Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Bài tập lớn Tài chính công:Phân tích vai trò của tài chính công tham gia ổn định kinh tế trong bối cảnh Covid19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (407.81 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU

2

B.

NỘI DUNG

3

I.

Mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua (2019-2021)

3

1.1.

Kết quả kinh tế - xã hội của Việt Nam trước năm 2019

3

1.2.

Mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2019-2021

4


II.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19

III.

Hoạt động tài chính cơng để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế

5
11

3.1. Hoạt động tài chính cơng đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định kinh tế kiểm sốt dịch bệnh
11
3.2. Hoạt động tài chính công đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định thị trườngkiểm sốt dịch bệnh.
17
3.3. Hoạt động tài chính công đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định xã hộikiểm soát dịch bệnh
20
IV.

V.
C.

Đánh giá kết quả đạt được

24

4.1.

Trong kinh tế


24

4.2.

Trong xã hội

27

Đề xuất giải pháp

29

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

33
34


A. MỞ ĐẦU
Tài chính cơng là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằng tiền của
nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị trong quá trình
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm mục tiêu phục vụ việc thực
hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội (khơng vì mục tiêu thu lợi
nhuận). Trong bất cứ quốc gia nào, nền kinh tế nào, bộ phận tài chính cơng vẫn ln
ln đóng vai trị quan trọng nhất khơng những đối với hệ thống tài chính mà cịn đối
với tồn bộ nền kinh tế quốc dân và tất cả các hoạt động của nhà nước. Nó vừa là cơng
cụ bảo đảm nguồn lực tài chính cho việc duy trì sự tồn tại và hoạt độngc có hiệu quả
của bộ máy nhà nước; vừa là công cụ quan trọng trong việc quản lý và điều tiết vĩ mô

nền kinh tế xã hội.
Trong những năm gần đây, dịch bệnh Covid-19 đã và đang đặt ra những khó
khăn và thách thức chưa từng có, gây ảnh hưởng nghiệp trọng đến kinh tế- xã hội.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã kịp thời phát huy nguồn lực tài chính cơng của mình
để chỉ đạo rà sốt, sửa đổi thể chế, cải cách hành chính nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội. Và để hiểu rõ
hơn về vai trị của tài chính cơng trong bối cảnh đặc biệt này, nhóm chúng em xin chọn
đề tài : “ Phân tích vai trị của tài chính cơng tham gia ổn định kinh tế trong bối
cảnh Covid-19” để nghiên cứu và từ đó đưa ra một số giải pháp giúp tối ưu hóa ngân
sách Nhà nước. 


B. NỘI DUNG

I. Mục tiêu kinh tế - xã hội của Việt Nam thời gian qua (2019-2021) 
1.1.

Kết quả kinh tế - xã hội của Việt Nam trước năm 2019
Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định hơn, chất lượng tăng trưởng được cải

thiện tích cực
Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2016 - 2019 khá cao, bình qn 6,8%. Trong đó, khu
vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tiếp tục giữ vai trị dẫn dắt, đóng góp chủ yếu
vào mức tăng trưởng chung, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ (bao gồm xây
dựng) theo giá cơ bản trong GDP tăng từ 73% trong năm 2015 lên khoảng 75,4% vào
năm 2019. Quy mô GDP tiếp tục được mở rộng, đến năm 2018 ước đạt 268,4 tỷ USD,
tăng khoảng 1,4 lần so với năm 2015; GDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt
khoảng 2.750 USD/người, gấp khoảng 1,3 lần so với năm 2015.
Mơ hình tăng trưởng dần chuyển dịch từ chiều rộng sang chiều sâu, chất lượng
tăng trưởng được nâng cao

Ở ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng ngày càng cao, tăng từ
13,4% trong năm 2016 lên 16,58% trong năm 2018, trong khi ngành khai khoáng có
xu hướng giảm. Tỷ trọng giá trị xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị
sản phẩm công nghệ cao tăng từ 52% (năm 2016) lên hơn 78% (năm 2018). Năng suất
lao động cải thiện rõ nét, đến năm 2018 tăng gần 1,5 lần so với năm 2015.
Ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo được các cân đối lớn của nền kinh tế. Kinh tế vĩ
mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm sốt và duy trì ở mức thấp, tạo mơi
trường và động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Giá cả các mặt hàng diễn biến tương đối ổn định. Lạm phát cơ bản bình qn
được kiểm sốt tốt qua các năm, giữ mức tương đối ổn định, bình quân giai đoạn 2016
- 2018 đạt 1,81%, giảm mạnh so với giai đoạn 2011 - 2015 là 5,15%. Các cân đối lớn
của nền kinh tế về tích lũy - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao
động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc nền tảng kinh
tế vĩ mô, mức độ chống chịu của nền kinh tế được cải thiện đáng kể.


Kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách nhà nước (NSNN) được tăng cường.
Công tác quản lý thu, khai thác nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế tiếp tục được chú
trọng, góp phần bảo đảm tỷ lệ huy động vào NSNN cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.
Bội chi và nợ cơng được kiểm sốt, giảm so với giai đoạn trước
Giai đoạn 2016 - 2019, tỷ lệ huy động vào NSNN đạt bình quân 25,5% GDP, cao
hơn mức bình quân giai đoạn 2011 - 2015 (23,4% GDP). 
Bội chi NSNN giai đoạn 2016 - 2019 đạt 3,5% GDP, giảm so với giai đoạn 2011
- 2015 (5,4% GDP). Từ năm 2017, nhờ giảm bội chi NSNN, siết chặt quản lý vay và
bảo lãnh chính phủ, nợ cơng bắt đầu giảm. Đến hết năm 2019, tỷ lệ nợ công ước
khoảng 55% GDP, nợ chính phủ khoảng 48% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia
khoảng 47,1% GDP, nằm trong giới hạn cho phép tương ứng là không quá 65% GDP;
54% GDP và 50% GDP. 
Cán cân thương mại được cải thiện chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Xuất khẩu
tăng nhanh trong khi nhập khẩu được kiềm chế, hạn chế nhập khẩu hàng tiêu dùng nên

cán cân thương mại được cải thiện rõ rệt
Tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu hàng hóa tăng 1,7 lần, từ 327,8 tỷ USD trong
năm 2015 lên khoảng 517 tỷ USD (năm 2019) và khoảng 527 tỷ USD (năm 2019),
tương đương trên 190% GDP. Xuất khẩu hàng hóa tăng từ 162 tỷ USD trong năm 2015
lên khoảng 267 tỷ USD trong năm 2019, tăng bình quân 10,5%/năm giai đoạn 2016 2019, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cán cân xuất - nhập khẩu hàng
hóa chuyển từ thâm hụt sang thặng dư cuối kỳ 5 năm, tạo điều kiện cho cán cân thanh
toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. 
Huy động nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội gia tăng, hiệu quả sử dụng
dần được nâng cao, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh và đạt kỷ lục
1.2.

