Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học mầm non tiếp cận trên góc độ lí luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.42 KB, 9 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0096
Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4AB, pp. 421-429
This paper is available online at

KHẢ NĂNG SỬ DỤNG KỊCH VẢI TRONG PHÁT TRIỂN GIAO TIẾP CHO TRẺ
RỐI LOẠN PHÁT TRIỂN Ở BẬC HỌC MẦM NON: TIẾP CẬN TRÊN GĨC ĐỘ LÍ LUẬN

Nguyễn Thị Cẩm Hường1, Bùi Ngọc Lan1, Nguyễn Thị Vy1,
Nguyễn Thị Hoa Xuân1, Masako Koga2 và Lê Kim Anh3
1

Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
2
Trường Quốc tế Nhật Bản
3
Câu lạc bộ Cá Chép Xanh

Tóm tắt. Kịch vải là loại hình hoạt động mới, sử dụng bối cảnh của một nhà hát với đạo cụ
đơn giản làm bằng nguyên liệu giấy P và bảng vải dạ. Kịch vải giúp làm tăng mức độ tập
trung, cảm xúc, hứng thú của trẻ, giúp trẻ có động lực để nói và khả năng phản hồi, phát
triển giao tiếp cho trẻ em. Kịch vải có thể sử dụng nhằm phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn
phát triển. Bài báo nghiên cứu lí luận về khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao
tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non. Giáo viên có thể linh hoạt thay đổi tốc
độ diễn kịch, điều chỉnh, chia nhỏ nội dung kịch, điều chỉnh các diễn xuất trong cử chỉ,
khuôn mặt, đặc biệt là từ ngữ và cách thức tương tác với trẻ, sử dụng nhịp điệu để khuyến
khích sự tham gia và khả năng phản hổi, cho trẻ tham gia diễn kịch để phát triển cảm xúc,
niềm vui thích và hình thành các kĩ năng giao tiếp cơ bản. Các giáo viên cần sử dụng kịch
vải cho những trường hợp nghiên cứu cụ thể để kiểm nghiệm khả năng tác động của từng
yếu tố đặc trưng của kịch vải tới sự phát triển các kĩ năng giao tiếp cụ thể trong tương lai.
Từ khóa: kịch vải, trẻ khuyết tật, giao tiếp, rối loạn phát triển.



1. Mở đầu
Ra đời năm 1973 tại Nhật Bản, hình thức biểu diễn kịch vải (Panel Theatre) đã được sử
dụng rất nhiều trong giáo dục trẻ em nói chung, giáo dục trẻ khuyết tật nói riêng. Năm 2020,
Panel theatre đã được giới thiệu trong Hội thảo khoa học quốc tế: “Giáo dục sớm trong thời đại
công nghệ: những cơ hội và thách thức”, Đại học Giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội, với tên
gọi Kịch vải đã thu hút sự quan tâm chú ý của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Kịch vải được đánh giá cao do tính dễ sản xuất và biểu diễn [1]. Kịch vải cùng với rối, sách
tranh ehon và một số hình thức hoạt động khác được xem là tài sản văn hóa thiếu nhi vì đã làm
đa dạng các phương thức biểu đạt của giáo viên và nhà trường để phù hợp với sự đa dạng trong
các phương pháp biểu đạt của trẻ em [2]. Kịch vải đem lại nhiều niềm vui thích, đặc biệt là thu
hút sự chú ý, tập trung và hứng thú tương tác, tham gia của trẻ [3]. Hoạt động kể chuyện trong
kịch vải giúp tăng khả năng nhận thức, ngôn ngữ và giao tiếp cho trẻ, thông qua lời kể và
chuyển động của các nhân vật sẽ tạo sự hứng thú và kích thích khả năng tương tác cho trẻ [4].

Ngày nhận bài: 9/7/2021. Ngày sửa bài: 18/8/2021. Ngày nhận đăng: 27/8/2021.
Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Cẩm Hường. Địa chỉ e-mail:

421


Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Ngọc Lan, Nguyễn Thị Vy, Nguyễn Thị Hoa Xuân, Masako Koga và Lê Kim Anh

Trẻ rối loạn phát triển (RLPT) thường gặp nhiều khó khăn, khiếm khuyết khả năng giao
tiếp và tương tác xã hội. Khó khăn trong giao tiếp bộc lộ ở những biết hiện như ít có hoặc khơng
có nhu cầu giao tiếp với người khác, thiếu kĩ năng chú ý, bắt chước, luân phiên, thể hiện nhu
cầu, hiểu và biểu đạt bằng ngôn ngữ…[5]. Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ RLPT
thông qua trải nghiệm tương tác, thực hành hiện đang được chú trọng thực hiện ở trong chương
trình giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt. Ở các trường mầm non có nhiều hoạt động giúp trẻ tăng
khả năng tương tác, giao tiếp với giáo viên (GV) như đóng kịch, kể chuyện…qua đó giáo dục

