nghiên cứu - trao đổi
tạp chí luật học số 11/2010 37
PGS.TS. Hoàng Thị Minh Sơn *
1. iu tra v ỏn hỡnh s l hot ng t
tng khụng th thiu c trong quỏ trỡnh
gii quyt v ỏn hỡnh s. BLTTHS khụng
quy nh c th th no l thi hn iu tra
nhng cn c vo quy nh ti iu 119
BLTTHS cú th hiu rng thi hn iu tra
l thi hn do phỏp lut quy nh m trong
khong thi gian ú c quan cú thm quyn
tin hnh cỏc bin phỏp iu tra nhm xỏc
nh v lm rừ nhng vn cn phi
chng minh c quy nh ti iu 63
BLTTHS cng nh cỏc tỡnh tit khỏc cú liờn
quan n vic gii quyt ỳng n v ỏn
hỡnh s. Thi hn iu tra c tớnh t khi
cú quyt nh khi t v ỏn hỡnh s (k c
trng hp v ỏn do cỏc c quan khỏc ra
quyt nh khi t nh n v b i biờn
phũng, hi quan, kim lõm chuyn n)
cho n khi c quan iu tra lm bn kt
lun iu tra ngh truy t hoc ỡnh ch
v ỏn.
(1)
Theo quy nh ti iu 119
BLTTHS thỡ thi hn iu tra c quy
nh c th nh sau: Thi hn iu tra
khụng quỏ hai thỏng i vi ti phm ớt
nghiờm trng, khụng quỏ ba thỏng i vi
ti phm nghiờm trng, khụng quỏ bn
thỏng i vi ti phm rt nghiờm trng v
ti phm c bit nghiờm trng k t khi
khi t v ỏn cho n khi kt thỳc iu tra.
Trong trng hp cn gia hn iu tra do
tớnh cht phc tp ca v ỏn thỡ chm nht
l mi ngy trc khi ht hn iu tra, c
quan iu tra phi cú vn bn ngh vin
kim sỏt gia hn iu tra. i vi ti phm
ớt nghiờm trng c gia hn iu tra mt
ln khụng quỏ hai thỏng; i vi ti phm
nghiờm trng cú th c gia hn iu tra
hai ln, ln th nht khụng quỏ ba thỏng v
ln th hai khụng quỏ hai thỏng; i vi ti
phm rt nghiờm trng cú th c gia hn
iu tra hai ln, mi ln khụng quỏ bn
thỏng; i vi ti phm c bit nghiờm
trng cú th gia hn iu tra ba ln, mi ln
khụng quỏ bn thỏng.
Tuy nhiờn, theo quy nh ti khon 5
iu 119 BLTTHS thỡ i vi ti c bit
nghiờm trng m thi hn gia hn iu tra ó
ht nhng do tớnh cht phc tp ca v ỏn
m cha th kt thỳc vic iu tra thỡ Vin
trng Vin kim sỏt nhõn dõn ti cao cú th
gia hn thờm mt ln na khụng quỏ bn
thỏng. i vi cỏc ti xõm phm an ninh
quc gia thỡ Vin trng Vin kim sỏt nhõn
dõn ti cao cú th gia hn thờm mt ln na
khụng quỏ bn thỏng.
Khi ó ht thi hn iu tra m khụng
chng minh c b can ó thc hin ti
* Ging viờn chớnh Khoa lut hỡnh s
Trng i hc Lut H Ni
nghiªn cøu - trao ®æi
38 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010
phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết
định đình chỉ điều tra. Theo quy định trên
thì thời hạn điều tra tối đa đối với tội phạm
ít nghiêm trọng là không quá bốn tháng;
đối với tội phạm nghiêm trọng là không
quá tám tháng; đối với tội phạm rất nghiêm
trọng là không quá mười hai và đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá
mười sáu tháng. Đối với những trường hợp
theo quy định tại khoản 5 Điều 119
BLTTHS thì thời hạn điều tra có thể là hai
mươi tháng.
