Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Bài tập nhóm Luật Chứng khoán: Tìm hiểu các quy định về công ti đại chúng để thấy sự khác biệt của công ti đại chúng với các công ti phi đại chúng?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.43 KB, 13 trang )

BÀI TẬP NHĨM MƠN LUẬT CHỨNG KHỐN
Tìm hiểu các quy định về công ti đại chúng để thấy sự khác
biệt của công ti đại chúng với các công ti phi đại chúng?
1. Đặt vấn đề
2. Nội dung giải quyết
2.1. Khái quát chung về công ty đại chúng
2.1.1. Khái niệm, vai trị của cơng ty đại chúng
2.1.1.1. Định nghĩa, đặc điểm công ty đại chúng
a. Định nghĩa công ty đại chúng
- Theo quy định tại Điều 25, Luật chứng khoán năm 2006:
Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình
sau:
(1) Cơng ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cơng chúng;
(2) Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại sở giao dịch chứng
khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khốn;
(3) Cơng ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu,
khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều
lệ đã góp từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên.
- Theo quy định tại Điều 32 Luật chứng khốn 2019:
Cơng ty đại chúng là cơng ty cổ phần thuộc một trong hai trường
hợp sau:
(1) Công ty có vốn điều lệ đã góp từ 30 tỷ đồng trở lên và có tối
thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 nhà
đầu tư không phải là cổ đông lớn nắm giữ;
(2) Công ty đã thực hiện chào bán thành công cổ phiếu lần đầu ra
công chúng thông qua đăng ký với Ủy ban Chứng khốn Nhà
nước.
b. Đặc điểm của cơng ty đại chúng
-

Về cổ đông công ty: tối thiểu 100 nhà đầu tư




-

Vốn điều lệ của công ty: từ 10 tỷ đồng Việt Nam trở lên
Huy động vốn: (khả năng huy động vốn linh hoạt, phát hành

-

cổ phiếu, các khoản vay,…)
Tư cách pháp nhân: có tư cách pháp nhân kể từ ngày được

-

cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Chế độ trách nhiệm tài sản: chế độ trách nhiệm hữu hạn
2.1.1.2. Vai trị, ý nghĩa của cơng ty đại chúng
Với việc xuất hiện cơng khai trên thị trường chứng khốn,

trên báo chí, công ty đại chúng sẽ được xã hội biết đến công ty
đại chúng nhiều hơn. Không những vậy, công ty cịn khẳng định
được danh tiếng, uy tín nên khi cần huy động vốn từ ngoài xã hội
cũng dễ dàng hơn rất nhiều. Ngồi ra, cơng ty được phép phát
hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn với lần
phát hành trước.
Thêm vào đó, nó giúp các nhà đầu tư nhỏ lẻ có khả năng
tiếp cận với các kênh đầu tư dài hạn hoặc thúc đẩy thị trường luân
chuyển vốn, cùng với nó là sự gia tăng số lượng, đa dạng hoá các
kênh đầu tư cho thị trường vốn.
Điểm nổi bật cần nói thêm liên quan đến cơng ty đại chúng

và thị trường chứng khoán là hoạt động IPO (initial public
offering). IPO là động tác có tính bước ngoặt để chuyển một công
ty thành đại chúng (going public) và niêm yết. IPO và hoạt động
chào bán chứng khoán ra cơng chúng nói chung được luật lệ
chứng khốn chăm sóc đặc biệt.
Cơng ty phải báo cáo cơng khai hoạt động của mình cho
cơng chúng, nên chịu sự giám sát của cơng chúng, xã hội. Thêm
vào đó, hội đồng quản trị và ban giám đốc phải công khai các
hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm
lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu


hợp lý vốn, nếu khơng thì các giám đốc sẽ bị sa thải; như vậy hoạt
động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân
thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.
Nhà nước bớt được gánh nặng phải trợ giúp vốn ngân sách
cho cơng ty, và như vậy Nhà nước có thể tập trung sức lực vào
nhiệm vụ trọng đại của mình là đầu tư cơ sở hạ tầng.
2.1.2. Các mơ hình cơng ty đại chúng (trên thế
giới)
Quy định của các quốc gia trên thế giới về cơng ty đại chúng
có sự khác nhau, cụ thể như sau:
Theo pháp luật Mỹ, việc thành lập và hoạt động của các
CTCP được điều chỉnh bởi luật pháp của các tiểu bang và có thể
khơng giống nhau. Mặc dù vậy, vấn đề phân chia các trạng thái
pháp lý của CTCP đều dựa vào tiêu chí về cấu trúc cổ đơng. Theo
đó, cơng ty đại chúng có tên gọi C Corporation nhằm phân biệt
với S Corporation - hình thức cơng ty có tính chất nội bộ. Cơ cấu
cổ đông của S Corporation bị ràng buộc bởi những giới hạn như:
(1) công ty chỉ được phát hành loại cổ phần duy nhất; (2) số lượng

