Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ASEAN : Lựa chọn một gói cam kết về dịch vụ của ASEAN để phân tích phạm vi và mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ trong những lĩnh vực đó. Đánh giá phạm vi và mức độ cam kết của VN trong gói cam kết này và so sánh phạm vi, mức độ cam kết của VN trong ASEA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.84 KB, 15 trang )

Mục lục

1


1.

Đặt vấn đề
Cùng với thương mại hàng hóa và thương mại đầu tư, thương mại dịch vụ

(TMDV) ngày càng trở nên phát triển trên quy mơ tồn cầu và có giá trị to lớn đối
với các nền kinh tế. Một trong những phương thức thúc đẩy TMDV phát triển hữu
hiệu nhất, cũng là yêu cầu và là tất yếu của hội nhập kinh tế tồn cầu hóa là phát
triển tự do hóa, chống lại các xu hướng bảo hộ cũng như tăng cường hợp tác giữa
các quốc gia theo hình thức đa phương/ song phương. Tuy nhiên, ở mỗi thỏa thuận
quốc tế về tự do hóa TMDV thì phạm vi và mức độ cam kết của các quốc gia là
khác nhau.
Là một khu vực đang phát triển mạnh mẽ với nhiều tiềm năng, hoạt động tự
do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN ngày càng mở rộng, kế thừa các nền tảng
của WTO và kết hợp với đặc điểm khu vực. Từ khi ra đời đến nay, Hiệp định
khung ASEAN về dịch vụ (AFAS)1 cùng các gói cam kết với phạm vi và mức độ
cam kết ngày một rộng hơn đã tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh dịch vụ
có phạm vi đa quốc gia trong ASEAN. Để tìm hiểu kĩ hơn về vấn đề này, nhóm em
xin trình bày kết quả nghiên cứu BTN về đề bài:
Lựa chọn một gói cam kết về dịch vụ của ASEAN để phân tích phạm vi và
mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ trong những lĩnh vực đó. Đánh giá phạm vi
và mức độ cam kết của VN trong gói cam kết này và so sánh phạm vi, mức độ cam
kết của VN trong ASEAN so với WTO
Gói cam kết nhóm em lựa chọn là gói cam kết số 08.
2.


Nội dung giải quyết
2.1. Khái quát về tự do hóa thương mại dịch vụ trong ASEAN và WTO

1 Hiện nay, AFAS đã được thay thế bởi Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN – ATISA với nhiều nội dung thay
đổi quan trọng. Tuy nhiên, cả 10 gói cam kết trước đó của ASEAN về tự do hóa TMDV đều dựa trên cơ sở pháp lý
khung là AFAS. Vì vậy trong bài làm này, chủ yếu nhóm sẽ phân tích các quy định liên quan đến AFAS.

2


2.1.1.Tự

do hóa thương mại dịch vụ

Trong quan niệm hiện đại, cơ cấu kinh tế quốc dân được chia ra ba khu vực
chính, đó là nơng nghiệp, cơng nghiệp và dịch vụ. Dịch vụ là một khái niệm rất
rộng, từ việc đáp ứng nhu cầu cá nhân đến việc phục vụ cho một ngành sản xuất, là
một ngành kinh tế độc lập, hiện nay đang chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế
quốc dân và không ngừng được tăng cao. Kinh tế dịch vụ trải dài ở nhiều ngành
như là thương mại, du lịch, vận tải, ngân hàng, thông tin liên lạc…, hay những
ngành nghề tạo ra giá trị tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được các mục
tiêu phát triển xã hội, phát triển con người2 như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể
thao, hoặc như hoạt động của các đoàn thể xã hội… Thương mại dịch vụ là hoạt
động mua bán dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, trong đó coi dịch vụ vừa là phương
thức, lại vừa mang nghĩa sản phẩm.3
Không giống như các nhóm ngành nơng nghiệp hay sản xuất (cơng nghiệp),
sản phẩm của nhóm ngành dịch vụ và thương mại dịch vụ mang tính chất vơ hình,
do vậy có thể dễ dàng cung cấp và mở rộng phạm vi cung cấp trên nhiều nền tảng
xã hội. Với sự phát triển của internet và cơ sở hạ tầng kĩ thuật, tốc độ tăng trưởng
của ngành dịch vụ ngày càng cao, được coi là ngành bùng nổ 4 trong nhóm ngành

thương mại là thương mại hàng hóa và thương mại đầu tư và nhanh hơn bất kì
nhóm ngành nào khác các nền kinh tế, kéo theo đó là dịng vốn đầu tư phát triển
nước ngoài đổ vào hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng tăng.
-