cho trẻ những kĩ năng xã hội cần thiết trong cuộc sống. Các giáo viên ln tìm tịi những hình
thức hoạt động mới nhằm kích thích, hấp dẫn trẻ đồng thời giúp trẻ tăng khả năng giao tiếp,
tương tác xã hội.
Tại Nhật Bản, kịch vải đã được sử dụng cả trong lĩnh vực giáo dục dặc biệt nhằm cải thiện
giao tiếp bao gồm sự tập trung, phát triển tương tác đồng thời tăng thêm niềm vui, hứng thú cho
trẻ. Với những hiệu quả này, kịch vải thậm chí được phổ biến trong các nhà dưỡng lão và gần
đây đã thu hút sự chú ý ở nước ngoài [2].
Thực tế áp dụng kịch vải tại Việt Nam ở một số trường mầm non cho thấy kịch vải đem lại
nhiều niềm vui thích, đặc biệt là thu hút sự chú ý, tập trung và hứng thú tương tác, tham gia của
trẻ, tuy vậy, ngay cả trong các trường mầm non thơng thường, kịch vải cịn rất mới mẻ. Với
những ý nghĩa và khả năng tác động tích cực tới sự phát triển của trẻ em, kịch vải có thể áp
dụng được trong trong lĩnh vực giáo dục trẻ khuyết tật nói chung, phát triển giao tiếp cho trẻ em
có rối loạn phát triển ở bậc học mầm non nói riêng.
Trên cơ sở tổng hợp các thơng tin, bài viết sẽ phân tích vai trị, khả năng sử dụng kịch vải
trong giáo dục, phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non.

2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm kịch vải
Kịch vải, từ nguyên gốc trong tiếng Nhật là パネルシアター (panel theatre), có nghĩa là
"nhà hát bảng". Cái tên "panel theatre" được sinh ra vì nó trơng giống như một nhà hát, nơi
những câu chuyện và bài hát khác nhau được trình bày trên bảng điều khiển [1]. Panel Theatre
được Ryojun Kouda sáng tạo vào năm 1973. Khi đó, ơng sử dụng một phương pháp có cách thể
hiện tương tự gọi là đồ thị flannel trong giáo dục cho trẻ em. Sau một thời gian, ông đã phát
triển các vật liệu (giấy P) dựa trên phương pháp đồ thị flannel và chuyển sang bảng vải, giúp dễ
sử dụng hơn và tạo ra sự khác biệt lớn về tính biểu cảm trong câu chuyện. Sau khi cân nhắc
nhiều lần, thay vì sử dụng một cái tên bằng tiếng Nhật, Kouda cùng với Ryuji Okamura đã đặt
tên loại hình hoạt động này là Panel Theatre với mong muốn có thể phổ biến nó trên tồn thế giới.
Kịch vải, hay nhà hát bảng là một "phương pháp biểu đạt trong đó hình ảnh hoặc chữ cái,
v.v. được dán hoặc tháo khỏi bảng vải để phát triển các câu chuyện, trò chơi, ca hát, vận động," [1].


2.2. Một số đặc trưng của kịch vải
2.2.1. Đạo cụ, chất liệu kịch vải
Kịch vải sử dụng những miếng vải không dệt có đặc tính giống như giấy (gọi là giấy P).
Giấy P có độ bám, dính được trên bề mặt một tấm phông nền làm bằng vải dạ, nỉ (bảng vải) mà
khơng cần keo dính. Giấy P vừa dễ cắt xén, lại dễ vẽ hình, in hình và tơ màu ở cả hai mặt,. Cả
hai mặt của giấy P dù đã được tơ màu vẫn bám dính trên bảng vải và di chuyển dễ dàng mà
khơng làm nhịe, làm mờ hình vẽ, màu vẽ. Cơng sức mà giáo viên cần chuẩn bị đạo cụ giảm
đáng kể so với việc làm các đồ dùng học liệu khác. Giấy P là giấy, song cũng là vải và rất bền,
có thể sử dụng trong nhiều năm, khả năng sử dụng cả hai mặt giấy, giấy mỏng và bền nên có thể
ghép, gài nhiều lớp vào nhau, cùng với khả năng bám dính và di chuyển của giấy trên mặt bảng
422


Khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non...

vải đã giúp giáo viên dễ dàng mở rộng câu chuyện, tạo các chi tiết chuyển động, tạo tình huống
kịch hấp dẫn [1]. Bảng vải có thể làm bằng vải dạ màu trắng hoặc màu đen đơn giản. Bảng vải
rất dễ tìm, dễ chế tạo và dễ trưng bày, đặt để, thậm chí, khi đó là một tấm vải dạ bất kì và có thể
treo lên được, thì có thể làm thành sân khấu kịch vải ở bất cứ chỗ nào một cách dễ dàng [1].
Với chất liệu và đạo cụ đơn giản, trẻ có thể dễ dàng sờ, cầm vào các đạo cụ, điều khiển đạo
cụ chuyển động, là một phương tiện của cả 5 giác quan [1], khác với truyện tranh Ehon, khi trẻ
chủ yếu nhìn và sờ vào sách giấy hoặc sách bìa cứng, song khơng thể cầm nắm trực tiếp vào các
nhân vật. Đạo cụ của kịch vải đơn giản, linh hoạt hơn múa rối song vẫn có tính động, kích thích
sự chú ý của trẻ em như múa rối. Phần bảng vải làm phông nền chỉ có màu trắng hoặc đen đơn
giản có thể áp dụng với mọi câu chuyện làm nổi bật nhân vật của câu chuyện. Trong khi đó, ở
phương pháp sa bàn kể chuyện, mỗi phơng nền được làm có phần phức tạp và chỉ sử dụng để kể
được một số câu chuyện với bối cảnh tương đồng nhất định.
2.2.2. Nội dung kịch vải
Nội dung đặc trưng của kịch vải là các vở kịch chứa một câu chuyện hồn chỉnh, có nhân
vật, có cốt truyện, có bài hát và hoạt động kèm theo các câu thoại, các tình huống câu chuyện.