Thời hạn Tội phạm ít
nghiêm trọng
Tội phạm
nghiêm trọng
Tội phạm rất
nghiêm trọng
T
ội phạm đặc biệt
nghiêm trọng
Thời hạn điều tra
Không quá
2 tháng
Không quá
3 tháng
Không quá
4 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn điều tra lần 1
Không quá
2 tháng
Không quá
3 tháng
Không quá
4 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn điều tra lần 2 x
Không quá
2 tháng
Không quá
4 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn điều tra lần 3 x x x
Không quá
4 tháng
Viện trưởng
VKSNDTC gia hạn thêm
x x x
Không quá
4 tháng
Tổng cộng 4 tháng 8 tháng 12 tháng 20 tháng
Theo quy định trên có thể thấy rằng thời
hạn điều tra được xác định theo sự phân loại
tội phạm chứ không phải theo sự phức tạp
của vụ án hình sự. Và như vậy, trong trường
hợp bị can phạm nhiều tội hoặc trường hợp
nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm
hoặc nhiều bị can phạm các tội khác nhau
mà tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội do các bị can thực
hiện lại không giống nhau thì BLTTHS
không quy định. Thực tiễn áp dụng quy định
này có thể là những trường hợp như: khởi tố
vụ án về một tội và trong quá trình điều tra
sẽ khởi tố bổ sung thêm một tội khác; khởi
tố một vụ án mới rồi nhập vụ án hình sự để
tiến hành điều tra và trường hợp khởi tố tất
cả các tội phạm đã được phát hiện đối với
một bị can hoặc đối với nhiều bị can. Thời
hạn điều tra đối với những trường hợp này
thực tế được tính cụ thể như sau:
Trường hợp đang điều tra vụ án mà lại
khởi tố điều tra bổ sung về một tội phạm
khác thì việc điều tra đối với các hành vi
phạm tội trong vụ án được thực hiện đồng
thời và thời hạn điều tra được tính tiếp kể từ
khi ra quyết định khởi tố đối với hành vi
phạm tội sau cho đến khi kết thúc điều tra;
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010 39
quyết định khởi tố vụ án hình sự nhiều hành
vi phạm tội tại cùng một thời điểm thì thời
hạn điều tra vụ án được xác định là thời hạn
điều tra đối với tội nặng nhất trong vụ án.
(2)
Tuy nhiên, cơ quan điều tra có thể gia
hạn điều tra theo quy định của pháp luật. Các
nhà làm luật đã coi “tính chất phức tạp” của
vụ án là vụ án có nhiều bị can hay bị can
phạm nhiều tội làm căn cứ xác định để cơ
quan điều tra đề nghị viện kiểm sát gia hạn
điều tra khi xét thấy cần thiết và không thể
hoàn thành sớm việc điều tra theo quy định
tại khoản 1 Điều 119 BLTTHS.
Chúng tôi đồng tình với quan điểm cho
rằng vụ án có tính chất phức tạp không nhất
thiết có ở tất các các vụ án mà bị can phạm
nhiều tội hay nhiều bị can cùng thực hiện
một tội phạm. Đối với vụ án có một bị can
và bị can chỉ thực hiện một tội cũng có thể là
vụ án phức tạp. Do vậy không nên hiểu và
đồng nghĩa vụ án có tính chất phức tạp với
vụ án có nhiều bị can hay vụ án mà bị can
phạm nhiều tội. Nếu tính thời hạn điều tra
như hiện nay thì trường hợp cơ quan có thẩm
quyền đã khởi tố bị can về một tội phạm để
tiến hành điều tra và khi gần hết thời hạn
điều tra lại gia hạn điều tra và khi đã hết thời
hạn gia hạn mới khởi tố bổ sung thì thời hạn
điều tra lại được tính kể từ thời điểm khởi tố
đối với tội phạm mới nhưng nếu khởi tố
cùng một thời điểm đối với bị can phạm
nhiều tội hoặc nhiều bị can cùng thực hiện
một tội phạm thì thời hạn điều tra lại được
tính theo tội nặng nhất. Cách tính này là
không hợp lí, vì BLTTHS quy định thời hạn
điều tra tại khoản 1 Điều 119 là quy định áp
dụng đối với trường hợp vụ án có một bị can
và bị can đó chỉ bị khởi tố về một tội. Việc
lấy thời hạn điều tra của tội nặng nhất để làm
thời hạn điều tra chung cho vụ án có nhiều bị
can hoặc bị can phạm nhiều tội cần được
xem xét lại. Và như vậy câu hỏi đặt ra là có
nên xác định “thời hạn điều tra vụ án trong
trường hợp bị can phạm nhiều tội hoặc vụ
án có nhiều bị can thì thời hạn điều tra được
xác định là tổng thời hạn của các tội phạm
đã được khởi tố theo quy định tại khoản 1
Điều 119 của BLTTHS?”.
