
thu của khách hàng. Điều này sẽ có tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của

công ty trên các mặt sau:
- Tỷ trọng phải thu lớn điều này chứng tỏ Công ty đã bị giảm một lượng vốn
đưa vào kinh doanh do bị khách hàng chiếm dụng. Trong điều kiện vốn chủ
sở hữu bị hạn chế, vốn đi vay là chủ yếu chắc chắn Công ty sẽ gặp bất lợi. Vì
vậy, Cơng ty cần có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thu hồi
cơng nợ tránh tình trạng nợ dây dưa, khó địi của khách hàng để từ đó tăng
hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty.
- Lượng tồn kho lớn chứng tỏ Công ty bị ứ động một lượng vốn lớn làm chậm
vòng quay vốn lưu động.
- Vốn bằng tiền tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ (15,2% - 20,3%) nhưng lại có xu
hướng tăng lên. Vốn bằng tiền tăng sẽ làm tăng khả năng thanh tốn tức thời
của Cơng ty. Tuy nhiên, xét về mặt hiệu quả thì đây là một dấu hiệu khơng tốt
bởi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp của vốn lưu động bằng tiền sẽ trở nên thấp. Do
vậy, Công ty không nên để tỷ trọng vốn bằng tiền tăng nhiều quá, vì điều này

20


đồng nghĩa với tình trạng ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu
động trong kinh doanh.
- Nguồn vốn lưu động khác chủ yếu được dùng để tài trợ cho các khoản tạm
ứng, văn phịng phẩm, cơng cụ dụng cụ, phục vụ quản lý và lại có xu hướng
giảm dần. Đây là một dấu hiệu tốt, vì trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh
tranh gay gắt, các doanh nghiệp chỉ thành công khi tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, mà một yếu tố quan trọng để hạ giá thành chính là tiết kiệm
chi phí ngồi sản xuất như các khoản chi văn phịng, tiếp khách, quản lý. Do
đó, trong những năm tới Cơng ty cần tiếp tục giảm các khoản chi phí này,
tránh lãng phí vốn trong kinh doanh, sẽ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Cơng ty.
Tóm lại, tỷ trọng vốn lưu động dưới dạng các khoản phải thu và hàng

tồn kho lớn (trên 50%). Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của Cơng ty. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
lưu động thì Công ty cần phải tập trung vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng
chính các khoản phải thu và vật tư hàng hoá tồn kho. Trong những năm tới,
việc đầu tiên là Công ty phải cải thiện cơ cấu nguồn vốn lưu động theo hướng
hợp lý hơn.
2.2.2. Thực trạng sử dụng vốn lưu động
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động chịu ảnh hưởng của sản phẩm sản xuất
cũng như nghành nghề kinh doanh. Vì sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra
doanh thu cho doanh nghiệp, nó cịn là cơ sở để xác đinh lợi nhuận doanh
nghiệp. Nếu sản phẩm có vịng đời ngắn, tiêu thụ nhanh qua đó sẽ giúp doanh
nghiệp thu hồi vốn nhanh, hơn nữa máy móc thiết bị có giá trị khơng lớn nên
doanh nghiệp có điều kiện đổi mới. Ngược lại, nếu sản phẩm có vịng đời dài,
có giá trị lớn và được sản xuất hàng loạt theo dây truyền thì doanh nghiệp thu
hồi vốn chậm. Do đó, doanh nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm sản phẩm để có

21


×