Trong câu chuyện đó, mỗi nhân vật đều có cảm xúc, hành động, hành vi trong nhiều tình
huống khác nhau. Tính chất kịch của kịch vải thể hiện ở lời thoại, ngơn ngữ mang tính khẩu
ngữ, động tác hóa và tính cách hóa. Nó là những lời thoại thơng thường trong cuộc sống, có tác
dụng khắc họa tính cách, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật trong câu chuyện. Câu chuyện trong
kịch vải vừa mang tính chất giải trí vừa mang tính giáo dục cao cho trẻ; kết hợp với với bài hát
có nhịp điệu dễ nhớ, câu từ ngắn gọn khơi gợi sự hứng thú, tạo bất ngờ trong từng tình tiết
truyện cho trẻ [1].
* Tổ chức hoạt động kịch vải
Trong hoạt động kể chuyện bằng kịch vải, trẻ không chỉ ngồi nghe giáo viên kể chuyện mà
còn được tham gia và thực hiện các hoạt động vận động, âm nhạc ca hát được lồng ghép tương
ứng với nội dung câu chuyện như được hát, được nghe, được điều khiển nhân vật, thậm chí, trẻ
được hóa thân vào các nhân vật và cùng kể chuyện [2]. Người giáo viên có thể phát triển sự
tương tác với trẻ thông qua các hình và bảng vải, làm phong phú phương thức biểu đạt khi diễn
kịch cho trẻ [6]. Các nhân vật hình phẳng 2D có thể dễ dàng di chuyển khi biểu diễn nên dễ bắt
mắt trẻ, tính biểu cảm phong phú với lời thoại gần gũi, tạo khơng khí vui nhộn [3].
Kịch vải có tính kịch, đi với các nhân vật cụ thể, do đó, một mặt địi hỏi sự khắt khe trong
kĩ năng diễn xuất để phù hợp với “văn hóa” của trẻ em [3], thì đồng thời cũng tạo cơ hội sáng
tạo cho các GV trong cách thể biểu diễn cho phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của khán giả (trẻ
em). GV có thể thay đổi, điều chỉnh tốc độ phát triển vở kịch, phối hợp lời kể với các vận động,
cho trẻ tương tác với các nhân vật, hỏi đáp, khơi gợi sự suy nghĩ, tham gia của trẻ bằng nhiều
phương pháp đơn giản mà đa dạng để thú hút sự tập trung chú ý của trẻ, giúp GV và trẻ (khán
giả) dễ dàng giao tiếp với nhau [2], đồng thời trẻ có nhiều cơ hội được tự thể hiện bản thân khi
tham gia vào kịch vải [7].
* Mục đích, ý nghĩa của kịch vải trong giáo dục trẻ em
Kịch vải là một hình thức dạy học mang tính chất chơi vừa là hoạt động nghệ thuật. Trẻ
thực sự thấy thoải mái khơng gị bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn
để hồn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho trẻ và hình thành tính trách nhiệm ở trẻ [4].
Kịch vải cho phép thay đổi cách diễn xuất (cách sắp xếp hình ảnh, thời gian, từ ngữ, v.v.) theo
thực tế trạng thái cảm xúc và lời nói của trẻ em, tạo ra cảm giác thống nhất về cảm xúc và hoạt
động giữa người diễn xuất và khán giả, làm tăng mức độ tập trung, cảm xúc, hứng thú của

khán giả [1].

423


Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Ngọc Lan, Nguyễn Thị Vy, Nguyễn Thị Hoa Xuân, Masako Koga và Lê Kim Anh

Kouda và cộng sự (2009) cho rằng kịch vải mang lại cho trẻ động lực để nói và khả năng
phản hồi, khơng cịn là con đường tương tác một chiều của người trình diễn. Nó giúp tăng cảm
giác hịa hợp, thống nhất với trẻ và giúp trẻ có niềm vui vơ bờ bến trong vở kịch, nó giúp trẻ
được tương tác với người biểu diễn trong mối quan hệ huy động cả năm giác quan, bao gồm cả
sự trao đổi hơi thở giữa người biểu diễn và khán giả, mang lại cho trẻ động lực để trò chuyện,
để phản hồi [1]. Đây chính là mối quan hệ giao tiếp.
Tác giả Kouda (2009) [1] đã khái quát một số ý nghĩa của kịch vải như sau:
1.
2.
3.
Ý nghĩa 4.
của
kịch vải 5.
đối với
trẻ em 6.
(khán
giả)
7.
8.
9.
1.

Ý nghĩa

của
kịch vải
đối với
người
diễn
xuất

2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Ý nghĩa
với
người
thiết kế,
chế tạo
đạo cụ
Kịch
vải

424

1.
2.
3.
4.

5.

