Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Một số vấn đề bất cập của luật phòng, chống bạo lực gia đình và định hướng giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 14 trang )

r

r

A

F

_

__

F

Một sơ vân đê bât cập của Luật Phịng, chơng
I1 ạo lực gia đình và định hướng giải pháp
Trần Tuyết Ánh
*
*,Nguyễn Hồi Sơn", Hà Thị Thanh Tuyền
***

Tóm tắt: Luật Phịng, chống bạo lực gia đình được Quốc hội khóa XII thơng
qua ngày 21 tháng 11 năm 2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm
2008. Luật được ban hành và thực thi đã mang lại những kết quả nhất định
trong cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, bạo lực gia đình vẫn
là một vấn nạn xã hội của Việt Nam. Những vụ việc bạo lực gia đình được
phát hiện, xử lý chỉ là phần nồi của tảng băng chìm rất lớn và bạo lực gia đình
vẫn là vấn đề khó nói, nhạy cảm, khép kín đằng sau cánh cửa của khơng ít gia
đình. Một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do Luật Phịng,
chống bạo lực gia đình tồn tại nhiều bất cập, cả về nội dung lẫn quá trình thực
thi trong đời sống. Bài viết này phân tích những bất cập đó và thảo luận về


một số định hướng giải pháp nhằm sửa đổi, bổ sung Luật để phù hợp với thực

tiễn ở Việt Nam1.

* TS., Vị Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
" ThS.,1 rụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thệ thao và Du lịch.
*** CN.,1 rụ Gia đình, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1 Bài viết là sản phẩm của Đe tài nghiên cứu khoa học và cơng nghệ cấp Bộ “Thực hiện Luật
phịng, ct ống bạo lực gia đình ở Việt Nam - Thực ưạng và giải pháp.


18

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

chương của Liên hợp quốc về quyền con người, thê hiện sự cam kết mạnh mè
của Đảng và Nhà nước ta trong thực hiện các điều ước quốc tế, kiên quyết
đấu tranh chống lại những hành vi tiêu cực trái với giá trị vãn hóa truyền

thống tốt đẹp của gia đình, xóa bỏ những hủ tục, tư tưởng lạc hậu để xây dựng
gia đình Việt Nam no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Sau gần 15 năm
thực hiện, Luật đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức trong phịng, chống
bạo lực gia đình, góp phần bảo vệ người bị bạo lực gia đình, xử lý các hành
vi bạo lực gia đình, vi phạm pháp luật trong phịng, chống bạo lực gia đình,
nâng cao bình đẳng giới trong gia đình.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong q trình thực hiện,
bạo lực gia đình vẫn cịn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam. Nhiều
vụ việc xuất hiện những hành vi bạo lực gia đình có mức độ gây hại nghiêm
trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi, khó lường và khó xử lý bằng các quy định
pháp luật hiện hành. Dữ liệu thống kê, nghiên cứu về bạo lực gia đình do các

cơ quan, tổ chức thực hiện cho thấy những bức tranh hết sức phức tạp, thậm

chí cịn mâu thuần với nhau. Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh thành, trong giai đoạn 2009-2021,
tổng số vụ bạo lực gia đình các địa phương đã phát hiện trên cả nước là
324.641 vụ. Trong giai đoạn này, số vụ bạo lực gia đình giảm dần qua các
năm: năm 2009 là 53.206 vụ, giảm xuống còn 19.274 vụ trong năm 2015 và

4.967 vụ trong năm 2021.
Trong khi đó, Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỳ Dân số Liên hợp quốc tại
Việt Nam thực hiện năm 2019, cơng bố năm 2020 cho thấy, năm 2019, có
31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ
lúc điều tra), cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể
xác/hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể
xác và/hoặc tình dục khơng tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự
giúp đỡ của cơng an. Kết quả điều tra này cho thấy năm 2019, bạo lực gia

đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012). So với
số liệu của cuộc Điều tra được thực hiện năm 2009 thì số vụ bạo lực gia đình
ở Việt Nam cịn tăng lên.

Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng hơn, đa dạng hơn, phức
tạp hơn đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình,
gây ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Nếu khơng được giải quyết kịp thời,
bạo lực gia đình sẽ đe dọa đến sự phát triển bền vững của gia đình, làm xói mịn


Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Sơn, Hà Thị Thanh Tuyền


19

cá(f giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, làm suy yểu động lực phát
triện và là rào cản đối với tiến trình phát triển bền vừng của đất nước.
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng nêu trên là do các quy
định, chính sách trong Luật Phịng, chống bạo lực gia đình hiện hành cịn tồn tại
nhiêu bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai
đoạn hiện nay. Quá trình thi hành Luật cũng xuất hiện nhiều hạn chế, đặc biệt là

vẩn đề trách nhiệm và công tác phối hợp liên ngành trong phịng, chống bạo lực
gia' ìình. Điều này một phần xuất phát từ công tác tổ chức, triển khai thực hiện
của :ác địa phương, song cũng do Luật hiện hành cịn thiếu các nội dung, chính
sáchl quy định phù họp. Bên cạnh đó, nhiều chủ trương, chính sách quan trọng
của Đảng và Nhà nước được ban hành trong thời gian qua cũng cần phải được
cụ thể hóa trong Luật phịng, chống bạo lực gia đình.

