Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Khóa luận tốt nghiệp ngành CTXH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.52 KB, 87 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, Các số
liệu, bảng biểu và kết quả nghiên cứu trong bài khóa luận là trung thực,
được Trung tâm Sao Mai, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội cho phép
sử dụng trong bất kỳ bài nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai sót, tơi xin
hồn tồn chịu trách nhiệm
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Tuyết Nga

1


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận này, ngồi sự nỗ lực của bản thân em, em
còn nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ và các bạn. Em xin
được gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các anh chị trong Trung tâm
Sao Mai đã hướng dẫn và chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập tại
trung tâm, giúp đỡ em trong quá trình tổng hợp dữ liệu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để em hồn thành khóa luận.
Em xin phép được gửi lời cảm ơn cô giáo, TS. Đặng Thị Lan Anh,
người đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ cho em những kinh nghiệm về nghiên
cứu khoa học trong suốt thời gian hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin cảm ơn q thầy cô khoa Công tác xã hội, trường Đại học
Lao động Xã hội đã truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời
gian qua. Nhân đây, xin gửi lời cảm ơn tới các bạn sinh viên lớp Đ9.CT2 đã
luôn giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt 4 năm Đại học để tơi có điều kiện hồn
thành khóa học đạt kết quả tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2017
Tác giả khóa luận
Nguyễn Thị Tuyết Nga



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG ĐẦY ĐỦ

CTXH

Công tác xã hội

NVXH

Nhân viên xã hội

QLCT

Quản lý chương trình

HC

Hành chính

TNV

Tình nguyện viên
2


3



A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tương lai của mỗi dân tộc và của toàn nhân loại phụ thuộc vào sự
chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ; phụ thuộc vào sức khoẻ, trí tuệ, năng lực...
của thế hệ trẻ. Trong "Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường", Bác Hồ
viết: "Non sơng Việt Nam có trở nên vẻ vang hay khơng, dân tộc Việt Nam
có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lớn ở cơng học tập của các cháu". Trẻ em là người sẽ
quyết định tương lai, vị thế của mỗi dân tộc trên trường quốc tế.
Năm 1989, Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em ra đời đã ghi
nhận các quyền cơ bản của trẻ em như các nhóm quyền sống cịn, nhóm
quyền bảo vệ, nhóm qun phát triển và nhóm quyền tham gia. Cơng ước
này thể hiện sự tôn trọng và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với trẻ
em, là điều kiện cần thiết để trẻ em được phát triển đầy đủ trong bầu khơng
khí hạnh phúc, u thương và thơng cảm.
Năm 1990, Tuyên bố thế giới... đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể và
toàn diện nhằm bảo vệ và chăm sóc trẻ em cùng với một bản kế hoạch hành
động khá chi tiết trên từng mặt cơ bản. Tuyên bố này một lần nữa thể hiện
sự quan tâm thích đáng của cộng đồng quốc tế đối với các quyền lợi và
tương lai của trẻ em.
Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em được Chính phủ Việt Nam đặc biệt
quan tâm. Việt Nam lả nước thứ hai trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước
của Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Sau Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ
em năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đã quyêt định Chương trình hành động vì sự sổng cịn, quyền được
bảo vệ và phát triển của trẻ em Việt Nam từ năm 1991 đến 2000, đặt thành
một bộ phận của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước.
Trên cơ sở đường lối, chiến lược phát triển đó, chính quyền địa

phương các cấp đã vạch kế hoạch, hành động cụ thể nhằm đảm bảo các
quyền lợi của trẻ em như các chính sách hỗ trợ kinh tế đối với trẻ em nghèo
để các em có thể đến trường, quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, trường
học, thiết bị dạy học... để nâng cao chất lượng giáo dục, kêu gọi các tổ chức
xã hội và nhân dân đóng góp xây đựng trường lớp, giúp đỡ trẻ em khuyết
1


tật, đóng góp quỹ vì người nghèo, vì trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam,
khuyến khích mở các lớp học tình thương, các trung tâm bảo trợ trẻ em mồ
côi, tàn tật, lang thang không nơi nương tựa...
Theo đà phát triển cùng thế giới, Việt Nam ngày càng văn minh hơn
vì vậy mà việc quan tâm đến trẻ em ngày càng được chú trọng hơn bao giờ
hết. Trẻ bị các dị tật bẩm sinh cũng không ngoại lệ, đặc biệt là trẻ tự kỉ.
Công tác xã hội với chức năng, sứ mệnh như một hoạt động chuyên nghiệp
nhằm kết nối các em đến các chính sách, dịch vụ xã hội mà nhà nước hỗ
trợ, trợ giúp các em nâng cao năng lực, tăng cường chức năng xã hội, đảm
bảo quyền lợi hợp pháp cho trẻ. Đóng vai trị then chốt trong những hoạt
động đó chính là sự tham gia của những nhân viên xã hội thực hiện các
hoạt động cơng tác xã hội. Họ chính là những người được đào tạo và trang
bị kiến thức, kỹ năng trong CTXH nhằm giúp đỡ những đối tượng yếu thế
và thúc đẩy sự công bằng, đảm bảo nền an sinh bền vững cho toàn xã hội.
Trung tâm Sao Mai được thành lập ngày 11/ 12/ 1995 trực thuộc Hội
Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật Việt Nam, do Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ chuyên
khoa II tâm thần: Đỗ Thuý Lan, nguyên phó giám đốc bệnh viện tâm thần
Hà Nội, Giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương – Phó chủ tịch
Hội Cứu Trợ Trẻ Em Tàn Tật thành phố Hà Nội khóa I và II, ủy viên Bam
chấp hành hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam sáng lập với chức năng: Xây
dựng và phát triển mô hình các dịch vụ phát hiện sớm- can thiệp sớm chất
lượng cao cho trẻ khuyết tật trí tuệ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói

chung và tham gia vận động chính sách và tạo cơ hội cho trẻ khuyết tật trí
tuệ có quyền được hưởng quyền lợi chăm sóc từ dịch vụ y tế và giáo dục
của Nhà nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung tâm có 85 nhân viên
đang làm việc được đào tạo về các chuyên ngành như giáo dục đặc biệt,
giáo dục mầm non, cơng tác xã hội…
Để tìm hiểu các vai trị của NVXH tại trung tâm Sao Mai, sinh viên
đã quyết định lựa chọn khóa luận của mình với tên đề tài: “Vai trò của
Nhân viên xã hội trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai,
Quân Thanh Xuân, Hà Nội”. Đề tài trên nhằm tìm hiểu thực trạng vai trò hỗ
trợ của NVXH đối với trẻ tự kỷ, xác định những yếu tố tác động đến vai trò
của NVXH trong việc hỗ trợ trẻ, những thuận lợi và khó khăn của NVXH
trong các hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai. Từ đó đưa ra
một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao vai trò của NVXH trong các hoạt
động hỗ trợ trẻ.
2