Sự mềm mại của chất liệu vải mang lại cho trẻ cảm giác an tồn trong tương
tác, tiếp xúc.
Trẻ vui thích, thích thú khi được chìm vào cảm xúc tích cực của người diễn xuất.
Có niềm vui khi được dán hình, được tự di chuyển các tấm hình.
Có niềm vui khi được hát với tất cả các giọng nói, được trợ giúp bởi hình ảnh
và các thao tác của người diễn
Có niềm vui khi được trải nghiệm những điều bất ngờ và thế giới bí ẩn thơng
qua những thay đổi và diễn biến bất ngờ trong kịch.
Trái tim và cảm xúc được làm phong phú khi được tiếp xúc với thế giới vô
định (chưa biết), những câu chuyện vui nhộn, và những câu chuyện về lòng
dũng cảm và lòng tốt.
Được cùng các bạn vui chơi với ngón tay và khám phá các hình ảnh, bức tranh.
Có niềm vui khi được đáp lại thơng qua câu đố và trị chơi.
Đơi khi được tự dán hình lên bảng vải, được chơi, được diễn kịch với những
đạo cụ đã thấy.
Vì có hình ảnh ở cạnh, nên giáo viên có thể thoải mái trị chuyện, khán giả sẽ
không chú ý tới sự căng thẳng của giáo viên mà nhìn vào hình ảnh các nhân
vật, giúp giáo viên thấy tự nhiên hơn.
Trong khi nhìn vào nét mặt cảm xúc của trẻ (khán giả), giáo viên có thể tận
dụng tốc độ nói trong khi diễn, nội dung diễn theo cách riêng của mình.
Vì hình nhân vật bằng giấy P có thể di chuyển, giáo viên có thể thoải mái
hốn đổi vị trí, kết hợp và lật các hình nhân vật.
Một giáo viên những cũng có thể đem lại niềm vui cho nhiều người.
Có thể kết hợp với các thể loại nhạc vui nhộn như piano, accordion, guitar,
keyboard…
Trực tiếp tiếp nhận được cảm giác vui vẻ của khán giả, giúp bản thân giáo
viên cũng tăng sự thích thú.
Trang bị sân khấu tương đối đơn giản nên giáo viên có thể làm ở bất cứ đâu.

Vì có hình ảnh, âm nhạc và diễn xuất, giáo viên có thể diễn kịch vải ở bất cứ
nơi nào, kể cả khi giao lưu quốc tế, kịch vải vượt qua rào cản ngơn ngữ.
Có thể tạo ra tác phẩm đơn giản, nhanh chóng (vẽ một bức tranh và cắt nó ra).
Có thể hiện thức hóa các ý tưởng, câu truyện, bài hát, trị chơi.
Có thể làm cho các đồ dùng trở nên sống động bằng cách lên kế hoạch cho
việc sắp xếp và vận hành các bức tranh.
Có niềm vui khi vẽ, tơ màu vào các đồ dùng.
Giấy P có độ dẻo dai khó bị rách và có thể sử dụng trong nhiều năm.


Khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non...

2.3. Khả năng sử dụng kịch vải nhằm phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát
triển ở bậc học Mầm non
2.3.1. Mục đích sử dụng kịch vải nhằm phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển
Dựa trên các đặc trưng và điểm mạnh của kịch vải, có thể sử dụng kịch vải nhằm phát triển
các kĩ năng giao tiếp sau đây cho trẻ RLPT:
- Khả năng thể hiện nhu cầu: Thông qua các hoạt động tương tác trong quá trình xem kịch
vải, trẻ RLPT rèn luyện khả năng thể hiện nhu cầu của bản thân (nhu cầu được sờ chạm đồ
dùng, được thao tác, trẻ chia sẻ sự thích thú, sự quan tâm).
- Sự tập trung chú ý và tương tác mắt: Thông qua lời kể chuyện, sự chuyển động của các
nhân vật và giai điệu của bài hát trong kịch vải, các tình tiết chuyển động gây bất ngờ, các chi
tiết lồng gài đạo cụ, sự biểu cảm của giáo viên, sự ngắt nghỉ trong lời kể, lời hát của giáo viên
để kích thích sự chú ý của trẻ, trẻ không thấy bị nhàm chán, khơng bị khơ khan trong tiết học.
Giáo viên có thể chia nhỏ nội dung kịch để phù hợp với khả năng tập trung chú ý của trẻ.
- Khả năng bắt chước: Hoạt động kịch vải không đơn thuần là việc giáo viên kể và diễn
xuất và trẻ ngồi nghe. Khi xem kịch vải, trẻ muốn thực hiện lại thao tác của giáo viên, muốn
thực hiện lại các chi tiết gây bất ngờ, tức là trẻ có nhiều cơ hội được thực hành và bắt chước
theo giáo viên.
- Khả năng chờ đợi và kĩ năng luân phiên: Trẻ RLPT thường gặp khó khăn trong vấn đề

chơi luân phiên, các em chưa biết cách chờ đợi. Thông qua hoạt động kịch vải, trẻ RLPT được
rèn luyện khả năng chờ đợi cô và các bạn thực hiện xong động tác rồi mới tới lượt trẻ. Giáo viên
cũng có thể điều chỉnh tốc độ diễn kịch để thích ứng với tốc độ phản ứng, tham gia của trẻ.
- Kĩ năng sử dụng cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp: Một trong những đặc trưng của kịch vải là
các nhân vật có khả năng trị chuyện (nhờ cách diễn xuất của giáo viên). Cử chỉ, điệu bộ của
giáo viên kết hợp với vận động, lời bài hát và nhịp điệu kích thích khả năng sử dụng các hành
động của trẻ như: chỉ trỏ, vẫy tay,... thơng qua đó, phát triển khả năng sử dụng cử chỉ, điệu bộ
trong giao tiếp cho trẻ RLPTK.
- Khả năng phát âm, làm giàu vốn từ (hiểu và diễn đạt) cho trẻ RLPT: Đối với kịch vải, bên
cạnh lời hát dẫn truyện, các nhân vật cũng có lời nói riêng. Các nhân vật có thể giao tiếp bằng
các mẫu giao tiếp là các từ/cụm từ ngắn gọn, đơn giản được lặp đi lặp lại nhiều lần, và đặc biệt
được kết hợp với giai điệu, âm nhạc do đó rất kích thích thính giác, tạo ấn tượng, dễ ghi nhớ và
khuyến khích khả năng bật âm của trẻ.
2.3.2. Lựa chọn kịch vải có nội dung phù hợp để phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển
Lựa chọn vở kịch là một bước quan trọng và đóng góp rất lớn vào sự thành công của buổi
kể chuyện. Các vở kịch vải để phát triển giao tiếp chủ yếu được lựa chọn từ các vở kịch vải có
sẵn trên cơ sở so sánh, đối chiếu nội dung của kịch, hoạt động của vở kịch với mục tiêu phát
triển giao tiếp cho trẻ RLPT. Các vở kịch vải được lựa chọn cần đảm bảo:
- Kịch có nội dung gần gũi với các chủ đề cuộc sống xung quanh trẻ: Đó nên là những vở
kịch vải có cốt truyện là những câu chuyện thú vị, gần gũi trong đời sống hằng ngày và mang
tính giáo dục cao. Các vở kịch nên đề cập đến chủ đề: Giáo dục tình cảm gia đình, Khám phá
khoa học, Khám phá xã hội, Tập nấu ăn, Chăm sóc cây cối, con vật,... Đó nên là các vở kịch
đang được trình diễn trong trường mầm non để trẻ thấy quen thuộc, gần gũi nếu trẻ đang và sẽ
học hòa nhập.
Chẳng hạn vở kịch “Từ trong cây bắp cải” (Tác giả: Watanabe Shigeharu) có chủ đề về
Gia đình. Nội dung kịch xoay quanh các thành viên trong gia đình, khuyên các em ăn uống đầy
đủ, bước đầu biết sâu trở thành bướm (bướm sinh ra từ sâu).