Các phương thức của thương mại dịch vụ

2 Asean Integration In Services, tr.4
/>3 />4 WTO-UNCTAD-ITC trade in services dataset

3


Trên cơ sở các Hiệp định về thương mại trước đó, Tổ chức thương mại thế
giới WTO (tiền thân là các nước tham gia GATT) đã ban hành Hiệp định chung về
thương mại dịch vụ GATS, và hiệp định này trở thành hình mẫu cho các ITT về tự
do hóa thương mại dịch vụ. Trong khuôn khổ GATS (và cũng là mẫu chung cho cả
FATS hay các Hiệp định thương mại dịch vụ khác), việc cung cấp dịch vụ xuyên
biên giới có thể được thực hiện bởi 04 phương thức (Mode) gồm: (1) Tiêu dung
dịch vụ qua biên giới, tức là mua bán dịch vụ qua biên giới giữa các nước, có thể
bằng viễn thơng hoặc chuyển dịch vụ bằng hiện vật như bản vẽ, băng đĩa…;
(2) Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài, tức là khách hàng đi sang nước khác để tiêu
dùng dịch vụ như đi du lịch, học tập; sửa chữa tàu biển, máy bay ở nước ngoài…;
(3) Hiện diện thương mại, tức là đầu tư trực tiếp để thành lập một chi nhánh, công
ty con hay đại lý để cung cấp dịch vụ như cung cấp thông tin, tư vấn pháp luật,
ngân hàng cho nước sở tại và (4) Hiện diện và di chuyển của thể nhân, tức là sự di
chuyển tạm thời của cá nhân sang nước khác để cung cấp các dịch vụ như tư vấn,
xây dựng, làm nội trợ, chăm sóc sức khỏe…
Trong bốn phương thức trên đây thì Mode 3 – Hiện diện thương mại có vị trí
quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại dịch vụ 5, đây là hình thức hoạt

động thơng qua liên doanh, chi nhánh hoặc cơng ty 100% vốn nước ngồi (FDI) để
cung cấp dịch vụ trong nước (ngoại trừ dịch vụ du lịch và vận chuyển), thứ đến là
phương thức 1 – Thương mại dịch vụ giữa các nước. Phương thức 2 – Tiêu dùng
dịch vụ ở nước ngồi có vị trí quan trọng trong du lịch quốc tế. Phương thức 4
– Hiện diện thể nhân có tỷ trọng khơng đáng kể trong thương mại dịch vụ, nhưng
đối với các nước đang phát triển như nước ta cũng rất quan trọng trong việc xuất
khẩu lao động và thuê chuyên gia nước ngoài. Trên thực tế, các xu hướng bảo hộ
5 Theo nghiên cứu của WTO, bình quân các hoạt động thương mại dịch vụ ở Mode 3 chiếm khoảng 55% trọng số
trong cơ cấu nhóm ngành thương mại dịch vụ quốc tế.

