Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo tiểu luận - Đề tài: "DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP" - Trường đại học Công nghệ Đồng Nai pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.3 KB, 28 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI: DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Ngân
Lớp : DH01TPLT
Nhóm 2
Khóa : 2012-2013

Đồng Nai, tháng 4 năm 2013
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM MSSV
1. Chí Ngọc Tuyết 1101595
2. Vũ Thị Thu 1101889
3. Ngô Tấn Tài (NT) SDT: 0972520356 1101537
4. Nguyễn Thị Thắm 1101536
5. Bùi Thị Lượm 1101675
6. Trần Văn Long 1101716
7. Nguyễn Ngọc Bảo 1101676
i
LỜI CẢM ƠN
Kính gửi: Quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Đồng Nai
Cô Nguyễn Thị Ngân
Chúng em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Đồng
Nai đã xây dựng những kiến thức cần thiết để chúng em có thể thực hiện tốt bài báo cáo.
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy Nguyễn Thị Ngân người
trực tiếp chỉ dẫn, truyền đạt kiến thức cung cấp những tài liệu, đóng góp ý kiến cho chúng
em trong suốt quá trình hoàn thành bài báo cáo.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng em
trong suốt thời gian qua để bài báo cáo được hoàn thành tốt đẹp.


Tuy nhiên, do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót.
Kính mong sự thông cảm và góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để chúng em có thể cũng
cố kiến thức và rút ra những kinh nghiệm cho bản thân. Chúng em xin chân thành cảm
ơn.
ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Đồng Nai, ngày 10 tháng 04 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
iii
MỤC LỤC Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP 2
1.1. Huyết áp là gì? 2

1.2. Sự dao động của huyết áp 2
1.3. Thế nào là bệnh cao huyết áp 3
1.4. Phân loại bệnh cao huyết áp 3
1.5. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp 4
1.5.1. Có một số yếu tố có khả năng đưa tới cao huyết áp như 5
1.6. Biểu hiện của chứng cao huyết áp 7
1.7. Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào? 8
1.8. Ta phải làm gì khi bị bệnh cao huyết áp ? 8
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP 9
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp 9
2.1.1. Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp 9
2.1.2. Những thực phẩm người cao huyết áp cần phải hạn chế ăn 14
2.2. Thực đơn cho người cao huyết áp 15
2.3 Cơ cấu thành phần ăn hợp lý/ bệnh Cao huyết áp
( tổng năng lượng # 2.000Kcal) 18
2.4. Các nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp phòng và
điều trị Cao huyết áp 18
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
iv
MỞ ĐẦU
Cao huyết áp là bệnh khá phổ biến, đây là bệnh thường gặp trong cộng đồng và
gia tăng theo lứa tuổi, đây không phải là tình trạng bệnh lý độc lập mà là một rối loạn với
nhiều nguyên nhân, các triệu chứng đa dạng, và các biến chứng nguy hiểm và đáp ứng
điều trị phức tạp.
Cao huyết áp nguy hiểm bởi các biến chứng của nó không những có thể gây chết
người mà còn để lại những di chứng nặng nề( ví dụ như tai biến mạch máu não ) ảnh
hưởng đến cá nhân người bệnh và là gánh nặng cho xã hội gia đình.
Điều trị Cao huyết áp hiện nay bao gồm chế độ dùng thuốc và không dùng thuốc (
điều chỉnh lối sống , chế độ ăn hợp lý ) làm giảm huyết áp và nguy cơ tim mạch.

.
1
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ BỆNH CAO HUYẾT ÁP
1.1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực hay sức ép của máu vào thành động mạch. Áp lực này được
tạo ra khi trái tim bóp, đẩy máu vào huyết quản.
Tùy theo số lượng máu và sức cản của động mạch mà áp suất cao hoặc thấp.
Huyết áp được diễn tả bằng hai con số:
- Huyết áp tâm thu (systolic) khi tim bóp vào để đưa máu sang đại động mạch.
- Huyết áp tâm trương (diastolic) khi tim thư dãn giữa hai nhịp đập và máu từ
động mạch chạy vào các mao quản để nuôi cơ thể.
Thí dụ sau khi đo, cô y tá nói: huyết áp cụ là 120/80, có nghĩa rằng áp suất tâm
thu là 120 và áp suất tâm trương là 80. Huyết áp tính bằng milimét thủy ngân = 120/80
mmHg.
Trung bình, người từ 18 tới 50 tuổi có huyết áp dưới 140/90. Buổi sáng khi mới
ngủ dậy, huyết áp thường thường thấp. Huyết áp cao hơn từ sáng tới chiều. Huyết áp cũng
tạm thời nhích lên khi ta có xúc động hoặc vận động
Khi huyết áp xuống thấp, hệ giao cảm tiết ra chất norepinephrine làm mạch máu
co căng, tăng lực cản và nâng cao huyết áp.
Thận tiết ra chất Renin để điều hòa thăng bằng khối lượng dung dịch chất lỏng ở
ngoài tế bào.
1.2. Sự dao động của huyết áp
Ở người bình thường HA ban ngày cao hơn ban đêm, HA hạ xuống thấp nhất vào
1-3 giờ sáng khi ngủ say và HA cao nhất từ 8-10 giờ sáng.
Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có
thể làm HA tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm HA hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi)
hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên.
Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có
thể gây hạ HA.

