Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cơ hội và thách thức trong hợp tác du lịch việt nam trung đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.94 KB, 3 trang )

RESEARCH

Cơ hội
■ và thách thức

trong hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Đơng
Nguyễn Thị Thanh Bình
Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông
Việt Nam và nhiều nước Trung Đông đã có truyền thống hợp tác hữu nghị tốt đẹp và đạt được những
thành tựu nhất định trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Tuy nhiên, hợp tác du lịch giữa Việt Nam
và Trung Đơng cịn gặp rất nhiều hạn chế. Trong những năm gần đây, Việt Nam và một số quốc gia Trung
Đông đã nâng cao chỉ số cạnh tranh trong phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch của hai bên, thúc
đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam
và một số quốc gia Trung Đông.

1. Cơ hội hỢp tác du lịch Việt Nam - Trung
Đông
Thứ nhất, Việt Nam đã có nhiều chính sách và cơ
chế đế thúc đẩy du lịch phát triển với vai trò kinh tế
mũi nhọn. Từ Đại hội làn thứ VII của Đảng năm 1991
đến nay, Đảng ta luôn quan tâm đến phát triển du
lịch. Năm 1994, khi Việt Nam bắt đầu quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị
số 46-CT/TW về phát triển du lịch trong tình hình
mới nhằm tập trung chỉ đạo phát triển du lịch. Năm
1998, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tể ngày
càng sâu rộng, Bộ Chính trị họp chuyên đề về du lịch
và ban hành Thông báo Kết luận số 179-TB/BCT,
trong đó nêu rõ ý kiến chỉ đạo về tập trung đẩy
mạnh phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng
của đất nước. Ngày 8/12/2018, Chính phủ đã ban


hành Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp
đẩy mạnh phát triển du lịch trong thời kỳ mới.
Những chủ trương đó đang được thực hiện với
những hành động cụ thể của các cấp, các ngành, thu
được những kết quả ban đầu rất khả quan.

Thứ hai, Việt Nam và nhiều nước Trung Đông đã
thiết lập quan hệ hữu nghị, hợp tác từ giữa thế kỷ
XX, nhưng chủ yếu trên phương diện chính trị, chỉ từ
thập niên 1990 khi xu hướng toàn cầu hóa, hợp tác
phát triển được đẩy mạnh thì quan hệ đó mới được
bổ sung và đa dạng hóa sang các quan hệ hợp tác
kinh tế - xã hội mang tính thiết thực và hiệu quả
hơn. Trong những năm sắp tới, thị trường Trung
Đông, đặc biệt là 9 quốc gia trọng điểm trong đề án
"phát triển quan hệ giữa Việt Nam và các nước
Trung Đông - Châu Phi giai đoạn 2020-2025" được
chính phủ phê duyệt trong năm 2020 là một trong
những thị trường có tính chiến lược trong hợp tác
và phát triển du lịch của Việt Nam, đó là một thị

52

Kinh tê Châu Á - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

trường mới, địa điểm trung chuyển đầy tiềm năng,
đang phát triển thành một trung tâm giải trí và điểm
đến tồn cầu.
Thứ ba, Thu nhập bình quân đầu người một số
quốc gia Trung Đơng cao nhất trên thế giới, vì vậy

người dân một số quốc gia này sẽ có nhiều điều kiện
đi ra nước ngoài du lịch trong những khu nghỉ
dưỡng cao cấp, trong đó có Việt Nam. Theo thống kê
của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), top 3 nước Trung
Đơng có thu nhập cao nhất thế giới trong năm 2021
bao gồm: Qatar có thu nhập bình qn đầu người
(GDP) cao nhất thế giới là 124.927 ƯSD/năm.
Kuwait thu nhập bình quân đầu người đứng thứ hai
trong khu vực là 69.669 USD/năm. Các tiểu vương
quốc Arập thống nhất (UAE) có mức thu nhập bình
quân đầu cao thứ ba trong khu vực là 68.245
ƯSD/năm. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách du lịch thương gia của một số nước Trung
Đông, ngành du lịch Việt Nam chú trọng đầu tư, phát
triển cơ sở vật chất kỹ thật, xây dựng nhiều khách
sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao.

2. Thách thức HỢp tác du lịch Việt Nam Trung Đông
Thứ nhất, lượng khách du lịch quốc tế của Trung
Đông sang Việt Nam cũng như lượng khách du lịch
của Việt Nam sang Trung Đơng cịn ở mức rât thấp,
chiếm tỷ trọng chưa đến 0,4% trong tổng lượt
khách quôc tê vào Việt Nam. Theo thổng kê tổng
hợp của tác giả từ website của tổng cục du lịch Việt
Nam trong giai đoạn 2018 đên 2018, chỉ đạt trung
bình khoảng 0,3%/năm.