2. Một số bất cập về nội dung của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
2.1. về thuật ngữ, khái niệm
Trong Luật PCBLGĐ hiện hành, một số khái niệm chưa được làm rõ, dẫn
đến nnững cách hiểu khác nhau trong quá trình tổ chức thực hiện. Đơn cừ khái
niệm BLGĐ theo Luật hiện hành quy định “là hành vi cố ý của thành viên gia
đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tốn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối
với thanh viên khác trong gia đình”. Định nghĩa này chưa đề cập rõ vấn đề bạo
lực tin 1 dục. Hành vi bạo lực tình dục đã diễn ra ở nhiều khu vực, xuất hiện trong
các tầi Ig lóp xã hội tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, Luật hiện
hành cũng thiếu một số khái niệm quan trọng khác như bạo lực trên cơ sở giới,
cấm tií:p
'] XÚC, phát tán thông tin đời tư vê người bị bạo lực gia đình, người có
nguy C7 cao gây BLGĐ. Đa số các Luật của Việt Nam hiện nay đều có điều
khoản quy định về giải thích từ ngữ trong luật.


Nã hội Việt Nam đã xuất hiện một số dạng thức BLGĐ mới mà Luật hiện
hành chia xác định, đề cập. Khoản 1, Điều 2 của Luật hiện hành quy định 9 nhóm
hành vi bạo lực gia đình song chưa đề cập đến những hành vi như: “Có thu nhập mà

khơng đong góp tài chính hoặc ép thành viên gia đình đóng góp tài chính q khả
năng của họ; Kiểm sốt tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình
trạng phụ thuộc về tài chính; Phân biệt giới tính, định kiến giới và các đặc trưng cá
nhân của thành viên gia đình liên quan đến giới; Cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình
ảnh, đọc các nội dung, trình diễn hành vi khiêu dâm, kích thích bạo lực và vi phạm
pháp luật ’. Đây là những hành vi đã xuất hiện ở Việt Nam và gây ra những hậu quả
nghiêm trọng cho nhiều cá nhân, gia đình và xã hội. Nhận diện chưa đầy đủ về hành


20

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

vi BLGĐ khiến nhận thức về BLGĐ khác nhau ở các cấp, các ngành và người dân.
Từ đó dẫn đến những bất cập trong việc triên khai các biện pháp PCBLGĐ và thu

thập thơng tin về BLGĐ.

2.2. về phịng, chổng bạo lực gia đình
Chương II Luật hiện hành quy định về phịng ngừa bạo lực gia đình với ba
mục chính gồm: (1) Thơng tin, tun truyền về phịng, chống bạo lực gia đình;
(2) Hịa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; (3) Tư vấn, góp
ý, phê bình trong cộng đồng dân cư về phịng ngừa bạo lực gia đình, về mặt cấu

trúc, cách phân chia này chú trọng vào việc phịng BLGĐ, trong khi đó các nội

dung về chống BLGĐ còn mờ nhạt.
về mặt nội dung, thực tiễn công tác PCBLGĐ đã cho thấy bên cạnh thơng
tin, truyền thơng về BLGĐ thì giáo dục kiến thức pháp luật, kỹ năng xử lý liên
quan đến BLGĐ là hết sức quan trọng. Trong đó, những nội dung cần bổ sung so
với Luật hiện hành gồm: Nhận diện hành vi bạo lực gia đình; hậu quả của bạo lực
gia đình; Thơng tin về mặt trái của cơng nghệ - thơng làm gia tăng nguy cơ bạo
lực gia đình; Ảnh hưởng của nghiện rượu, bia, sử dụng ma túy, chất gây nghiện,
các tệ nạn xã hội đến bạo lực gia đình; chú trọng giáo dục người gây BLGĐ. Đặc
biệt cần tập trung vào các nguyên nhân gây BLGĐ.

Mục 2 và Mục 3 Luật hiện hành quy định các nội dung về “Hòa giải mâu
thuần, tranh chấp giữa các thành viên gia đình và Tư vấn, góp ý, phê bình trong
cộng đồng dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình”. Trong khi đó, về bản chất,
tư vấn và hịa giải là biện pháp phòng ngừa BLGĐ và phòng ngừa tái diễn BLGĐ,
không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc bạo lực gia đình. Quá trình thực hiện
Luật cho thấy cơng tác hịa giải trong PCBLGĐ cũng chưa phát huy được hiệu
quả. Khi nào thì phải xừ lý một tình huống bằng hịa giải và khi nào thì cần các
biện pháp khác chưa được quy định rõ trong Luật. Luật cũng thiếu các quy định
về tiêu chí (trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức) của hòa giải viên, tổ hòa giải
và tư vấn viên. Do vậy, thứ nhất, cần đưa hịa giải và tư vấn vào nhóm các biện
pháp phòng ngừa BLGĐ. Thứ hai, cần phân chia rõ các cấp độ của hoạt động
hòa giải, tư vấn BLGĐ (ngăn ngừa, ngăn chặn BLGĐ và sau khi đã xử lý BLGĐ).
Thứ ba, quy định cụ thể về tiêu chuẩn với hòa giải viên trong phòng, chống bạo
lực gia đình. Đối với hoạt động tư vấn, cần làm rõ nội dung tư vấn, đối tượng
được tư vấn cũng như phân định rõ hoạt động tư vấn tại cộng đồng và hoạt động
tư vấn tại các cơ sở.