Cao huyết áp là rủi ro lớn đưa tới tai biến động mạch não đồng thời cũng là yếu tố
gây bệnh trầm trọng của cơn suy tim và bại thận.
2
1.3. Thế nào là bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp là một hội chứng lâm sàng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây
nên, nói lên tình trạng gia tăng áp lực máu trong các động mạch của đại tuần hoàn.
Bệnh cao huyết áp, người dân thường gọi là “ lên máu ” hoặc “ tăng xông máu ”.
Đây là trường hợp chỉ số huyết áp cao hơn bình thường.
Theo OMS, ở người lớn có huyết áp (HA) bình thường, nếu huyết áp động mạch
tối đa < 140 mmHg và huyết áp động mạch tối thiểu < 90 mmHg.
Tăng huyết áp khi huyết áp động mạch tối đa ≥ 160 mmHg và huyết áp động
mạch tối thiểu ≥ 95 mmHg. Huyết áp động mạch tối đa còn gọi là huyết áp tâm thu, huyết
áp động mạch tối thiểu còn gọi là huyết áp tâm trương.
Tùy theo thể trạng của từng người mà ta có bảng xếp loại huyết áp chung như
sau:
Bảng xếp loại huyết áp (HA – mmHg)
Tâm thu Tâm trương
HA bình thường < 120 < 90
Tiền cao HA 120 – 139 80 – 89
Cao HA giai đoạn I 140 – 159 90 – 100
Cao HA giai đoạn II > 160 > 100
1.4. Phân loại bệnh cao huyết áp
* Dựa vào tình trạng biến thiên của trị số huyết áp:
- Tăng huyết áp thường xuyên, có thể phân thành tăng huyết áp ác tính và tăng
huyết áp lành tính.
- Tăng huyết áp cơn: trên cơ sở huyết áp bình thường hoặc gần bình thường, bệnh
xuất hiện với những cơn cao vọt, những lúc này thường có tai biến.
- Tăng huyết áp dao động: con số huyết áp có thể lúc tăng, lúc không tăng (OMS
khuyênkhông nên dùng thuật ngữ này và nên xếp vào loại giới hạn vì tất cả các trường
hợp tăng huyết áp đều ít nhiều dao động).

* Dựa vào nguyên nhân:
- Tăng huyết áp nguyên phát (không có nguyên nhân), ở người cao tuổi.
3
- Tăng huyết áp thứ phát (có nguyên nhân), phần lớn ở trẻ em và người trẻ tuổi.
1.5. Nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp
CHA hiện là bệnh mãn tính phổ biến nhất trong cộng đồng. Nguyên nhân chưa
được biết rõ, tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy yếu tố môi trường (dinh
dưỡng, lối sống) kết hợp với yếu tố di truyền là nguyên nhân chính gây ra bệnh này.
Chỉ có 5 – 10% là có nguyên nhân là do sự suy yếu, hư hao của một cơ quan như
trái thận, và các nguyên nhân khác thường là do bệnh khác: Có thai, sử dụng thuốc ngừa
thai, bệnh tuyến giáp bệnh thận mạn tính, hẹp eo động mạch chủ, hội chứng Cushing,
bệnh tắc nghẽn đường niệu, u tủy thượng thận, tăng aldosterone nguyên phát, tăng huyết
áp do mạch máu thận, khó thở khi ngủ, bệnh tuyến giáp hay cận giáp. Ở những trường
hợp này, khi bệnh chính được chữa khỏi thì huyết áp thường trở về bình thường.
Còn 90% trường hợp còn lại không tìm ra được nguyên nhân, vô căn (được gọi là
tăng huyết áp tiên phát). Mặc dù nguyên nhân chính chưa được biết đến nhưng người ta
cũng nhận ra được một số yếu tố có thể góp phần gây ra tăng huyết áp.
Các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy, rõ ràng môi trường có vai trò to lớn, vì ở
một số cộng đồng không có vấn đề CHA, nhưng nếu cộng đồng đó thay đổi lối sống, cách
ăn uống, CHA có thể tăng cao với tỉ lệ tới 30% dân chúng.
Cùng trong môi trường sống bất lợi đó, không phải ai cũng bị CHA mà chỉ có
những người có yếu tố di truyền (genotype) bị mắc mà thôi.
Ngược lại, ở những cộng đồng sống bằng săn bắn, hái lượm có lượng sodium
(Na+) tiêu thụ thấp và lượng potassium (K+) tiêu thụ cao trong khẩu phần ăn thì không có
CHA.
Các nghiên cứu cũng cho thấy, một số người, với một sự bất thường nào đó của
genotype (mà hiện nay chưa xác định), khi tiếp xúc với chế độ ăn có lượng Sodium (Na+)
cao, lượng potassium (K+) thấp, với những thay đổi trong lối sống như stress, uống rượu,
mập phì… dẫn đến tăng huyết áp.
Các bất thường về gene có thể liên quan đến việc tổn thương hệ thống kiểm soát