(3)
2. Thời hạn tạm giam để điều tra được
quy định tại Điều 120 BLTTHS. Theo đó,
thời hạn tạm giam để điều tra không quá hai
tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng,
không quá ba tháng đối với tội phạm
nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với
tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án
có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có
thời gian dài hơn cho việc điều tra và không
có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện
pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày
trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra
phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát gia
hạn tạm giam. Việc gia hạn tạm giam được
quy định cụ thể là: Đối với tội phạm ít
nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam
một lần không quá một tháng; đối với tội
phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm
giam hai lần, lần thứ nhất không quá hai
tháng và lần thứ hai không quá một tháng;
đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể
được gia hạn tạm giam hai lần, lần thứ nhất
không quá ba tháng, lần thứ hai không quá
hai tháng; đối với tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng có thể được gia hạn tạm giam ba lần,
mỗi lần không quá bốn tháng. Có thể mô tả
bằng bảng sau:
nghiªn cøu - trao ®æi
40 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010
Thời hạn Tội phạm
ít nghiêm trọng
Tội phạm
nghiêm trọng
Tội phạm
rất nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng
Thời hạn tạm
giam
Không quá
2 tháng
Không quá
3 tháng
Không quá
4 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn tạm
giam lần 1
Không quá
1 tháng
Không quá
2 tháng
Không quá
3 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn tạm
giam lần 2
x
Không quá
1 tháng
Không quá
2 tháng
Không quá
4 tháng
Gia hạn tạm
giam lần 3
x x x
Không quá
4 tháng
Tổng cộng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 16 tháng
Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng,
trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam
lần thứ hai đã hết và vụ án có nhiều tình tiết
phức tạp mà không có căn cứ để thay đổi
hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể
gia hạn tạm giam lần thứ ba. Trong trường
hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh
quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần
nữa không quá bốn tháng.
(4)
Theo quy định trên thì thời hạn tạm giam
để điều tra tối đa đối với tội phạm ít nghiêm
trọng là ba tháng; đối với tội phạm nghiêm
trọng là sáu tháng; đối với tội phạm rất
nghiêm trọng là chín tháng; đối với tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng là mười sáu tháng và
đối với những tội thuộc trường hợp quy định
tại khoản 5 Điều 120 BLTTHS thì thời hạn
tạm giam để điều tra có thể là hai mươi tháng.
Như vậy, thời hạn tạm giam để điều tra
và việc gia hạn tạm giam để điều tra quy
định trong BLTTHS được xác định dựa trên
cơ sở phân loại tội phạm. Thực tiễn điều tra
cho thấy, không ít những vụ án có nhiều bị
can và vai trò của các bị can trong vụ án lại
không như nhau tức là thời hạn tạm giam để
điều tra trong trường hợp này được xác định
bởi loại tội phạm mà mỗi bị can thực hiện,
dẫn đến tình trạng thời hạn điều tra vụ án
được tính theo tội nặng nhất mà trong số các
bị can đã thực hiện nhưng đối với các bị can
khác phạm tội nhẹ hơn thì đã hết thời hạn
tạm giam cần phải áp dụng biện pháp ngăn
chặn khác hoặc trả tự do cho họ. Trường hợp
trả tự do nhưng bị can trốn sẽ gây khó khăn
cho việc giải quyết vụ án.