4


dịch vụ nội địa, các rào cản trong thương mại dịch vụ cũng chủ yếu tập trung ở
hoạt động cung cấp theo Mode 3.6. Vì vậy, các Hiệp định về tự do hóa thương mại
dịch vụ cũng tập trung ở việc cam kết xóa bỏ rào cản ở phương thức này nhất.
2.1.2.Tự

do hóa thương mại dịch vụ trong WTO và ASEAN

Tự do hóa TMDV trong khn khổ WTO được thực hiện với cơ sở pháp lý
là Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ (GATS) có hiệu lực năm 1995, là một
hiệp định thương mại thiết lập nên một hệ thống quy tắc thương mại quốc tế đáng
tin cậy (trong lĩnh vực dịch vụ), đảm bảo một sự đối xử công bằng và không phân
biệt đối với tất cả những người tham gia. . . , thúc đẩy hoạt động kinh tế thơng qua
các chính sách ràng buộc và được bảo đảm; và xúc tiến và phát triền thương mại
dịch vụ thơng qua các tiến trình tự do hóa cấp tiến.
Hiệp định bao trùm 12 lĩnh vực dịch vụ được xác định 7 ngoại trừ những dịch
vụ được cung cấp bởi các cơ quan chính phủ và các biện pháp ảnh hưởng đến
quyền hạn và dịch vụ trong lĩnh vực hàng khơng. Ở WTO, tiến trình tự do hóa

thương mại được thực hiện thơng qua các gói cam kết đã được đưa ra như cam kết
về tiếp cận thị trường- (Điều XVI của GATS), các cam kết về đối xử quốc gia
(Điều XVII của GATS) và các cam kết bổ sung( Điều XVIII trong GATS) - là
những cam kết về những biện pháp ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ khơng nằm
trong phạm vi hai cam kết nói trên.
Tuy nhiên, GATS không xác định các phương thức cụ thể cho tự do hóa
TMDV, các quy định của GATS mang tính chất mở, quyền chủ động vẫn thuộc về
6 />7 Gồm: Dịch vụ kinh doanh; Dịch vụ thông tin; Dịch vụ xây dựng và kỹ thuật; Dịch vụ kinh tiêu; Dịch vụ đào tạo;
Dịch vụ mơi trường ;Dịch vụ tài chính; Dịch vụ liên quan đến sức khỏe và xã hội; Dịch vụ du lịch và các hoạt động
có liên quan; Dịch vụ giải trí, văn hóa, thể thao; Dịch vụ vận tải; Các dịch vụ khác.

5


các nước thành viên. GATS chỉ xác định các nguyên tắc chung mà từ đó làm định
hướng, nền tảng cho các bên tham gia thực hiện công tác xây dựng pháp luật, quản
lý cụ thể và thể hiện trong danh mục cam kết của Quốc gia. Các nguyên tắc chung
đó bao gồm: Nguyên tắc tiếp cận thị trường; Đối xử tối huệ quốc (Điều 2); Đối xử
quốc gia (Điều 16); Minh bạch ( Điều 3), Nguyên tắc liên quan đến các quy định
trong nước (Điều 6).
Kế thừa quy định của GATS và cũng dựa trên thực tế rằng các thành viên
của ASEAN đề là thành viên WTO, Hiệp định khung về TMDV ASEAN đã ra đời
làm nền tảng cho việc thắt chặt quan hệ, mở rộng thị trường trong nội khối.
Ở thời kì chưa hướng tới AEC, AFAS duy trì 5 vịng đàm phán và lấy đó làm
cơ sở để xây dựng 07 gói cam kết cụ thể từ các kết quả trong các vòng, đồng thời
chỉ ra các biện pháp để xóa bỏ rào cản đối với thự do hóa TMDV gồm: (i) Xóa bỏ
đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận thị trường hiện tại
giữa các quốc gia thành viên; (ii) Cấm các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn
chế tiếp cận thị trường mới hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn và
(iii) các quốc gia sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng đến

thương mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan, các Nhà Lãnh đạo
ASEAN đã ký Tuyên bố Cha-am/Hua Hin về Lộ trình xây dựng Cộng đồng
ASEAN và thông qua Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN
(AEC Blueprint) đến năm 2015. Kế hoạch tổng thể xây dựng AEC đã quy định cụ
thể các biện pháp nhằm thực hiện bốn trụ cột của AEC gồm: (i) Thị trường và cơ
sở sản xuất thống nhất; (ii) Một khu vực kinh tế cạnh tranh; (iii) Một khu vực phát
triển đồng đều và (iv) Hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Từ đây, các bên không
tiến hành đàm phán nữa mà thực hiện theo những mục tiêu – lịch trình cụ thể được
xây dựng trong AEC blueprint.
6