thải NaCl hoặc là sự khiếm khuyết của thận trong khả năng thải Na+.
Như vậy, CHA được gọi là vô căn (Essential hypertention) nhưng thực ra cũng có
nguyên nhân, đó là sự thay đổi chế độ ăn, lối sống ở những người có yếu tố gen nhạy cảm
4
CHA. Vấn đề thách thức trong thời gian tới là xác định được các đối tượng này, để tác
động vào chế độ ăn và lối sống, để bảo vệ họ phòng ngừa việc xuất hiện CHA ở họ.
1.5.1. Có một số yếu tố có khả năng đưa tới cao huyết áp như
- Di truyền: Huyết áp thường hay xẩy ra cho những người trong một gia đình.
- Chủng tộc: Theo thống kê, người châu Phi, châu Á, châu Mỹ La Tinh thường bị
cao huyết áp hơn các sắc dân khác.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao thì nguy cơ tăng huyết áp cũng lên theo. Tuổi càng cao
thì càng dễ bị tăng huyết áp đặc biệt là huyết áp tâm thu, do động mạch trở nên cứng hơn,
nguyên nhân là do bệnh xơ cứng động mạch. Đàn ông thường bị cao huyết áp sớm, nhưng
tới tuổi 45-50 thì các bà cũng bị cao huyết áp nhiều như các ông.
- Tình trạng kinh tế xã hội: Tăng huyết áp cũng gặp nhiều hơn ở những nhóm
người có trình độ giáo dục và kinh tế xã hội thấp.
- Giới: Thường thì nam giới dễ bị cao huyết áp hơn nữ. Điều này thay đổi theo
tuổi tác và chủng tộc
- Béo phì: Rất nhiều kết quả nghiên cứu chứng minh sự liên hệ nhân quả giữa
mập phì và huyết áp cao. Người mập có nguy cơ bị cao huyết áp hơn người không béo từ
hai tới sáu lần và mắc các bệnh của động mạch vành. Theo một vài thống kê thì tới 60%
người cao máu đều mập. Lý do là khi ta mập thì trái tim phải làm việc liên tục nhiều hơn
để cung cấp đủ máu cho khối lượng tế bào lớn hơn của cơ thể. Một lý do nữa là người
mập dễ bị tiểu đường loại II, mà tiểu đường là một trong nhiều nguy cơ đưa tới cao huyết
áp. Chất béo trong máu nhiều quá sẽ làm các thành phần khác của máu kết dính với nhau,
tim phải tăng sức co bóp để đẩy máu dính cục này vào động mạch và áp suất động mạch
tăng theo.
-Thuốc tránh thai (dùng bằng đường uống): Một số phụ nữ dùng thuốc tránh thai
có thể bị cao huyết áp.
- Một số loại thuốc, như amphetamine (thuốc kích thích), thuốc giảm cân, thuốc

cảm và dị ứng có thể làm tăng huyết áp.
- Không tập thể dục: Ngồi nhiều một chỗ có thể gây béo phì và tăng huyết áp
- Nhiều loại thuốc thông dụng (OTC – over the counter), chẳng hạn như thuốc
giảm đau, cũng có thể chứa một lượng lớn Natri.
5
- Muối: Nhạy cảm với Natri (muối): Một số người bị nhạy cảm với Natri (muối)
do đó huyết áp của họ sẽ tăng cao nếu dùng muối. Giảm lượng muối ăn vào có thể làm hạ
huyết áp.
+ Một số nghiên cứu cho là muối không có ảnh hưởng gì đối với người có huyết
áp bình thường. Với người tăng huyết áp thì giới hạn muối chỉ hạ thấp một tỷ lệ rất nhỏ.
Do đó các nhà nghiên cứu của nhóm này không tin tưởng nhiều vào công hiệu của tiết
giảm muối trong việc trị cao huyết áp. Giới sản xuất muối dĩ nhiên là rất hoan nghênh kết
quả nghiên cứu này vì họ sẽ bán được nhiều muối.
+ Trong khi đó lại có nhóm nghiên cứu khác quả quyết là có một sự liên hệ giữa
cao huyết áp và dùng nhiều muối, đặc biệt là ở người trung niên và cao tuổi. Theo họ, giới
hạn tiêu thụ muối là điều cần để chữa và phòng ngừa cao huyết áp.
+ Nhiều người rất nhậy cảm với một lượng lớn muối, khiến cơ thể giữ nhiều nước
để cân bằng dung môi chất lỏng. Hậu qủa là máu huyết nhiều hơn, mạch máu căng ra, làm
huyết áp tăng lên. Trái tim và thận cũng phải làm việc nặng nhọc hơn để lưu hành máu
phụ trội. Với những người này thì giới hạn muối là điều nên làm trước khi trị huyết áp lên
cao.
+ Đồng ý là nhiều muối chỉ nâng cao huyết áp ở một số người (10-20%) nhưng
đây cũng là con số đáng kể. Hơn nữa, quá nửa quý vị lão niên đều có cao huyết áp mà
không biết. Có thể là do dùng nhiều muối trong lúc thiếu thời đã làm suy yếu sự bảo vệ
của gene di truyền với bệnh này.
+ Nhận xét về cách ăn uống của một số sắc dân trên thế giới cho thấy rằng, nhóm
dân nào dùng nhiều muối thì tỷ lệ cao huyết áp gia tăng và ngược lại, khi tiêu thụ ít muối
thì ít bệnh.
+ Theo các chuyên viên dinh dưỡng, ta chỉ nên dùng dưới 2000mg muối mỗi
ngày, tương đương với một thìa muối. Đấy là bao gồm toàn thể số lượng muối cho mọi

