NGHIÊN ciru - TRAO DỔI
HN THIỆN QUY ĐỊNH ví QUYỂN YÊU câu
của VIỆN KIỂM SÓT TRONG Giai ĐOẠN KHỎI Tố.
ĐIỂU TRO VỤ ĨN HÌNH sụ
NGUYỄN CAO CƯỜNG *
Từ khóa: Quyền yêu cầu; Viện kiểm sát;
khởi to, điều tra vụ án hình sự.
Nhận bài
Biên tập xong
Duyệt bài
: 14/3/2022.
: 06/4/2022.
: 15/4/2022.
1. Quy định về quyền yêu cầu của
Viện kiểm sát
Quyền yêu cầu là một trong những
quyền hạn cơ bản và quan trọng của Viện
kiểm sát khi thực hành quyền công tố và
kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai
đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự.
- Trong giai đoạn khởi tổ vụ án hình sự:
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021
(BLTTHS năm 2015) và Luật tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân (VKSND) năm 20141,
1. Xem các khoản 2, 4 Điều 159; các khoản 3, 5
Điều 160; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 161
BLTTHS năm 2015 và khoản 3 Điều 12; khoản 4
Điều 13 Luật tổ chức VKSND năm 2014.
Tạp chí
38 KÌÉM SAT
_________
SỐ 13/2022
Bài viết phân tích bất cập trong quy
định về thực hiện quyền yêu cầu của
Viện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố và
điều tra vụ án hình sự; từ đó, đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp
luật, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động này.
khi giải quyết nguồn tin về tội phạm, Viện
kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn đề ra yêu
cầu kiểm tra, xác minh và yêu càu cơ quan
có thẩm quyền giải quyết nguồn tin về tội
phạm thực hiện; yêu cầu Cơ quan điều tra
(CQĐT), cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra khởi tố vụ
án hình sự hoặc thay đổi, bố sung quyết
định khởi tố vụ án hình sự.
Khi phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết
nguồn tin về tội phạm không đầy đủ, vi
phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
* Viện kiêm sát nhân dân huyện A Lưới,
tinh Thừa Thiên Huế.
NGHIÊN CỨU - TRAO DỐI
hành một số hoạt động điều tra thực hiện
các hoạt động: Tiếp nhận, kiểm tra, xác
minh, ra quyết định giải quyết nguồn tin về
tội phạm đầy đủ, đúng pháp luật; kiểm tra
việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội
phạm và thông báo kết quả cho Viện kiểm
sát; cung cấp tài liệu về vi phạm pháp luật
trong việc tiếp nhận, giải quyết nguồn tin
về tội phạm; khắc phục vi phạm pháp luật
và xử lý nghiêm người vi phạm; yêu cầu
thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra...
- Trong giai đoạn điều tra vụ ản hình sự:
Viện kiểm sát có nhiệm vụ, quyền hạn
yêu cầu khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung
quyết định khỏi tố vụ án hình sự, khởi tố bị
can; đê ra yêu câu điêu tra; yêu câu truy nã
bị can, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt; yêu cầu khởi tố vụ án hình sự khi
phát hiện hành vi của người có thẩm quyền
trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi
tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm2.
Bên cạnh đó, Viện kiểm sát cịn có
quyền u cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người
tham gia tố tụng vi phạm pháp luật; yêu
cầu CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra cung
cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra
khi cần thiết. Khi phát hiện việc điều tra
không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện
2. Xem các khoản 1,6, 8 Điều 165 BLTTHS năm
2015.
kiểm sát yêu cầu CQĐT, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra thực hiện các hoạt động: Tiến hành
hoạt động điều tra đúng pháp luật; kiểm
tra việc điều tra và thông báo kết quả cho
Viện kiểm sát; cung cấp tài liệu liên quan
đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm
pháp luật trong việc điều tra; tiến hành một
số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm
trong việc khởi tố, điều tra; yêu cầu Thủ
trưởng CQĐT, cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay
đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý
nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra
vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng;
yêu cầu chuyển vụ án; yêu cầu bổ sung
tài liệu, chứng cứ làm căn cứ quyết định
việc phê chuẩn quyết định khởi tố, thay đổi
hoặc bô sung quyết định khởi tố bị can; các
yêu cầu khác trong việc điều tra3*5.