2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Trên thế giới
Thuật ngữ Autism – tự kỷ được đưa ra bởi nhà tâm lý học người
Thụy Sĩ Paul Eugen Bleuler (1859-1930). Ông là người có cơng đóng góp
rất lớn cho những hiểu biết về bệnh tâm thần và là người đầu tiên đưa ra
thuật ngữ “Tâm thần phân liệt” 1908, và cũng là người đầu tiên đưa ra thuật
ngữ ‘Tự Kỷ” khi mô tả những đặc điểm khác biệt ở trẻ em.
Người tiên phong trong nghiên cứu tự kỉ phải kể đến Leo Kanner,
một bác sĩ tâm thần người Áo. Năm 1935, chủ yếu dựa trên kinh nghiệm
lâm sàng của mình ơng viết một cuốn sách giáo khoa đầu tiễn xác định các
lĩnh vựa tâm thần học trẻ em. Ông cũng là người đấu tranh trống lại lạm
dụng trẻ em mắc chứng bệnh tự kỷ và thiểu năng trí tuệ. Ơng là nhà khia
học đầu tiên xác định rõ về tự kỉ khi mô tả ddawcj điểm của một bé trai

trong một bài báo có tiêu đề “Autistic Disturbances ị Affective Contact”.
Những mơ tả ban đầu của ông đã trở thành kinh điển trong lĩnh vực tâm
thần học lâm sàng. Nhưng Kanner đã không xem xét trẻ tự kỉ từ một hình
thức đầu hoặc tiền chứng tâm thần phân liệt mà ông xem xét dựa trên các
dấu hiệu lâm sàng không giống nhau, không giống như tâm thần phân liệt ,
bệnh nhân của Kanner dường như bị tự kỉ từ khi sinh ra. Năm 1943 khi
nghiên cứu ở 11 trẻ em ông đã chỉ ra rằng: các em có khó khăn trong tương
tác xã hội, khố khăn trong việc thích nghi với những thay đổi trong thói
quen, nhạy cảm với kích thích (đặc biệt là âm thanh), sức đề kháng và dị
ứng với thực phẩm, nhại lại hoặc có xu hướng lặp lại lời nói và khó khăn
trong hoạt động tự phát.
Bruno Bettelheim, bác sĩ nhi khoa người Mĩ, nghiên cứu với trẻ mà
ông cho là tự kỉ. Ông tuyên bố rằng vấn đề là do “người mẹ tủ lạnh”. Tức là
người mẹ không vỗ về, khơng quan tâm, khơng chăn sóc cho trẻ nhỏ. Vì
vậy trẻ thiếu đi sự quan tâm chăm sóc, yêu thương. Nhưng quan điểm này
của Bruno đã bị Bernard Rimland là một nhà tâm lý học và là một phụ
huynh có con mắc chứng bệnh tự kỉ lên tiếng phản đối, Bernard cho rằng
nguyên nhân bệnh tự kỉ của con trai mình khơng phải do người mẹ tủ lạnh
hoặc kĩ năng làm mẹ của vợ mình. Vì vậy mà năm 1964, Bernard Rimland
đã cho xuất bản cuốn sách “Tự kỉ trẻ sơ sinh hội chứng và các tác động của
nó đối với một lý thuyết thần kinh của hành vi” để nói về vấn đề này.

3


Nhưng tận đến năm 70 của thế kỉ XX, tự kỉ mới được biết đến nhiều
hơn. Vào đầu năm 80 của thế kỉ XX các quỹ đầu tư cho giáo dục và điều trị
cho trẻ em tâm thần mới bắt đầu hình thành tại Mỹ. Trong giai đoạn đầu
tiên, nhiều bậc cha mẹ vẫn còn lẫn lộn giữa “tự kỉ” với “chậm phát triển
tâm thần”. Đến năm 1980 các công trình nghiên cứu của Asperger mới

được dịch sang tiếng Anh và xuất bản để đưa vào như kiến thức ban đầu về
tự kỉ, lúc đó các biểu hiện về bệnh tự kỉ mới thực sự được biết đến. Từ đó
người ta ngày càng tin rằng cha mẹ khơng có vai trò trong nguyên nhân của
chứng tự kỉ và rối loạn thần kinh cũng như các bệnh di chuyền khác như củ
xơ cúng, rối loạn chuyển hóa hay bất thường nhiễm sắc thể.
Có cơng to lớn cho điều trị và can thiệp cho trẻ tự kỉ phải kể đén tiến
sĩ Ole Ivan Lovaas (1927-2010) là một nhà tâm lý học lâm sàng Na Uy.
Ông được coi là cha đẻ của Phân tích hành vi ứng dụng – Applied Behavior
Analalysis (ABA) trước đây gọi là thay đổi hành vi. Ông là người đầu tiên
cung cấp bằng chứng cho thấy hành vi của trẻ tự kỉ có thể thay đổi thơng
qua giảng dạy và được bộ y tế Mỹ công nhận năm 1999. Năm 1981 Lovaas
đã xuất bản cuốn sách viết về “Phương pháp dạy trẻ tàn tật” và năm 2002
sách dạy cá nhân chậm phát triển “Kỹ thuật can thiệp cơ bản” góp phần rất
lớn thay đổi hành vi cho trẻ em (dưới 5 tuổi).
Như vậy, tự kỉ ở trẻ em được biết từ khá sớm từ giữa thế kỉ XIX. Cho
đến nay trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học lớn để tìm
ra những phương pháp hỗ trợ cho trẻ tự kỉ ngày càng tốt hơn; việc chuẩn
đốn, can thiệp sớm, chăm sóc và dạy học, điều trị và hỗ trợ hòa nhập đang
dần trở thành những thành tựu và có ích đối với trẻ tự kỉ trên thế giới.
NVXH cần tìm hiểu những phương pháp hỗ trợ trẻ, biện pháp chăm sóc,
giáo dục trẻ để có thể hoàn thành tốt các hoạt động hỗ trợ với trẻ tự kỷ.
2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Năm 2007, tác giả Nguyễn Thị Diệu Anh và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu “Ứng dụng việc chăm sóc tại nhà cho trẻ có rối loạn tự kỉ”.
Cơng trình nghiên cứu bước đầu thực hiện trên 10 trẻ đang điều trị tại bệnh
vện nhi đơng I có chuẩn đốn tự kỉ với độ tuổi từ 18 tháng đến 10 tuổi. dây
là sự phối hợp giữa bác sĩ, chuyên viên tâm lý, chuyên viên ngữ âm và tâm

vận động cùng với việc áp dụng phương pháp TEACCH. Sau một năm thực
hiện, các trẻ tham gia chương trình đều có tiến bộ nhất định.
4