việc ăn uống, nấu nướng trong một ngày.
+ Đa số thực phẩm làm sẵn như đồ hộp, thực phẩm đông lạnh đều có nhiều muối.
Các nhà sản xuất đã cố gắng cắt giảm muối trong thực phẩm chế biến, nhưng phân lượng
dùng vẫn còn cao. Lý do là khi thêm muối thì món ăn sẽ hấp dẫn hơn so với một món ăn
6
nhạt phèo. Vì thế, các vị cao niên thường dùng nhiều muối gấp hai người thường, để thỏa
mãn khẩu vị. Thành ra, đời cha ăn mặn, đời cha cao máu là vậy.
- Rượu: Thống kê cho hay, từ 5 tới 7% người cao huyết áp đều tiêu thụ nhiều
rượu các loại. Chỉ cần 3 oz là đủ để nâng áp suất mạch máu lên 3 mmHg.
1.6. Biểu hiện của chứng cao huyết áp
Cao huyết áp đã được gọi là “Kẻ giết người thầm lặng”. Khoảng 20-30% dân
chúng bị bệnh này, mà phần lớn không biết vì bệnh thường không có triệu chứng, chỉ
được phát hiện khi đã bị tai biến mạch não, đau tim, suy thận, tức là đã trễ.
Cao huyết áp thường xuất hiện với những dấu hiệu như :
- Nhức đầu: Phía sau gáy hay trước trán, thường vào buổi sáng, đôi khi kéo dài cả
ngày.
- Chóng mặt: Cảm giác đi đứng không vững và hơi nặng đầu.
- Mệt: Cảm giác nặng ở ngực, hơi khó thở.
- Yếu liệt tay chân vài giây đến vài phút.
- Chảy máu cam tái phát nhiều lần.
- Ù tai, mất ngủ.
* Nhưng tốt nhất, để biết chắc chắn mình có bị CHA hay không, ta phải đo huyết áp.
Cách đo và kiểm tra huyết áp: Đo huyết áp ít nhất 2-3 lần trong tình trạng nghỉ
ngơi ổn định, tư thế ngồi, băng đo ngang vị trí tim, lấy giá trị trung bình giữa những lần
đo đó.
7
Hình : Cách đo huyết áp
1.7. Bệnh cao huyết áp nguy hiểm như thế nào?
Cao huyết áp là một bệnh mãn tính không lây nên người dân thường ít chú trọng
để phòng ngừa và chữa trị hơn những loại bệnh cấp tính khác, nhưng, thực sự, CHA rất

nguy hiểm, nó có thể gây rối loạn nhịp tim, suy tim, nhồi máu cơ tim dẫn đến đột tử hoặc
gây đột quỵ dẫn đến xuất huyết não, hôn mê, liệt nửa người.
Nhẹ hơn thì nước tiểu có đạm, suy thận, xơ vữa động mạch, thị giác mờ, có hiện
tượng ruồi bay trước mắt …
1.8. Ta phải làm gì khi bị bệnh cao huyết áp ?
Trước hết, đây là một bệnh mãn tính, không điều trị dứt được mà cần xác định
chung sống tốt nhất với bệnh bằng việc theo dõi thường xuyên chỉ số huyết áp (hàng
ngày) và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, điều chỉnh lối sống thật sự lành mạnh như
giữ cân nặng phù hợp, ăn uống hợp lý kết hợp với hoạt động thể lực thường xuyên.
Hạn chế rượu, thuốc lá và những căng thẳng tâm lý bất lợi vì đây là những tác
nhân có thể khiến cho bệnh CHA nặng thêm
CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP
2.1. Chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp
Khi bị cao huyết áp (HA), ngoài thuốc, việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn
khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề tuân thủ những nguyên tắc chung như: ăn nhạt, hạn
chế mỡ động vật, kiêng các chất kích thích người bệnh nhiều khi tỏ ra lúng túng khi
8
chọn dùng các đồ ăn thức uống hàng ngày để được một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức
khỏe.
2.1.1. Các loại thực phẩm tốt cho người cao huyết áp
* Những thực phẩm giàu Kali, Canxi, Magnie:
+ Kali và Magnie có trong ngũ cốc,khoai củ,đâu đỗ và các loại rau quả.
+ Sửa và các chế phẩm từ sửa là nguốn cung cấp Canxi tốt. Nên chọn sửa tách
béo, không đường, bổ sung canxi.
- Cần tây: Dùng loại càng tươi càng ốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu
có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, nước ép cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ
HA.
- Cải cúc: Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt,chứa nhiều acid amin