3. Theo quy định tại Điều 94 BLTTHS,
đối với những biện pháp ngăn chặn do viện
kiểm sát phê chuẩn thì việc huỷ bỏ hoặc thay
thế phải do viện kiểm sát quyết định. Tuy
nhiên, khoản 6 Điều 120 BLTTHS lại quy
định: Trong khi tạm giam, nếu xét thấy không
cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan
điều tra phải kịp thời đề nghị viện kiểm sát
huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người
bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp
dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khi đã hết
thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam
phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010 41
thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn
chặn khác. Theo quy định trên thì có thể có
hai cách hiểu khác nhau. Thứ nhất, mọi trường
hợp cơ quan điều tra ra lệnh tạm giam đều
phải được viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn
nên khi huỷ bỏ hoặc thay thế biện pháp tạm
giam cũng cần phải được viện kiểm sát cùng
cấp phê chuẩn. Thứ hai, theo quy định trên
cũng có thể hiểu rằng viện kiểm sát chỉ có
quyền quyết định khi thời hạn tạm giam chưa
hết, còn khi đã hết thời hạn tạm giam theo
phê chuẩn của viện kiểm sát thì cơ quan điều
tra có quyền quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ
mà không cần sự phê chuẩn của viện kiểm sát
mà chỉ cần thông báo cho viện kiểm sát biết.
Khoản 6 Điều 120 BLTTHS quy định: “Khi
đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh
tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm
giam hoặc xét cần thì áp dụng biện pháp
ngăn chặn khác”. Trong trường hợp này
người ra lệnh tạm giam là thủ trưởng hoặc
phó thủ trưởng cơ quan điều tra chứ không
phải là viện kiểm sát. Như vậy, việc BLTTHS
quy định không rõ ràng nên đã dẫn đến cách
hiểu khác nhau trong thực tiễn áp dụng. Để
việc áp dụng, hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp
tạm giam được kịp thời, nên giao việc thay
thế hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam cho cơ
quan điều tra mà không cần đến sự phê chuẩn
của viện kiểm sát cùng cấp như khi áp dụng.
4. Theo quy định của BLTTHS thì trong
trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền
điều tra của mình, cơ quan điều tra phải đề
nghị viện kiểm sát cùng cấp ra quyết định
chuyển vụ án cho cơ quan điều tra có thẩm
quyền để tiếp tục điều tra; trong thời hạn ba
ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ
quan điều tra, viện kiểm sát cùng cấp có trách
nhiệm ra quyết định chuyển vụ án.
(5)
Cơ quan
điều tra cũng có thể nhập vụ án để tiến hành
điều tra trong cùng một vụ án những trường
hợp bị can phạm nhiều tội, nhiều bị can cùng
tham gia một tội phạm hoặc cùng với bị can
còn có những người khác che giấu tội phạm
hoặc không tố giác tội phạm quy định tại
Điều 313 và Điều 314 Bộ luật hình sự.
(6)
Đối
với những trường hợp này, BLTTHS cũng
không quy định thời hạn điều tra và thời hạn
tạm giam để điều tra được tính như thế nào
nên trong thực tế còn có những cách hiểu khác
nhau và còn khó khăn trong việc áp dụng.
5. Thời hạn điều tra và thời hạn tạm
giam để điều tra vụ án hình sự được quy
định trong BLTTHS hiện nay còn có những
bất cập và và chưa đầy đủ cần được sửa đổi,
bổ sung cho phù hợp với yêu cầu đấu tranh
phòng chống tội phạm trong bối cảnh cải
cách tư pháp.