cổ đông không vượt quá 100; (3) cổ đông phải là cá nhân và là
công dân Mỹ. Những giới hạn này không áp dụng đối với C
Corporation. Điều này đồng nghĩa một CTCP có cơ cấu cổ đông
muốn vượt qua những giới hạn vừa nêu phải đăng ký hoạt động
dưới tư cách là một cơng ty đại chúng. Theo thống kê thì đa phần
các CTCP tại Mỹ đều được tổ chức dưới hình thức C Corporation.
Tuy vậy, không phải C Corporation nào cũng chịu sự điều
chỉnh của pháp luật chứng khoán và đặt dưới sự quản lý của cơ
quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Theo quy định


của Đạo luật Chứng khốn Mỹ năm 1934, các cơng ty có tài sản từ
10 triệu USD và 500 cổ đông trở lên sẽ phải làm thủ tục đăng ký
với Ủy ban Chứng khoán Mỹ theo quy định của Đạo luật này.
Theo luật công ty tại Anh (the Companies Act 2006), công ty
đại chúng được gọi là public limited company (viết tắt là Plc) để
phân biệt với công ty tư nhân hay gọi là công ty trách nhiệm hữu
hạn theo cổ phần (private limited company). Các nhà làm luật
nước này đặt ra rất nhiều quy định điều chỉnh việc xác lập tư cách
cơng ty đại chúng. Theo đó, cơng ty muốn được xác lập tư cách
công ty đại chúng phải đáp ứng nhiều điều kiện luật định như: (1)
vốn cổ phần danh nghĩa không được thấp hơn 50.000 Bảng Anh
hoặc giá trị tương đương; (2) giá trị tài sản ròng được ghi nhận
trong sổ sách kế toán được kiểm toán, vào thời điểm trong vịng 6
tháng trở lại tính từ ngày đăng ký, không được thấp hơn giá trị
vốn cổ phần danh nghĩa và các khoản lợi nhuận chưa phân phối;
(3) cùng một số điều kiện khác về thủ tục pháp lý.
Tại Úc, Điều 112 Đạo luật Công ty của quốc gia này (the
Corporations Act 2001) quy định theo hướng cho phép các nhà
đầu tư có thể lựa chọn hình thức công ty sở hữu tư nhân/nội

bộ (proprietary

company) hoặc

công

ty

đại

chúng (public

company). Các cơng ty đại chúng thì khơng bị hạn chế số lượng cổ
đông. Đồng thời, chỉ công ty đại chúng mới có quyền huy động
vốn bằng việc phát hành cổ phiếu ra cơng chúng.
Thơng qua những phân tích trên, có thể nhận thấy, từ góc độ
lý luận đến quy định trong pháp luật thực định của các quốc gia,
tiêu chí xác định cơng ty đại chúng có thể khơng hồn tồn giống
nhau nhưng đều xoay quanh một vài tiêu chí cốt lõi.


Cụ thể, pháp luật các nước đều đề cập đến hai khía cạnh: (i)
Khả năng cơng chúng có thể trở thành chủ sở hữu của công ty
thông qua hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng; (ii) Mức
độ tự do chuyển nhượng cổ phiếu công ty của các nhà đầu tư là
chủ sở hữu hiện hữu với những nhà đầu tư tiềm năng thơng qua
việc cơng ty có niêm yết cổ phiếu trên TTCK có tổ chức hay khơng.
Bên cạnh đó, quy mơ vốn và số lượng cổ đơng cũng được
quan tâm, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều này đảm bảo rằng
công ty đại chúng phải là những công ty đủ tiềm lực để tuân thủ

các yêu cầu khắt khe hơn về quản trị, tuân thủ và trách nhiệm
giải trình so với các cơng ty tư nhân/nội bộ.
Việc xác lập trạng thái pháp lý là công ty đại chúng như là
một điều kiện được đặt ra để các CTCP tiếp cận nguồn vốn trong
phạm vi rộng lớn, khơng giới hạn từ cơng chúng. Vì vậy, chế định
về công ty đại chúng như một công cụ để các nhà quản lý định
hướng cho các CTCP trong chiến lược phát triển, mở rộng quy mô.
Đồng thời, đây cũng là công cụ để nhà nước bảo vệ công
chúng đầu tư, bảo vệ sự lành mạnh, công bằng và phát triển bền
vững của thị trường vốn. Thông lệ quốc tế cho thấy, việc xác lập
tư cách công ty đại chúng là mong muốn tất yếu của rất nhiều
CTCP vì nó mở ra nhiều cơ hội lớn cho việc phát triển nhờ sự hỗ
trợ hiệu quả của TTCK
2.2. Pháp luật về công ty đại chúng ở Việt Nam hiện
nay
Tại Việt Nam, khái niệm về “công ty đại chúng” xuất hiện
khá trễ. Mãi đến năm 2006, khi Luật Chứng khốn được thơng qua