và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và hạ HA. Nên dùng làm rau ăn hàng ngày
hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Đặc biệt, cải cúc
thích hợp với những người bị cao HA có kèm theo đau và nặng đầu.
- Rau muống: Chứa nhiều canxi, rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của
thành mạch và HA trong giới hạn bình thường, là thứ rau đặc biệt thích hợp cho những
người bị cao HA có kèm theo triệu chứng đau đầu.
- Cà chua: Có công dụng thanh nhiệt giải độc, lương huyết bình can và hạ HA.
Nó là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1- 2 quả cà chua
sống sẽ có khả năng phòng chống cao HA rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết
đáy mắt.
- Cà tím: Là thực phẩm rất giàu vitamin P, giúp cho thành mạch máu được mềm
mại, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị cao HA
và các bệnh lý tim mạch khác.
- Cà rốt: Có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn
định HA. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng
50ml. Đây là thứ nước giải khát đặc biệt tốt cho những người bị cao HA có kèm theo tình
trạng đau đầu, chóng mặt.
9
- Hành tây: Trong thành phần không chứachất béo, có khả năng làm giảm sức cản
ngoại vi, đối kháng với tác dụng làm tăng HA của catecholamine, duy trì sự ổn định của
quá trình bài tiết muối natritrong cơ thể nên làm giảm HA. Ngoài ra, vỏ hành tây còn
chứa nhiều rutin rất có lợi cho việc làm vững bền thành mạch, dự phòng tai biến xuất
huyết não.
- Nấm hương và nấm rơm: Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng lại
có khả năng phòng chống xơ vữa độngmạch và hạ HA, rất thích hợp cho những người bị
cao HA vào mùa hè - thu.
Hình 2.1: Các loại nấm
10
- Mộc nhĩ: Mộc nhĩ đen hay mộc nhĩ trắng đều là những thựcphẩm rất có lợi cho
người bị cao HA. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g,

đem
nấu
nhừ
rồi
chế
thêm
10g
đường
phèn
ăn trong ngày.Khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt thì đây là loại thức ăn lý tưởng.
Hình 2.2 : Mộc nhĩ
- Tỏi: Có công dụng hạ mỡ máu và hạ HA. Hàng ngày nếu kiên trì ăn đều đặn 2
tép tỏi sống hoặc đã ngâm giấm, hay uống 5ml giấm ngâm tỏi thì có thể duy trì HA ổn
định ở mức bình thường.
- Đậu Hà Lan và đậu xanh: là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị cao HA.
Hàng ngày bạn nên dùng một nắmgiá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc
dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải
đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để
phòng chống cao HA.
11
Hình 2.3: Đậu Hà Lan
- Sữa đậu nành: Là đồ uống lý tưởng cho người bị cao HA, có công dụng phòng
chống xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ HA. Mỗi ngày, bạn nên
dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
- Táo: Là loại táo to nhập từ Trung Quốc và các nước châu Âu, chứa nhiều kali có
thể kết hợp với lượng natri dư thừa để đào thải ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì HA ở
mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần
chừng
- Lạc (đậu phộng): Kinh nghiệm dân gian Trung Quốc dùng lạc ngâm với giấm ăn
sau 5 ngày thì dùng được, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 10 hạt

- Dưa chuột: nên dùng dưới dạng ăn sống hoặc chế thành dưa góp, nhưng chú ý
không quá nhiều muối.
12
- Mã thầy: mỗi ngày dùng 60-120g rửa sạch, ép lấy nước, chia uống 3 lần trong
ngày hoặc dùng 120g sắc uống cùng với hải tảo 60g, uống thay trà trong ngày.
Hình 2. 4: Mã thầy
- Ngoài ra, việc ăn thêm lê, chuối tiêu, dưa hấu, nho, vừng, hạt sen, ngó sen, củ
cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen đều rất tốt cho những người
bị cao HA.
- Tác dụng của chuối tiêu với người cao huyết áp: Người bị tăng huyết áp nếu ăn
đều mỗi ngày 2 - 3 quả chuối tiêu chín trong vài tuần lễ có thể làm giảm được chỉ số
huyết áp khoảng 10% hoặc hơn.
+ Chuối tiêu cần thiết cho trẻ em, người cao tuổi và những người lao động thể lực
nặng nhọc cần bồi dưỡng sức khoẻ
+ Trong 100g chuối tiêu chín có 74g nước, 1,5g protit, 0,4g axit hữu cơ, 22,4g
gluxit, 0,8g xenluluza, cung cấp được 100 Kcal, vượt xa các loại quả ngọt khác về cung
cấp năng lượng (100g cam cho 43kcal, đu đủ chín cho 36 kcal, nhãn cho 49kcal, vú sữa
cho 43kcal ).
+Lượng chất gluxit có trong chuối tiêu như vậy là rất cao, ở các dạng glucoza
(20%), fructoza (15%) và saccharoza (65%) là những loại đường tự nhiên quý của quả
chín, dễ tiêu hoá, cơ thể hấp thụ nhanh và cung cấp nhiều năng lượng. Đặc biệt là loại
gluxit dễ hấp thu để tăng cường dự trữ glycogen trong gan, bảo vệ gan chống lại các yếu
tố gây nhiễm độc gan và ngăn cản sự xâm nhiễm mỡ ở gan.
13
+ Chuối tiêu chín còn có nhiều muối khoáng (canxi, photpho, sắt, đặc biệt là kali)
và các vitamin (0,12mg caroten, 0,04mg viatmin B1, 0,05mg vitamin B2, 0,7mg vitamin
PP, 6mg vitamin C ) là những chất cần thiết cho cơ thể.
+ Chuối tiêu là một vị thuốc hạ huyết áp tốt và không có một tác dụng phụ nào.
Từ lâu các nhà nghiên cứu đã nhận thấy những thức ăn chứa nhiều kali và ít natri có khả
năng làm hạ huyết áp cao, đề phòng được đột quỵ.

