Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khám nghiệm hiện trường và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.3 KB, 6 trang )

NGHIÊN CUV - TRAO DỔI

BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH củn PHỐP LUẬT
VÉ HORT ĐÔNG KHÁM NGHIÊM HIÊ1 TRUÔNG

VA GUI PHÁP HỒN THIẸN
Thiếu tá, ThS. NGUYỄN THIÊN QUYỀN *

Từ khóa: Khám nghiệm hiện trường;
điều tra vụ án hình sự; Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015, sửa đối, bổ
sung năm 2021.

Nhận bài
Biên tập xong
Duyệt bài

: 16/6/2022.
: 23/6/2022.
: 23/6/2022.

• • Khám nghiệm hiện trường là hoạt động
điều tra hình sự được tiến hành tại hiện
trường, có ý nghĩa quan trọng đối vói cơng
tác điều tra các vụ án hình sự. Tuy nhiên,
quy định của pháp luật về hoạt động khám
nghiệm hiện trường cịn bộc lộ những vướng
mắc. Bài viết phân tích những bất cập và đưa
ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt
động này.


rong quá trình điều tra vụ án hình
sự, khám nghiệm hiện trường
là một trong những hoạt động
điều tra mở đầu, mang tính cấp bách nhằm
nhanh chóng phát hiện, thu thập dấu vết,
vật chứng và các thông tin, tài liệu có liên
quan phục vụ cho cơng tác điều tra, truy tố,
xét xử. Để đảm bảo cho hoạt động khám

hình sự năm 2015 và các văn bản dưới luật.

nghiệm hiện trường được thực hiện hiệu
quả, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản
quy phạm pháp luật vê hoạt động này như:
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa đổi,
bổ sung năm 2021 (BLTTHS năm 2015),
Luật tổ chức Cơ quan điều tra (CQĐT)

luật khác như: Thơng tư số 81/2021/TT-

T

Trong đó, hoạt động khám nghiệm hiện
trường được quy định trực tiếp tại các điều
36, 37, 39, 40, 42, 147, 201 BLTTHS năm
2015; các điều 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38,
39 Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015.
Bên cạnh đó, hoạt động này còn được quy
định trong một số văn bản quy phạm pháp


BCA ngày 26/7/2021 của Bộ Công an quy
định về phân công trách nhiệm và quan
* Khoa An ninh điểu tra, Học viện An ninh
nhân dãn.
_________
Tạp chí
Số 13/202Ầ_KIÈM SÁT 43


NGHIÊN cừu - TRAO Đổi

hệ phối hợp trong công tác khám nghiệm
hiện trường của lực lượng Công an nhân
dân (Thông tư số 81/2021); Quyết định sổ
111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2020 của Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về
việc ban hành quy chế công tác thực hành
quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều
tra và truy tố (Quy chế số 111/2020)...
1. Bất cập trong quy định về hoạt
động khám nghiệm hiện trường
Một là, chưa có sự thống nhất giữa các
quy định của BLTTHS năm 2015 với Luật
tổ chức CQĐT hình sự năm 2015 về thẩm
quyền khám nghiệm hiện trường của các
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, cụ thể:
Điểm b khoản 1 Điều 32; điểm b khoản
1 Điều 34; điểm b khoản 1 Điều 35; điểm
b khoản 1 Điều 36 Luật tổ chức CQĐT

hình sự năm 2015 quy định các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra bao gồm: Bộ đội biên phòng,
Kiểm lâm, Cảnh sát biển, Kiểm ngư khi
phát hiện “tội phạm nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc
tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp
thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám
nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai,
thu giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên
quan trực tiếp đến vụ án, chuyển giao hồ
sơ vụ án cho CQĐT có thẩm quyền trong
thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định
khởi tố vụ án”.