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra phải thực hiện yêu cầu của Viện kiểm
sát trong việc khởi tố, điều tra theo khoản
1 Điều 162, Điều 167 BLTTHS năm 2015,
Điều 13 Thông tư liên tịch số 01/2017/
TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNTVKSNDTC ngày 29/12/2017 của liên
ngành trung ương quy định việc phối hợp
giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc
thực hiện một số quy định của BLTTHS
3. Xem các khoản 2, 4, 5, 6, 7 Điều 166; điểm d
khoản 1 Điều 169; các khoản 3,4 Điều 179 BLTTHS
năm 2015 và các khoản 1, 7,9 Điều 14; các khoản 4,
5, 6 Điều 15 Luật tổ chức VKSND năm 2014.
_________
Tạp chí
Số 13/2022KIÊM SÁT 39
NGHIÊN CỨU - TRAO DỔI
năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin
báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, sửa đổi,
bổ sung bởi Thông tư liên tịch số 01/2021/
TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNTVKSNDTC ngày 29/11/2021 (Thông tư
liên tịch số 01/2017) và Điều 6 Thông tư
liên tịch số 04/2018/TTLT-VKSNDTCBCA-BQP ngày 19/10/2018 của liên
ngành trung ưong quy định về phối hợp
giữa CQĐT và Viện kiểm sát trong việc
thực hiện một số quy định của BLTTHS
(Thông tư liên tịch số 04/2018). Cơ quan,
tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực
hiện yêu cầu của Viện kiểm sát trong giai
đoạn điều tra vụ án hình sự; trường hợp
khơng chấp hành mà khơng vì lý do bất
khả kháng hoặc khơng do trở ngại khách
quan thì bị xử lý theo quy định của pháp
luật (Điều 168 BLTTHS năm 2015).
Bên cạnh BLTTHS năm 2015, Luật tồ
chức VKSND năm 2014, các nghị quyết
của Quốc hội về công tác tư pháp4 và thông
tư liên tịch của liên ngành trung ương,
VKSND tối cao cũng đã ban hành các chỉ
thị, quy chế, trong đó đặt ra yêu cầu, đòi
hỏi cũng như hướng dẫn kỹ năng thực hiện
quyền yêu cầu của Viện kiểm sát trong
các giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình
sự. Cụ thể là: Chỉ thị số 06/CT-VKSTC
ngày 06/12/2013 của VKSND tối cao về
tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt4
4. Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày 27/11/2019
của Quốc hội về công tác phịng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật, cơng tác của VKSND, của Tịa án
nhân dân và cơng tác thi hành án.
Tạp chí
________
40 KĨÌẾM SÁT_/số 13/2022
động điều tra, gắn cơng tố với hoạt động
điều tra đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng,
chống tội phạm; Chỉ thị số 05/CT-VKSTC
ngày 27/4/2020 của VKSND tối cao về
tăng cường trách nhiệm công tố trong giải
quyết các vụ án hình sự, đáp ứng yêu cầu
đấu tranh phịng, chống tội phạm; Quy chế
cơng tác thực hành quyền công tố, kiểm sát
việc khởi tố, điều tra và truy tố ban hành
kèm theo Quyết định số 111/QĐ-VKSTC
ngày 17/4/2020 của VKSND tối cao.