Năm 2011, trong luận văn thạc sĩ của trường Đại học Giáo dục, tác
giả Trần Thùy Linh “Tìm hiểu và đánh giá thông tin về rối loạn tự kỉ của trẻ
em và vị thành niên trên phương tiện truyền thông internet” kết quả cho
thấy các thông tin về tự kỉ trên internet rất đã phong phú cả về số lượng
cũng như chất lượng, đề cập đến mọi khía cạnh của tự kỉ. Cụ thể hơn, kết
quả thống kê và đánh giá cho thấy có rất nhiều thơng tin sai và không rõ
đúng sai, và nhiều thông tin mâu thuẫn và trái chiều nhau tồn tại.[7]
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
trong hội thảo về tự kỉ vào tháng 3/2013 tại Hà Nội cho hay số trẻ được
chẩn đoán mắc bệnh tự kỉ đang gia tăng nhanh chóng tại Việt Nam, xu thế
mắc tự kỉ tăng nhanh từ 122% đến 268% trong giai đoạn 2004 đến 2007 so
với năm 2000, số trẻ đến khám từ năm 2007 tăng 50 lần s0 với năm 2000,
số trẻ điều trị tăng 33 lần. Tuy nhiên tại Việt Nam phần lớn các bác sĩ nhi
khoa chưa hiểu rõ về bệnh tự kỉ, khơng có kĩ năng chuẩn đốn sớm nên
nhiều trẻ tự kỉ được phát hiện muộn, khi đã hơn 36 tháng tuổi tại bệnh viện
nhi TW là gần 44%.
Tác giả Trần Văn Công và cộng sự với bài viết “Chuẩn đoán tự kỉ và
một số đề xuất cho cơng tác đánh giá và chuẩn đốn tự kỉ qua việc ứng
dụng công cụ STAT vào Việt Nam” đã đưa ra một số khuyến nghị: với sự
khó khăn, phức tạp và dễ nhầm lẫn của chuẩn đốn tự kỉ, thì người có
chun mơn như nhà tâm lý, bác sĩ tâm thần, bác sĩ nhi khoa cần được đào
tạo thêm về chuẩn đốn tự kỉ đế có thể đảm nhiệm cơng việc này.[3]
Tác giả Đào Thị Lương, trong luận văn thạc sĩ trường đại học Khoa
học xã hội và nhân văn với tên đề tài: “Vai trò của nhân viên xã hội trong
việc trợ giúp gia đình có trẻ tự kỷ tiếp cận với các nguồn lực hỗ trợ” đã

đánh giá NVXH có vai trị hết sức quan trọng trong việc kết nối gia đình trẻ
tự kỷ với các nguồn lực hỗ trợ. [8]
Như vậy, có thể thấy rằng các nghiên cứu về tự kỉ ở Việt Nam cịn rất
ít, thiếu tính tập chung và quy mơ. Các nghiên cứu chỉ mới tập trung ở các
khía cạnh đơn lẻ của tự kỉ, cũng như chưa có nhiều nghiên cứu về vai trò
của NVXH trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ. Hiện nay, việc chăm sóc giáo
dục can thiệp cho trẻ tự kỉ là rất cần thiết. Vì vậy NVXH phải hiểu rõ được
vai trị của mình để có thể tiến hành các hoạt động trong việc hỗ trợ các trẻ
tự kỷ, giúp các em sớm hòa nhập cuộc sống.

5


3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được triển khai nhằm đánh giá thực trạng vai trò của nhân
viên xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Trung tâm Sao Mai, phân tích những
yếu tố tác động đến vai trị của NVXH. Từ đó có những giải pháp và kiến
nghị nhằm nâng cao vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại
trung tâm Sao Mai
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để có thể thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, cần thực hiện những
nhiệm vụ sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan trong đề tài.
Thứ hai: Đánh giá thực trạng:
- Nhận thức của nhân viên xã hội về trẻ tự kỷ và nhận thức về vai trò
của nhân viên xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai
- Thực trạng vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại
trung tâm Sao Mai
- Các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động hỗ trợ của nhân viên xã
hội đối với trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai

Thứ ba: Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của
nhân viên xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai
5. Khách thể nghiên cứu
Dưới góc độ nghiên cứu của đề tài này thì khách thể nghiên cứu là
giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm và gia đình( bố, mẹ) có trẻ đang
theo học tại trung tâm Sao Mai
6. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên xã hội trong hỗ trợ trẻ em tự kỷ tại trung tâm
Sao Mai.
7. Phạm vi nghiên cứu
7.1. Nội dung
Trong khóa luận này NVXH là giáo viên đang giảng dạy tại trung
tâm và gia đình (bố, mẹ) có trẻ đang theo học tại trung tâm Sao Mai. Các
nội dung nghiên cứu là:
6


- Đánh giá vai trò giáo dục, vai trò tư vấn và vai trò kết nối của
NVXH trong hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai
- Một số yếu tố tác động đến vai trò của NVXH
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao vai trò của NVXH trong hỗ trợ
trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai.
7.2. Địa bàn nghiên cứu
Trung tâm Sao Mai- số 6, ngõ 9, Hoàng Đạo Thúy, Thanh Xuân, Hà
Nội
7.3. Thời gian
Trong giai đoạn 2013- 2017, khảo sát năm 2017
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Để đề tài nghiên cứu được thực hiện, người nghiên cứu đã tiến hành

phân tích các tài liệu và khai thác, thu thập và xử lí thơng tin từ nhiều
nguồn khác nhau.
- Tìm hiểu về những hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai
để đánh giá hiệu quả, thực trạng thực hiện những hoạt động hỗ trợ. Từ đó
đánh giá vai trị của NVXH thơng qua những hoạt động đó. Đồng thời qua
q trình nghiên cứu, người nghiên cứu đã tham khảo và sử dụng số liệu báo
cáo tổng kết hằng năm của Trung tâm Sao Mai và 3 tháng đầu năm 2017.
- Khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Phan Thị Phương Hoa, lớp
Đ8CT1, khoa Công tác xã hội, trường Đại học Lao động Xã hội với tên đề
tài: “ Cơng tác chăm sóc trẻ tự kỷ tại gia đình ở quận Nam Từ Liêm thành
phố Hà Nội” để tìm hiểu và xem xét hình thức làm bài, cách thiết kế bảng
hỏi và hệ thống các khái niệm liên quan.
- Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý trẻ tự kỷ, nhu cầu của trẻ để đánh
giá sự cần thiết và tầm quan trọng vai trò của NVXH trong các hoạt động
hỗ trợ trẻ tự kỷ.
- Ngoài ra, người nghiên cứu còn tham khảo các bài viết, các cơng
trình nghiên cứu khoa học trên các trang mạng xã hội để nâng cao khả năng
viết khóa luận cho bản thân.
Nghiên cứu, tìm kiếm thơng tin, tài liệu trên mạng, sách báo và tham
khảo qua một số cơng trình nghiên cứu, đề tài khoa học, khóa luận tốt
7


nghiệp… có nội dung liên quan đến vai trị của NVXH trong các hoạt động
hỗ trợ trẻ tự kỷ, sau đó phân tích, tổng hợp những nội dung cốt lõi phục vụ
cho đề tài. Phương pháp này được thực hiện ngay sau khi xây dựng đề
cương chi tiết cho đề tài nghiên cứu và được duy trì trong suốt quá trình
thực hiện nghiên cứu nhằm bổ sung và làm rõ các thông tin thu thập được.
8.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu thu thập thông tin bằng bảng hỏi nhằm tìm hiểu và