+ Sự tương quan giữa kali và natri có liên quan đến huyết áp và hoạt động của hệ
tim mạch. Natri là thành phần quan trọng của muối ăn có khả năng giữ nước trong cơ thể
gây gánh nặng cho hệ tim mạch, còn kali ngược lại có tác dụng giúp cơ thể đào thải bớt
natri.
- Rượu vang: Nhiều nghiên cứu gần đây đều cho thấy mỗi ngày dùng khoảng
100g rượu vang đỏ sẽ có lợi cho hoạt động của hệ tim mạch. Quả nho và rượu nho, đặc
biệt là trong vỏ nho và hạt nho có hàm lượng nhiều chất chống oxy hoá có thể giúp làm
tăng độ cholesterol tốt, giảm cholesterol xấu, bảo vệ thành mạch máu để phòng chống các
loại bệnh tim mạch.
2.1.2. Những thực phẩm người cao huyết áp cần phải hạn chế ăn
Tránh ăn mặn : Nhu cầu Na+ ở trẻ em và người lớn 200mg, trong khi, thông
thường, hàng ngày chúng ta ăn vào 4.000 – 6.000mg (tương đương 10g-15g muối, lượng
Na+ chiếm 40% trong NaCl) tức là cao hơn nhiều so với nhu cầu.
Việc tiêu thụ quá nhiều muối còn dẫn đến một số bất lợi khác đối với sức khỏe
như :
+ Giữ nước trong các bệnh suy tim, thận nhiễm mỡ.
+ Gây phù chu kỳ , phù trước kỳ kinh, phù vô căn.
+ Tăng co thắt, kích thích cơn suyễn.
+ Liên quan đến ung thư dạ dày .
+ Tăng thải Ca++ qua thận, tăng nguy cơ loãng xương.
Do vậy việc giảm lượng muối (Na+) ở người cao huyết áp luôn được khuyến cáo ngay ở
giai đoạn đầu điều trị không dùng thuốc.
14
Mục tiêu: Giảm lượng muối tiêu thụ < 5g/ ngày, người bị cao huyết áp chỉ nên ăn
khoảng 2-3g
+ Hạn chế ăn muối, nêm muối khi chế biến thức ăn.
+ Giảm những thức ăn mặn như mắm, tương, dưa, cà…
+ Giảm 1 số thói quen của người Á Đông như chấm muối, chấm nước mắm …
khi không thật sự cần.
+ Bớt dùng mì chính, bột ngọt, hạt nêm …

+ Hạn chế sử dụng những thức ăn chế biến sẵn như mì ăn liền, giò chả, lạp
xưởng, đồ hộp, đồ uống có ga
Tránh thức ăn cay và thức ăn tinh: Thức ăn có vị cay hoặc thức ăn tinh (bột mỳ,
các loại bánh ngọt…) đều làm cho việc đại tiện khó khăn, dẫn đến táo bón. Khi đại tiện
khó khăn huyết áp sẽ tăng, từ đó có nguy cơ xuất huyết não.
Không ăn phủ tạng động vật: Người bị huyết áp cao không nên ăn các loại phủ
tạng động vật (gan, tim, bầu dục, ruột non…) bởi các thức ăn này rất giàu cholesterol, làm
tăng huyết áp.
Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng: Thức ăn chứa nhiều năng lượng như đường
glucô, đường mía, chocolate… sẽ dẫn đến béo phì. Tỷ lệ người béo phì bị cao huyết áp
nhiều hơn so với người có huyết áp ở mức ổn định. Do đó, người cao huyết áp nên hạn
chế ăn những thức ăn nhiều năng lượng
Cẩn thận chất béo: Khi bị huyết áp cao, hạn chế sử dụng thực phẩm chất béo bão
hòa, cholesterol ( mỡ động vật,thịt đỏ). Khi ăn nhiều thịt béo thức ăn chiên, xào, rán, thức
ăn ngọt, bơ, sửa toàn phần, dầu mỡ… Rất giàu chất béo no và là nguyên nhân chính làm
tăng cholesterol và lipid máu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều Cholesterol như : óc, tim,
gan, cật, trứng, da, gia súc, gia cầm. Giảm hoặc loại bỏ chất béo no trong thành phần ăn.
Nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt
cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da). Không nên ăn nhiều thịt gà vì thịt gà có
dinh dưỡng cao, ăn nhiều sẽ khiến cho cholesterol và huyết áp tăng cao. Do đó, không
nên cho rằng thịt gà là thứ bổ dưỡng cho mọi người bệnh, đặc biệt là người cao huyết áp
cần hạn chế sử dụng.
Hạn chế thức uống kích thích: (Hạn chế rượu,bia,ca phê,thuốc lá)
15
Không uống rượu: Uống rượu làm cho tim đập nhanh, mạch máu co lại, huyết áp
tăng và làm cho muối canxi đọng lại ở thành mạch, gây xơ cứng động mạch. Uống rượu
lâu ngày càng dễ dẫn đến xơ cứng động mạch và huyết áp tăng cao. Vì vậy, người bị cao
huyết áp nên tránh uống rượu.
Tránh uống trà đặc . Huyết áp cao nên tránh uống trà đặc vì trong trà đặc chứa
nhiều chất kiềm, có thể làm cho đại não hưng phấn, tinh thần bất an, mất ngủ, tim đập