Trong trụ cột thứ nhất, tự do hoá thương mại dịch vụ là một trong những nội
dung chủ chốt giúp ASEAN thành lập một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
đến năm 2015. Chính vì vậy, ASEAN đã có nhiều nỗ lực để tự do hố lĩnh vực dịch
vụ trong nội bộ khối thơng qua các gói AFAS cũng như các thoả thuận tự do hoá
thương mại cho các ngành ưu tiên. Theo mục tiêu đặt ra trong AEC Blueprint, các
nước ASEAN sẽ tiến hành đàm phán 11 gói cam kết cho đến năm 2015. Các ưu
tiên tự do hoá gồm: ASEAN điện tử (e-ASEAN), y tế, logistics, hàng không và du
lịch.
Đến nay, trong khuôn khổ của AFAS các nước ASEAN đã ký và đưa vào áp
dụng 10 gói cam kết8 về thương mại dịch vụ bao gồm nhiều lĩnh vực như: xây
dựng, môi trường, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ chuyên nghiệp, phân phối hàng hóa,
giáo dục, vận tải biển, viễn thông và du lịch và 7 thỏa thuận công nhận lẫn nhau, 6
cam kết về dịch vụ tài chính và 8 gói cam kết về dịch vụ hàng khơng. Các cam kết
trong AFAS đều có phạm vi rộng và mức độ tự do hóa sâu hơn so với cam kết
trong khuôn khổ WTO.
Về cấu trúc các gói cam kết chung của ASEAN, Biểu cam kết dịch vụ gồm 4
cột: i) Cột mô tả ngành/phân ngành thể hiện tên và mã số của dịch vụ cụ thể được

đưa vào cam kết; ii) Cột hạn chế tiếp cận thị trường liệt kê các biện pháp hạn chế
mà thành viên đưa ra cam kết muốn áp dụng cho các nhà cung cấp dịch vụ nước
ngoài[4]; iii) Cột hạn chế đối xử quốc gia liệt kê các biện pháp mà thành viên đưa
ra cam kết muốn duy trì để phân biệt đối xử giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước
với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài; iv) Cột cam kết bổ sung liệt kê các biện pháp
ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp và tiêu dùng dịch vụ nhưng không thuộc về hạn
chế tiếp cận thị trường hay hạn chế về đối xử quốc gia.
8 Xem và tải Hiệp định khung AFAS, các gói cam kết và cam kết cụ thể của từng quốc gia thành viên tại:
/>
7


2.2.

Phạm vi và mức độ tự do hóa thương mại dịch vụ trong gói cam kết 8 của
AFAS
Gói cam kết thứ 8 của AFAS ra đời như là một sản phẩm đầu tiên, mở đầu

cho sự hình thành một loạt các gói cam kết ngày càng mở rộng trong khn khổ
AFAS theo Kế hoạch tổng thể về xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN – AEC
Blueprint (2008 – 2015).
Gói cam kết dịch vụ ASEAN lần thứ 8 đưa ra lịch trình tự do hóa đối với 15
phân ngành mới, với tỷ lệ vốn góp nước ngồi tối đa là 70% với 4 ngành dịch vụ
ưu tiên trong ASEAN (gồm dịch vụ y tế, du lịch, e-ASEAN, vận tải hàng không và
dịch vụ tiếp vận) và thấp nhất là 51% đối với các lĩnh vực dịch vụ khác.
Điều này khẳng định quyết tâm của ASEAN với mục tiêu tự do hóa dịch vụ
nội khối thơng qua xóa bỏ hầu hết các rào cản dịch vụ, đối với nhiều phân ngành
hơn nữa, với mức độ cam kết cao hơn cam kết trong khuôn khổ Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) và hợp tác để thúc đẩy liên kết sức mạnh của các doanh
nghiệp trong ASEAN cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà cung cấp

dịch vụ ASEAN.
Nhìn chung, mức độ tự do hóa trong Gói cam kết 8 là tương đối cao và mở
rộng rõ rệt so với các gói cam kết trước đó. Về các cam kết chung, cơ bản vẫn là
các cam kết liên quan đến mở cửa thị trường đối với Phương thức 3 và Phương
thức 4 tương tự như với các cam kết chung mà các bên đã đưa ra đối với GATS.
2.3.