đánh giá thực trạng vai trò hỗ trợ của NVXH với trẻ tự kỷ.
Phiếu hỏi đã được chuẩn bị sẵn và người nghiên cứu tiến hành phát 60
phiếu hỏi. Trong đó:
+ Phát 30 phiếu hỏi cho giáo viên đang giảng dạy tại trung tâm Sao Mai
+ Phát 30 phiếu hỏi cho bố mẹ trẻ
8.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Số lượng: phỏng vấn 10 người, trong đó:
+ Phỏng vấn 5 giáo viên đang làm việc tại trung tâm Sao Mai
+ Phỏng vấn 5 bố mẹ trẻ đang theo học tại trung tâm Sao Mai
- Nội dung phỏng vấn: Các thông tin liên quan đến vai trò của
NVXH trong các hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Trung tâm Sao Mai.
Người nghiên cứu chuẩn bị kỹ lưỡng các thông tin cần hỏi thông qua
các câu hỏi mở nhằm thu thập những thơng tin định tính phục vụ cho mục
đích nghiên cứu. Q trình phỏng vấn sâu được thực hiện dưới hình thức
cuộc nói chuyện giữa người nghiên cứu với NVXH, gia đình có trẻ đang
theo học tại trung tâm Sao Mai xoay quanh nội dung đề tài nghiên cứu. Từ
đó người nghiên cứu tìm hiểu, thu thập những thông tin mà các đối tượng
cung cấp. Kết quả của cuộc phỏng vấn sâu được sử dụng cho mục đích
nghiên cứu.
8.4. Phương pháp thống kê, xử lí số liệu
Sau khi kết thúc khảo sát, người nghiên cứu tiến hành thống kê và xử
lý kết quả từ phiếu điều tra. Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân
tích kết quả khảo sát bằng phương pháp tính tốn cơ bản để xử lý số liệu
thu thấp được từ các phiếu điều tra.

8


Người nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để xử lý kết quả
của những câu hỏi đóng và sử dụng phương pháp định tính đề khái quát tài

liệu liên quan đến đề tài
8.5. Phương pháp quan sát
Để việc nghiên cứu mang tính khách quan, người nghiên cứu sẽ:
- Quan sát cách làm việc của NVXH đối với các hoạt động hỗ trợ trẻ
tự kỷ
- Quan sát thái độ, phản hổi của gia đình trẻ đối với cách làm việc
của NVXH.
Mục đích của phương pháp quan sát nhằm thu thập và kiểm chứng,
xác thực thơng tin để có cái nhìn sâu sắc và toàn diện về đề tài nghiên cứu.
9. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Bài khóa luận gồm có 3 phần A, B, C tương ứng với các tên gọi:
Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và đề xuất/kiến nghị.
Trong đó phần B nội dung có 3 nội dung như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thực trạng vai trò của NVXH trong hoạt động hỗ trợ trẻ
tự kỷ tại trung tâm Sao Mai
- Chương 3: Những giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên xã hội
trong hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai

9


B: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1.
1.1.1.

Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm công tác xã hội


Công tác xã hội (CTXH) được xem như là một nghề mang tính
chuyên nghiệp ở nhiều quốc gia từ gần thế kỷ nay. CTXH tồn tại và hoạt
động khi xuất hiện những vấn đề cần giải quyết như tình trạng nghèo đói,
bất bình đẳng giới, và giúp đỡ những thành phần dễ bị tổn thương như trẻ
mồ côi, người tàn tật, trẻ đường phố, trẻ bị lạm dụng…
Tuy nhiên ở Việt Nam, CTXH thường được nghĩ như là một việc làm
từ thiện. Để cho thấy CTXH không phải là công việc đơn giản như cơng tác
từ thiện, cần có cái nhìn đầy đủ ý nghĩa về CTXH. Có khá nhiều định nghĩa
khác nhau về CTXH, dưới đây là một số định nghĩa về CTXH.
Theo Hiệp hội Quốc gia nhân viên công tác xã hội (NASW):” Công
tác xã hội là hoạt động nghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng
đồng để nhằm nâng cao hay khôi phục tiềm năng của họ để giúp họ thực
hiện chức năng xã hội và tạo ra các điều kiện xã hội phù hợp với các mục
tiêu của họ. Công tác xã hội tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang
tính hiệu quả và nhân đạo cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã
hội giúp họ tăng năng lực và cải thiện cuộc sống.” [14]
Hội đồng Đào tạo Công tác xã hội tại Mỹ( Council on Social Work
Education, 1959) định nghĩa:” Công tác xã hội là một nghề nhằm tăng
cường các chức năng xã hội của cá nhân hay nhóm người bằng những hoạt
động tập trung vào can thiệp mối quan hệ xã hội để thiết lập sự tương tác
giữa con người và mơi trường có hiệu quả”.[9, tr 14]
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị
Quốc tế Montreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc
đẩy sự thay đổi xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con
người, sự tăng quyền lực và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc
sống của họ ngày càng thoải mái và dễ chịu. Vận dụng các lý thuyết về
hành vi con người và các hệ thống xã hội. CTXH can thiệp ở những điểm
tương tác giữa con người và môi trường của họ.[14]
Theo cách hiểu của một số nhà nghiên cứu: Định nghĩa cổ điển:
CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng tự giúp. Nó khơng phải là một

10


hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thống
thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của
mình. [10]
Theo Quyết định số 32/2010/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển nghề cơng tác xã hội giai đoạn 2010- 2020 nêu rõ:
“CTXH góp phần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con
người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống
của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng, hạnh
phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến.” [2]
Từ những khái niệm trên, tơi sử dụng khái niệm CTXH trong khóa
luận này như sau: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao
năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội đồng thời thúc
đẩy mơi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá
nhân, gia đình, cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp
phần đảm bảo an sinh xã hội.”
1.1.2.

Khái niệm nhân viên xã hội

Thực tế, có nhiều cách được sử dụng để gọi người làm nghề Công
tác xã hội như: Nhân viên xã hội, Cán sự xã hội, Cán bộ xã hội, người trợ
giúp… Đối với các nước trên thế giới thường dùng phổ biến thuật ngữ là
Social Worker.
Nhân viên xã hội( social worker) được Hiệp hội các nhà công tác xã
hội chuyên nghiệp Quốc tế- IASW định nghĩa: “Nhân viên xã hội là người
được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng trong cơng tác xã hội, họ

có nhiệm vụ: Trợ giúp các đối tượng nâng cao khả năng giải quyết và đối
phó với vấn đề trong cuộc sống, tạo cơ hội để các đối tượng tiếp cận được
nguồn lực cần thiết, thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân
với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì
lợi ích của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua các hoạt động
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn”.[9,tr 141]
Ở hầu hết các nước có nền công tác xã hội đã khá phát triển, nhân
viên xã hội phải được đào tạo ít nhất từ trình độ đại học trở lên. Những
NVXH phải có bằng hành nghề mới được phép mở các cơ sở cung cấp dịch
vụ. NVXH được cấp bằng phải thi sát hạch bởi hội đồng nghề nghiệp và
11


được quản lý nghiêm ngặt với những quy định về kiểm tra định kì sau vài
năm hành nghề.
NVXH cần phải thực thi các hoạt động nghề nghiệp của mình như:
Trợ giúp cá nhân, gia đình giải quyết vấn đề khó khăn. Nối kết họ với các
dịch vụ và nguồn lực trong xã hội. Thúc đẩy sự cung cấp dịch vụ trợ giúp
và nguồn lực có hiệu quả. Tham gia vào xây dựng và hồn thiện hệ thống
chính sách an sinh xã hội.
Trong khóa luận này, NVXH tơi nghiên cứu là những giáo viên trực
tiếp giảng dạy tại trung tâm Sao Mai. Họ thực hiện các công việc cụ thể với
phụ huynh như kịp thời trao đổi để nắm bắt thông tin về trẻ, hiểu trẻ và
hồn cảnh gia đình; bàn bạc để cùng nhau xây dựng kế hoạch giáo dục cá
nhân cho trẻ; tư vấn để cha mẹ/người chăm sóc trẻ thực hành từng mục tiêu
của kế hoạch giáo dục cá nhân trong mơi trường với người thân gia đình;
cung cấp tài liệu và tập huấn, chia sẻ để trang bị thêm kiến thức cho phụ
huynh trong lĩnh vực này …
1.1.3.


