Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

Tuan 7 bài 7a TIẾT 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.18 KB, 18 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN VIẾT XUÂN

Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022.

Tiếng Việt
BÀI 7A. CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHIÊN (tiết 2)

Hướng dẫn học trang 70 - 71

GV thực hiện : Lê Thị Bích Hạnh


KHỞI ĐỘNG

Tiếng Việt
 Bài 3A. TẤM
Em LÒNG
hiểu thế NGƯỜI
nào là từ DÂN
nhiều nghĩa?
(tiết 1)

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.
Hướng dẫn học trang 24

Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.


Tiếng Việt
 Bài 3A. TẤM LÒNG NGƯỜI DÂN (tiết 1)


 Trong các câu sau, câu nào có từ “ngọt” mang nghĩa gốc?
a. Tiếng đàn thật ngọt.
b. Cơ ấy nói rất ngọt.
c. Cam đầu mùa rất ngọt.
d. Trời hôm nay rét ngọt.

Hướng dẫn học trang 24


Gạch dưới từ ngữ chứa từ được dùng với nghĩa gốc có trong
mỗi dịng sau:
a, chân ghế, chân bàn, đau chân, chân tường, chân đê.
b, lá phiếu, lá bàng, lá phổi, lá gan, lá bài, hoa lá.


Gạch dưới từ ngữ chứa từ được dùng với nghĩa gốc có trong
mỗi dịng sau:
a, chân ghế, chân bàn, đau chân, chân tường, chân đê.
b, lá phiếu, lá bàng, lá phổi, lá gan, lá bài, hoa lá.


Thứ tư, ngày 19 tháng 10 năm 2022.

Tiếng Việt
BÀI 7A. CON NGƯỜI LÀ BẠN CỦA THIÊN NHIÊN (tiết 2)

Hướng dẫn học trang 70 - 71

MỤC TIÊU
Nhận biết nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Tìm ví dụ về sự chuyển nghĩa

của một số danh từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật.


HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN

7. Trong những câu nào dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong
những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển.
a) Mắt
- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt.
b) Chân
- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
- Bé đau chân.
c) Đầu
- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
- Nước suối đầu nguồn rất trong.


a, Mắt

- Đôi mắt của bé mở to.
- Quả na mở mắt .

b, Chân

c, Đầu

nghĩa gốc
nghĩa chuyển


- Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân .

nghĩa chuyển

- Bé đau chân .

nghĩa gốc

- Khi viết, em đừng ngoẹo đầu .
- Nước suối đầu nguồn rất trong.

nghĩa gốc
nghĩa chuyển


+ Đôi mắt của bé mở to.
+ Bé đau chân.
+ Khi viết, em đừng ngoẹo đầu.
→ Các từ mắt, chân, đầu trong các câu trên được dùng với nghĩa gốc bởi vì nghĩa của chúng trong câu
là để chỉ các bộ phận mắt, chân, đầu của con người.

+ Quả na mở mắt.
+ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
+ Nước suối đầu nguồn rất trong.
→ Các từ mắt, chân, đầu trong các câu trên được dùng với nghĩa chuyển bởi chúng không được dùng
để chỉ một bộ phận nào đó của con người mà là vì chúng có một số nét tương đồng so với nghĩa gốc.


HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH:


1. Nghĩa của các từ được in đậm màu đỏ trong đoạn thơ sau là
nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Răng của chiếc cào
Làm sao nhai được?
Mũi thuyền rẽ nước
Thì ngửi cái gì?
Cái ấm khơng nghe
Sao tai lại mọc? ...
(Quang Huy)



 Các từ "răng", "mũi", "tai" trong đoạn thơ trên là nghĩa chuyển:
• Răng của chiếc cào: gồm các thanh sắt thẳng, dài, được làm thành hàng ngang,
rắn chắc giống hàm răng người, nhưng chúng không dùng để nhai như răng của
người hay động vật.

• Mũi của chiếc thuyền: có hình dạng nhơ ra ở phía trước thuyền như chiếc mũi
nhưng chúng không thể ngửi được như mũi của người hay động vật.

• Tai của chiếc ấm: giống tai người và động vật ở chỗ đều mọc và chìa ra hai bên
nhưng chúng không thể nghe được như tai người và động vật.


2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ
nhiều nghĩa. Hãy tìm một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của
những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.


- Từ miệng (nghĩa gốc) chỉ bộ phận có dạng hình trịn của con người hoặc động vật, dùng để đưa

thức ăn dẫn vào cơ thể bên trong.
- Từ lưỡi (nghĩa gốc) chỉ bộ phận của người hoặc động vật có dạng thon nhọn dùng để nếm mùi
vị.
- Từ cổ (nghĩa gốc) chỉ bộ phận của người hoặc động vật có dạng thon dài, nằm giữa đầu với
thân thể.
- Từ tay (nghĩa gốc) chỉ bộ phận của người hoặc động vật, dùng để cầm, nắm,…
- Từ lưng (nghĩa gốc) chỉ bộ phận của người hoặc động vật nằm ở phần giữa cơ thể.


2. Các từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật thường là từ nhiều nghĩa. Hãy tìm một số
ví dụ về sự chuyển nghĩa của những từ sau: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

 Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
• Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cưa, lưỡi câu, ...
• Miệng: miệng hố, miệng giếng, miệng hang, miệng túi, miệng chén, ...
• Cổ: cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ lọ, cổ bình, ...
• Tay: tay áo, tay ghế, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay bóng bàn, ...
• Lưng: lưng núi, lưng đèo, lưng đồi, lưng đê, lưng trời, ...


3.Viết các ví dụ mà em và các bạn vừa tìm được vào vở.

 Một số ví dụ về sự chuyển nghĩa của các từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.
• Lưỡi: lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao, lưỡi cưa, lưỡi câu, ...
• Miệng: miệng hố, miệng giếng, miệng hang, miệng túi, miệng chén, ...
• Cổ: cổ tay, cổ chân, cổ chai, cổ lọ, cổ bình, ...
• Tay: tay áo, tay ghế, tay chơi, tay quay, tay tre, tay buôn, tay bóng bàn, ...
• Lưng: lưng núi, lưng đèo, lưng đồi, lưng đê, lưng trời, ...



ĐẶT CÂU

- Miệng hố được che đậy rất kĩ càng, đây chính là cái bẫy để bắt thú dữ.
- Môi vừa chạm vào miệng chén, anh ta đã vội dừng lại vì phát hiện ra bên trong chén toàn là rượu
nặng.
- Lưỡi dao này rất sắc, cẩn thận kẻo bị đứt tay.
- Mặt trăng cong cong hình lưỡi liềm.
- Hoạ tiết trên cổ chai rượu thật đẹp.
- Chiếc đồng hồ được đeo ở cổ tay bạn ấy là thiết kế mới ra đầu năm nay.
- Mới leo tới lưng đèo cơ ấy đã muốn bỏ cuộc vì q mệt.
- Anh ấy mới ăn được lưng bát cơm đã đứng dậy.


GHI NHỚ: Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa

chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau.

Dặn dò:
Các em về nhà học thuộc phần ghi nhớ. Chuẩn bị bài sau.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×