2. Bất cập trong quy định về thực hiện
quyền yêu cầu của Viện kiểm sát
Thứ nhất, điểm d khoản 3 Điều 160
BLTTHS năm 2015 mâu thuẫn với khoản
1 Điều 5 Luật tổ chức VKSND năm 2014
về cách thức xử lý của Viện kiểm sát khi
phát hiện việc tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm của CQĐT có vi phạm
pháp luật. Có ý kiến cho rằng, ở giai đoạn
giải quyết nguồn tin về tội phạm khơng
có quy định về quyền kiến nghị, nên Viện
kiểm sát cần căn cứ điểm d khoản 3 Điều
160 BLTTHS năm 2015 để yêu cầu CQĐT
khắc phục vi phạm. Ý kién khác cho rằng,
Viện kiểm sát cần ban hành kiến nghị đối
với CQĐT trên cơ sở Điều 5 Luật tổ chức
VKSND năm 2014.
Khoản 6 Điều 166 BLTTHS năm 2015
quy định Viện kiểm sát có quyền “kiến
nghị, yêu cầu CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố,
điều tra”. Như vậy, khi phát hiện việc khởi
tố, điều tra của CQĐT, cơ quan được giao
NGHIÊN cúv - TRAO DÓI
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật, Viện
kiểm sát có thể kiến nghị hoặc yêu cầu.
Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thề
trường hợp nào Viện kiểm sát kiến nghị,
trường hợp nàọ Viện kiểm sát yêu cầu
CQĐT khắc phục vi phạm pháp luật?
Thứ hai, Luật tổ chức VKSND năm
2014 không quy định trách nhiệm và thời
hạn CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra xem
xét, thực hiện, trả lời yêu cầu của Viện
kiểm sát trong giai đoạn khởi tố và điều
tra. Đối với BLTTHS năm 2015, mặc dù
đã quy định trách nhiệm của CQĐT thực
hiện yêu cầu của Viện kiểm sát (các điều
162, 167) nhưng chưa đồng bộ và thống
nhất (chưa rõ thời hạn thực hiện đối với
một số yêu cầu). Ví dụ: Khi Viện kiểm sát
yêu cầu chuyển hồ sơ tin báo theo điểm c
khoản 3 Điều 145 BLTTHS năm 2015 thì
CQĐT phải thực hiện trong thời hạn 05
ngày kể từ ngày Viện kiểm sát có yêu cầu
(khoản 2 Điều 146 BLTTHS năm 2015),
nhưng Viện kiểm sát yêu cầu bổ sung tài
liệu, chứng cứ để xét phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can thì Bộ luật này lại khơng quy
định thời hạn thực hiện và trả lời (Điều 179
BLTTHS năm 2015). Việc không quy định
đầy đủ thời hạn CQĐT thực hiện và trả lời
yêu cầu của Viện kiểm sát khiến quá trình
giải quyết vụ việc thiếu kịp thời, chưa hiệu
quả, gây khó khăn cho cơng tác theo dõi,
kiểm sát việc thực hiện yêu cầu.
Ngoài ra, chế tài xử lý đối với CQĐT,
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra, Điều tra viên, Cán bộ
điều tra chậm thực hiện, thực hiện không
đầy đủ hoặc không thực hiện yêu cầu của
Viện kiểm sát cũng chưa được pháp luật
quy định rõ ràng. Điều này làm ảnh hưởng
đến hiệu lực, hiệu quả các yêu cầu của
Viện kiểm sát.
Thứ ba, khoản 2 Điều 11 Thông tư
liên tịch số 04/2018 quy định trường hợp
CQĐT không thực hiện yêu cầu điều tra
của Viện kiểm sát hoặc đã tiến hành các
hoạt động điều tra nhưng do trở ngại khách
quan mà không thể thực hiện được yêu cầu
điều tra thì CQĐT phải nêu rõ lý do trong
bản kết luận điều tra. Điều này mâu thuẫn
với khoản 1 Điều 167 BLTTHS năm 2015
(CQĐT phải thực hiện yêu cầu điều tra của
Viện kiểm sát).