Phạm vi, mức độ cam kết của Việt Nam trong gói cam kết số 8 và so sánh
với khuôn khổ WTO
Các cam kết chung của Việt Nam trong AFAS 8 giống với cam kết chung

của Việt Nam trong Hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GATS) và
8


về cơ bản liên quan đến Mode 3, Mode 4 . Theo các cam kết chung của Việt Nam
trong Mode 3, doanh nghiệp dịch vụ nước ngoài được phép thiết lập hiện diện
thương mại tại Việt Nam dưới các hình thức: Hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối
tác Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh với đối tác Việt Nam hoặc doanh nghiệp
100% vốn nước ngoài. Các nhà cung cấp dịch vụ nước ngồi được góp vốn dưới
hình thức mua cổ phần trong các doanh nghiệp Việt Nam với tỷ lệ vốn góp nước
ngồi khơng thấp hơn 70% với 4 ngành dịch vụ ưu tiên (e-ASEAN, y tế, hàng
không và du lịch) trong ASEAN đến năm 2010 và không thấp hơn 51%, 70% đối
với các lĩnh vực dịch vụ khác tương ứng đến năm 2010, 2015. Với Mode 4, như
nhiều thành viên ASEAN khác, Việt Nam cũng không đưa ra nhiều cam kết, ngoại
trừ đối với 5 đối tượng là: người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp, nhân sự
khác, người chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương
mại và nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng.
Với cam kết cụ thể:
Về phạm vi cam kết, trong khuôn khổ AFAS 8, Việt Nam cam kết mở cửa

thị trường dịch vụ với 11/12 ngành và tính theo phân ngành là khoảng 111 phân
ngành. So với AFAS 7, Việt Nam đã mở cửa với 16 phân ngành mới. Điều này
hoàn toàn phù hợp với AEC Blueprint, trong đó quy định các nước phải đàm phán
thêm ít nhất 15 phân ngành trong năm 2010.
So với cam kết thuộc khôn khổ GATS, Việt Nam mở cửa nhiều phân ngành
hơn trong dịch vụ thông tin liên lạc, y tế, du lịch, vận tải, mơi trường và mở cửa ít
phân ngành hơn trong dịch vụ kinh doanh. Điều này là hợp lý vì hầu hết các ngành
Việt Nam mở cửa nhiều phân ngành hơn đều là những ngành ưu tiên tự do hố của
ASEAN hoặc là những ngành ASEAN có gói cam kết riêng. Các ngành dịch vụ
khác, số lượng phân ngành mở cửa là như nhau. Việt Nam chỉ mở cửa ít hơn 1
phân ngành trong dịch vụ kinh doanh. Điều này thể hiện sự nỗ lực của Việt Nam
9


trong hội nhập dịch vụ khu vực, vì các cam kết trước đó trong AFAS 7 của Việt
Nam có phạm vi mở cửa khá giống GATS.

Cụ thể, phạm vi cam kết của Việt Nam trong Gói AFAS 8 đã rộng hơn trong
WTO ở các lĩnh vực là Thông tin liên lạc (1 phân ngành), Môi trường (1 phân
ngành, mở cửa ở đủ 04 phân ngành mà WTO đưa ra), Y tế (1 phân ngành, mở cửa
ở đủ 04 phân ngành mà WTO đưa ra) , du lịch và đặc biệt là Vận tải (7 phân
ngành). Điều này một mặt phù hợp với lịch trình chung của Blueprint về 4 ngành
dịch vụ ưu tiên (e-ASEAN, y tế, hàng không và du lịch), phù hợp với định hướng
phát triển khu vực ASEAN. Gói AFAS 8 là bước mở đầu cho các cam kết ngày
càng rộng của Việt Nam so với AEC.
Về mức độ cam kết trong Gói AFAS 8, nhìn chung, Việt Nam có mức độ mở
cửa khá cao với Mode 2; thận trọng mở cửa với Mode 1, Mode 3 và hầu như chưa
cam kết với Mode 4. Việt Nam cam kết mở cửa cao nhất đối với dịch vụ môi
trường, tiếp đó là dịch vụ tài chính, y tế. Mức độ cam kết mở cửa thấp nhất đối với
dịch vụ văn hố, giải trí, thể thao và dịch vụ giáo dục.