Khái niệm vai trò

Vai trò thường là từ dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục
đích của sự vật, sự việc, hiện tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và một
mối quan hệ nào đó.
Theo Robertsons vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi,
quyền lợi và nghĩa vụ được gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Vai trò
xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy
đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người
đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với
việc thực hiện vai trò của họ. Mỗi cá nhân có vơ vàn vai trị, có bao nhiêu
mối quan hệ xã hội thì có bấy nhiêu vai trị xã hội. Mỗi cá nhân có nhiều vị
thế và vai trị khác nhau ở gia đình, ngồi xã hội… và tùy theo vai trị của
mình mà cá nhân sẽ có cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động với vai
trò mà cá nhân đảm trách. [6]
Thuật ngữ vai trò được dùng để xác định thành phần các mơ hình
văn hóa gắn liền với một địa vị cụ thể. Nó bao gồm tâm thế, giá trị hành vi
do xã hội gán cho bất cứ ai hoặc những người chiếm một vị trí cụ thể. Nó
bao gồm những kì vọng được hợp pháp hóa của những người giữ chức vụ
đối với hành vi người khác hướng đến họ. [11]
12


Có rất nhiều khái niệm về vai trị nhưng trong bài khóa luận này, tơi
sử dụng khái niệm: “Vai trị là một thuật ngữ dùng để nói về vị trí chức
năng, nhiệm vụ gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Nó là tập hợp các
mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể.
Mỗi cá nhân có vơ vàn vai trị, có bao nhiều mối quan hệ xã hội thì có bấy
nhiêu vai trị xã hội. Mỗi cá nhân có nhiều vị thế và vai trị khác nhau ở
gia đình, ngồi xã hội… và tùy theo vai trị của mình mà cá nhân sẽ có

cách ứng xử, hành vi, tác phong, hành động tương ứng với vai trò mà cá
nhân đảm trách.”
1.1.4.

Vai trò của nhân viên xã hội

Khi NVXH ở những vị trí xã hội khác nhau thì vai trị và các hoạt
động của họ cũng rất khác nhau, tùy theo chức năng và nhóm đối tượng mà
họ làm việc. Vai trò của NVXH là can thiệp vào cuộc sống của cá nhân, gia
đình, nhóm người có cùng vấn đề, cộng đồng và các hệ thống xã hội nhằm
hỗ trợ thân chủ đạt được sự thay đổi về mặt xã hội, giải quyết các vấn đề
trong các mối quan hệ với con người và con người nhằm nâng cao an sinh
xã hội.
Theo quan điểm của Feyerico (1973), người nhân viên xã hội có
những vai trị sau:
Vai trị là người vận động nguồn lực: Là người trợ giúp đối tượng( cá
nhân, gia đình, cộng đồng…) tìm kiếm nguồn lực( nội lực và ngoại lực)
cho giải quyết vấn đề. Nguồn lực có thể bao gồm về con người, về cơ sở
vật chất, về tài chính, kỹ thuật, thơng tin, sự ủng hộ về chính sách, chính trị
và quan điểm…
Vai trị là người kết nối- cịn gọi là trung gian: NVXH là người có
được những thơng tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho đối
tượng các dịch vụ, chính sách, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá
nhân, cơ quan tổ chức để họ tiếp cận với các nguồn lực, chính sách, tài
chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh trong giải quyết vấn đề.
Vai trò là người biện hộ: là người bảo vệ quyền lợi cho đối tượng để
họ được hưởng những dịch vụ, chính sách, quyền lợi của họ đặc biệt trong
những trường hợp họ bị từ chối những dịch vụ, chính sách lẽ ra họ được
hưởng.


13


Vai trò là người vận động/ hoạt động xã hội: là nhà vận động xã hội
tổ chức các hoạt động xã hội để biện hộ, bảo vệ quyền lợi cho đối tượng, cổ
vũ tuyên truyền.
Vai trò là người giáo dục: Là người cung cấp kiến thức kỹ năng liên
quan tới vấn đề họ cần giải quyết, nâng cao năng lực cho cá nhân, gia đình,
nhóm hay cộng đồng qua tập huấn, giáo dục cộng đồng để họ có hiểu biết
tự tin và tự mình nhìn nhận vấn đề đánh giá vấn đề phân tích và tìm kiếm
nguồn lực cho vấn đề cần giải quyết. NVXH có thể tổ chức các khóa tập
huấn cho người dân trong cộng đồng để cung cấp thông tin, kiến thức về
bảo vệ môi trường, về phịng chống bạo lực gia đình.
Vai trị người tạo sự thay đổi: Người NVXH được xem như người tạo
ra sự thay đổi cho cá nhân, giúp họ thay đổi suy nghĩ, thay đổi hành vi tiêu
cực hương tới những suy nghĩ và hành vi tốt đẹp hơn.
Vai trò là người tư vấn: NVXH tham gia như người cung cấp thông
tin tư vấn cho các đối tượng cần có thơng tin như thơng tin về chăm sóc sức
khỏe sinh sản, thơng tin về bảo vệ môi trường, dinh dưỡng cho người già
hay trẻ nhỏ… NVXH tư vấn, cung cấp thông tin cho cá nhân, gia đình cộng
đồng, làm việc với những nhà chun mơn khác để giúp họ có những dịch
vụ tốt hơn.
Vai trò là nhà tham vấn: NVXH trợ giúp gia đình và cá nhân tự mình
xem xét vấn đề và tự thay đổi.
Vai trò là người trợ giúp xây dựng và thực hiện kế hoạch cộng đồng:
trên cơ sở nhu cầu của cộng đồng đã được xác định, NVXH giúp cộng
đồng xây dựng chương trình hành động phù hợp với điều kiện và hoàn
cảnh, tiềm năng của cộng đồng để giải quyết vấn đề của cộng đồng. NVXH
được xem như người trợ giúp, xúc tác để tăng năng lực cho người dân tự
đánh giá nhu cầu, tự thiết kế chương trình hành động của cộng đồng một

cách rõ ràng như mục tiêu đạt tới gì, làm gì, ai làm, nguồn lực cần có gì và
ai tham gia theo dõi. Với phương châm đi từ dưới lên, không áp đặt các
hoạt động trợ giúp mới có sự tham gia tích cực và trách nhiệm của người
dân.
Vai trò là người chăm sóc, người trợ giúp: NVXH cịn được xem như
người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những cá nhân, gia đình khơng có
khả năng tự đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của mình và giải quyết vấn đề.
14