Theo phân tích ở trên, mục 3 “Tư vấn, góp ý, phê bình trong cộng đồng
dân cư về phòng ngừa bạo lực gia đình” cần cấu trúc lại theo hướng các biện



Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Son, Hà Thị Thanh Tuyền

21

pháp phịng, chống BLGĐ. Các biện pháp này bao gồm: góp ý, phê binh người
cói hành vi bạo lực gia đình (kế thừa Luật hiện hành); cung cấp kiến thức pháp
luat cho người có hành vi bạo lực; kiểm sốt hành vi cho người có nguy cơ cao
gây bạo lực gia đình; hồ trợ cai nghiện rượu, bia đối với trường hợp gây bạo
lực gia đình; xây dựng mơ hình phịng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng;
đố thoại, giám sát người có hành vi bạo lực gia đình. Đây chính là những
khoảng trống cần bố sung của Luật hiện hành để nội dung phòng, chống BLGĐ

đáp ứng được yêu cầu thực tiễn ở Việt Nam hiện nay cũng như phù hợp với xu
thế chung của thế giới.
2.3. về bảo vệ, hỗ trợ trong phịng, chống bạo lực gia đình
Luật hiện hành quy định các biện pháp bảo vệ, hồ trợ nạn nhân BLGĐ
(Mục 1) và Cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ (Mục 2) tại Chương III về Bảo vệ
và 1 Ồ trợ nạn nhân BLGĐ. Các quy định này đã bộc lộ nhiều bất cập trong
quá trình thực thi. Các thủ tục hành chính và điều kiện để xử lý vụ việc
BLGrĐ còn khá phức tạp. Nhiều nạn nhân BLGĐ ngại tiếp xúc với chính
qun vì khơng biết phải trình bày thế nào và bị người gây bạo lực đe dọa nếu
viết lơn hoặc tố cáo. Quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực PCBLGĐ

hiệnI đang mâu thuẫn với Bộ Luật Hình sự. Tội làm nhục người khác được
quy!định cụ thể tại Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau: Người nào xúc phạm
nghiém trọng nhân phẩm, danh dự của người khác bị phạt cảnh cáo, phạt tiền
tư 10..000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ
đến 0)3 năm. Bạo lực về tinh thần là một dạng làm nhục người khác. Theo quy
định ại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt tiền chỉ từ 500.000

đồng ỉến 1.500.000 đồng.

dinh thức phạt tiền đối với người có hành vi BLGĐ chưa được quy định
cụ thể Trong nhiều trường hợp, nạn nhân bạo lực là người đứng ra nộp phạt và
số tiền) nộp phạt lấy từ tài sản chung của gia đình. Điều này khiến cho nạn nhân
không muốn tố cáo hành vi BLGĐ trong lần tiếp theo và cũng không giúp cho
việc răn đe, giáo dục với thủ phạm. Nhiều quốc gia trên thế giới quy định tiền
nộp phht vi phạm BLGĐ phải lấy từ tiền riêng của thủ phạm và hạn chế việc sử
dụng cốc biện pháp phạt bằng tiền thay cho việc kết án. Hơn nữa, việc phạt tiền
chỉ là một phần của hình phạt dành cho các hành vi BLGĐ.
Mặt khác, trong hoạt động PCBLGĐ, bên cạnh người bị BLGĐ, cân bảo
vệ và ho trợ các nhóm đối tượng khác như người tham gia công tác PCBLGĐ
(đặc biệt là người trực tiếp ngăn chặn, xừ lý vụ việc BLGĐ). Đây là nội dung
còn thiêu trong Luật hiện hành. Việc phát hiện, báo tin về BLGĐ quy định tại


22

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

Điều 18 Luật hiện hành cũng chưa làm rõ nội dung về trách nhiệm xác minh, xử
lý tin báo về vụ việc BLGĐ. Thực tiễn cho thấy đây là một bước rất quan trọng,
ảnh hưởng tới tính kịp thời và hiệu quả của việc ngăn chặn, xử lý vụ việc BLGĐ.
Do đó, cần cấu trúc lại nội dung báo tin và phân loại vụ việc BLGĐ theo hướng
“quy trình” và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.