loạn nhịp và huyết áp tăng cao. Trái lại, uống chè xanh lại có lợi cho việc điều trị bệnh
cao huyết áp
Không hút thuốc: Nó làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp và làm giảm lượng oxy cần
thiết đến các tế bào và các cơ quan đồng thời làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch
Trong cà-phê có chất gọi là caphêin, uống nhiều sẽ kích thích nhịp đập của tim,
làm tăng huyết áp.
2.2. Thực đơn cho người cao huyết áp
Người bị cao huyết áp phải điều chỉnh chế độ sinh hoạt đúng mức để có thể sống
chung với bệnh. Quan trọng nhất là giữ cân nặng ổn định. Việc xây dựng một thực đơn
phù hợp vì thế rất cần thiết.
Mức năng lượng cần của người bị cao huyết áp có thể đạt 1.200 - 1.800 kcal/ngày
(tùy vào số lượng thực phẩm ăn ít hay nhiều) phù hợp với nhu cầu cơ thể để có cân nặng
lý tưởng.
Kiểm soát chỉ số khối cơ thể (BMI) nên có: 18.5 - 22
Cân nặng (kg)
Cách tính: BMI =
(Chiều cao)* (Chiều cao) (m)
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Theo đó, mức cân nặng lý tưởng cho những người cao huyết áp được tính theo công thức
dưới đây:
16
CNLT (kg) = Chiều cao (m) x Chiều cao (m) x 22.
Ví dụ: Người có chiều cao 1,6m thì cân nặng lý tưởng được tính như sau:
1,6 x 1,6 x 22 = 56kg.
Dưới đây là thực đơn tuần mà người bị cao huyết áp có thể áp dụng để điều chỉnh
mức cân nặng phù hợp.

Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Thứ 7 Chủ nhật
Sáng
(7h)
- 1 tô
bánh
canh
cua nhỏ
- 1 ổ bánh
mì + 50g
chả lụa +
1 ly sữa
không béo
- 1 tô

hoành
thánh xá
xíu
- 1 tô hủ
tiếu thịt
heo nạc
(với 50g
thịt heo)
- 1 tô bún
riêu nhỏ
- 1 chén
xôi đậu
xanh
(không
dừa nạo)
- 1 hũ sữa

chua
- 1 tô phở
bò nhỏ
Trưa
(11h30)
- 1 chén
cơm
- 50g
thịt heo
nạc kho
tiêu
- 1 tô
canh rau
muống
nấu
chua
- 1 quả
chuối
già
- 1 chén
cơm
- 60g tôm
rim
- 1 tô canh
thịt gà nấu
lá giang
- 10 quả
nho
- 1 chén
cơm

- 90g
thịt gà
luộc bỏ
da
- 1 chén
nhỏ kim
chi/cải
chua
- 1 trái
ổi
- 1 chén
cơm
- 1
miếng
đậu hũ
dồn thịt
xốt cà
- 1 tô
canh
nấm
- 1 cái
bánh
flan
- 1 chén
cơm
- 1 tô
canh chua
cá lóc
- 1 chén
rau cải

ngọt xào
- 1 miếng
dưa hấu
- 1 chén
cơm
- 50g
lươn um
- 1 tô
canh bí
đỏ nấu
thịt nạc
băm
- 1 chén
cơm
- 60g tép
đúc trứng
- 1 tô
canh
khoai mỡ
tôm tươi
- 1 củ sắn
Chiều
(17h)
- 1 chén
cơm
- 1 tô bún
chả cá+ 1
- 1 chén
cơm
- 1 chén

cơm
- 1 đĩa mì
+ bún gạo
- 1 tô
cháo thịt
1 chén
cơm
17
- 1 con
cá nục
nhỏ
chiên
- 1 tô
canh bí
xanh
nấu tôm
khô
- 1 quả
cam
chén rau
trụng
- 5 múi
mít
- 50g
thịt bò
xào
- 1 đĩa
salad rau
trộn
dầu

giấm
- 1 ly
chè đậu
xanh
- 60g cá
cơm
kho tiêu
- 1 chén
khổ qua
xào
trứng
- ½ quả
thanh
long
xào với
tôm và
thịt nạc
- 1 ly nhỏ
đậu hũ
nước
đường
bò đậu
xanh (50g
thịt bò)
- 1 củ
khoai từ
luộc
- 2 trái
mận
- 60g

phi-lê cá
ba sa hấp
nấm mèo
+ bún tàu
- 1 trái
bắp luộc
- 1 quả lê
Tối
(20h)
- 1 ly
sữa
không
béo,
không
đường
- 1 ly sữa
đậu nành
- 1 ly
sữa
không
béo,
không
đường
- 1 ly
sữa đậu
nành
- 1 ly sữa
không
béo,
không