Vai trò là người xử lý dữ liệu: Với vai trò này, NVXH nhiều khi là
người nghiên cứu, thu thập thơng tin và phân tích thơng tin trên cơ sở tư
vấn cho đối tượng để họ đưa ra những quyết định đúng đắn.
Vai trị là người quản lý hành chính: NVXH khi này thực hiện
những công việc cần thiết cho việc quản lý các hoạt động, các chương
trình, lên kế hoạch và triển khai kế hoạch các chương trình dịch vụ cho cá
nhân, gia đình và cộng đồng. Thực hiện công tác đánh giá và báo cáo về sự
thực hiện cơng việc, chất lượng dịch vụ…
Vai trị người tìm hiểu, khám phá cộng đồng: NVXH đi vào cộng
đồng để xác định vấn đề của cộng đồng để đưa ra những kế hoạch trợ giúp.
Theo dõi, giới thiệu chuyển giao những dịch vụ cần thiết cho các nhóm đối
tượng trong cộng đồng. [9]
NVXH có rất nhiều vai trị khi thực hiện vị trí chức năng của mình
trong ngành nghề cơng tác xã hội. Họ có thể đảm nhiệm một hay nhiều vai
trị tùy thuộc vào cơng việc giao phó và vị trí mà họ đảm nhiệm. Trong
khóa luận này, tơi tập trung tìm hiểu về vai trị tư vấn, vai trị giáo dục và
vai trò kết nối của NVXH tại trung tâm Sao Mai.
1.1.5.

Khái niệm trẻ em


Trong các văn bản quốc tế và các chương trình của Liên Hợp quốc
sử dụng đồng thời cả hai khái niệm trẻ em và người chưa thành niên. Điều
1 Công ước của Liên Hợp quốc về Quyền trẻ em (United Nations
Convention on the rights of the child - CRC) có quy định như sau: Trong
phạm vi của Cơng ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm
hơn. Và tại Điều 2 trong Công ước số 182 - Cơng ước Nghiêm cấm và hành
động khẩn cấp xố bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, năm 1999
có quy định: Trong Cơng ước này, thuật ngữ “trẻ em” sẽ áp dụng cho tất cả
những người dưới 18 tuổi.
Pháp luật Việt Nam chưa có các qui định thống nhất về khái niệm trẻ
em trong từng ngành luật cụ thể. Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục
trẻ em 2005 của Việt Nam : “trẻ em quy định trong luật này là công dân
Việt Nam dưới 16 tuổi”. Theo Bộ luật dân sự 2005 thì trẻ em là những
người dưới 15 tuổi…. Theo pháp luật liên bang của Hoa kỳ thì “trẻ em là
người dưới 18 tuổi”
15


Nhìn chung mỗi nước có qui định khác nhau về độ tuổi để được coi
là trẻ em. Việc qui định độ tuổi ở mỗi quốc gia phụ thuộc vào sự phát triển
về thể chất, tâm sinh lý của trẻ em ở mỗi quốc gia. Do đó có những quốc
gia quy định độ tuổi thành niên sớm hơn hoặc trể hơn 18 tuổi như được xác
định trong công ước về quyền trẻ em.
Tuy độ tuổi được coi là trẻ em ở mỗi quốc gia khác nhau nhưng nhìn
chung trẻ em ở tất cả các quốc gia đều có các đặc điểm sau:
- Thể chất và trí tuệ chưa trưởng thành.
- Cần có sự chăm sóc, giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội cả về
mặt pháp lý.

Tóm lại, “Trẻ em” là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc
về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người.
Đó là những người chưa trưởng thành cả về thể chất và vị trí xã hội, cịn
non nớt cả về nhận thức và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được chăm sóc và
bảo vệ đặc biệt kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước và sau khi ra
đời.
1.1.6.

Trẻ tự kỷ

1.1.6.1. Khái niệm trẻ tự kỷ
Tự kỷ xuất phát từ chữ Hy lạp: Autism, nghĩa là tự động, tự thân
trong tâm thần học, được Bleuler sử dụng lần đầu tiên để chỉ một triệu
chứng cơ bản của bệnh tâm thần phân liệt. Triệu chứng tự kỷ là nét cơ bản
của các triệu chứng âm tính trong tâm thần phân liệt. Người bệnh mất đi
phần lớn các chức năng giao tiếp và tương tác với môi trường xã hội. Biểu
hiện như là thu kín vào bên trong, khó giao tiếp, khó tương tác.
Chứng tự kỷ ở trẻ em được phát hiện và mô tả tại Mỹ và Úc bởi Leo
Kanner (1943) và Hans Asperer (1944) dùng để chỉ một chứng bệnh (ngày
nay gọi là rối loạn) biểu hiện bằng sự sút kém nghiêm trọng và lan tỏa các
chức năng tâm thần trên các phương diện:
- Các chức năng tương tác xã hội kém phát triển nghiêm trọng
- Chức năng ngôn ngữ phát triển chậm và lệch lạc bất thường
- Hành vi và ứng xử nghèo nàn, định hình, lặp đi lặp lại
- Bệnh phát trước 36 tháng tuổi.
Năm 1969, Rutter đã đưa ra 4 đặc trưng chủ yếu của tự kỷ:
- Thiếu quan tâm và đáp ứng trong quan hệ xã hội
16



- Rối loạn ngôn ngữ: từ mức độ không lời nói đến lời nói lập dị
- Hành động, vận động dị thường: từ mức độ chơi hạn chế, cứng
nhắc, cho đến khn mẫu hành vi phức tạp mang tính nghi thức và thúc ép.
- Bệnh phát trước 30 tháng
Năm 1978. Hiệp hội quốc gia về bệnh tự kỷ ở Hoa Kỳ đã đưa ra định
nghĩa: tự kỷ là một hội chứng các hành vi biểu hiện trước 30 tháng tuổi với
những nét chủ yếu sau:
- Rối loạn tốc độ và trình tự phát triển.
- Rối loạn lời nói, ngơn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Rối loạn khả năng quan hệ với con người, sự vật, sự việc.
- Rối loạn đáp ứng với các kích thích giác quan.
Năm 2006, theo Keith Atkin, ông quan tâm đến rối loạn ở trẻ “ Hầu
hết trẻ tự kỷ có nét đặc trưng như: trải qua nhiều thời gian với những hành
vi ứng xử bối rối, xao động mà điều này khiến trẻ tự kỷ khác với những trẻ
bình thường khác. Chúng có thể nhìn chằm chằm vào khoảng khơng hàng
giờ, ném những đồ đạc một cách vô căn cứ trong cơn tức giận. Biểu lộ việc
khơng thích con người, thích những hành động bất thường một cách vô
thức. Trẻ thể hiện như đang sống trong thế giới của riêng mình. Một vài cá
nhân có năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vục nào đó như âm nhạc, mỹ
thuật…”
Ở Việt Nam cũng có một số tác giả đưa ra định nghĩa về trẻ tự kỷ
như sau:
Theo tác giả Nguyễn Văn Siêm và cộng sự: “Rối loạn tự kỷ ở trẻ nhỏ
là rối loạn hành vi của sự phát triển, đặc trưng bởi sự phát triển bất thường
xuất hiện rõ trước 3 tuổi, với rối loạn đặc thù trong ba lĩnh vực: tương tác
xã hội, giao tiếp, hành vi định hình và lặp lại.” [12]
Như vậy, có rất nhiều các khái niệm về tự kỷ nhưng chúng bổ sung
cho nhau để có cái nhìn tổng quát nhất về triệu chứng của tự kỷ.
Trong nghiên cứu này, tôi lựa chọn khái niệm tự kỷ là: “trẻ tự kỷ là
những trẻ có rối loạn phát triển lan tỏa phức tạp ở những lĩnh vực sau:

tương tác xã hội, ngơn ngữ, hành vi định hình lặp đi lặp lại, rối loạn cảm
giác. Những rối loạn này thường xuất hiện trước 36 tháng tuổi và có thể
kéo dài đến suốt cuộc đời trẻ. Có 5 phân nhóm của chẩn đoán trong phổ tự