Mục tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2019-2021
Quá trình thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2016 -

2019 đã đạt được một số kết quả tích cực, vì vậy Đảng và Nhà nước đã đặt ra mục tiêu
kinh tế - xã hội vào giai đoạn năm 2019 - 2021 như sau: Bảo đảm ổn định kinh tế vĩ
mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn những năm trước; Đẩy mạnh thực hiện các
đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng


cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh; Phát triển văn hố, thực hiện dân chủ, tiến
bộ, cơng bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội và cải thiện
đời sống nhân dân; Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý hiệu quả tài
nguyên và bảo vệ môi trường; Tăng cường quốc phịng, an ninh, kiên quyết, kiên trì
đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia
và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội; Nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại và chủ động hội nhập quốc tế; Giữ gìn hồ bình, ổn định, tạo mơi trường, điều
kiện thuận lợi để xây dựng và bảo vệ đất nước; Nâng cao vị thế của nước ta trên
trường quốc tế. Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại. Cụ thể Đảng và Nhà nươc đặt ra mục tiêu cụ thể ở từng lĩnh vực như

sau: 
1.2.1. Mục tiêu kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm 6,5 - 7%/năm.
GDP bình quân đầu người năm 2020 khoảng 3.200 - 3.500 USD.
Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP năm 2020 khoảng 85%.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội bình quân 5 năm khoảng 32-34% GDP.
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP.
Năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng khoảng 30 - 35%.
Năng suất lao động xã hội bình quân tăng khoảng 5%/năm.
1.2.2. Mục tiêu xã hội
Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội năm 2020 khoảng 40%.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt khoảng 65 - 70%, trong đó có bằng cấp,
chứng chỉ đạt 25%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị năm 2020 dưới 4%.
Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2020 đạt trên 80% dân số.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0 - 1,5%/năm.

II.

Bối cảnh dịch bệnh Covid-19


Qua hơn 35 năm đổi mới (1986 - nay), nền kinh tế Việt Nam đạt được nhiều
thành tựu to lớn. Tăng trưởng kinh tế ln ở mức dương, có nhiều năm tăng trưởng đạt
mức cao trên dưới 8%; tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% năm 1993 xuống 11,3% năm
2009 và chưa đến 4% vào năm 2019; thu nhập người dân được cải thiện rõ rệt, đời
sống người dân nâng cao. Tuy nhiên, trong hơn 3 thập niên đổi mới, nền kinh tế Việt
Nam nhiều lần chịu tác động bởi các cú sốc bên ngoài như cuộc khủng hoảng tài chính
châu Á năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 và cú sốc dịch tễ vào
năm 2020. Khác với 2 cú sốc trước là về tài chính - tiền tệ, cú sốc COVID-19 lần này

chưa từng có tiền lệ, tác động mạnh mẽ lên nhiều nước trên thế giới nói chung và Việt
Nam nói riêng.
*Ở góc độ kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP vẫn duy trì ở mức dương, song có sự sụt giảm đáng kể
Nước ta bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đợt bùng phát dịch COVID-19 kéo dài từ
tháng 4, nên đã làm chệch quá trình phục hồi kinh tế trong quý III năm 2021 (GDP
quý 3 năm 2021 giảm 6,02%). Sau đợt bùng phát dịch bắt đầu từ tháng 4/2021, dẫn
đến phải thực hiện giãn cách kéo dài và gây ra những tổn thất kinh tế nặng nề. Nước ta
phải vật lộn với những đợt giãn cách kéo dài tại các trung tâm kinh tế của đất nước,
như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng lân cận khiến cho GDP giảm hơn
6% trong quý 3/2021. Hệ quả là GDP của nước ta năm 2021 ước tính chỉ tăng trưởng
2,58%, thấp hơn 4,2 điểm phần trăm so với dự báo của Ngân hàng Thế giới đưa ra hồi
tháng 12 năm 2020.
Với những giải pháp quyết liệt và hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu kép
“vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội”, kinh tế Việt Nam vẫn đạt
kết quả tích cực với việc duy trì tăng trưởng GDP năm 2021 dương, song đạt mức thấp
nhất trong giai đoạn 2011 - 2021. 


GDP năm 2021 ước tính chỉ tăng 2,58%, thấp hơn mức 2,91% của năm 2020 do
dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Đặc biệt, đợt
bùng phát dịch lần thứ tư bắt đầu từ ngày 27/4/2021 đã tác động nghiêm trọng đến mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp và
người dân ở hầu hết các tỉnh, thành phố, đặc biệt là tại các tỉnh, thành phố lớn như
thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai…, nơi
tập trung đông dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất và các doanh nghiệp lớn trong
chuỗi giá trị toàn cầu, đóng góp nhiều cho phát triển kinh tế và thu ngân sách.
Thu hút vốn đầu tư phát triển của khu vực ngoài nhà nước và khu vực đầu tư
trực tiếp nước ngồi (FDI) thấp
Với lợi thế cạnh tranh, mơi trường đầu tư thơng thống, mơi trường chính trị ổn

định, mơi trường kinh tế vĩ mô phát triển ổn định, nguồn nhân lực dồi dào với chi phí
thấp, đặc biệt là sau khi tham gia vào các hiệp định thương mại tự do (FTA) song
phương và đa phương, Việt Nam là một trong những quốc gia hấp dẫn với nhà đầu tư
nước ngoài.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2019, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam
có sự gia tăng mạnh mẽ và liên tục. Sang năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19, nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngồi
đăng ký vào Việt Nam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm
2019.


Năm 2021, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính đến
ngày 20/12/2021 bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp
vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm
2020, song vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021, ước đạt
19,74 tỷ USD, giảm 1,2% so với năm trước.
Hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã gặp nhiều khó khăn
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã khiến cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của
các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt
động hoặc bị giải thể do dịch bệnh. Số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
giảm, trong khi số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh hoặc giải thể có xu hướng tăng
lên.
Cụ thể, năm 2020, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm 2,3% so với năm
2019; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm
thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể tăng 13,9%. Phần lớn các doanh nghiệp
phải tạm ngừng kinh doanh và đã giải thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch
vụ; những doanh nghiệp quy mô lớn rút lui khỏi thị trường nhiều hơn.
Trong năm 2021, có 116.800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số
vốn đăng ký hơn 1,6 triệu tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 854 nghìn lao
động, giảm 13,4% về số doanh nghiệp, giảm 27,9% về vốn đăng ký và giảm 18,1% về

số lao động so với năm trước.
Bên cạnh đó, có 43.100 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nâng tổng số doanh
nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động năm 2021 lên gần
160.000 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với năm 2020. Số doanh nghiệp tạm ngừng
kinh doanh có thời hạn gần 55.000 doanh nghiệp, tăng 18% so với năm trước; 48.100
doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 27,8%; 16.700 doanh
nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 4,1%.
Doanh nghiệp bị ảnh hưởng trên diện rộng, đáng kể nhất là với các doanh nghiệp
siêu nhỏ và doanh nghiệp nhỏ. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất - kinh doanh của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác (sau đây gọi tắt là hợp tác xã) cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng, hơn 90% số hợp tác xã bị giảm doanh thu và lợi nhuận.