Đối với các nội dung về bảo vệ, hỗ trợ người bị BLGĐ, Luật hiện hành quy
định các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ được áp dụng kịp thời để bảo vệ nạn nhân
bạo lực gia đình, chấm dứt hành vi bạo lực gia đình, giảm thiểu hậu quả do hành
vi bạo lực gây ra, bao gồm: a) Buộc chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; b)

Cấp cứu nạn nhân bạo lực gia đình; c) Các biện pháp ngăn chặn theo quy định của
pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc pháp luật về tố tụng hình sự đối với
người có hành vi bạo lực gia đình; d) cấm người có hành vi bạo lực gia đình đến
gần nạn nhân; sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện thơng tin khác để có hành
vi bạo lực với nạn nhân (sau đây gọi là biện pháp cấm tiếp xúc). Tuy nhiên, các
biện pháp này thiếu khả thi trong thực tiễn, đặc biệt là các biện pháp quy định tại
điểm c. Nhiều người bị BLGĐ ngại tiếp xúc với chính quyền vì khơng biết phải
trình bày thế nào và bị người gây bạo lực đe dọa nếu viết đơn hoặc tố cáo. Biện
pháp cấm tiếp xúc trong Luật hiện hành cịn mang nặng yếu tố mệnh lệnh hành
chính, các điều kiện để áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc chính là rào cản để chính

quyền địa phương thực thi nhiệm vụ. Đây là một trong những lý do trong khoảng
thời gian từ nãm 2012 đến năm 2020 toàn quốc chỉ áp dụng cấm tiếp xúc được
4.393 trường hợp. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy khi chính quyền áp
dụng biện pháp bảo vệ người bị bạo lực thông qua biện pháp cấm tiếp xúc thì
người bị bạo lực được quyền lựa chọn về chỗ ở của mình và thơng thường người
có hành vi bạo lực thường là người phải ra khởi nhà.

Bên cạnh đó, các biện pháp cấm tiếp xúc cũng chưa thực sự bảo vệ nạn
nhân BLGĐ. Khi áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc thì nạn nhân là người phải
ra khỏi nhà trong khi họ thường là người yếu thế (phụ nữ, trẻ em, người cao
tuôi). Từ đó dẫn đến việc nạn nhân có thể phải chịu bạo lực kép từ gia đình
và cả xã hội. Các cơ sở y tế ở Việt Nam hiện nay chưa có phân khu riêng dành
cho nạn nhân BLGĐ nên khơng đảm bảo được tính bí mật, riêng tư cho nạn
nhân. Do vậy, biện pháp cấm tiếp xúc cần được quy định trong Luật PCBLGĐ
sửa đổi theo hướng làm rõ thẩm quyền ban hành quyết định và giám sát việc
thực hiện.
Nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý, người làm cơng tác
PCBLGĐ cho rằng cần có quy định cụ thể về việc yêu cầu người có hành vi



Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Son, Hà Thị Thanh Tuyền

23

bao lực gia đình đến trụ sở Cơng an cấp xã nơi xảy ra vụ việc bạo lực gia đình
hoặc cử công an viên đến nhà để làm việc với người gây bạo lực gia đình.
Noi dung này vừa giúp ngăn chặn vụ việc BLGĐ, bảo vệ người bị BLGĐ,
vựa có tính răn đe, giáo dục người gây BLGĐ và nâng cao nhận thức, thái độ
cua cộng đồng.
Đối với nội dung cơ sở hồ trợ người bị BLGĐ, cho đến nay chưa có địa

phương nào thành lập được các “cơ sở trợ giúp nạn nhân BLGĐ” theo đúng
quy định của Luật hiện hành. Năm 2009, Bộ VHTTDL đã khởi động dự án
thí điểm xây dựng cơ sở hồ trợ nạn nhân BLGĐ bằng nguồn kinh phí của nhà
nươc và nguồn khác (nếu có) làm mơ hình mẫu để triển khai trên diện rộng.
Song, dự án không được triển khai do không có kinh phí thực hiện. Tương tự
như Trung ương, các địa phương cũng khơng bố trí được kinh phí để xây
dựng và vận hành cơ sở này. Bên cạnh đó, đầu tư để xây dựng và vận hành
cơ sở hồ trợ nạn nhân BLGĐ, cơ sở tư vấn về PCBLGĐ ngồi kinh phí đầu
tư Han đầu lớn cịn phải có kinh phí để duy trì hoạt động thường xun. Việc
trợ biúp nạn nhân BLGĐ hiện nay khơng được thu phí (phi lợi nhuận). Các
chính sách xã hội hóa chưa thu hút sự tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp
trong xây dựng vận hành các cơ sở nói trên.

Mặt khác, điều kiện đảm bảo, đặc biệt là kinh phí cũng không được hỗ
trợ rhư quy định của pháp luật hiện hành. Các cơ sở khám bệnh, cơ sở chữa
bệnh hiện nay cũng chưa có kinh phí dự phịng để trợ giúp nạn nhân BLGĐ,
các nhân viên y tế cũng chưa được đào tạo chun mơn chăm sóc sức khỏe cho


bệnh nhân là nạn nhân BLGĐ. Cơ sở bảo trợ xã hội hiện nay cũng gặp tình
trạng tương tự. Việc quy định đối tượng nạn nhân BLGĐ tham gia hoạt động
bảo ti ợ xã hội nhưng khơng có những quy định đặc thù cho nhóm đối tượng
này cung như có chính sách về tài chính, về đào tạo nhân lực dẫn đến việc hồ
trợ nạn nhân BLGĐ tại các cơ sở này chưa thực sự hiệu quả. Các chính sách
của Nhà nước với địa chỉ tin cậy ở cộng đồng đến nay hầu như chưa được các
địa phương thực hiện.