Trong khi đó, Điều 39 BLTTHS năm
2015 quy định: cấp trưởng, cấp phó, Cán
bộ điều tra các cơ quan của Bộ đội biên
Tạp chí

_________

44 KIEM SÁT_/số 13/2022

phịng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng
Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra chỉ
được “trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám
nghiệm hiện trường” đối với “tội phạm ít
nghiêm trọng trong trường họp phạm tội

quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm
tội rõ ràng” (khoản 2), mà khơng có thẩm
quyền khám nghiệm hiện trường trong
trường họp “tội phạm nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc
tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp”
(khoản 3).
Hai là, về thành phần và vai trị của từng
chủ thể trong q trình tiến hành khám
nghiệm hiện trường:
Các khoản 1, 2 Điều 201 BLTTHS năm
2015 quy định:
“1. Điều tra viên chủ trì tiến hành khám
nghiệm nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm
để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ
vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử
khác liên quan và làm sáng tỏ những tình
tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
2. Trước khi tiến hành khám nghiệm
hiện trường, Điều tra viên phải thông báo
cho Viện kiểm sát cùng cấp biết về thời
gian, địa điểm tiến hành khám nghiệm để
cử Kiểm sát viên kiểm sát khám nghiệm
hiện trường. Kiểm sát viên phải có mặt để
kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Khi khám nghiệm hiện trường phải có
người chứng kiến; có thể cho bị can, người
bào chữa, bị hại, người làm chứng tham gia
và mời người có chun mơn tham dự việc
khám nghiệm”.



NGHIÊN ciru - TRAO DỔI

Theo đó, thành phần bắt buộc của cuộc
khám nghiệm bao gồm: Điều tra viên,
Kiểm sát vienj người chứng kiến. Ngoài
các thành phần bắt buộc, khi khám nghiệm
hiện trường cóịthể có sự tham gia của “bị
can, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người
làm chứng” và “mời người có chun mơn
tham dự”, về nhiệm vụ, quyền hạn của
từng chủ thể: Điều tra viên giữ vai trị “chủ
trì tiến hành”; [Kiểm sát viên giữ vai trò
kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
Theo tác giả, quy định trên chưa hợp
lý do chưa xác định được người “trực tiếp
thực hiện” các hoạt động khám nghiệm hiện
trường, trong khi khám nghiệm hiện trường
là hoạt động hết sức phức tạp, phải thực
hiện nhiều hoạt động khác nhau như: Chụp
ảnh, vẽ sơ đồ, đo đạc, lập biên bản khám
nghiệm hiện trường... Do đó, Điều tra viên
khơng thể vừa 1‘chủ trì”, vừa trực tiếp tiến
hành hoạt động khám nghiệm hiện trường.
Đồng thời, việc quy định khi khám nghiệm
hiện trường “có thể” mời “người có chun
mơn tham dự việc khám nghiệm” sẽ gây khó
khăn cho CQĐT trong việc xác định những
trường hợp cần và không cần sự có mặt của

“người có chun mơn”. Bên cạnh đó, quy
định này cũng chưa xác định rõ nhiệm vụ
của “người có chun mơn” khi “tham dự”
hoạt động khám nghiệm hiện trường.
Để giải quyêt những vướng mắc trên,
Bộ Công an đã ban hành Thơng tư số
81/2021, trong đó, tại khoản 3 Điều 7
Thông tư này quy định: Khi khám nghiệm
hiện trường, lực lượng kỹ thuật hình sự
có trách nhiệm “trực tiếp thực hiện” các

hoạt động khám nghiệm hiện trường theo
yêu cầu của CQĐT và cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra. Tuy nhiên, Thông tư số 81/2021 chỉ có
hiệu lực đối với hoạt động khám nghiệm

hiện trường của lực lượng Công an nhân
dân, mà không thể điều chỉnh hoạt động
khám nghiệm hiện trường của CQĐT trong
Quân đội nhân dân, CQĐT của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao và các cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra không thuộc lực lượng Công an
nhân dân.
Ba là, về những việc cần làm trong quá
trình khám nghiệm hiện trường:
Khoản 3 Điều 201 BLTTHS năm 2015
quy định: ... “3. Khi khám nghiệm hiện
trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ,

mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mơ hình;
xem xét tại chồ và thu lượm dấu vết của tội
phạm, tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ
án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên
bản. Biên bản khám nghiệm hiện trường
được lập theo quy định tại Điều 178 của
Bộ luật này. Trường hợp không the xem
xét ngay được thì tài liệu, đồ vật thu giữ
phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc
niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra”.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “mơ hình”
được hiểu là “vật cùng hình dạng nhưng
làm thu nhỏ lại nhiều, mô tả cấu tạo và hoạt
động của một vật thể khác để trình bày,
nghiên cứu”1. Vì vậy, việc quy định khi
1. Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt,
Nxb. Văn hóa - Thơng tin.

_________
Tạp chí
Số 13/2022VKIEM SÁT 45


NGHIÊN CỪU - TRAO DỔI

khám nghiệm hiện trường phải “dựng mơ
hình” là khơng hợp lý và gây khó khăn cho
các cơ quan tố tụng trong quá trình áp dụng
pháp luật. Bởi trên thực tế, hiện trường vụ
án hình sự thường rất phức tạp, tồn tại rất

nhiều dấu vết, vật chứng và các đồ vật, tài
liệu có liên quan nên việc “dựng mơ hình”
là hết sức khó khăn.
Bổn là, những quy định về hoạt động
khám nghiệm hiện trường chưa có sự thống
nhất giữa các ngành. Hiện nay, mồi ngành
đều có những quy định riêng về hoạt động
này, cụ thể: Hoạt động khám nghiệm hiện
trường của lực lượng Công an nhân dân
được thực hiện theo Thơng tư số 81/2021;
trong khi đó, việc kiểm sát hoạt động khám
nghiệm hiện trường của Kiểm sát viên
được thực hiện theo Quy chế số 111/2020.
Những quy định này chỉ có phạm vi điều
chỉnh trong từng ngành. Riêng với lực
lượng Quân đội nhân dân, hiện nay việc
khám nghiệm hiện trường vẫn được thực
hiện theo các quy định của BLTTHS năm
2015 và Luật tổ chức CQĐT hình sự năm
2015 mà chưa có hướng dẫn cụ thể về
nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của
từng lực lượng khi tham gia khám nghiệm
hiện trường. Việc thiếu những quy định
chung, mang tính thống nhất đã gây khó
khăn cho các lực lượng khi tham gia khám
nghiệm hiện trường.
2. Một số đề xuất, kiến nghị
Thứ nhất, cần đảm bảo sự thống nhất
trong quy định về thẩm quyền khám nghiệm
hiện trường giữa BLTTHS năm 2015 và

Luật tổ chức CQĐT hình sự năm 2015.
Tạp chí

46 KIẾM SÁT

_________
Số 13/2022

Theo tác giả, việc quy định các cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra có thẩm quyền khám nghiệm
hiện trường đối với “tội phạm nghiêm
trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng
phức tạp” trong Luật tổ chức CQĐT hình
sự năm 2015 là họp lý, bởi những lý do sau:
- Khám nghiệm hiện trường là hoạt động
mang tính cấp bách, nếu không được tiến
hành kịp thời, dấu vết, vật chứng và các
thơng tin, tài liệu ở hiện trường có thể bị
mất mát, hủy hoại, gây khó khăn cho q
trình điều tra. Việc các cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra tiến hành khám nghiệm hiện trường
ngay khi phát hiện tội phạm sẽ giúp việc
thu thập dấu vết, vật chứng được tiến hành
nhanh chóng, kịp thời, đảm bảo thuận lợi
cho việc tiến hành các hoạt động tố tụng
tiếp theo.
- Trên thực tế, có rất nhiều vụ việc hình

sự, ở giai đoạn tiếp nhận, xử lý ban đầu,
các cơ quan chức năng chưa đủ cơ sở đe
xác định đó là tội phạm nghiêm trọng, rất
nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng, và khám
nghiệm hiện trường là một trong những
hoạt động điều tra mở đầu, kết quả của
hoạt động này góp phần quan trọng giúp
xác định tính chất, mức độ nghiêm trọng
của vụ việc. Do đó, việc giao thẩm quyền
khám nghiệm hiện trường đối với tội phạm
nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc ít
nghiêm trọng nhưng phức tạp cho các cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra là cần thiết.