425



Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Ngọc Lan, Nguyễn Thị Vy, Nguyễn Thị Hoa Xuân, Masako Koga và Lê Kim Anh

- Kịch có lời thoại đơn giản, ngắn gọn mẫu câu đơn giản: Những kịch vải như vậy phù hợp
với mức độ phát triển ngơn ngữ và giao tiếp cịn hạn chế của trẻ RLPT, trẻ dễ ghi nhớ và lặp lại
các từ/cụm từ then chốt. Trẻ không những cảm thấy gần gũi với các nhân vật và lời thoại khi
xem kịch, đồng thời, trẻ cũng dễ dàng gặp lại các từ ngữ và có cơ hội phát triển ngơn ngữ.
Ví dụ: Trong vở kịch “Từ trong cây bắp cải”, các con sâu đã được gọi bằng tên của thành
viên trong gia đình, bao gồm: Sâu bố, Sâu mẹ, Sâu anh, Sâu chị, Sâu em, Cây bắp cải. Các từ
ngữ này tạo cho trẻ RLPT cảm giác quen thuộc, gần gũi và góp phần củng cố cho trẻ tên gọi của
các thành viên trong gia đình. Các mẫu câu giao tiếp của các nhân vật đơn giản do đó có khả
năng tăng thời gian tập trung chú ý quan sát của trẻ. Trẻ có thể bắt chước được một số từ/cụm từ
đơn giản có trong câu chuyện, ví dụ như: “Pi pi”, “Sâu bố/ Bố”, “Sâu mẹ/ Mẹ”, “bye bye”... từ
đó góp phần tăng khả năng phát âm của trẻ.
- Kịch vải có nội dung ngắn gọn nhưng cũng có thể chia nhỏ thành các phiên: Những vở
kịch vải như vậy giúp giáo viên điều chỉnh dễ dàng thành các phiên diễn nhỏ, phù hợp với mức
độ phát triển giao tiếp của trẻ như sự tập trung chú ý, kĩ năng tương tác, kĩ năng luân phiên, ...
Khi áp dụng kịch vải vào phát triển kĩ năng cho trẻ RLPT, nội dung kịch cần được xem xét kĩ
lưỡng và chia nhỏ một cách hợp lí trong từng buổi học.
Ví dụ: Trong vở kịch “Từ trong cây bắp cải”: Thời lượng của kịch ngắn, nội dung kịch
nguyên gốc có thể chia nhỏ thành các buổi giới thiệu các nhân vật sâu trong gia đình là phù hợp
với mức độ phát triển giao tiếp, khả năng tập trung chú ý của trẻ RLPT.
2.3.3. Điều chỉnh cách sử dụng kịch vải nhằm phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển
Để có thể phát triển giao tiếp của trẻ RLPT, khi sử dụng kịch vải, giáo viên cần cân nhắc để
điều chỉnh các vấn đề sau:
- Điều chỉnh lời thoại, ngôn ngữ trong kịch vải: Các từ ngữ và mẫu câu giao tiếp của các
nhân vật có thể được giáo viên sáng tạo sao cho phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ của
trẻ, tăng cơ hội tương tác và khuyến khích sự tham gia của học sinh.
Chẳng hạn, trong vở kịch “Từ trong cây bắp cải”, giáo viên có thể điều chỉnh tên gọi Sâu
bố, Sâu mẹ,.. thành tên gọi các nhân vật trong gia đình trẻ. Giáo viên được khuyến khích tự do