Thứ tư, tại Điều 12 Luật tổ chức
VKSND năm 2014 và các điều 49, 51 Phần
thứ nhất BLTTHS năm 2015 (Những quy
định chung) không ghi nhận căn cứ thay
đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra do việc
giải quyết nguồn tin về tội phạm không đầy
đủ, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, điểm đ
khoản 3 Điều 159 Bộ luật này lại cho phép
Viện kiểm sát yêu cầu thay đổi Điều tra
viên, Cán bộ điều tra khi phát hiện việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm của CQĐT, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra không đầy đủ, vi phạm
pháp luật (quy định tại Phần thứ nhất Những quy định chung mâu thuẫn với Phần
thứ hai - Khởi tố, điều tra vụ án hình sự).
_________
Số 13/2022
Tạp chí
KII.vi SÁT 41
NGHIÊN cvu - TRAO DỔI
3.
Một số đề xuất, kiến nghị
Một là, cần giải thích, hướng dẫn việc
thực hiện quyền yêu cầu khi phát hiện
việc giải quyết nguồn tin về tội phạm,
việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp
luật theo hướng phân định rõ trường hợp
Viện kiểm sát thực hiện quyền yêu cầu và
trường hợp phải kiến nghị khắc phục vi
phạm pháp luật.
Hai là, sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức
VKSND năm 2014 và BLTTHS năm 2015
các quy định về trách nhiệm, thời hạn
CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra phải xem
xét, thực hiện, trả lời các yêu cầu của Viện
kiểm sát trong giai đoạn khởi tố và điều tra
vụ án hình sự nhằm bảo đảm sự đồng bộ,
thống nhất của pháp luật và hiệu quả của
hoạt động xác minh, điều tra. Đây là cơ sở
để Viện kiểm sát xem xét, quyết định các
biện pháp xử lý tiếp theo khi hết thời hạn
mà CQĐT hoặc Điều tra viên chưa thực
hiện yêu cầu. Cụ thể: Bổ sung 02 điều luật
trong Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định về trách nhiệm của CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra trong việc thực hiện quyền
yêu cầu của Viện kiểm sát trong việc khởi
tố và điều tra; bổ sung vào Điều 167 và
khoản 3 Điều 179 BLTTHS năm 2015 nội
dung: “Đối với yêu cầu bổ sung tài liệu,
chứng cứ để xét phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can của Viện kiểm sát, CQĐT
phải thực hiện trong thời hạn 15 ngày, kể
từ ngày nhận được u cầu. Nếu khơng bổ
Tạp chí
42 KIỀM SÁI
_________
SỐ 13/2022
sung được thì CQĐT phải trả lời bằng văn
bản và nêu rõ lý do”; bổ sung vào các điều
162, 167 BLTTHS năm 2015 nội dung:
“Yêu cầu khởi tố của Viện kiểm sát phải
được CQĐT thực hiện trong thời hạn 03
ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu”.
Ba là, bổ sung vào BLTTHS năm 2015,
Thông tư liên tịch số 01/2017 và Thông
tư liên tịch số 04/2018 chế tài xử lý rõ
ràng, đủ nghiêm đối với CQĐT, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều
tra chậm thực hiện, thực hiện không đầy
đủ hoặc không thực hiện các yêu cầu của
Viện kiểm sát. Điều này nhằm nâng cao
trách nhiệm của CQĐT, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bảo
đảm hiệu lực, hiệu quả các yêu cầu của
Viện kiểm sát.
Bốn là, khắc phục mâu thuẫn trong quy
định về thực hiện yêu cầu điều tra của Viện
kiểm sát giữa khoản 2 Điều 11 Thông tư
liên tịch số 04/2018 và khoản 1 Điều 167
BLTTHS năm 2015 theo hướng: Bãi bỏ
nội dung tại khoản 2 Điều 11 Thông tư liên
tịch số 04/2018.
Năm là, bổ sung nội dung Viện kiểm sát
có quyền yêu cầu thay đổi Điều tra viên,
Cán bộ điều tra khi phát hiện việc giải
quyết nguồn tin về tội phạm, việc điều tra
không đầy đủ, vi phạm Điều 12 Luật tổ
chức VKSND năm 2014 và các điều 49, 51
BLTTHS năm 2015.0