Tổng lượng lượng khách du lịch của Việt Nam
đến Trung Đông chiếm trung bình chỉ 1% so với
tổng lượng khách của Trung Đơng đến Việt Nam, ví



dụ cứ 100 lượt khách quốc tế Trung Đông đến Việt
Nam thì chỉ có 1 lượt khách Việt Nam sang Trung
Đông. Điều này cho thấy số lượng khách Việt Nam
đến các quốc gia khu vực Trung Đơng cịn rất hạn
chế.
Thứ hai, việc cung cấp thông tin về du lịch của thị
Ỉường Trung Đơng cịn ít. Một số doanh nghiệp du
:h Việt Nam cho hay, họ biết rất ít thơng tin về thị
ường du lịch các nước Trung Đông. Nhiều người
ttước khi sang khu vực này chưa biết những khái
niệm cơ bản nhất về đất nước, pháp lý, kinh tế-xã
hội nước bạn, chưa kế hạn chế về tiếng Anh, đặc biệt
là tiếng Arập. Vì thế, khách du lịch của như các
doanh nghiệp du lịch rất bỡ ngỡ khi sang Trung
Đông du lịch.
Thứ ba, khu vực Trung Đông luôn tiềm ẩn những
bất ổn, rủi ro về an ninh, mâu thuẫn về vấn đề tôn
giáo và sắc tộc nên chiến tranh và xung đột liên tiếp
xảy ra giữa các quốc gia và trong nội bộ, điển hình là
cuộc cách mạng Mùa xuân Arab ở một số quốc gia
như Lybia, Tunisia, Yemen, Iraq...ở Trung Đông và
Bắc Phi trong năm 2011. Hay vấn đề biến động an
ninh của sự nổi dậy khủng bố của nhà nước Hồi giáo
tự xưng IS ở một số quốc gia Trung Đông như
Tunisia, Iraq V.V.. Điều này ảnh hưởng tâm lý và hạn
che rất lớn đến khách du lịch Việt Nam sang Trung
Đỡng
Thứ tư, khoảng cách vị trí địa lý giữa Việt Nam và

các nước Trung Đông rất xa xôi nên chi phí du lịch
đến các nước Trung Đơng là rất đắt đỏ, ví dụ các
tour du lịch đến Dubai bình quân khoảng 40 -50
triệu đồng, từ Việt Nam đến Dubai đi máy bay hết 15
tiếng, đây cũng là nguyên nhân rất lớn ảnh hưởng
đến hợp tác du lịch Việt Nam - Trung Đông
Thứ năm, Việt Nam và Trung Đông có sự khác
biệt rất lớn về văn hóa do đặc tính văn hóa, thị hiếu
tiêu dùng cũng như các yếu tổ liên quan đến tơn giáo
với tính khác biệt của cộng đồng các quốc gia Arab
nên ảnh hưởng lớn đến hợp tác du lịch của 2 bên. Ví
dụ như: Những thức ăn bị cấm của người Hồi giáo
được quy định chặt chẽ trong kinh Qur'an như sau::
cấm ăn thịt lợn, cấm ăn huyết của mọi sinh vật (tiết
canh], cấm ăn thịt chó, thịt mèo, thịt chuột, gia cầm
biết bay, cấm ăn thịt gia súc đã chết một cách tự
nhiên, chỉ được ăn thịt thịt được giết mổ theo đúng
luật Hồi giáo gọi là Halal meat. Vì vậy đây cũng là
nguýên nhân hạn chế khách du lịch sang Trung
Đơng vì Việt Nam có rất ít nhà hàng, khách sạn chế
biến thực phẩm theo đúng quy định luật Hồi giáo để
phục vụ cho du khách Trung Đông.
Thứ sáu, Về rào cản ngôn ngữ: Các nước khu vực
Trung Đông chủ yếu là nước thuộc giới Arập và
ngôn ngữ của họ là tiếng Arập. Khi chào hỏi, cần lưu

ý trong việc gọi tên của người Hồi giáo Trung Đông.
Tên người Trung Đông được viết bằng tiếng Arập.
Khi giao dịch, người Hồi giáo Trung Đông chủ yếu sử
dụng ngôn ngữ Arập trong giao tiếp. Khi họ mua

hàng, điều quan tâm đầu tiên của họ là việc trên bao
bì có chữ Arập hay khơng. Những sản phẩm có chữ
Arập thường tạo ra sự thân thiện với khách du lịch
Hồi giáo. Chính vì thế ngơn ngữ Arập là rào cản đối
với thị trường du lịch Việt Nam vì hiện nay phiên
dịch viên tiếng Arập ở Việt Nam là rất ít và do văn
hóa Hồi giáo nên nhiều khi phiên dịch không chuẩn
theo tiếng địa phương của từng nước Trung Đơng