3o vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động hồ trợ, tư vấn về PCBLGĐ ở
Việt Nam hiện nay cần sửa đồi những quy định chưa phù hợp với thực tiền nêu
trên trong Luật hiện hành.

2.4. về các điều kiện đảm bảo cho hoạt độngphịng, chống bạo lực gia đình
Thứ nhất, quy định về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động PCBLGĐ còn
quy định khá tản mác trong Luật hiện hành. Thứ hai, chưa đưa ra các quy định
cụ thể về nội dung quản lý nhà nước về PCBLGĐ và quy định trách nhiệm của


24

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

người đứng đầu cơ quan, tồ chức trong thực thi nhiệm vụ PCBLGĐ. Trong khi
đó, một sổ Luật của Việt Nam quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, địa phương như Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 có
quy định chi tiết nội dung này tại Điều 6; Luật Phòng, chống tác hại của rượu,
bia năm 2019 quy định vấn đề này tại Điều 33.

Điều 6 của Luật hiện hành quy định khá chung chung về kinh phí cho
hoạt động PCBLGĐ. Trong khi đó, các Luật Phịng, chống tác hại của thuốc lá

2012 và Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định rất chi
tiết, cụ the về việc thành lập Quỹ (ví dụ phịng, chống tác hại của thuốc lá),
mục đích và nhiệm vụ của Quỹ và nguồn hình thành và nguyên tắc sử dụng
Quỳ. Luật Du lịch 2017 cũng có quy định rõ về kinh phí tại các Điều 70; Thành
lập Quỳ hồ trợ phát triển du lịch tại Điều 71; Mục đích của Quỳ hỗ trợ phát
triển du lịch, Điều 72. Trong Luật Giáo dục 2019 có cả một Chương VII về
Đầu tư và Tài chính trong giáo dục, quy định về nguồn tài chính đầu tư cho
giáo dục, ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục, đặc biệt quy định rõ “Nhà
nước ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm ngân sách
nhà nước chi cho giáo dục, đào tạo tối thiểu là 20% tổng chi ngân sách nhà
nước” tại khoản 1 Điều 96 Luật Giáo dục 2019.

Trong thực tế có nhiều trường hợp người tham gia can ngăn hành vi BLGĐ
bị thiệt hại về tài sản, thậm chí nguy hiểm tính mạng nhưng người có hành vi
bạo lực khơng có khả năng đền bù thiệt hại. Tuy nhiên, chưa có quy định về hỗ
trợ đền bù thiệt hại cho những trường hợp kể trên, khiến công tác PCBLGĐ khó

huy động sự tham gia của tồn xã hội.

Do đó, Luật PCBLGĐ sửa đổi cần có các quy định về quỹ hồ trợ người bị
BLGĐ. Quỳ này nhằm mục đích vận động sự đóng góp tự nguyện của cơ quan,
tố chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoài, viện trợ quốc tế và hồ trợ của ngân
sách nhà nước trong trường hợp cần thiết đế thực hiện các mục tiêu về phịng,
chống bạo lực gia đình được Nhà nước ưu tiên.

Mặt khác, Luật PCBLGĐ hiện nay cũng chưa có quy định về đường dây
nóng quốc gia PCBLGĐ. Trong những năm qua, Đường dây nóng phịng chống
mua bán người (trên nền tảng Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111)
đã thực hiện tốt chức năng tiếp nhận thông tin, tư vấn và chuyển tuyến để giải
cứu và hồ trợ cho các nạn nhân của mua bán người. Điều này cho thấy cần xây

dựng và tích hợp “Đường dây quốc gia phịng, chống bạo lực gia đình” trên nền
tảng Tổng đài 111” để tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ,
hành vi bạo lực gia đình”.


Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Sơn, Hà Thị Thanh Tuyền

25

3 Bất cập trong q trình thực thi Luật Phịng, chống bạo lực gia đình
3.1. Trách nhiệm trong phịng, chống bạo lực gia đình

Trong 14 năm thực thi Luật, cơng tác PCBLGĐ đã đạt được những kết
qua nhất định. Tuy nhiên, kết quả của các địa phương có những khác biệt
tương đối. Những địa phương có người đứng đầu cơ quan, tổ chức quan tâm

nhỉều đến cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình thì các hoạt động phịng,
chóng bạo lực gia đình được triển khai và đem lại những hiệu quả tích cực.
Kết quả nghiên cứu về bạo lực gia đình những năm gần đây cho thấy, những
địa bàn có triển khai Mơ hình Phịng, chống bạo lực gia đình thì số vụ bạo
lực gia đình giảm hơn so với những địa bàn khơng triển khai mơ hình (Đặng
Thị Hoa, 2020).
Kiểm tra cơng tác thi hành pháp luật về phịng, chống bạo lực gia đình, kết
quả cho thấy, nhiều đơn vị còn chưa thực hiện tốt trách nhiệm trong thi hành
Luậi về PCBLGĐ, đặc biệt là hoạt động báo cáo, thống kê về bạo lực gia đình
cịn ph ưa thường xun (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2020b).

Cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình hiện nay chưa thực sự được cấp
ủy E ảng, chính quyền một số địa phương quan tâm. Một sổ ủy ban nhân dân
chưa nhận thức rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về phịng, chống bạo lực gia

đinh, Bạo lực gia đình thường bị che giấu đằng sau cánh cửa mỗi gia đình, vì

vậy C ê nẳm thơng tin vể bạo lực gia đình phải có mạng lưới cộng tác viên tại
cộng íồng dân cư. Đội ngũ công chức được giao triển khai nhiệm vụ về cơng tác
phịng, chống bạo lực gia đình hiện nay theo hình thức kiêm nhiệm, chưa có cơng
chức chun trách về phịng, chống bạo lực gia đình, đặc biệt cấp xã, phịng
chống bạo lực gia đình khơng được giao trong nhiệm vụ chun mơn (Theo
thơngìtư số 06/2012/TT-BNV).
3.2. về báo cảo, thông tin và truyền thông

Hiện nay, việc tổng hợp thông tin về bạo lực gia đỉnh được thực hiện
theo n^ành dọc. Mồi cơ quan, tổ chức có cách tổng hợp theo đối tượng và
chức năng, nhiệm vụ của cơ quan/tổ chức nhưng chưa có sự chia sẻ số liệu
giữa ci. c ngành dần đến sự rời rạc và khơng the khái qt được số liệu chung
cho tìn|h hình bạo lực gia đình ở nước ta hiện nay. Ví dụ, các cơ quan như
Tịa ánl Cơng an, Y tế, ủy ban nhân dân (thông qua ngành VHTTDL), Tư
pháp cung tổng hợp, báo cáo. Song, có những vụ bạo lực có 1 hoặc 2 hoặc 3
trong sị 5 cơ quan nêu trên tổng hợp. Thực trạng này dẫn đến sự giao thoa,
chồng chéo số liệu giữa các ngành.


26

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

Cơ sở dữ liệu về phòng, chống bạo lực gia đình là căn cứ quan trọng để
làm cơ sở xây dựng và triển khai chính sách về phịng, chống bạo lực gia đình.
Dừ liệu được tổng hợp chính thống từ các địa phương bị sai số ngay từ bước đầu
thu thập thi những cơng đoạn tiếp theo có thực hiện chính xác cũng khơng có giá
trị sử dụng. Việc sử dụng dữ liệu sai để hoạch định chính sách sẽ cho kết quả là

chính sách sai, khơng phù hợp với thực tiễn và gây ảnh hưởng đến uy tín của
Đảng, Nhà nước. Vì vậy, sau hơn 14 năm triển khai thi hành Luật Phịng, chống
bạo lực gia đình, đển nay, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn chưa có được
một bộ số liệu chính thống phục vụ cho công tác tham mưu, quản lý nhà nước là
một trong những hạn chế lớn nhất của ngành.
Công tác truyền thơng và giáo dục về BLGĐ cịn hạn chế và chưa phát huy
được hiệu quả do thiếu tài liệu tập huấn, tài liệu truyền thông và đội ngũ báo cáo
viên (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2020a). Mặt khác, trên thực tế, nội dung
về PCBLGĐ cũng chưa được đưa vào các chương trình giáo dục chính thức trong
khi các khóa đào tạo về kỳ năng sống, quyền con người, bình đắng giới,
PCBLGĐ cịn manh mún, thiếu sự đồng bộ và bài bản.

4. Thảo luận và kết luận
Những phân tích nêu trên cho thấy Luật Phịng, chống bạo lực gia đình nên
tập trung sửa đổi một số vấn đề trên tinh thần kế thừa các nội dung của luật hiện
hành. Việc sửa đổi trước hết cần dựa trên quan điểm tiếp tục thể chế hóa đầy đủ
các chủ trương của Đảng về gia đình, trực tiếp là Chỉ thị số 06-CT/TW ngày
24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với cơng tác xây dựng gia đình trong tình hình mới; Nghị quyết số 33-NQ/TW
ngày 09 tháng 6 năm 2014 cùa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về
xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vừng đất nước cũng như Văn kiện Đại hội Đảng tồn quốc khóa XIII
cũng đề ra các quan điểm, chủ trương, giải pháp cụ thể cho việc thực hiện các
biện pháp phát triển gia đình hạnh phúc, bền vững và thực hiện phòng, chống
bạo lực gia đình tồn diện, khả thi, có hiệu quả.

Hai là, bảo đảm phù hợp với chủ trương, quan điểm của Đảng về hoàn
thiện hệ thống pháp luật, xây dựng gia đình Việt Nam và phịng, chống bạo lực
gia đình trong tình hình mới; cụ thể hóa đầy đủ, chính xác nội dung, quy định
của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, xây dựng và phát

triển gia đình, bảo vệ các đối tượng yếu thế ngay trong mồi gia đình; bảo đảm
thiết lập các nguyên tắc và biện pháp phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã

hội của Việt Nam.


Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Son, Hà Thị Thanh Tuyền

27

Ba là, tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia,
bản đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù họp giữa các cam kết quốc tế và
tilth hình thực tiễn của Việt Nam.
Bốn là, kế thừa đầy đủ các chế định cơ bản của Luật hiện hành cịn phù

hợp, có điều chỉnh, sửa đổi để khắc phục những vướng mắc, bất cập và bổ sung
nhiíng vấn đề mới phát sinh.
Cụ thể, về thuật ngữ, khái niệm, Luật Phòng, chống bạo lực cần được hiệu
chỉnh, bơ sung các khái niệm quan trọng, có mục giải thích từ ngữ rõ ràng, dễ
hiểu, về phịng, chống BLGĐ, Luật cần sửa đổi, bổ sung các nội dung về phịng,
chố g BLGĐ, chú trọng đến cơng tác giáo dục về BLGĐ; quy định rõ nguyên
tăc, jhạm vi, cấp độ, đối tượng, tiêu chuẩn, chủ thể của hoạt động tư vấn, hòa
giải trong PCBLGĐ, xem tư vấn, hòa giải là biện pháp phòng ngừa BLGĐ và
phòh;Ig ngừa tái diễn BLGĐ, không thay thế các biện pháp xử lý vụ việc BLGĐ;
bổ sung các nội dung liên quan đến người có hành vi BLGĐ và xây dựng mơ
hình PCBLGĐ ở cộng đồng.

về bảo vệ, hồ trợ trong phòng, chống BLGĐ, Luật cần quy định rõ các nội
dungl về bảo vệ, hồ trợ người bị BLGĐ, bổ sung quy định về bảo vệ, hồ trợ người
tham gia công tác PCBLGĐ; quy định rõ về biện pháp cấm tiếp xúc dựa trên

quan điểm lấy người bị BLGĐ làm trung tâm; sửa đổi các quy định về cơ sở trợ
giúp rong PCBLGĐ.

về tổ chức thực thi Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, cần kiện toàn tổ
chức 3Ộ máy quản lý nhà nước về lĩnh vực gia đình tại Trung ương theo hướng
tăng cường nguồn lực, tính chủ động trong quản lý nhà nước về gia đình,
PCBLGĐ; về các loại hình dịch vụ cơng thuộc lĩnh vực gia đình, đặc biệt là dịch
vụ hồ trợ nạn nhân BLGĐ và người có nguy cơ cao bị BLGĐ; thực hiện xã hội
hóa trbng việc huy động nguồn lực đàu tư cho công tác PCBLGĐ. Đối với
UBNp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường chỉ đạo, kiểm
tra giám sát việc triển khai thực hiện các nội dung về PCBLGĐ, cơng tác gia
đình. Ẽ)ưa các chỉ tiêu về PCBLGĐ vào trong chiến lược, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội của địa phương, găn việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu vê cơng
tác gia đình với trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Thực hiện
nghiêm túc công tác kiêm tra, thanh tra và xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp
luật về gia đình. Ngồi ra, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức,

kỳ năn; vê PCBLGĐ cho đội ngũ làm cơng tác gia đình trong các cơ quan Trung
ương và địa phương. Tăng cường công tác nghiên cứu, thí điểm Mơ hình phịng,
chống kỊhủng hoảng cho nạn nhân và người gây bạo lực gia đình.


28

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

về các điều kiện đảm bảo cho hoạt động PCBLGĐ, Luật cần có chương
riêng quy định rõ các nội dung quản lý nhà nước, trách nhiệm người đứng đầu
trong thực thi nhiệm vụ PCBLGĐ; quy định nội dung về quỳ hỗ trợ, đường dây
nóng quốc gia PCBLGĐ và cơ sở dữ liệu về PCBLGĐ.

Bên cạnh đó, hiện nay tại nhiều quốc gia, người thực hiện hoạt động tư
vấn phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở chun mơn phải được đào tạo
kiến thức chuyên ngành, tham gia các khóa tập huấn và có chứng chi hành nghề
trước khi thực hiện các tư vấn về bạo lực gia đình. Ví dụ như ở úc, người làm
việc liên quan đến dịch vụ tư vấn, hồ trợ về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và
trẻ em đều phải được đào tạo bài bản và tuân thủ bộ quy tắc thực hành cho các
dịch vụ chuyên về bạo lực gia đình đối với phụ nữ và trẻ em (Victorian
Government Department of Human Servicies, 2008). Trong xu hướng phát
triển, Việt Nam cũng cần có những người làm cơng tác tư vấn chuyên sâu để
thực hiện tư vấn điều trị tâm thần cho những người có nguy cơ cao gây bạo lực
và những người bị bạo lực để nhằm ngăn ngừa những hậu quả tiêu cực do bạo
lực gia đình gây ra. Vì vậy, bên cạnh việc quy định về các tiêu chuẩn đối với
cơ sở thì cần phải có tiêu chuẩn đối với người thực hiện tư vấn trong phòng,
chống bạo lực gia đình đảm bảo cả tính phổ qt (thực hiện kiêm nhiệm) và cả
chiều sâu (tư vấn chuyên nghiệp).