17


kỷ: tự kỷ điển hình, hội chứng Asperger, rối loạn Rett, rối loạn phân rã ở trẻ
nhỏ, rối loạn phát triển lan tỏa- khơng điển hình.”
1.1.6.2. Nhu cầu của trẻ tự kỷ
Nhu cầu được giáo dục:
+ Nhu cầu lớn nhất của trẻ tự kỷ là được xã hội tiếp nhận như trẻ
bình thường. Trẻ càng học được nhiều kỹ năng thì càng dễ được xã
hội chấp nhận.
+ Nhu cầu được cung cấp những kiến thức văn hóa, kỹ năng tương
ứng nhắm giúp trẻ tự kỷ có được cơ hội tối đa để có thể sống độc lập và
phát triển đến mức cao nhất.
+ Giáo dục cần dựa trên khả năng riêng, môi trường sống và triển
vọng tương lai của đứa trẻ.
+ Chương trình học khơng chỉ hướng về các vấn đề học thuật mà nên
tập trung phát triển các kỹ năng xã hội nhằm thúc đẩy sự hòa nhập xã hội.
Đảm bảo chuẩn bị cho trẻ bước vào tương lai.
Nhu cầu được hướng dẫn về các kỹ năng cuộc sống
Chương trình thể hiện những đặc điểm của mơi trường trẻ sẽ sống,
làm việc và vui chơi sau khi rời trường. Cốt lõi của giáo dục là hướng trẻ
vào việc tự chăm sóc mình, biết quan hệ và giao tiếp với người khác. Vì
khả năng mỗi trẻ khác nhau nên chương trình dạy kỹ năng cuộc sống cho
mỗi trẻ cũng phải khác nhau. Được thể hiện bằng kế hoạch giáo dục cá
nhân. Những kỹ năng cần thiết đối với trẻ tự kỷ
+ Kỹ năng giao tiếp: Bao gồm cả việc nghe hiểu, diễn đạt thơng tin

bằng những hành vi có tính biểu tượng (lời nói, chữ viết, ngơn ngữ ký
hiệu..) hoặc những hành vi phi biểu tượng như nét mặt cử chỉ,cử động của
cơ thể.
+ Kỹ năng tự chăm sóc bản thân: vệ sinh, trang phục.
+ Sống tại nhà: các hoạt động hằng ngày tại gia đình, an tồn tại gia
đình, chăm sóc quần áo, ăn uống, an tồn nhà cửa, gìn giữ đồ đạc..Những
kỹ năng áp dụng trực tiếp vào cuộc sống hang ngày.
+ Sử dụng các phương tiện công cộng, bao gồm cả việc đi lại trong
cộng đồng
+ Sức khỏe an toàn: sức khỏe thể chất và vấn đề an tồn, phịng
bệnh, trị bệnh…
18


+ Nhu cầu được giải trí vui chơi, tự do lực chọn ưu tiên.
Nhu cầu được tôn trọng yêu thương
+ Nhu cầu được yêu thương được chấp nhận vô điều kiện, khơng
phân biệt đối xử. Q trình phát triển cũng sẽ bị chậm lại nếu trẻ không
được quan tâm.
1.1.6.3. Các phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ
Phương pháp ABA: ABA là ba chữ viết tắt: Applied Behaviour
Analysis (Ứng dụng phân tích hành vi). Biện pháp này được sáng tạo ra
dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt
đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem
kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có. Sau đó lựa chọn các bài tập,
các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu. Nội dung rèn luyện chung cũng
như của từng buổi sẽ liệt kê từng kỹ năng trong mọi lĩnh vực (giao tiếp, xã
hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi..) các kỹ năng này thường được
chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát
triển, từ đơn giản đến phức tạp.

Biện pháp TEACCH (Division of Treatment and Education of
Autistic and Children with Communication Handicaps): Biện pháp này là
định hướng điều trị và giáo dục trẻ tự kỷ và trẻ khuyết tật về giao tiếp. Các
kỹ năng học của trẻ được đánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo
dục. Teacch khác với tiêu chuẩn phát triển “bình thường” bắt đầu ở mức độ
của trẻ và giúp trẻ phát triển đến mức cao nhất có thể.
Biện pháp PECS (picture exchane communication system) –Cách
dạy PECS là từ những hình riêng lẻ trẻ sẽ xếp đặt thành câu nhiều chữ, đầu
tiên trẻ phải đưa bình nước cho cha mẹ để được uống nước, hay chỉ vào ly
nước dán trên cửa tủ lạnh, từ đó mở rộng dần những ý khác.
Biện pháp DIR – cùng chơi với trẻ ( Floor Time)
Biện pháp này được hai bác sĩ tâm thần nhi, Stanley Greenspan và Serena
Weider đề ra. Chương trình gồm ba yếu tố:
+ Dựa trên sự phát triển cảm xúc.
+ Sự khác biệt cá nhân.
+ Dựa trên mối quan hệ.
- Hoà nhập cảm giác ( SI –Sensory Intergration): Biện pháp này tập
trung vào giúp trẻ bớt nhạy cảm, giúp tổ chức lại thông tin cảm giác và
19


thường do những người hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu hoặc âm ngữ trị
liệu điều trị. Trị liệu hồ hợp thính giác giảm sự q nhạy cảm với âm
thanh bằng cách nghe nhiều loại âm thanh cao thấp. Hoặc kích thích trẻ
bằng áp lực mạnh để trẻ chịu đựng người khác hoặc là sự vật đụng chạm
đến mình.
Ngồi ra, người ta còn sử dụng một số biện pháp khác sau đây để trị
liệu cho trẻ tự kỷ.
Phương pháp OT (Occupatoin Therapy – hoạt động trị liệu): OT Đưa
ra những hỗ trợ cho trẻ tự kỷ mà có khó khăn trong các giác quan, vận

động, cơ lực và các kỹ năng thăng bằng. Dùng các kỹ thuật massage và cho
trẻ chơi trên bạt, lị xo, bóng cao su to, bể bơi…tất cả những thứ này được
dùng để trẻ trở nên nhận thức hơn về cơ thể mình và có khả năng sử dụng
cơ thể trong các cách khác nhau. Có thể thấy biện pháp này là tổng hợp của
biện pháp điều hoà cảm giác và tâm vận động.
Biện pháp COMPC (Communication Picture): Là biện pháp xuất
hiện lần đầu tiên ở Úc, nhằm dạy trẻ cách thức giao tiếp thông qua hình ảnh
bằng cách chụp những hình ảnh trẻ quan tâm thích thú, hình ảnh quen
thuộc, phong cảnh ở nơi trẻ đã đến. Với những hình ảnh trẻ thích và những
đồ vật quen thuộc sẽ gióp trẻ học tốt hơn.
Biện pháp PCS (Picture Communication Symbols): Đây là biện pháp
do Johonson, người Mỹ đưa ra năm 1981 với mục đích dạy trẻ hiểu những
ký hiệu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Biện pháp này
chủ yếu áp dụng cho những trẻ tự kỷ nặng, khơng có khả năng nói.
1.2.