10


Đối với AFTA, Việt Nam nhìn chung có mức độ cam kết mở cửa thị trường
dịch vụ cao hơn so với WTO. Điều này đến từ việc thực chất AFAS là một hiệp
định thương mại tự do khu vực rõ rang và có sự liên kết chặt chẽ hơn nhiều so với
GATS. Bản chất của GATS một mặt đặt ra hành lang pháp lý cho các bên áp dụng
trực tiếp, mặt khác lại là nguồn bổ trợ, tham khảo thúc đẩy các bên kí kết các BIT
với phạm vi và mức độ cam kết sâu rộng hơn. Điều này được củng cố ở các gói
cam kết sau của AFAS như AFAS 9, AFAS 10.
3.

Kết luận
Qua những phân tích trên, ta đã thấy được tổng quan bức tranh tình hình tự

do hóa TMDV trong khn khổ ASEAN VÀ WTO, trên cơ sở tổng quan đó phân
tích một số nội dung quan trọng về phạm vi và mức độ tự do hóa trong gói cam kết
AFAS 8, phân tích và đánh giá các cam kết cụ thể của Việt Nam trong AFAS 8 và
so sánh với các cam kết của Việt Nam ở WTO để thấy được các bước tiến sâu hơn
trong hội nhập nội khối ASEAN. TMDV là một trong những nội dung quan trọng
và là mũi nhọn của phát triển kinh tế, cũng như trong tình huống phức tạp của kinh
tế khu vực – thế giới đòi hỏi Việt Nam phải ln có những bước đi đúng đắn trong
hội nhập.

11


4.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, “Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN”,
2.

Nguyễn Thị Thuận chủ biên, Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân, 2016
Vũ Thanh Hương, Trần Việt Dung, “Việt Nam với quá trình tự do hố
thương mại dịch vụ hướng tới cộng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Khoa học

3.

và Phát triển 2015, tập 13, số 3: 474-483.
Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Ảnh Thủ, Vũ Thanh Hương, “Việt Nam và tiến
trình tự do hoá thương mại trong AEC”
(ngày truy cập cuối: 07/11/2020)

4. Nguyễn Lê Lý, “Tự do hóa dịch vụ phân phối tại Việt Nam trong khuôn khổ
cộng đồng kinh tế Asean”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 04 (404), tháng
2/2020
5.

Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Ảnh Thủ, Vũ Thanh Hương, Nguyễn Thị Minh
Phương, “Việt Nam hội nhập AEC: Cơ hội và thách thức cho phát triển”,

6.

Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 212 tháng 02/2015, tr. 13-24
(tiếng Anh) Asean Integration In Services
/>
7.

12



5.

Phụ lục

Cam kết của Việt Nam trong Gói cam kết AFAS 9 có phạm vi rộng hơn nhiều so
với cam kết riêng của Việt Nam trong biểu cam kết GATS
Gói cam kết thứ 9 về dịch vụ trong AFAS có nhiều lĩnh vực Việt Nam cam
kết cao hơn và mở rộng thêm một số cam kết so với WTO. Theo quy định của
Nghị định thư thực thi Gói cam kết thứ 9 thì sau 180 ngày kể từ ngày ký Nghị định
thư (27/11/2015) thì Gói này sẽ có hiệu lực.
So sánh phạm vi và mức độ cam kết của ASEAN VÀ WTO về tự do hóa
TMDV, có thể thấy gói cam kết AFAS 9 có nội dung cam kết rộng hơn nhiều so với
biểu cam kết riêng của Việt Nam trong GATS, cụ thể:
-