sáng tạo phần thoại khi dẫn dắt câu truyện trong vở kịch, có thể bổ sung các câu thoại hỏi về số
lượng cây bắp cải, số lượng thành viên trong gia đình, tên gọi các thành viên trong gia đình trẻ,
hỏi xem Sâu mẹ sống ở đâu, sâu em ăn gì, con thích ăn gì,...
- Điều chỉnh cách diễn kịch: Tên gọi nhân vật, lời nói của nhân vật là những từ ngữ quan
trọng để trẻ hiểu nội dung kịch và phát triển phát âm, do đó trước khi diễn kịch, giáo viên cần
giới thiệu từng nhân vật, cùng trẻ gọi tên, nhớ tên các nhân vật. Như trong vở kịch “Từ trong
cây bắp cải”, để làm điều này, giáo viên cùng trẻ gọi tên các nhân vật Sâu, cùng học các lời
thoại như: Sâu bố ơi, pipi,...
Giáo viên có thể bổ sung những thao tác, hành động gần gũi với hoạt động trong cuộc sống
hàng ngày của trẻ như ăn, uống, đọc, viết, chạy, nhảy... để giúp gắn kết những điều trẻ đã học
vào hoạt động kịch vải ở lớp, từ đó trẻ có thể rèn luyện khả năng bắt chước, cùng với việc củng
cố lại kĩ năng, hành vi vận động, sử dụng cử chỉ điệu bộ. Chẳng hạn, trong vở kịch “Từ trong
cây bắp cải” tác giả đã đưa vào các thao tác bằng bàn tay để mô tả cây bắp cải và các động tác
mở ngón tay để mơ phỏng sự xuất hiện của các nhân vật sâu trong gia đình, động tác bay của bướm.
Giáo viên linh hoạt điều chỉnh tốc độ và cách biểu diễn sao cho thu hút được sự chú ý theo
dõi của trẻ: Bên cạnh giọng kể phải to, rõ ràng và có điểm nhấn nhá, ngữ điệu phù hợp với ngữ
cảnh và cảm xúc của từng nhân vật, giáo viên cần có khả năng thể hiện ngơn ngữ cơ thể, nét
mặt, biết cách dừng lại, chờ đợi và khuyến khích trẻ hợp lí để trẻ chú ý và tham gia vào vở kịch.
Chính nét biểu cảm trên khn mặt của giáo viên như ngạc nhiên, lo lắng, vui sướng, gật đầu,
426


Khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non...

vẻ mặt ngạc nhiên, cái chỉ tay,... hoặc chỉ bằng những cái cau mày cũng tạo ra điểm nhấn khi
diễn và thu hút được sự chú ý của trẻ.
Các thao tác trong kịch vải cần ngắn gọn, cụ thể, tránh các chi tiết quá rườm rà, phức tạp.
Giáo viên có thể lược bỏ các chi tiết rườm ra khơng cần thiết, biến tấu thao tác sao cho phù hợp
với đặc điểm hiện tại của trẻ. Khi giới thiệu và cho trẻ thực hiện các thao tác, giáo viên cần thực
hiện mẫu và hướng dẫn từ từ, chậm và chi tiết các thao tác. Thậm chí giáo viên dừng lại, chờ

đợi để khuyến khích khả năng chời đợi và kĩ năng luân phiên và khả năng bắt chước ở trẻ. Giáo
viên có thể kết hợp thêm cả âm thanh, biểu cảm gương mặt khi giới thiệu các thao tác.
Trong kịch “Từ trong cây bắp cải”, trẻ có thể bắt chước các hành động với đôi bàn tay, rèn
luyện các cơ vận động của các ngón tay. Đồng thời, chính hoạt động bắt chước vận động của
các ngón tay sẽ giúp trẻ phát triển kĩ năng phối hợp tay - mắt. Cách diễn xuất có những quãng
dừng lại, hỏi câu hỏi ngắn và chờ đợi trẻ trả lời, chờ đợi thao tác của trẻ giúp củng cố khả năng
chờ đợi, luân phiên. Thơng qua những tình tiết, sự chuyển động của các con sâu, của cây bắp
cải, sự tương tác giữa các nhân vật với trẻ, thêm vào đó là phần trẻ được cầm các nhân vật, được
gắn các nhân vật lên bảng sẽ giúp trẻ tăng thêm thích thú, đồng thời giúp trẻ biết cách bày tỏ suy
nghĩ, mong muốn, biết cách thể hiện nhu cầu của bản thân trong quá trình nghe kể chuyện,
tương tác với các nhân vật và với người kể chuyện.
- Điều chỉnh đạo cụ, đồ dùng: Giáo viên có thể sử dụng các màu sắc phù hợp với sở thích
của trẻ để tơ màu đạo cụ. Giáo viên cũng có thể cho trẻ tham gia vào xây dựng đạo cụ, đồ dùng
để tăng sự thích thú cho trẻ. Giáo viên có thể tự sáng tạo thêm đồ dùng cho phù hợp với đặc
điểm của trẻ. Chẳng hạn trẻ thích một nhân vật hoạt hình nào đó, cơ có thể sáng tạo thêm để trẻ
cầm, nắm và dán lên bảng vải để có thêm hứng thú.
Trong vở kịch “Từ trong cây bắp cải”, giáo viên cho trẻ cùng tô màu các nhân vật Bắp cải,
Sâu, Bướm, trẻ được lựa chọn màu sắc yêu thích cho nhân vật. Giáo viên có thể cùng trẻ tìm
thêm các nhân vật cho kịch, làm thêm các thành viên trong gia đình bắp cải, các thành viên này
có thể tương ứng với các thành viên trong gia đình của trẻ.
- Điều chỉnh hoạt động trong vở kịch: Trong hoạt động diễn kịch vải, không đơn thuần là
việc trẻ chỉ ngồi nghe và xem giáo viên diễn mà trẻ còn được tham gia và tự thực hiện các vận
động liên quan, các thao tác, cử chỉ, hoạt động,.... của các nhân vật, sử dụng đồ dùng trong vở
kịch giúp trẻ tham gia, thể hiện nhiều hơn, giúp trẻ thích thú và tập trung chú ý hơn.
Chẳng hạn, trong vở kịch “Từ trong cây bắp cải”, giáo viên chia nhỏ kịch vải thành các
phiên để giới thiệu từng nhân vật, cho trẻ tham gia các hoạt động tìm hiểu nhân vật. Giáo viên
cũng bổ sung hoạt động chơi và hát với các ngón tay. Ở các hoạt động chơi và hát, giáo viên có
thể cùng trẻ hát nhiều lần hoặc thay đổi nhịp điệu nhanh chậm của bài hát, nhịp điều của từng
lời hát nhằm tăng cường hứng thú, sự tập trung chú ý của trẻ. Ở hoạt động chơi với ngón tay và
các động tác mở ngón tay, giáo viên khơng cần u cầu trẻ phải mở được rộng, khơng u cầu