Thứ bảy, Tính chun nghiệp khi xây dựng sản
phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá của thị trường
Trung Đông cũng chưa được nâng cao. Sản phẩm du
lịch Trung Đông vẫn chậm đổi mới, nghèo nàn, đơn
điệu, thiếu đặc sắc, ít sáng tạo, Cơng tác xúc tiến
quảng bá du lịch Trung Đơng cịn nhiều hạn chế,
chưa chun nghiệp, chưa bài bản, chưa hiệu quả;
Kinh phí Nhà nước một số nước Trung Đơng đầu tư
cịn hạn chế, chưa tạo được hiệu ứng kích cầu.

Thứ tám, Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng của Việt
Nam tiếp cận điểm đến cho khách du lịch Trung
Đơng cịn hạn chế. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật,
cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch phát triển nhanh
nhưng nhìn chung tầm cỡ quy mơ, phù hợp với đặc
điểm văn hóa tơn giáo, tính chất tiện nghi đáp ứng
được nhu cầu giới nhà giầu của các nước Trung
Đông, phong cách sản phẩm du lịch vẫn còn nhỏ lẻ,
vận hành chưa chuyên nghiệp, chưa hình thành
được hệ thống các khu du lịch quốc gia với thương
hiệu nổi bật thu hút khách du lịch Trung Đông.

3. Triển vọng hợp tác du lịch Việt Nam Trung Đông
Thứ nhất, Việt Nam ngày càng thu hút nhiều du
khách nước ngồi, trong đó có khách du lịch Trung
Đơng do giá cả sinh hoạt rẻ, do chính sách đối ngoại
mở cửa của nhà nước, do kết quả của hoạt động
tuyên truyền quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam
tới bạn bè thế giới. Đặc biệt, Việt Nam có tình hình
chính trị ổn định và an ninh trật tự đảm bảo nên đã
tạo được sự an tâm cho du khách khi đến với Việt
Nam. Sau hàng loạt các sự kiện quốc tế như sự kiện
11-9 ở Mỹ, vụ đánh bom ở khu du lịch Ball
(Indonesia), và hàng loạt các vụ đánh bom khủng bố
ở nhiều nước trên thế giới...gây hoang mang cho du
khách nên những điểm đến an toàn là lựa chọn số
một của khách du lịch. Trong khi đó Việt Nam vẫn
tiếp tục được nhiều cơ quan nghiên cứu du lịch và
thông tấn phương tây thừa nhận là "điếm du lịch an
toàn và thân thiện nhất khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương”.

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

53


NGHIÊN cứu
Thứ hai, Đối với các nước Trung Đông, khi theo
đuổi tiến trình thực hiện chính sách "hướng Đơng”
các quan hệ hợp tác với châu Á, trong đó có Việt
Nam, sẽ ngày càng được coi trọng và đẩy mạnh. Việt

Nam có một số điều kiện thuận lợi thu hút khách du
lịch từ thị trường này như: an ninh, an toàn được
đảm bảo; tài nguyên du lịch phong phú, phù hợp với
sở thích và nhu cầu của khách; mối quan hệ hữu
nghị tốt đẹp truyền thống giữa Việt Nam với các
nước Trung Đông.
Thứ ba, Đề án phát triển quan hệ giữa Việt Nam
và các nước Trung Đông - Châu Phi giai đoạn 20202025" được chính phủ phê duyệt trong năm 2020
bao gồm 6 nước thuộc Hội đông hợp tác vùng Vịnh
(Saudi Arabia, UAEs, Qatar, Kuwait, Oman, Bahrain),
3 nước Trung Đông khác (Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ)
và 5 nước châu Phi (Ai Cập, Algeria, Nam Phi,
Mozambique, Angola). Đây được coi là những nước
trọng điểm ở khu vực Châu Phi - Trung Đông mà
Việt Nam có nhu cầu hợp tác trong thời gian tới để
phục vụ chính sách phát triển kinh tế - xã hội - đối
ngoại của Việt Nam. Đây là cơ sở mình chứng cho
việc mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tê,
du lịch với một số nước trọng điểm ở khu vực châu
Phi và Trung Đông là chủ trương rõ ràng của phía
Việt Nam. Đây sẽ là triển vọng cho phát triển hợp tác
du lịch với 9 quốc gia trọng điểm trong hợp tác du
lịch trong thời gian tới.