NGHIÊN cúv - TRAO DỔI

Vì các lý do trên, cần sửa đổi, bổ sung
BLTTHS năm 2015 theo hướng mở rộng
thẩm quyền khám nghiệm hiện trường cho
các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra, cho phép các cơ
quan này được tổ chức khám nghiệm hiện
trường đối với “tội phạm nghiêm trọng,
rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng
hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức
tạp”. Theo đó, hoản 3 Điều 39 BLTTHS
năm 2015 cần lổ sung thẩm quyền “trực
tiếp to chức và chỉ đạo việc khám nghiệm

hiện trường” cho cấp trưởng, cấp phó của
các cơ quan Bộ đội biên phòng, Hải quan,
Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm
ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra.
Thứ hai, về thành phần cuộc khám
nghiệm. Theo tác giả, cần sửa đổi khoản 1
Điều 201 BLTTHS năm 2015 theo hướng:
Bổ sung cán bộ kỹ thuật hình sự vào thành
phần bắt buộc của cuộc khám nghiệm, bởi lẽ:
- Đây là lực lựợng được đào tạo chuyên
môn sâu về hoạt động khám nghiệm hiện
trường (nội dung, phương pháp, quy trình
khám nghiệm hiện trường; phương pháp
phát hiện, ghi nhận, nghiên cứu, đánh
giá, thu lượm, bảo quản các loại dấu vết,
vật chứng ở hiện trường). Đồng thời, lực
lượng kỹ thuật hjnh sự cũng được trang bị
nhiều phương tiện kỳ thuật chuyên dụng
phục vụ công tác. Sự tham gia của lực
lượng kỹ thuật hình sự đảm bảo và giải
quyết được các yêu cầu, nhiệm vụ của
hoạt động này.
- Thực tế ở Việt Nam, lực lượng kỹ thuật

hình sự trong Cơng an nhân dân “trực tiếp
thực hiện” các hoạt động trong quá trình
khám nghiệm hiện trường khi được CQĐT
và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra yêu cầu

tham gia khám nghiệm hiện trường, như:
Phát hiện, thu lượm, nghiên cứu, đánh giá,
bảo quản dấu vết, vật chứng và lập hồ sơ
khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, vị
trí pháp lý của lực lượng kỹ thuật hình sự
trong hoạt động khám nghiệm hiện trường
chưa được quy định cụ thể trong BLTTHS
năm 2015. Do đó, cần sửa đổi, bổ sung
khoản 1 Điều 201 BLTTHS năm 2015 như
sau: “Khi khám nghiệm hiện trường phải
có người chứng kiến và có sự tham gia của
cán bộ kỹ thuật hình sự; có thể cho bị can,
người bào chữa, bị hại, người làm chứng
tham gia và mời người có chun mơn
tham dự việc khám nghiệm”.
Thứ ba, nên bỏ quy định về việc “dựng
mơ hình” khi khám nghiệm hiện trường
(tại khoản 3 Điều 201 BLTTHS năm 2015),
bởi lẽ:
- Hiện trường các vụ án hình sự thường
tồn tại rất nhiều dấu vết, vật chứng và các
đồ vật, tài liệu có liên quan nên việc dựng
mơ hình hiện trường là hết sức phức tạp,
gây tốn kém, mất thời gian và không khả
thi. Trên thực tế, mặc dù quy định về việc
“dựng mơ hình” đã được quy định trong
BLTTHS năm 2003 và tiếp tục được quy
định trong BLTTHS năm 2015, nhưng
từ trước đến nay, khi khám nghiệm hiện
trường, lực lượng khám nghiệm chỉ lập