đường
- 1 ly sữa
đậu nành
- 1 ly sữa
không
béo,
không
đường
2.3 Cơ cấu thành phần ăn hợp lý/ bệnh Cao huyết áp ( tổng năng lượng # 2.000Kcal)
Thành Phần Đơn vị Hàm lượng Thành Phần Đơn Vị Hàm lượng
Năng Lượng Kcal 30-35 Natri Mg 2.300
Chất béo %∑E( Kcal) 15-20 Kali Mg 4.700
Chất Đạm g/kg 0,8-1 Canxi Mg 1.250
Tinh bột %∑E( Kcal) 55 Mg Mg 500
Cholesterol mg 150 Chất Xơ g 30
18
2.4. Các nguyên tắc chung trong chế độ dinh dưỡng cho người cao huyết áp phòng
và điều trị Cao huyết áp
- Tăng hoạt động thể lực: Để kiểm soát huyết áp, người bệnh cũng cần có một
chương trình vận động cơ thể đều đặn, vừa sức mình. Người không vận động dễ bị cao
huyết áp hơn người vận động tới 30%. Sự vận động cơ thể đều đặn có thể làm hạ huyết áp
tâm trương và tâm thu từ 6-7 mmHg.
- Cân đối năng lượng và các chất dinh dưỡng
- Cung cấp đủ chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày: (Ăn nhiều rau, củ quả và trái
cây) Thực phẩm thực vật cũng làm giảm cao huyết áp, đó là nhờ chất xơ trong trái cây và
các chất chống oxy hóa như sinh tố C. Các chất xơ, nhất là chất xơ tan trong nước, có khả
năng hút nước và trương nở lên đến 8-10 lần trọng lượng ban đầu, qua đó có thể kết dính
và đào thải nhiều cặn bã và chất độc hại ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, chất xơ cũng thu hút
những acid mật do cơ thể sản sinh ra để tiêu hóa các chất béo và đào thải chúng ra ngoài
theo đường ruột. Điều này buộc cơ thể huy động đến kho dự trữ cholesterol ở gan để tạo

ra những acid mật mới dẫn đến hạ độ cholesterol. Ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế
độ nhiều potasium (kali) và ít sodium (Natri), yếu tố vô cùng quan trọng việc ổn định
huyết áp. Nhiều loại rau quả như: chuối, khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali
rất cao. Tuy nhiên, khi chế biến rau quả tránh trộn thêm bơ hay sốt mayonaise
- Hạn chế cholesterol, acid béo bão hòa
- Hạn chế Natri ăn vào ( muối): Đọc kỹ nhãn hiệu để biết thức ăn mà bạn đang
dùng chứa bao nhiêu natri. Tránh những loại thức ăn có nồng độ natri cao. Khi nấu, nên
cho muối hơi nhạt, rồi chêm mặn thêm khi ăn, nếu cảm thấy cần; xả bớt muối trong rau
đóng hộp; để ý số lượng muối sodium trong nước uống vì nhiều nơi có lượng rất cao; đọc
kỹ nhãn hiệu trên thực phẩm để biết rõ số lượng muối trong món ăn và dùng muối thay
thế.
- Chế độ ăn giàu kali (potassium): Theo một số nghiên cứu, K giảm huyết áp
bằng cách làm thư dãn mạch máu, lòng mạch máu rộng hơn , giảm sực cản máu lưu
thông; làm tăng sự bài tiết nước và muối sodium khỏi cơ thể; làm giảm renin tiết ra từ
thận. K có nhiều trong chuối, trái cam, trái bơ, khoai tây, hạt đậu.
19
- Đảm bảo đủ canxi và magnie: Magnesium làm hạ huyết áp bằng cách làm dãn
mở mạch máu, giảm lực cản động mạch. Mg có nhiều trong các rau có lá xanh, các loại
hạt, thịt, cá, trứng. Calcium làm giảm cao huyết áp gây ra do ăn nhiều muối sodium.
Calcium có nhiều trong rau lá xanh, sữa, phomát, sữa chua, cá hộp sardine, salmon.
- Hạn chế các thức uống kích thích
- Ăn chậm, nhai kỹ
- Ăn nhiều vào buổi sáng, tránh ăn nhiều vào buổi tối
- Có thể nhịn ăn một buổi mỗi tuần và thay bằng uống nước trái cây.
- Giảm bớt kích cỡ các bữa ăn
- Hạn chế thức ăn nhiều năng lượng trong bữa ăn của bệnh nhân cao huyết áp
+ Đường glucose, đường mía, chocolate, bánh kẹo ngọt sẽ dẫn đến béo phì.
+ Ăn thịt nạc, bỏ da
+ Ăn các món luộc, hấp, kho, nướng thay cho chiên, quay, xào;
+ Hạn chế thịt đỏ (thịt bò, thịt heo), bánh ngọt, nước ngọt, thực phẩm chứa nhiều

chất béo bão hòa hay cholesterol (mỡ, nội tạng, da động vật, lòng đỏ trứng gà)
+ Không nên ăn nhiều protein động vật: Người bị huyết áp cao kỵ dùng phủ tạng
động vật (như gan, tim, bầu dục…) vì trong quá trình trao đổi, chất này sinh ra độc tố làm
huyết áp bất ổn.
+ Uống sữa không chất béo.
+ Thay thế bơ động vật bằng bơ thực vật (magarin): - Nên dung chất béo giàu
acid chưa no như cá, dầu thực vật ( trừ dầu dừa,dầu cọ). Chế độ ăn giàu Omega 3 được
nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả trong phòng chống các bệnh tim
mạch do hỗ trợ giảm Cholesterol và Triglycerid.
20

×