Những nỗ lực của một số quốc gia Trung Đông và
Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác du lịch sẽ
hứa hẹn triển vọng thúc đẩy hợp tác du lịch Việt
Nam với một số quốc gia Trung Đông như:

Hãng hàng khơng Etihad Airways (UAE) đã chính

thức cơng bố về việc mở đường bay thẳng giữa TP.
Hồ Chí Minh và Abu Dhabi, việc mở đường bay
thẳng TP. Hồ Chí Minh - Abu Dhabi sẽ góp phần đưa
mối quan hệ giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc
Ả Rập thống nhất gần nhau hơn, đồng thời mở ra cơ
hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại,
du lịch, trao đổi văn hóa giữa hai nước, đặc biệt là
Việt kiều ở các nước trong khu vực Trung Đông,
Châu Âu có thêm cơ hội trở về Việt Nam du lịch, đầu
tư. Ngày 2/7/2021, hãng hàng không Emirates mở
đường bay thẳng hàng ngày từ Hà Nội tới Dubai
(UAE), giúp kết nối Hà Nội với 39 thành phố ở châu
Âu, 16 thành phố ở Trung Đông cùng nhiều điểm
đến khác trong mạng lưới của Hãng tại châu Phi và
châu Mỹ. Với đường bay mới này, hành khách của
Emirates sẽ khơng cịn phải quá cảnh ở Yangon khi
bay từ Hà Nội đến Dubai.
Thổ Nhĩ Kỳ đã tổ chức gian hàng triển lãm quảng
bá du lịch, văn hóa và ẩm thực Việt Nam tại Triển
lãm Du lịch Quốc tế tại Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) lần thứ

54

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

3 trong ngày 26/3/2018. Đây là một trong những sự
kiện nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Thổ
Nhĩ Kỳ. Triển lãm, gian hàng của Việt Nam đã trưng
bày các ấn phẩm quảng bá du lịch, văn hóa, con

người Việt Nam, tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và
trình chiếu video giới thiệu nét đẹp du lịch và sự
phát triển kinh tế năng động của Việt Nam. Trưng
bày ảnh đẹp phong cảnh ba miền đất nước, các đồ
thủ công mỹ nghệ truyền thống, nghệ thuật tranh
đông hồ, sơn mài, rối nước, giới thiệu ẩm thực
phong phú của Việt Nam (phở, nem, bánh xèo, trà
xanh, cà phê...), trang phục dân tộc Việt Nam (áo dài
nam và nữ, trang phục miền núi... ), biểu diễn võ
thuật Việt Nam.
Qatar có chính sách hỗ trợ vé cho các doanh
nghiệp sử dụng hàng không Qatar tới các thị trường
Trung Đông; miễn, giảm giá vé và miễn cước vận
chuyển tài liệu ấn phẩm quảng bá du lịch cho các
đoàn đi xúc tiến du lịch nước ngoài và trong nước
của cơ quan quản lý du lịch, Hiệp hội du lịch và các
doanh nghiệp lữ hành trên các chuyến bay của
Qatar; hỗ trợ vé máy bay cho các cơng ty du lịch mời
các đồn nhà báo từ các nước Trung Đông vào viết
bài về du lịch Hà Nội - Việt Nam;... Hai đường bay
hiện tại đến các thành phố của Việt Nam gồm Hà Nội
và TP. Hồ Chí Minh đang tăng trưởng đáng kể. Mỗi
ngày, hàng ngàn hành khách trải nghiệm sự kết nối
liền mạch giữa các chuyến bay thông qua trung tâm
bay hiện đại Doha tại sân bay quốc tế Hamad, và bây
giờ càng dễ dàng hơn cho du khách muốn đến các
điểm đến ngày một nổi tiếng của châu Á./.

Tài liệu tham khảo


Nguyễn Văn Đỉnh, Trần Thị Minh Hồ (2012).
Giáo trình Kinh tế Du lịch. NXB Lao động - xã hội.
Trần Đức Thanh (2018). Nhập môn Khoa học Du
lịch - NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Vũ Đức Minh (2019) - Tổng quan về Du lịch - NXB
Giáo dục.

Các quy hoạch, chiến lược phát triển tồn ngành.
Chương trình ưu tiên Việt Nam.
The Travel & Tourism Competitiveness Report
2021
theo
/>_web_0401.pdf

Asia - Pacific E cnnnm ir Review

RESEARCH



×