Nhóm ngành dịch vụ Bất động sản: Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn
WTO ở Dịch vụ quản lý bất động sản trên cơ sở một khoản phí hoặc hợp
đồng: Việt Nam mở cửa cả 3 Phương thức dịch vụ (trong WTO khơng có

-

cam kết)
Nhóm ngành dịch vụ nghiên cứu và phát triển: Cam kết trong Gói 9
AFAS cao hơn WTO ở Dịch vụ nghiên cứu và phát triển khoa học xã hội
và nhân văn và Dịch vụ nghiên cứu và phát triển liên ngành: mở cửa cho
phép tỷ lệ góp vốn của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thuộc ASEAN

-


lên tới 70% trong liên doanh (trong WTO khơng có cam kết)
Nhóm ngành dịch vụ Y tế: Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn WTO ở
(i) Các dịch vụ bệnh viện, nha khoa và khám bệnh: Mở cửa hoàn toàn cả
3 phương thức cung cấp dịch vụ (trong WTO vẫn có yêu cầu về vốn đầu
tư tối thiểu để thành lập cơ sở cung cấp dịch vụ) và (ii) Các dịch vụ y tá,
vật lý trị liệu và cứu trợ y tế: chưa cam kết trong WTO, trong Gói 9 Việt

-

Nam cam kết mở cửa hoàn toàn ở 3 phương thức cung cấp dịch vụ
Nhóm ngành dịch vụ Viễn thơng: Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn
WTO ở Dịch vụ Giá trị gia tăng khơng có hạ tầng mạng (trừ dịch vụ tiếp
13


cận internet): cho phép vốn góp của các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài
-

trong liên doanh lên tới 70% (thay vì 65% như trong WTO)
Nhóm ngành dịch vụ Du lịch: Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn WTO
ở Dịch vụ cơng viên vui chơi giải trí (theme park): trong WTO Việt Nam
khơng có cam kết gì đối với dịch vụ này. Trong Gói 9 của AFAS, Việt
Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài thành lập liên doanh
để cung cấp dịch vụ này nhưng phần vốn góp khơng được vượt q 70%
vốn điều lệ của công ty, đồng thời Việt Nam vẫn giữ quyền phân biệt đối
xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước và nước ngồi trong lĩnh

-


vực này.
Nhóm ngành dịch vụ Du lịch: Cam kết trong Gói 9 AFAS cao hơn WTO
ở 04 phân ngành bao gồm:
• Vận tải đường sắt: Trong WTO đối với dịch vụ này Việt Nam
vẫn còn tương đối nhiều hạn chế đối với các nhà cung cấp dịch
vụ nước ngồi. Trong Gói 9 của AFAS Việt Nam mở cửa hoàn
toàn cả 3 Phương thức dịch vụ đối với Vận tải đường sắt hàng
hóa, cịn đối với Vận tải đường sắt hành khách thì chỉ duy trì
hạn chế đối với Phương thức 3, theo đó yêu cầu tỷ lệ góp vốn


trong liên doanh khơng vượt q 51% (so với 49% trong WTO)
Vận tải đường biển: Mở cửa thêm Phương thức 1 đối với cả vận
tải đường biển hàng hóa và hành khách so với WTO. Cịn đối
với Phương thức 3, mở cửa hơn so với WTO ở hình thức vận tải
đường biển hàng hóa khi cho phép vốn góp của nước ngồi
trong các cơng ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam lên tới



70% (so với 49% trong WTO)
Vận tải đường bộ hàng hóa: Mở cửa thêm Phương thức 1 so
với WTO và cho phép vốn góp của nước ngồi trong liên doanh
lên tới 70% (so với 49% trong WTO)
14




Các dịch vụ hỗ trợ, bảo trì, sửa chữa thiết bị vận tải: Gói cam

kết 9 của AFAS có cam kết mở cửa bổ sung thêm một số dịch
vụ này (trong WTO khơng có cam kết)

15



×