*Ở góc độ xã hội
Thực tế cho thấy, đợt bùng phát dịch bắt đầu từ tháng 4/2021 đã gây thiệt hại
đáng kể cho người lao động, hộ gia đình và doanh nghiệp. Đợt bùng phát dịch này đã
làm trầm trọng thêm tình hình thị trường lao động. Thị trường lao động của Việt Nam
vốn chưa phục hồi hoàn toàn so với trước đại dịch tại thời điểm đợt dịch này bắt đầu.
Các đợt giãn cách xã hội vào quý 3/2021 gây ảnh hưởng đến khoảng 28,2 triệu lao
động, trong đó khoảng 2,5 triệu người bị mất việc làm, số lao động phải nghỉ việc
không lương chiếm hơn 50% tổng số lao động và tỷ lệ thất nghiệp tăng kỷ lục lên mức
3,7%. Số liệu của Tổng cục Thống kê đã cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao
động trong năm 2020 và năm 2021, đặc biệt là năm 2021 chiếm cao nhất trong vịng
10 năm qua. 
Tính chung cả năm 2020, tỷ lệ thất nghiệp ước khoảng 2,26%, trong đó tỷ lệ thất
nghiệp khu vực thành thị là 3,61%; khu vực nông thôn là 1,59%. Năm 2021, lực lượng
lao động từ 15 tuổi trở lên là 50,5 triệu người, giảm 0,8 triệu người so với năm 2020;
tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 3,22%, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu
vực thành thị là 4,42%; khu vực nông thôn là 2,48%.
Riêng quý IV/2021, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 3,56%. Tỷ

lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị cao hơn so với khu
vực nông thôn (tương ứng là 4,06% và 2,95%). Đây là quý thứ 3 liên tiếp thị trường
lao động chứng kiến tình trạng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu
vực nơng thơn. Tình trạng này trái ngược với xu hướng thị trường lao động trong
những năm trước đại dịch COVID.
Thu nhập thực tế bình quân của người lao động bị giảm 12,6% trong quý 3/2021
so với cùng kỳ năm trước. Theo khu vực kinh tế, với biện pháp giãn cách xã hội, lao
động trong khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong các ngành cơng nghiệp
chế biến, chế tạo, tình trạng mất việc làm, buộc phải nghỉ không lương, bị giảm giờ
làm hoặc giảm lương, tuy giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động và đảm bảo việc làm
trong tương lai, nhưng lại ảnh hưởng đến thu nhập của người lao động. COVID-19 tác
động làm tăng tỷ lệ nghèo và cận nghèo về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời
của hộ gia đình và người lao động. Theo kết quả khảo sát của UNDP và UN WOMEN
(2020), “trong tháng 12-2019, trung bình tỷ lệ hộ nghèo là 11,3%. Tỷ lệ này tăng lên


tới 50,7% trong tháng 4-2020. Tỷ lệ hộ cận nghèo tăng từ 3,8% vào tháng 12-2019 lên
6,5% vào tháng 4-2020”. 
Ngoài ra, như ở nhiều quốc gia khác, khủng hoảng có tác động liên quan đến giới
tính ở Việt Nam do nữ giới thường phải gánh trách nhiệm chăm sóc trẻ em nhiều hơn,
và đại dịch COVID-19 càng làm tăng áp lực về thời gian cho nữ giới phải chăm sóc
con cái nhiều hơn, nhất là khi trường học bị đóng cửa, con em của họ phải học online
tại nhà. Các nhóm càng nghèo thì càng dễ bị tổn thương vì họ ít có khoản tiết kiệm
hơn và khả năng tiếp cận tài chính hạn chế hơn. Ngồi ra, có thể thấy chênh lệch vùng
miền trong xu hướng thu nhập hộ gia đình, trong đó khu vực dun hải Nam Trung Bộ
(khu vực có thành phố Đà Nẵng) và thành phố Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nhiều hơn
bởi các biện pháp y tế dự phòng và hạn chế đi lại quốc tế do du lịch và kinh doanh
dịch vụ chiếm một phần lớn trong quy mô kinh tế các tỉnh này.
*Ở góc độ thị trường
Trong năm 2021 có ít nhất 3 đợt giá cả tăng. Theo Tổng cục Thống kê, tháng đầu

năm 2021, cao điểm Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 0,66%.
Nhưng tới tháng 5, giá nhiều mặt hàng bắt đầu leo thang khi dịch bệnh bùng phát.
Trong đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng “chóng mặt” so với cùng kỳ năm ngối, khiến
nhiều doanh nghiệp như “ngồi trên lửa”. Nguyên liệu ngành thép, gỗ, thời điểm ấy
cũng tăng 20-30%. Doanh thu của hầu hết doanh nghiệp đều tốt nhưng nghịch lý là lợi
nhuận lại bị ăn mòn bởi giá nguyên liệu đầu vào trên thế giới cao.
Tháng 8/2021, khi dịch bệnh lên đỉnh điểm ở TP HCM, giá hàng hóa, nguyên vật
liệu một lần nữa “tăng xông”, đánh dấu đợt tăng giá thứ hai trong năm. Theo Trung
tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), tính tới cuối tháng 8, so với đầu năm,
giá hàng hóa nhiên liệu đã tăng 33%, giá xăng dầu (+28%), nguyên vật liệu nông
nghiệp dạng thô (+6%), giá hàng hóa đầu vào cho sản xuất cơng nghiệp (+11%) và giá
hàng hóa phi nhiên liệu (+11%). Đặc biệt, khi TP HCM tăng cường biện pháp chống
Covid-19 với yêu cầu "ai ở đâu ở yên đó", hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh
nghiệp "khó chồng khó", nhiều xe chở hàng bị chặn sau 18h, đẩy chi phí sản xuất hàng
hóa tăng cao. Do đó, nhiều sản phẩm tới tay người tiêu dùng đội lên 50%, thậm chí
gấp đơi.


Lần tăng giá thứ ba của nhiều nhóm hàng xảy ra vào cuối tháng 10 khi TP HCM
đã mở cửa trở lại. Lúc này, nhiều doanh nghiệp tăng tốc sản xuất nhưng nguyên liệu
tồn kho đã cạn kiệt và buộc nhập nguyên liệu mới. Đây cũng là thời điểm cầu nguyên
liệu cao hơn cung khiến giá nhập vào tăng cao. Có nhiều nhóm hàng, giá đầu vào tăng
trên 100% chưa kể các chi phí đầu tư từ doanh nghiệp.
So với giai đoạn thấp điểm, giá dầu thực vật đã tăng mạnh trong 9 tháng đầu năm
do nguồn cung trên toàn cầu khan hiếm kết hợp với nhu cầu sử dụng cao. Trung bình
mỗi thùng dầu trước đây khoảng 14.000 một kg nay tăng lên 32.000 đồng, tức tăng
hơn 100%. Cùng với giá dầu, chi phí vận chuyển hàng hố cũng đã tăng 30% so với
đầu năm. Nguyên nhân là giá xăng liên tục lập đỉnh mới trong thời gian qua. Giá xăng
RON95 có giai đoạn lên sát 25.000 đồng một lít, cao nhất 7 năm và chỉ cịn cách 80
đồng so với đỉnh lịch sử tháng 7/2013. Sau 7 lần liên tục leo thang kể từ cuối tháng

12/2021, giá xăng dầu trong nước hiện đã đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử; trong đó,
xăng RON 95 tiến sát ngưỡng 30.000 đồng/lít. Đây cũng chính là cú "đánh bồi" khiến
nhiều mặt hàng, dịch vụ đồng loạt tăng giá, thiết lập mặt bằng giá mới.
Trước xu hướng leo thang của giá hàng hoá, nhiều doanh nghiệp cho biết đã rất
nỗ lực để cân đối chi phí, tránh tăng giá đột biến lên sản phẩm. Tuy nhiên, ảnh hưởng
của dịch bệnh khiến thu nhập của người lao động giảm sút, sức mua những tháng cao
điểm cuối năm đang giảm 10-20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này, tiếp tục khiến
lợi nhuận của các doanh nghiệp ngày càng teo tóp.