ngón tay phải thẳng, chỉ cần các em có sự tập trung chú ý, vào ngón tay và điều khiển vận động
là được. Khi trẻ tỏ ra khó khăn, khơng làm được, giáo viên dùng biểu cảm khuôn mặt và lời
động viên trẻ cố gắng để trẻ sử dụng các cử chỉ điệu bộ, phát triển sự thích thú, tập trung chú ý
và cố gắng hơn.
Trong hoạt động kịch vải dành cho trẻ RLPT, giáo viên cũng chú ý đến hoạt động cảm
nhận nhịp điệu và hát theo lời bài hát của trẻ và điều chỉnh cho phù hợp với hứng thú, sự tập
trung chú ý của trẻ.
Trẻ RLPT được vận động và hát theo lời bài hát, các em sẽ vui vẻ và dễ thể hiện cảm xúc,
tình cảm của bản thân hơn, bởi vì trên thực tế, nhiều trẻ RLPT có khả năng cảm thụ âm nhạc rất
tốt, các em có thể dễ dàng giao tiếp và có cảm giác thích thú hơn trong q trình nghe kể
chuyện. Khi lựa chọn giai điệu âm nhạc và lời thoại, giáo viên cần chọn những âm thanh dễ hát,
dễ bắt chước theo. Khi hướng dẫn kể chuyện trên lớp, giáo viên cần hát rõ ràng và lặp đi lặp lại
427


Nguyễn Thị Cẩm Hường, Bùi Ngọc Lan, Nguyễn Thị Vy, Nguyễn Thị Hoa Xuân, Masako Koga và Lê Kim Anh

nhiều lần để tăng khả năng ghi nhớ của các trẻ. Đồng thời, sau khi kết thúc buổi học, giáo viên
có thể mời cá nhân mỗi trẻ lên thực hành cùng với các nhân vật và thực hiện các lời thoại có
trong câu chuyện theo nhịp điệu bài hát. Cuối buổi học với hoạt động kịch vải đầy sôi động, để
trẻ trấn tĩnh lại, giáo viên có thể kết hợp với hoạt động kể chuyện Ehon.

3. Kết luận
Kịch vải hiện được u thích rộng rãi trong lĩnh vực chăm sóc và giáo dục trẻ em như
trường tiểu học, nhà trẻ và trường mẫu giáo tại Nhật Bản. Ở Việt Nam hiện nay, phương pháp
kịch vải cịn rất mới mẻ nhưng có nhiều cơ hội phát triển và ứng dụng trong giáo dục trẻ em nói
chung và giáo dục trẻ có nhu cầu đặc biệt nói riêng.
Những ưu thế về mục đích sử dụng, nội dung, cách sử dụng kịch vải và chất liệu trong kịch
vải cho thấy việc sử dụng kịch vải trong việc can thiệp, phát triển giao tiếp cho trẻ RLPT có thể
đáp ứng sự đa dạng và linh hoạt (không cố định) trong khả năng của trẻ RLPT. Có thể sử dụng