Vai trò của Nhân viên xã hội tại Trung tâm Sao Mai

NVXH đang làm việc tại Trung tâm Sao Mai đảm nhận nhiều vai trị
khác nhau tùy vào vị trí làm việc, phân cơng cơng việc cho từng người, từng
phịng ban. Trẻ được tiếp nhận vào Trung tâm ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ
nhiều vùng miền khác nhau, với những dạng tật khác nhau. Do đó nhu cầu
và đặc điểm tâm lý cũng rất đa dạng và phức tạp. Những NVXH ở đây ln
cố gắng hết mình để hồn thành tốt vai trị cả mình và đáp ứng đầy đủ những
mong muốn và nguyện vọng của trẻ và gia đình trẻ. Trong các hoạt động
hàng ngày, hoạt động học tập và giải trí của trẻ, NVXH đóng vai trị là người
chăm sóc, giáo dục trẻ, cũng như là người cung cấp cho trẻ những kỹ năng
sống. NVXH còn đảm nhận vai trị kết nối nguồn lực với các chính sách,
20



nguồn lực để trẻ và gia đình có thể tiếp cận nhanh, kịp thời hơn. Ngồi ra,
NVXH cịn đảm nhận vai trò trợ giúp xây dựng kế hoạch và thực hiện kế
hoạch, hàng tháng sẽ cùng gia đình trẻ lên kế hoạch trợ giúp cho trẻ. Bên
cạnh đó, NVXH chính là người đại diện cho trẻ, thay mặt trẻ lên tiếng với
các cơ quan chức năng để bảo vệ quyền lợi cho trẻ và gia đình trẻ.
1.3.

Các hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ tại trung tâm Sao Mai

Tương ứng với mỗi hoạt động khác nhau, NVXH sẽ có những vai trò
khác nhau. Các hoạt động hỗ trợ trẻ tự kỷ và gia đình tại trung tâm Sao Mai
cũng rất đa dạng và phong phú. Bao gồm:
+ Hoạt động phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ
+ Dạy các kỹ năng cho trẻ như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng tự lập,
kỹ năng sống…
+ Dạy nghề và định hướng nghề nghiệp cho trẻ
+ Tư vấn giúp trẻ hòa nhập cộng đồng
+ Tư vấn cho phụ huynh cách chăm sóc và can thiệp với trẻ tại gia đình
+ Tập huấn cho phụ huynh kỹ năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ tự kỷ
+ Kết nối các trẻ đến với trung tâm y tế.
1.4.
1.4.1.

Các yếu tố tác động đến vai trò của nhân viên xã hội
Yếu tố khách quan

- Cơ sở hạ tầng nơi công tác: đảm bảo phù hợp với đặc thù công việc
đặc biệt, ảnh hưởng đến tâm lý của người làm CTXH và người được tư vấn
về các vấn đề xã hội. Có các phịng riêng biệt cho NVXH để có thể thực

hiện vai trị một cách hiệu quả nhất. Cơ sở hạ tầng nơi công tác không đáp
ứng đủ sẽ làm gia tăng khoảng cách giữa NVXH với đối tượng cần giúp
đỡ.
- Thu nhập: ảnh hưởng lớn đến việc có gắn bó lâu dài với nghề của
NVXH. Các trung tâm xã hội thường được đặt ở các thành phố lớn, chi phí
đắt đỏ, gây áp lực lên thu nhập của mỗi NVXH. Đặc biệt khi mà ngành
công tác xã hội tại Việt Nam vẫn chưa được phát triển. Để có vị trí làm việc
phù hợp và ổn định, mỗi nhân viên xã hội cần trải qua quá tình học tập, tìm
kiếm và làm việc với kinh nghiệm làm việc, vậy thu nhập phù hợp với yêu
cầu của họ cũng khơng dễ gì đáp ứng được.
21


- Vị trí làm việc: mỗi nhân viên xã hội có cơng việc đặc thù riêng,
người làm việc trong nhà, người phải đi lại nhiều. tuy nhiên có điểm chung,
họ là những người làm việc trực tiếp với con người, hàng ngày tiếp xúc với
các vấn đề cá nhân. Để có thể thăng tiến trong cơng việc cần mất rất nhiều
thời gian và công sức không ngừng bồi dưỡng kiến thức chun mơn, kiến
thức xã hội để có thể hồn thành tốt cơng việc của mình.
- Nguồn kinh phí: xã hội ngày càng phát triển, các vấn đề xã hội đã
được quan tâm đến nhiều hơn, tuy nhiên nguồn kinh phí cho mỗi dự án cịn
hạn hẹp, đặc biệt là kinh phí giành cho CTXH
- Dư luận xã hội: đã có những thay đổi về cách suy nghĩ của mọi
người về ngành cơng tác xã hội nhưng vẫn cịn là trở ngại lớn để các bạn
trẻ có thể tiếp cận và làm việc trong ngành này. Với định kiến ăn cơm nhà
vác tù và hàng tổng, tiếp cận với các mọi đối tượng trong xã hội, soi xét
việc đời tư của gia đình khác của những người chưa hiểu rõ về ngành khiến
khơng ít bạn phải bỏ dở cơng việc của mình.
1.4.2. Yếu tố chủ quan
- Trình độ học vấn: để đủ khả năng nghiên cứu chọn vẹn một vấn đề

xã hội, u cầu người NVXH phải có trình độ học vấn và kinh nghiệm làm
việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đủ thời gian và tiền bạc để theo
đến cùng; và thường để mất cơ hội việc làm.
- Sức khỏe: do đặc thù công việc làm việc với cường độ cao, ln
giữ bình tĩnh nên vấn đề sức khỏe được chú ý hàng đầu cho mỗi nhân viên
xã hội.
- Thái độ: làm việc với trẻ đã khó, làm việc với trẻ đặc biệt cịn khó
hơn, u cầu người NVXH có những tố chất hơn người mà khơng phải ai
cũng có được để đồng hành cùng cơng việc.
- Sự tương tác giữa trẻ và NVXH: không phải bất kì ai cũng có được
sự u mến của trẻ, và khơng phải ai cũng có đủ khả năng tương tác với trẻ,
tự bản thân mỗi người NVXH phải có cách khắc phục.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Qua chương 1 người nghiên cứu đã nêu ra một số khái niệm cơ bản
của đề tài, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận của nội dung nghiên cứu.
22


×