III.

Hoạt động tài chính cơng để thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế

III.1. Hoạt động tài chính cơng đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định kinh
tế - kiểm soát dịch bệnh 
Tài chính cơng đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, đảm bảo kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững. Với chức năng phân bổ
nguồn lực tài chính thơng qua q trình tạo lập và sử dụng quỹ cơng, tài chính cơng tác
động đến việc phân bổ và góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính
trong tồn bộ nền kinh tế. 
Cụ thể, công cụ thuế với các mức thuế suất và ưu đãi khác nhau đối với từng loại
sản phẩm ngành nghề vùng lãnh thổ… thể hiện vai trò định hướng đầu tư, điều chỉnh


cơ cấu nền kinh tế, kích thích hoặc hạn chế phát triển sản xuất kinh doanh theo từng
loại sản phẩm của tài chính cơng. 
Bên cạnh đó, với việc phân bổ nguồn tài chính cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, đầu tư vào các ngành nghề then chốt, các cơng trình mũi nhọn, hỗ trợ tài chính
cho các thành phần kinh tế trong các trường hợp cần thiết như trợ giá trợ cấp,... tài
chính cơng góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, hình

thành và hồn thiện cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế nhằm thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng. 
Cùng với việc thúc đẩy kinh tế tăng trưởng tài chính cơng cịn có vai trị quan
trọng trong việc bình ổn kinh tế vĩ mô như: đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý,
duy trì việc sử dụng lao động tỷ lệ cao, hạn chế sự tăng giá đột ngột đồng loạt và kéo
dài... Vai trị này được thực hiện thơng qua các biện pháp như tạo lập và sử dụng quỹ
dự trữ quốc gia, quỹ hỗ trợ việc làm điều chỉnh thuế điều chỉnh chi tiêu chính phủ,
phát hành trái phiếu.
III.1.1.Hoạt động thu
Năm 2020:
Chính phủ thực hiện gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất; miễn,
giảm các khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129.000 tỷ
đờng; trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97.500 tỷ
đồng; số được miễn, giảm khoảng 31.500 tỷ đờng.
Năm 2021:
Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất cho các đối tượng gặp khó
khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19; thực hiện tính vào chi phí được trừ khi xác
định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ, tài trợ
của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19; tiếp tục
giảm mức thu hơn 30 loại phí, lệ phí từ ngày 1/1/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
Ước tính rằng các gói miễn, giảm, giãn tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất có giá trị
gần 140.000 tỷ đồng. Đây là gói hỗ trợ rất lớn trong bối cảnh thu ngân sách gặp khó
khăn trong khi nhu cầu chi lại nhiều lên với nhiều khoản chi khơng có trong dự tốn.
Làn sóng bùng phát lần thứ tư


Chính phủ đã thực hiện một số chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân như:
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm 2021 cho doanh nghiệp nhỏ và
vừa (có doanh thu khơng q 200 tỷ đồng và giảm so doanh thu năm 2020); miễn thuế
trong quý III và quý IV năm 2021 đối với hộ kinh doanh và các nhân kinh doanh; giảm

thuế GTGT từ ngày 1/10/2021 đến hết 31/12/2021 đối với một số nhóm hàng hoá, dịch
vụ; miễn tiền chậm nộp trong năm 2020 và năm 2021 đối với các doanh nghiệp phát
sinh lỗ trong kỳ tính thuế năm 2020.
Cụ thể, việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với nhiều nhóm mặt hàng, tiền
thuê đất, phí và lệ phí, ... có tổng giá trị hỗ trợ ước tính khoảng trên 139.000 tỷ đồng;
trong đó, số tiền thuế và tiền thuê đất khoảng 115.000 tỷ đồng; số tiền thuế, phí, lệ phí,
tiền chậm nộp thuế, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn, giảm khoảng 24.300 tỷ
đồng.
Bên cạnh đó, việc thực hiện giảm trừ nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân cụ thể như
sau: điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh của người nộp thuế (từ 9 triệu đồng/tháng
lên 11 triệu đồng/tháng) và người phụ thuộc (từ 3,6 triệu đồng/tháng lên 4,4 triệu
đồng/tháng) để giảm nghĩa vụ thuế cho cá nhân; hướng dẫn về thực hiện chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ,
tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19, áp
dụng trong năm 2020 và 2021.
Các giải pháp hỗ trợ nêu trên được đánh giá là kịp thời, có tác động tích cực và
được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt
động sản xuất kinh doanh và duy trì tăng trưởng.
Năm 2022:
Quốc hội ban hành các chính sách liên quan đến tiền thuê đất; mức thu một số
khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an
sinh xã hội; miễn, giảm thuế, các loại phí, lệ phí trong các lĩnh vực chứng khốn, vận
tải hành khách, hàng không; thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong
nước... nhằm động viên kịp thời nguồn lực cho NSNN và hỗ trợ tối đa đối với doanh
nghiệp, hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn do tác động của đại dịch.


Chính phủ đề xuất miễn, giảm thuế khoảng 64.000 tỷ đồng trong năm 2022 và
tính vào bội chi ngân sách Nhà nước tương ứng (đã tính trong tổng số kiến nghị tăng
bội chi 240.000 tỷ đồng).