Thứ nhất, thời hạn điều tra và thời hạn
tạm giam để điều tra không phù hợp với
nhau. Cụ thể là thời hạn điều tra và thời hạn
tạm giam để điều tra tối đa sau khi đã gia
hạn theo quy định của BLTTHS như sau:
Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hạn
điều tra tối đa là bốn tháng nhưng thời hạn
tạm giam để điều tra chỉ có ba tháng; đối với
tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn điều tra
tối đa là tám tháng nhưng thời hạn tạm giam
để điều tra chỉ có sáu tháng; đối với tội phạm
rất nghiêm trọng thì thời hạn điều tra tối đa
là mười hai tháng nhưng thời hạn tạm giam
để điều tra chỉ có chín tháng; đối với tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn điều
tra tối đa là hai mươi tháng nhưng thời hạn
tạm giam để điều tra chỉ có mười sáu tháng
như bảng dưới đây:
nghiªn cøu - trao ®æi
42 t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010
Thời hạn tối đa Tội phạm
ít nghiêm trọng
Tội phạm
nghiêm trọng
Tội phạm rất
nghiêm trọng
Tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng
Điều tra 4 tháng 8 tháng 12 tháng 20 tháng
Tạm giam để điều tra 3 tháng 6 tháng 9 tháng 16 tháng
Việc BLTTHS quy định thời hạn tạm giam
để điều tra ngắn hơn thời hạn điều tra như trên
dễ dẫn đến tình trang vụ án chưa điều tra xong
(thời hạn điều tra vẫn còn) nhưng thời hạn
tạm giam đã hết nhưng vẫn phải trả tự do cho
bị can và khi được trả tự do bị can sẽ trốn
hoặc gây khó khăn cho việc điều tra.
Quy định như trên cũng có thể dẫn đến
tình trạng cơ quan điều tra chưa thu thập đủ
chứng cứ để xác định tội phạm và người
thực hiện hành vi phạm tội cũng như các vấn
đề khác có liên quan đến việc giải quyết vụ
án nhưng vẫn làm bản kết luận điều tra đề
nghị truy tố rồi chuyển hồ sơ cho viện kiểm
sát dẫn đến việc viện kiểm sát phải ra quyết
định trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung vì
hồ sơ còn thiếu những chứng cứ quan trọng
đối với vụ án mà viện kiểm sát không thể tự
mình bổ sung được
(7)
làm cho việc điều tra
vụ án phải kéo dài.
Thứ hai, BLTTHS chưa quy định thời
hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra
đối với trường hợp chuyển vụ án theo quy
định tại Điều 116 BLTTHS.
Thứ ba, BLTTHS thiếu quy định thời
hạn điều tra và thời hạn tạm giam để điều tra
đối với trường hợp nhập hoặc tách vụ án
hình sự để tiến hành điều tra theo quy định
tại Điều 117 BLTTHS.
Thứ tư, việc thay thế hoặc huỷ bỏ biện
pháp tạm giam trong điều tra quy định chưa
rõ ràng nên còn có nhiều ý kiến khác nhau.
Đó là quy định tại đoạn cuối khoản 2 Điều
94 BLTTHS: “Đối với biện pháp ngăn chặn
do viện kiểm sát phê chuẩn việc huỷ bỏ hoặc
thay thế phải do viện kiểm sát quyết định”
và quy định tại đoạn cuối khoản 6 Điều 120
BLTTHS: “Khi đã hết thời hạn tạm giam thì
người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho
người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì
áp dụng biện pháp ngăn chặn khác”./.
(1). Có quan điểm cho rằng thời hạn điều tra vụ án
hình sự chỉ là thời hạn được quy định tại khoản 1
Điều 119 BLTTHS, còn thời hạn gia hạn điều tra
được quy định tại khoản 2 Điều này đơn thuần chỉ là
thời hạn được phát sinh khi viện kiểm sát thực hiện
thẩm quyền, chứ không phải là thời hạn điều tra vụ án
do luật định. (Xem: ThS. Huỳnh Quốc Hùng, “Chế
định thời hạn điều tra trong tố tụng hình sự – Một số
vấn đề lí luận và thực tiễn”, Tạp chí kiểm sát, số
21/2006, tr. 35.
(2).Xem: Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-
VKSNDTC-BCA-BQP ngày 7/9/2005 của Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Bộ công an và Bộ quốc phòng về
quan hệ phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm
sát trong việc thực hiện một số quy định của
BLTTHS năm 2003.
(3).Xem: ThS. Huỳnh Quốc Hùng, “Chế định thời
hạn điều tra trong tố tụng hình sự – Một số vấn đề lí
luận và thực tiễn”, Tạp chí kiểm sát, số 21/2006, tr. 37.
(4).Xem: Điều 120 BLTTHS.
(5).Xem: Điều 116 BLTTHS.
(6).Xem: Điều 117 BLTTHS.
(7).Xem: Điều 168 BLTTHS.