biên bản, vẽ sơ đồ và làm bản ảnh hiện
_________
Tạp chí
SỐ 13/2022VKIEM SÁT 47


NGHIÊN CỬU - TRAO ĐÓI

trường. Bởi lẽ, các tài liệu nói trên khi
được lập theo đúng quy định đã phản ánh
được đầy đủ, chi tiết về hiện trường dưới
nhiều hình thức khác nhau, nên việc dựng
mơ hình là khơng cần thiết.
Thứ tư, khám nghiệm hiện trường là
hoạt động phức tạp, địi hỏi phải có sự tham
gia, phối hợp của nhiều lực lượng trên cơ
sở quy định của pháp luật và chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực tiễn
cũng cho thấy, hoạt động này chỉ có thể đạt
kết quả tốt khi có sự phối hợp chặt chẽ,
đồng bộ giữa các lực lượng. Vì vậy, cần có

những quy định mang tính thống nhất giữa
các ngành để điều chỉnh hoạt động của tất
cả các chủ thể tham gia khám nghiệm hiện
trường. Theo tác giả, trong thời gian tới
cần sớm ban hành Thông tư liên tịch giữa
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Cơng
an và Bộ Quốc phịng quy định về quan
hệ phối họp giữa CQĐT và Viện kiểm sát

trong công tác khám nghiệm hiện trường.
Trong đó, cần quy định cụ thể về nhiệm vụ,
quyền hạn và trách nhiệm của từng chủ thể
để đảm bảo thực hiện thống nhất giữa các
cơ quan. □

CƠNG TÁC PHỐI HỢP ...

đánh giá các thiếu sót, hạn chế trong công
tác quản lý nhà nước để kiến nghị phịng
ngừa vi phạm; đối với các vụ việc phức tạp,
khó khăn trong việc đánh giá chứng cứ...
cần phối hợp họp bàn, kịp thời tháo gỡ khó
khăn, vướng mắc, nhất là đối với các tội
phạm mới, các vụ việc phức tạp, được dư
luận xã hội quan tâm để đảm bảo việc giải
quyết các vụ việc được khách quan, hiệu
quả, đúng pháp luật.
Thứ tư, do khối lượng nguồn tin tội
phạm ngày càng nhiều, đa dạng và phức
tạp, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà
Nội đề nghị Cơ quan điều tra VKSND tối
cao kiểm tra, phân loại, nêu rõ nội dung
thông tin, yêu cầu đối với các vụ việc thuộc
thẩm quyền giải quyết và trách nhiệm phối
hợp của VKSND thành phố Hà Nội khi
chuyển về để công tác phối hợp kiểm tra
hiệu quả hơn.

(Tiếp theo trang 19)


Thứ hai, tăng cường trách nhiệm công
tố trong giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm và kiến nghị khởi tố đối với các vụ
án xâm phạm hoạt động tư pháp; nắm chắc
tiến độ kiểm tra, xác minh để đề ra yêu
cầu kiểm tra, xác minh phù hợp; yêu cầu
xác minh, điều tra phải thực sự chất lượng
và kịp thời giải quyết các tình huống phát
sinh. Đối với các vụ việc cần thiết, yêu cầu
CQĐT thực hiện các biện pháp khẩn cấp
nhằm hạn chế việc tẩu tán tiền, tài sản.
Thứ ba, quá trình kiểm sát, cần thực
hiện tốt việc phát hiện, tổng hợp rút kinh
nghiệm đối với các vụ án, vụ việc cụ thế
cũng như tích lũy vi phạm pháp luật và
kiên quyết kiến nghị khắc phục vi phạm;
đồng thời, nâng cao khả năng phân tích,
Tạp chí

_________

48 KIEM SÁT-/số 13/2022



×