III.1.2.Hoạt động chi
Ngân sách nhà nước đã chi trên 18.000 tỷ đồng trong năm 2020 và 29.100 tỷ
đồng trong 9 tháng đầu năm 2021 cho cơng tác phịng, chống dịch và hỗ trợ người dân
theo các nghị quyết của Chính phủ. 
Trung ương đã chi 25.350 tỷ đồng, bao gồm: 18.490 tỷ đồng từ dự phòng ngân
sách Trung ương (NSTW) năm 2021 để mua vaccine và chi cho cơng tác phịng, chống
dịch, mua gạo dự trữ quốc gia xuất cấp cho người dân gặp khó khăn do dịch
COVID-19 và hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn. Chi 6.337
tỷ đồng từ nguồn tiết kiệm chi NSTW năm 2020 bổ sung cho Bộ Y tế mua vaccine; chi
523 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm 2019 hỗ trợ cho các địa
phương
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển cũng đạt nhiều tiến bộ, nhiều khó khăn,
vướng mắc trong khâu giải ngân đã được tháo gỡ; tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong
tổng chi ngân sách nhà nước năm 2020 và những tháng đầu năm 2021 đều tăng so các
năm trước đó. Trong 2 năm gánh chịu hậu quả của COVID-19, giải ngân vốn đầu công
đạt tỷ lệ cao; trong đó năm 2020 đạt trên 91% so với kế hoạch năm là mức cao nhất
trong giai đoạn 2011-2020. Kết quả này đã đóng góp tích cực để năm 2020-2021 tăng
trưởng kinh tế giữ được mức ổn định và cao hơn một số nước trên thế giới.
Cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết của ngân sách trung ương năm
2021 được 14.620 tỷ đồng, Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ
sung dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 tập trung chi cho phòng, chống dịch
COVID-19; Ngân sách địa phương được khoảng 6.000 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu
năm, chi ngân sách nhà nước đạt 61,1% dự toán.
Dự kiến giai đoạn 2022-2023, chính phủ đã đề xuất một số giải pháp phục hồi và
phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Thứ nhất, Chính phủ đề xuất chi khoảng 60.000 tỷ đồng để mở cửa nền kinh tế
gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh.


Thứ hai, chi khoảng 53.000 tỷ đồng để đảm bảo an sinh xã hội và hỗ trợ việc

làm.
Thứ ba, chi khoảng 110.000 tỷ đồng để hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã,
hộ kinh doanh.
Thứ tư, chi khoảng 114.000 tỷ đồng cho phát triển kết cấu hạ tầng, khơi thông
nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển.
Thứ năm, Chính phủ sẽ tập trung cải cách thể chế, cải cách hành chính, cải thiện
mơi trường đầu tư kinh doanh. Ngồi ra, huy động từ các quỹ tài chính ngồi ngân
sách Nhà nước khoảng 10.000 tỷ đồng để phục vụ một số nhiệm vụ khác.
Cụ thể, về giải pháp tài khố sẽ có tổng quy mơ 291.000 tỷ đồng. Trong đó, tăng
bội chi để hỗ trợ trực tiếp từ NSNN là 240.000 tỷ đồng (trong đó đáng chú ý là giảm
thuế, phí, lệ phí là 64.000) tỷ đồng; bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi NSTW năm
2021 khoảng 6.600 tỷ đồng để hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; giảm chi phí
cho doanh nghiệp khoảng 6.000 tỷ đồng thông qua việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền
thuê đất năm 2022…
Về giải pháp tiền tệ, Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng
tiết giảm chi phí quản lý để phấn đấu giảm lãi suất cho vay tối thiểu 0,5-1% trong 2
năm. Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn giảm lãi đối với
khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để
có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt
động của hệ thống các tổ chức tín dụng. Điều tiết thanh khoản phù hợp để tạo điều
kiện đẩy nhanh tốc độ giải ngân cho các đối tượng thụ hưởng gói hỗ trợ lãi suất.
Để có nguồn lực thực hiện, Chính phủ đề xuất tăng bội chi ngân sách với số tiền
là 240.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023. Riêng năm 2022, Chính phủ ước tính tăng
bội chi thêm khoảng 1,1% lên mức 5,1% để có số tiền khoảng 102.800 tỷ đồng.
III.1.3.Giải pháp hỗ trợ các ngành 
Trong giai đoạn dịch bệnh, chính phủ đã kịp thời có những biện pháp hỗ trợ các
ngành như sau:
Đối với ngành hàng khơng, chính phủ đề xuất gia hạn, điều chỉnh giảm mức thu
của 29 loại thuế, phí với mức giảm từ 50 - 100% đến ngày 30/6/2021. Đồng thời, trình



UBTVQH tiếp tục giảm 30% thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay trong năm
2021.
Quy định giảm 30% đến 50% mức thuế bảo vệ môi trường (BVMT) đối với
nhiên liệu bay. Trong đó, mức giảm thuế BVMT đối với nhiên liệu bay áp dụng trong
năm 2022 là 50%.
Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 và sự tăng giá mặt hàng xăng, dầu gần đây
đã tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực sản xuất trong nước, không chỉ riêng
ngành hàng khơng.
Chính phủ quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt
hàng xăng nhiên liệu bay là 7%. Nhiên liệu bay nhập khẩu từ một số quốc gia có ký
kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với Việt Nam là thành viên được áp dụng mức
thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi thấp hơn (5%) trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại
Như vậy, so với nhiều ngành sản xuất khác, thì đối với ngành hàng không bên
cạnh được hưởng lợi từ những chính sách hỗ trợ về thuế, phí, lệ phí chung, cịn được
áp dụng chính sách hỗ trợ về giảm mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay ngay từ khi
thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
Nhờ những giải pháp kịp thời như vậy, kết quả kinh doanh của các hãng hàng
không cũng được được cải thiện một phần. Cụ thể:
Với chính sách giảm 50% giá, phí dịch vụ cất hạ cánh, điều hành đi và đến với
các hãng hàng không, riêng Vietnam Airlines đã giảm được 155 tỷ đồng. Chính sách
giảm thuế bảo vệ mơi trường đối với nhiên liệu hàng khơng cũng đã giúp hãng giảm
chi phí 164 tỷ đồng. Trong năm 2021, chi phí được giảm bớt theo quy định hiện hành
là khoảng 430 tỷ đồng.
Với Bamboo Airways, tổng số tiền mà hãng được hưởng từ các khoản giảm trừ
này là 120 tỷ đồng, chiếm khoảng 1,4% tổng chi phí hoạt động của hãng trong năm
2020. 
Đối với ngành giao thơng đường bộ
Chính phủ quy định mức thu, khai, nộp phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt,
giảm 50% phí sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt so với hiện hành nhằm hỗ trợ đối

tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.


Năm 2021 tổng kế hoạch vốn đơn vị được giao hơn 8.300 tỷ đồng, trong đó các
dự án ngân sách Trung ương là hơn 7.800 tỷ đồng, vốn ODA hơn 521 tỷ đồng. 
Từ đầu năm đến hết ngày 21/12, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã giải ngân
hơn 7.900 tỷ đồng, đạt 95,2% kế hoạch được giao (hơn 460 tỷ đồng vốn ODA và hơn
7.400 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương).
Tổng kế hoạch vốn được giao năm 2021 của Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí
Minh là 4.192 tỷ đồng; trong đó vốn kéo dài 2020 là 27 tỷ đồng, vốn 2021 là 4.165 tỷ
đồng. Tổng giá trị giải ngân đến hết tháng 12 là hơn 3.600 tỷ đồng, đạt 86% kế hoạch
vốn và đạt 98,6% trong tháng 1/2022.
Đối với ngành vận tải biển
Dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp ngành hàng hải
Việt Nam, kể cả vận tải biển và cảng biển. Tuy nhiên, không giống như ngành hàng
không và một số ngành khác, hàng hoá qua cảng biển Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt,
mặc dù chưa đạt được mức hai con số như các năm trước nhưng các cảng biển vẫn duy
trì tăng trưởng khoảng 7,9% so với cùng kỳ năm 2019.
Chính sách tài chính cơng đã thực hiện như sau:
Thứ nhất, áp dụng mức giá tối thiểu (giảm 10% so với mức giá hiện hành) dịch
vụ hoa tiêu đối với tàu thuyền Việt Nam hoạt động tuyến nội địa
Thứ hai, giá dịch vụ lai dắt cho tàu thuyền Việt Nam hoạt động nội địa (bao gồm
cả tàu biển và phương tiện VR-SB) cũng được đưa về mức giá dịch vụ tối thiểu.
Với chính sách phí và lệ phí hàng hải, Cục Hàng hải đã báo cáo, kiến nghị Bộ
GTVT thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính: Cho phép giãn thời gian thực hiện quy định
về điều kiện được chậm nộp các khoản phí và lệ phí cho tàu thuyền, cho phép miễn phí
sử dụng vị trí neo, đậu đối với tàu thuyền trong thời gian phải neo chờ để thực hiện
việc kiểm tra y tế hoặc cách ly do dịch bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
trước khi đưa tàu thuyền vào cầu cảng, thời gian miễn phí.
III.2. Hoạt động tài chính cơng đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định thị