kịch vải để phát triển các kĩ năng giao tiếp cơ bản, kĩ năng giao tiếp nền tảng như sự thể hiện
nhu cầu, khả năng tập trung chú ý, tương tác mắt, khả năng bắt chước, kĩ năng luân phiên trong
giao tiếp, kĩ năng sử dụng cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp, kĩ năng sử dụng ngơn ngữ,.. Trẻ RLPT
có thể có nhiều hứng thú với chất liệu của kịch vải, có cảm giác an tồn khi tiếp xúc với đồ
dùng, dụng cụ kịch vải. Trẻ cảm thấy gần gũi với nội dung kịch vải, được hịa mình vào cảm
xúc tích cực của giáo viên diễn xuất, do đó có nhiều cơ hội phát triển cảm xúc trong tương tác
và giao tiếp, đồng thời, trẻ được tham gia vào các hoạt động, cử chỉ thao tác của các nhân vật
trong kịch vải, trẻ được tương tác với các nhân vật trong kịch vài và hòa vào cảm xúc trong câu
truyện nhân vật, từ đó khả năng sử dụng kịch vải để giáo dục kĩ năng giao tiếp và cảm xúc tích
cực trong giao tiếp cho trẻ RLPT là rất lớn.
Đối với giáo viên, ngoại trừ việc phải sử dụng đúng chất liệu và đảm bảo một số yêu cầu
của yếu tố kịch, giáo viên được linh hoạt trong cách sáng tạo nhân vật, trong việc thiết kế lời
thoại, trong các hoạt động, vận động của nhân vật và tổ chức hoạt động tương tác với trẻ em.
Với sự linh hoạt của đồ dùng (bảng vải Panel và các nhân vật tạo hình 2D, 3D bằng giấy P),
việc thiết kế một sân khấu kịch vải khơng khó, có thể thực hiện nhanh chóng và linh hoạt trong
hoạt động can thiệp nhóm hoặc can thiệp cá nhân cho trẻ RLPT. Trước khi sử dụng kịch vải, các
giáo viên đánh giá được mức độ phát triển kĩ năng giao tiếp của trẻ RLPT, mục tiêu phát triển kĩ
năng giao tiếp, trên cơ sở đó lựa chọn nội dung kịch vải cho phù hợp. Giáo viên có thể thiết kế
những vở kịch vải mới hoặc sử dụng các vở kịch vải có sẵn với nội dung gần gũi với đời sống
của trẻ, ngắn gọn, súc tích và có thể chia nhỏ thành các phiên, lời thoại theo những mẫu câu đơn
giản, ngắn gọn và có khả năng mở rộng. Để sử dụng kịch vải cho trẻ RLPT, giáo viên cần đảm
bảo các yêu cầu về chất liệu nhưng có thể và được phép thay đổi, điều chỉnh về cách diễn kịch,
điều chỉnh nội dung, dụng cụ, hoạt động sao cho phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của trẻ, giúp trẻ
tăng khả năng chú ý, quan sát, trẻ có thể bắt chước được hành động, lời nói của người khác và
trẻ có thể chủ động thể hiện nhu cầu của bản thân. Những điều chỉnh có thể là giảm bớt những
yếu tố được coi là vượt quá khả năng của trẻ hoặc tăng các yếu tố được coi là thế mạnh của trẻ,
giúp trẻ dễ dàng bộc lộ kĩ năng giao tiếp, phát triển kĩ năng tối đa nhất. Trong tương lai, cần có
những nghiên cứu ứng dụng thực tiễn để kiểm chứng khả năng sử dụng kịch vải trong việc phát
triển giao tiếp cho trẻ RLPT.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Kouda Ryojun, Matsuya Makiko, Fujita Yoshiko, 2009. Cẩm nang sử dụng Panel Theatre
hữu ích trong thực hành. NXB Hobunshorin (nguyên bản tiếng Nhật).
428


Khả năng sử dụng kịch vải trong phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phát triển ở bậc học Mầm non...

[2] Ishii Mitsue, Suwamura Akiko, 2019. Khả năng sử dụng Panel Theatre với vai trị là đồ
dùng chăm sóc, giáo dục trẻ em: Từ chỗ chỉ được xem đến việc được làm và chơi. Tạp chí
Đại học Phụ nữ Nhật Bản, Khoa Kinh tế Gia đình, 66, pp. 1-10 (nguyên bản tiếng Nhật).
[3] Kaneshiro Kumiko, Koshikawa Kazue, 2020. Nhận thức và thực tiễn thực hành sử dụng tài
sản văn hóa thiếu nhi của sinh viên trường đào tạo giáo viên mầm non: Nghiên cứu so
sánh sách tranh Ehon, Panel Theatre và Múa rối. Báo cáo kết quả nghiên cứu, Bản tin
Khoa học Nhi đồng, Đại học Seitoku, Trung tâm Nghiên cứu Trẻ em (nguyên bản tiếng Nhật).
[4] Fujita Yoshiko, 2020. Dạy học bằng hình thức kịch vải sân khấu hóa. Kỉ yếu Hội thảo
khoa học quốc tế: “Giáo dục sớm trong thời đại công nghệ: những cơ hội và thách thức”,
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[5] Nguyễn Thị Thanh, 2014. Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ 3 - 4 tuổi.
Luận án Tiến sĩ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
[6] Kakinuma Yoshie, Tanaka Masaya, Aiga Makiko, 2015. Hiệu quả của Panel Theatre trong
giáo dục mầm non - Sử dụng theo trạng thái thực tế của trẻ. Tạp chí Trường Cao đẳng
Showa Daigakuin, 52, pp. 25-34 (nguyên bản tiếng Nhật).
[7] Ikeda Junko, 2013. Cách làm đồ dùng chăm sóc giáo dục trẻ em trong chương trình đào tạo
giáo viên mầm non: Thông qua việc chế tạo đồ dùng trong Panel Theatre. Tạo chí khoa
học Trường Cao đẳng Taisei Gakuen, 4, tr. 125-136 (nguyên bản tiếng Nhật).
ABSTRACT
The possibility to use panel theatre in developing communication skills for children
with developmental disorder: from a theoretical point of view

Nguyen Thi Cam Huong1, Bui Ngoc Lan1, Nguyen Thi Vy1,

Nguyen Thi Hoa Xuan 1, Masako Koga2 and Le Kim Anh3
1

Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education
2
Japanese International School
3
Ca Chep Xanh Club

Panel Theatre is a new type of expression method using the context of a theater with simple
material made of P paper and felt board at school. Panel theatre helps increase children's
concentration, emotion, interest, motivation to speak and ability to respond, and develops their
communication skills. Panel Theatre can be used to develop communication skills for children
with developmental disorders. Teachers can flexibly change the speed of performance, adjust
and sub-divide the content of the drama, adjust the acting in gestures, faces expression,
especially adjust words and way of interacting with children, the way of using rhythm to
encourage participation and responsiveness, engage children in activities to develop emotions,
pleasure and develop basic communication skills. Teachers need to use panel theatre for specific
case studies to test the impact of each characteristic element of panel theatre on the development
of specific communication skills of children with developmental disorder in the future.
Keywords: Panel Theatre, children with disabilities, communication, developmental
disorders.

429



×