Ở Úc, New Zealand, Canada, khi xây dựng Luật Phòng, chống bạo lực gia
đình, người bị bạo lực được coi là trung tâm để xây dựng chính sách (tiếp cận
trên quyền đề bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực) (Gorman, 2017). Nhiều quốc gia
như Úc, New Zealand, Mỹ, Cộng hòa Séc, Canada, các nước Nam Phi, Philippines
đã quy định người có hành vi bạo lực gia đình sẽ bị cơng an/cảnh sát áp dụng các
biện pháp ngăn chặn, thậm chí là bắt khẩn cấp để tránh bạo lực gia đình có diễn biến
phức tạp, xảy ra hậu quả nghiêm trọng. Đạo luật Bạo lực gia đinh năm 2018 của
New Zealand quy định cảnh sát có quyền bắt giữ người có hành vi bạo lực gia đình
mà khơng cần trát của tịa án Uong trường họp người đó khơng chấp hành lệnh bảo

vệ (Parliamentary Counsel Office, 2018). Lệnh bảo vệ (Protection order) được ban
hành để bảo vệ an toàn cho người bị bạo lực gia đình và cảnh sát là lực lượng thực
thi. Do đó, việc nghiên cứu các biện pháp, chế tài xử lý người có hành vi bạo lực
gia đình và bảo vệ nạn nhân như nhiều quốc gia đang thực hiện là giải pháp để Việt

Nam ngăn chặn những vụ bạo lực gia đình dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như trong
thời gian vừa qua.
Người có hành vi bạo lực gia đình trong trường họp hành vi chưa đến mức
bị xừ lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự thì cần phải có biện pháp xử lý tương ứng để quản lý, giáo


Trần Tuyết Ánh, Nguyễn Hoài Son, Hà Thị Thanh Tuyền

29

dục, hồ trợ người có hành vi bạo lực gia đình chuyển đổi hành vi bạo lực. Kinh
nghiệm các quốc gia khi xử lý vấn đề bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực
gia đình phải qua các khóa học bắt buộc như học kỳ năng kiểm soát hành vi bạo
lự':, học về nhận diện hành vi bạo lực và các quy định của pháp luật liên quan
đến phòng, chống bạo lực gia đình. Người có hành vi phải thực hiện các bài kiểm
tra khi đủ điều kiện mới được phép hịa nhập với gia đình. Với đặc thù văn hóa-

xã hội của Việt Nam, việc kế thừa một phần kinh nghiệm quốc tế trong việc áp

dụng biện pháp giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình vừa đảm bảo chủ
trương coi người gây bạo lực gia đình cũng là đối tượng được nhà nước, xã hội
quan tâm, giáo dục, mặt khác cũng là biện pháp để phịng ngừa bạo lực gia đình.
Theo đó, bên cạnh việc giáo dục người có hành vi bạo lực gia đình thì việc quản
lý người có hành vi bạo lực gia đinh cũng như giám sát sau khi áp dụng các biện
pháp xử lý là rất cần thiết.
Nói tóm lại, việc bồ sung, sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đinh
nhằm giải quyết những bất cập ở trên là vô cùng cấp thiết để góp phần xây dựng
gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc và văn minh.


Tài liệu trích dẫn
Bộ Lao động - Thưong binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp
quốc tại Việt Nam. 2020. Kết quả Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ
ỏ Việt Nam năm 2019.
Bộ Vãn hóa, Thể thao và Du lịch. 2012. Điều tra thực trạng bạo lực gia đình, đề
xuất giải pháp có tính đột phá nhằm giảm thiếu bạo lực gia đình trong năm 2012
Vđ giai đoạn 2012-2016.

Bộ Vặn hóa, Thể thao và Du lịch. 2020a. Báo cáo Tổng kết Chiến lược phát triển
gi 7 đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

Bộ VỀ n hóa, Thể thao và Du lịch. 2020b. Bảo cáo Tơng kết thực hiện Chương trình
hành động quốc gia về phịng, chống bạo lực gia đình đến năm 2020.
Đặng Thị Hoa. 2020. Bạo lực gia đình ở Việt Nam: Thực trạng và các yếu tồ tác
độ Ig. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

Gorman, Wayne K. 2017. “Recent Developments in Domestic-Violence Law in
Ca lada, Australia, and New Zealand”. Court Review: The Journal ofAmerican
Juc'ges Association, Vol 53, Issue 1. />ajat :ourtreview/637.
Parliamentary Counsel Office. 2018. Family Violence Act. islation .
gov t.nz/act/public/2018/0046/latest/whole.html.


30

Nghiên cứu Gia đình và Giới. Quyển 32, số 2, tr. 17-30

UN Women. 2015. Summary Report: A Study Violence against Women in Lao PDR.
Lao National Survey on Women’s Health and Life Experiences 2014.
/>Women%20in%20Lao%20PDR._English.pdf.


UNFPA. 2014. Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: mối liên hệ giữa
các hình thức bạo lực.
UNFPA. 2016. Evaluation of the implementation of the Law on Domestic Violence
Prevention and Control.
UNFPA. 2019. Tóm tat khuyến nghị chính sách: Chấm dứt bạo lực giới trong gia
đình ở Việt Nam.
Victorian Government Department of Human Servicies. 2008. Practice Guildelines:
Women and Children’s family violence counselling and support programs.
/>


×