trường- kiểm soát dịch bệnh.
III.2.1.Hoạt động thu


Nhìn chung, từ đầu năm 2021 đến nay, mặt bằng giá cả thị trường “tăng giảm đan
xen”, một số mặt hàng có mức tăng cao do chịu tác động của các yếu tố cung cầu trong
nước và giá thế giới.
Xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu có
tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của
người dân. Đặc biệt, trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, việc giảm mức thuế
bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp phù hợp và cần thiết. Việc
giảm mức thuế bảo vệ môi trường này sẽ góp phần trực tiếp làm giảm giá bán lẻ, từ đó
làm hạn chế sự gia tăng chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, ổn định thị trường.
Cụ thể: Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua nghị quyết về giảm thuế bảo vệ môi
trường, trong đó giảm 2.000 đồng/lít xăng, 1.000 đồng/lít dầu diesel, dầu mazut, dầu
nhờn. Mức điều chỉnh áp dụng từ 1- 4 đến 31-12-2022, bắt đầu từ ngày 1-1-2023, mức
thuế này sẽ thực hiện theo quy định hiện hành tại nghị quyết số 579 của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội. 
Bộ Tài chính tính tốn, số thu thuế bảo vệ mơi trường đối với xăng, dầu, mỡ
nhờn (tính trên cơ sở sản lượng tiêu thụ xăng, dầu, mỡ nhờn năm 2019) sẽ giảm cả
năm khoảng 29.035 tỷ đồng. Do đó tác động làm giảm thu ngân sách nhà nước (bao
gồm cả thuế BVMT, thuế giá trị gia tăng) cả năm khoảng 31.938 tỷ đồng/năm (số giảm
thu ngân sách nhà nước bình quân tháng là 2.661,6 tỷ đồng/tháng)
Cùng với đó, trong những năm vừa qua, để hỗ trợ phát triển sản xuất nơng
nghiệp, Chính phủ đã ban hành và đang thực hiện nhiều cơ chế chính sách như chính
sách hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch, chính sách hỗ trợ phịng trừ dịch hại, miễn
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ cơng ích
thủy lợi; hỗ trợ sản xuất, cung ứng, lưu giữ giống gốc giống cây trồng, giống vật nuôi,
giống thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Chính phủ ban hành các chính sách thuế
nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất nông nghiệp theo hướng quy định

ưu đãi ở mức cao nhất đối với nông nghiệp, nông dân, nông thơn… 
Ngồi ra, Chính phủ quy định giảm thuế giá trị gia tăng đối với các nhóm hàng
hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, trừ nhóm hàng hóa , dịch vụ sau: công
nghệ thông tin, viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm,
kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai


khống (khơng kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hóa chất. Sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thời gian miễn giảm thuế
GTGT từ ngày 1/2/2022 đến hết ngày 31/12/2022. 
Theo tính tốn, việc giảm thuế GTGT sẽ làm giảm thu ngân sách Nhà nước
khoảng 49.400 tỷ đồng. Tuy nhiên, sự hỗ trợ này của Chính phủ sẽ kích thích tiêu
dùng và gia tăng sản xuất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì và phục hồi sản xuất
và mở rộng kinh doanh. 
Trong bối cảnh dịch COVID-19 bùng phát, làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh
hưởng đến chi phí nguyên vật liệu đầu vào, việc Chính phủ giảm thuế GTGT cho các
doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào; nhờ
đó, có thể giảm bớt giá thành sản phẩm, từ đó mức giá cả chung không bị tăng cao
trong khoảng thời điểm nhạy cảm này. Nhưng quan trọng hơn nhiều là nhờ việc giảm
thuế, doanh nghiệp sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường tốt hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của người tiêu dùng. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội mở rộng quy mô,
doanh thu, thị trường và khả năng tiêu thụ…
Bên cạnh đó, Chính phủ ban hành theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg ngày
10/08/2020 giảm 15% tiền thuê đất phải nộp của năm 2020 . Theo đó, đối tượng áp
dụng là các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê
đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
dưới hình thức trả tiền th đất hàng năm phải ngừng sản xuất kinh doanh từ 15 ngày
trở lên do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Đối tượng thụ hưởng là những cá nhân
và tổ chức đang có hợp đồng thuê đất trực tiếp từ nhà nước hoặc cơ quan đại diện cho
nhà nước, không bao gồm các cá nhân hay tổ chức có hợp đồng thuê đất thuộc sở hữu

ngoài nhà nước
III.2.2.Hoạt động chi
Hỗ trợ người dân
Tổng cục Dự trữ nhà nước (Bộ Tài chính) đã ký hợp đồng mua hơn 75,4 nghìn
tấn gạo để hỗ trợ người dân 9 tỉnh, thành phố phía Nam trong phòng, chống dịch
COVID-19. Số gạo trúng thầu lần này sẽ được vận chuyển trực tiếp đến trung tâm các
huyện thị của 9 tỉnh gồm: Bình Dương, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Tiền
Giang, Kiên Giang, Cà Mau, thành phố Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh trong


thời gian tối đa là 15 ngày kể từ khi ký hợp đồng. Đây là số lượng gạo nằm trong tổng
số hơn 130.000 tấn gạo đã được Phó Thủ tướng Lê Minh Khái quyết định giao Bộ Tài
chính xuất cấp không thu tiền cho 24 địa phương.
Cụ thể, ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện vào năm 2020, Bộ Tài chính đã chủ động
trình cấp có thẩm quyền và ban hành theo thẩm quyền nhiều giải pháp để hỗ trợ doanh
nghiệp, người dân tháo gỡ khó khăn và khơi phục sản xuất kinh doanh, tái khởi động
nền kinh tế như: Gia hạn thời hạn nộp các khoản thuế và tiền thuê đất; miễn, giảm các
khoản thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Tổng giá trị hỗ trợ khoảng 129.000 tỷ đờng;
trong đó, số tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất được gia hạn khoảng 97.500 tỷ đồng;
số được miễn, giảm khoảng 31.500 tỷ đờng.
Hỗ trợ Doanh nghiệp
Nhìn chung, năm 2021, thị trường hàng hoá chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh
Covid-19. Sức mua trên thị trường giảm do nhu cầu của người dân giảm và việc áp
dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh của các địa phương làm hạn chế lưu thơng
hàng hố. Tuy nhiên, nhu cầu đối với các mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống hàng
ngày của người dân vẫn tăng và cơ bản được đáp ứng đủ.
Một số nguyên nhân gây áp lực lên mặt bằng giá như: một số mặt hàng thiết yếu
có biến động tăng giá do ảnh hưởng từ chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí vận
chuyển logistic tăng như: Thức ăn chăn ni, phân bón, vật liệu xây dựng; giá xăng
dầu, LPG (khí dầu mỏ hóa lỏng) trong nước do tác động từ giá thế giới tăng mạnh khi

nhu cầu chung thế giới tăng,…
Đặc biệt, đối với mặt hàng xăng dầu, trước những diễn biến phức tạp của giá
xăng dầu thế giới, cơng cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu đã được sử dụng linh hoạt, hiệu
quả, giúp cho công tác điều hành giá xăng dầu trong nước tăng/giảm với mức phù hợp,
không để xảy ra tình trạng đột biến về giá.
III.3. Hoạt động tài chính công đã thực hiện để đạt được mục tiêu ổn định xã
hội- kiểm soát dịch bệnh 
III.3.1.Thu ngân sách
Năm 2019


Số liệu từ Bộ Tài chính cho thấy, số thu từ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không
ngừng gia tăng, 8 tháng năm 2019 ngân sách đã thu được 73.200 tỉ đồng, bằng 61,8%
dự tốn
Trong đó, thu nội địa khoảng 1,173 triệu tỷ đồng, chiếm 83,2% tổng thu ngân
sách; Thu từ dầu thô và thu từ xuất nhập khẩu lần lượt đạt 44.600 tỷ đồng và 189.200
tỷ đồng.
Năm 2020
Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Thuế, tổng số thu từ thuế TNCN lũy kế 9
tháng đầu năm 2020 đạt 90.114,8 tỷ đồng, bằng 70,06% so với dự toán. Theo Tổng cục
Thuế, do trong những tháng đầu năm dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
mọi mặt kinh tế xã hội của nước ta, tuy nhiên do kiểm soát tốt dịch bệnh nên tăng
trưởng kinh tế vẫn ở mức dương (2,12%), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 9 tháng
đầu năm tăng 3,85% so với cùng kỳ năm 2019, kéo theo số thu thuế TNCN tăng nhẹ
5,02% so với cùng kỳ năm 2019.
Năm 2021
Theo Tổng cục Thuế, năm 2021, số thu từ thuế thu nhập cá nhân đạt khoảng
123.000 tỷ đồng, đạt 114% dự toán, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020.
Đến ngày 4/10/2021, Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 đã có 550.000 lượt tổ chức,
cá nhân ủng hộ, huy động được 8.692,6 tỷ đồng.

III.3.2.Chi tiêu công
Bảo đảm an sinh xã hội
An sinh xã hội được hiểu là hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật mà Nhà nước
triển khai nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với những rủi ro, cú sốc
về kinh tế - xã hội làm cho họ bị suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập và cung cấp dịch
vụ chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng…Với cách tiếp cận này, hệ thống an sinh xã hội
được hình thành từ năm trụ cột cơ bản: giảm nghèo bền vững; đào tạo nghề, lao động,
việc làm; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm khác; bảo trợ xã hội; các
dịch vụ xã hội cơ bản.
Đại dịch Covid-19 bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế-xã
hội. Sản xuất, kinh doanh bị đình trệ dẫn đến doanh nghiệp phá sản, hoặc ngừng sản


x́t, lao động nghỉ việc. Tình trạng khơng có việc làm, giảm thu nhập trở nên phổ
biến trong mỗi làn sóng đại dịch, khiến cho hàng trăm nghìn lao động bị mất việc,
hàng triệu lao động phải nghỉ giãn việc. Nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
buộc phải ngừng hoạt động hoặc hoạt đợng cầm chừng. Các nhóm đối tượng yếu thế,
đặc biệt lao động trong khu vực phi chính thức càng khó khăn hơn, do sinh kế của họ
gắn nhiều với các hoạt động tiếp xúc trực tiếp với nguy cơ lây nhiễm cao. Trong tình
hình đó, chính sách ASXH kịp thời sẽ góp phần hỗ trợ, giảm thiểu những tác động tiêu
cực của đại dịch, bảo đảm đời sống và an toàn cho người lao động, thực hiện mục tiêu
kép vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế xã hội.
Năm 2020, ngay từ khi đại dịch Covid-19 xuất hiện ở nước ta, ngày 09/4/2020,
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 42/NQ-CP và Nghị quyết số 154/NQ-CP ngày
19/10/2020 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Kết
quả đã thực hiện được hơn 33 nghìn tỷ đồng cho gần 14,5 triệu đối tượng bị ảnh hưởng
bởi đại dịch Covid-19, trong đó Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã tiếp nhận hồ sơ và giải
quyết tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với 1.846 đơn vị/doanh nghiệp cho
trên 192 nghìn lao động, với tổng số tiền tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trên
786 tỷ đồng.

Năm 2021, trước những tác động nặng nề của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần
thứ 4 (kể từ 27/4/2021), Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày
01/7/2021 về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp
khó khăn do đại dịch Covid-19, gồm 12 chính sách hỗ trợ, trong đó nguồn từ quỹ bảo
hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và quỹ bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
Việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 đến nay đã
đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo đó, tính đến hết ngày 21/12/2021, toàn Ngành
BHXH đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết cho 842 đơn vị với 159,9 nghìn lao động tạm
dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất với số tiền hơn 1.111,4 tỷ đồng tại 57 tỉnh, thành.
Hiện đã xác nhận danh sách cho 2,9 triệu lao động của trên 70 nghìn đơn vị sử dụng
lao động để hưởng các chính sách tại 63 tỉnh, thành phố. Trong đó gồm: 1,9 triệu lao
động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc khơng lương của trên 62 nghìn đơn vị;
609 nghìn lao động ngừng việc để nhận hỗ trợ 1 triệu đồng/ người của 5,8 nghìn đơn
vị; 4.125 lao động được đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì
việc làm; 84,5 nghìn lao động ngừng việc do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 228,7


nghìn người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục
hồi sản xuất (đối với người sử dụng lao động phải tạm dừng hoạt động); 35,2 nghìn
người lao động được người sử dụng lao động đề nghị vay vốn để trả lương phục hồi
sản xuất (đối với người sử dụng lao động hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng
không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước
ngồi theo hợp đồng)…
Ngày 24/9/2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 116/NQ-CP về chính sách
hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19
từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Nghị quyết số 116/ NQ-CP đã thể hiện sự quan tâm, chia
sẻ của Đảng, Nhà nước đối với người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh
hưởng bởi đại dịch Covid-19, góp phần hỗ trợ người lao động khắc phục khó khăn, ổn
định cuộc sống, chống đứt gãy chuỗi cung ứng lao động và thiếu hụt lao động; hỗ trợ
người sử dụng lao động giảm chi phí, nỗ lực thích ứng với trạng thái bình thường mới,

duy trì sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Theo thống kê của
BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 21/12/2021, BHXH các địa phương đã giải quyết
hưởng hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho 12,79 triệu lao động (trong đó:
đang tham gia BHTN là 11,7 triệu lao động; đã dừng tham gia BHTN 1,09 triệu lao
động) với tổng số tiền hỗ trợ là 30,31 nghìn tỷ đồng.
Ngồi ra, để đảm bảo tốt cơng tác an sinh xã hội đối với người dân trên mọi miền
Tổ quốc bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, thời gian qua, đã tổ chức thực hiện
hiệu quả các chính sách, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng
công nghệ thông tin, nhờ vậy các gói hỗ trợ đã kịp thời đến với người dân, người lao
động và doanh nghiệp vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch…
Tập trung nguồn lực phòng, chống dịch
Chính sách chi ngân sách nhà nước được quản lý và điều hành theo hướng tiết
kiệm, chặt chẽ, ưu tiên phân bổ và đảm bảo nguồn lực ngân sách nhà nước cho phòng,
chống dịch; thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu của đất nước; bảo đảm an sinh xã hội;
ưu tiên thúc đẩy giải ngân, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơng nhằm góp phần
phục hồi và tăng trưởng kinh tế. Nguồn dự phòng bảo đảm an sinh xã hội, Quỹ dự trữ
tài chính và Quỹ dự trữ ngoại hối cũng được huy động để đảm bảo nguồn lực cho
phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, để kiểm soát bội chi, hàng loạt các giải pháp cắt,


giảm, tiết kiệm chi đã được thực hiện như: Các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương
đã rà soát cắt giảm kinh phí hội nghị, cơng tác phí trong và ngoài nước; tiết kiệm thêm
10% chi thường xuyên.
Đồng thời, tạm hoãn việc điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức,
viên chức, lực lượng vũ trang. Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP năm
2021 được thực hiện ở cả cấp ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Bên
cạnh đó, cơ chế đặc biệt, đặc thù, đặc cách được áp dụng linh hoạt trong mua sắm
thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất và đầu tư cơ sở vật chất phục vụ và dự phịng cho
cơng tác phịng, chống dịch khi có diễn biến phức tạp, phát sinh.
Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã quyết định xuất cấp trên 152.000 tấn gạo

và cả vật tư, trang thiết bị dự trữ quốc gia cho cơng tác phịng, chống dịch, cứu trợ cho
nhân dân trong dịp Tết, giáp hạt đầu năm. Tiến độ giải ngân vốn đầu tư phát triển cũng
đạt nhiều tiến bộ, nhiều khó khăn, vướng mắc trong khâu giải ngân đã được tháo gỡ; tỷ
trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước năm 2020 và những
tháng đầu năm 2021 đều tăng so với các năm trước đó. Cắt giảm các nhiệm vụ chi
chưa thực sự cần thiết của ngân sách trung ương năm 2021 được 14.620 tỷ đồng,
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho bổ sung dự phòng ngân sách
trung ương năm 2021 tập trung chi cho phòng, chống dịch COVID-19; Ngân sách địa
phương được khoảng 6.000 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chi ngân sách nhà nước
đạt 61,1% dự toán.
Cân đối ngân sách những tháng đầu năm 2021 đã cơ bản được bảo đảm. Từ nay
đến cuối năm, ngành Tài chính cố gắng hồn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ thu ngân
sách nhà nước và các nhiệm vụ chi được thực hiện triệt để tiết kiệm, bảo đảm cân đối
ngân sách nhà nước và tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán được
Quốc hội giao. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Tài chính
đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập Quỹ vắc-xin phòng
COVID-19 nhằm huy động các nguồn lực phục vụ tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua,
nhập khẩu vắc-xin cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước, nghiên cứu,
sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng vắc-xin phòng COVID-19. Quỹ đã thực hiện
đúng quy định, kịp thời chi cho công tác phịng dịch, theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã
quyết định chi từ quỹ hơn 7.900 tỷ đồng để mua vắc-xin.


Bảo vệ mơi trường và hành động vì khí hậu
Chi tiêu cơng vào mơi trường và hành động vì khí hậu trong năm 2020 chiếm
1.5% tổng chi tiêu công của chính phủ, tương đương 25,6 nghìn tỷ Đồng. Phần lớn con
số này được chi cho việc xử lý chất thải thể rắn và thể lỏng. Trong giai đoạn 2018 –
2020, Chính phủ vẫn duy trì ngân sách trung bình mỗi năm cho xử lý chất thải rắn ở
mức 10 nghìn tỷ Đồng, dù tỷ lệ trong tổng chi tiêu công đã giảm từ 42,1% vào năm
2018 xuống còn 39,3% vào năm 2020. Đối với chi tiêu công cho bảo vệ môi trường,

chi tiêu cho xử lý chất thải lỏng tăng đã từ 21,9% vào năm 2018 lên 27,5% vào năm
2020. Chi tiêu cho thích ứng với biến đổi khí hậu giảm từ 9,8% vào năm 2018 (2,3
nghìn tỷ Đồng) xuống 6,7% (1,7 nghìn tỷ Đồng) vào năm 2020. Hình 7 cho thấy vào
năm 2020, chi tiêu cho xử lý chất thải rắn chiếm tỷ trọng lớn nhất (39,3%), theo sau đó
là xử lý nước thải (27,5%), các biện pháp bảo vệ mơi trường khác (20,8%), và thích
ứng với biến đổi khí hậu (6,7%). Chi tiêu cho xử lý chất thải khí chỉ chiếm 0,1% tổng
chi tiêu cơng do bảo vệ môi trường. Một điểm quan trọng là mặc dù chi tiêu vào các
hoạt động bảo vệ môi trường khác chiếm tỷ trọng khá lớn, tuy nhiên khơng có thơng
tin chi tiết về nội dung của mục chi này.

IV.

Đánh giá kết quả đạt được

IV.1. Trong kinh tế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 2,58%
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2021, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021
ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, quý I tăng 4,72%; quý II
tăng 6,73%; quý III giảm 6,02%; quý IV tăng 5,22%. Tổng cục trưởng Tổng cục
Thống kê Nguyễn Thị Hương nhận định, trong bối cảnh dịch COVID-19 ảnh hưởng
nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa
phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài, GDP năm 2021
ước tính tăng 2,58% so với cùng kỳ năm 2020 là một thành công lớn của nước ta trong
việc phịng chống dịch bệnh, duy trì sản xuất kinh doanh.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản
tăng 2,9%, đóng góp 13,97% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của tồn nền kinh
tế; khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng 4,05%, đóng góp 63,80%; khu vực dịch vụ
tăng 1,22%, đóng góp 22,23%. Về cơ cấu nền kinh tế năm 2021, khu vực nông, lâm



×