thì các nhà làm luật mới bắt đầu thiết lập cơ chế pháp lý riêng
biệt để điều chỉnh hoạt động của công ty đại chúng.
a. Thế nào là công ty đại chúng?
Theo quy định tại Điều 25 Luật Chứng khoán 2006, sửa đổi,
bổ sung năm 2010 định nghĩa về công ty đại chúng như sau:
“Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại
hình sau đây: 1. Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra cơng
chúng; 2. Cơng ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng khốn; 3. Cơng ty
có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể
nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và có vốn điều lệ đã góp

từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên.”
Như vậy, nếu công ty cổ phần đáp ứng được một trong ba
điều kiện trên thì được coi là cơng ty đại chúng.
Ở hai trường hợp đầu tiên, việc trở thành công ty đại chúng
là sự lựa chọn của bản thân cơng ty hay cịn hiểu là việc xác lập
trạng thái cơng ty đại chúng là tự động. Cịn ở trường hợp cuối
cùng, công ty cổ phần đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ và số cổ
đông đã nêu sẽ nghiễm nhiên trở thành công ty đại chúng
nhưng phải thông qua thủ tục đăng ký công ty đại chúng. Ngày
trở thành cơng ty đại chúng được tính từ ngày hồn thành việc
góp vốn đầy đủ và số cổ đơng được ghi nhận trong số cổ đơng có
từ 100 nhà đầu tư trở lên.
Vậy nên, một là trong vòng 90 ngày kể từ ngày trở thành
công ty đại chúng, công ty có trách nhiệm phải nộp hồ sơ đăng ký
cơng ty đại chúng cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hai là, lúc


này, công ty đại chúng thuộc sự quản lý của Ủy ban chứng khoán
Nhà nước bên cạnh Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cụ thể, chúng ta có thể hiểu là công ty đại chúng là những
công ty thực hiện huy động vốn rộng rãi từ công chúng thông qua
phát hành chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu) niêm yết tại các
trung tâm giao dịch chứng khốn hoặc chứng khốn khơng niêm
yết nhưng được giao dịch thông qua các thể chế môi giới chứng
khốn.
Nét đặc trưng của các cơng ty đại chúng là có sự tham gia
của nguồn vốn từ bên ngồi với nhiều nhà đầu tư, do đó đặt ra
yêu cầu quản trị công ty như là yếu tố khác biệt với vấn đề quản
lý cơng ty (management).
Có thể thấy, việc quy định 3 trường hợp dùng để xác định

công ty đại chúng là không cần thiết và tạo nên sự trùng lặp trong
kỹ thuật lập pháp. Theo quy định hiện nay về niêm yết cổ phiếu
tại các Sở Giao dịch chứng khoán, điều kiện để niêm yết tại Sở
Giao dịch chứng khốn đã bao hàm cả tiêu chí về số lượng cổ
đơng và quy mơ vốn điều lệ thực góp.
Cụ thể, công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh phải đạt số vốn tối thiểu là 120 tỷ đồng và
có nhiều hơn 300 cổ đơng, cịn niêm yết tại Sở Giao dịch chứng
khốn Hà Nội thì điều kiện tương ứng phải 30 tỷ đồng và nhiều
hơn 100 cổ đông (ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước –
Doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa).
Như vậy, trước khi tiến hành niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao
dịch chứng khốn, các cơng ty niêm yết đã đáp ứng điều kiện của


trường hợp 3. Nói cách khác, trước khi một Cơng ty cổ phần trở
thành Công ty niêm yết, công ty này đã phải là cơng ty đại chúng
vì rơi vào trường hợp 3 theo quy định của Điều 25 Luật Chứng
khốn 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2010 hiện hành.
Có thể hiểu công ty đại chúng bằng một cách khác nhau,
nhưng về cơ bản, theo quy định của Luật ở Việt Nam thì: (i) Có
vốn điều lệ thực góp ít nhất là 10 tỷ đồng; (ii) Ít nhất 100 cổ đông,
không kể các cổ đông là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên
nghiệp như các tổ chức bên lĩnh vực tài chính như Ngân hàng
thương mại, Cơng ty Tài chính, Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng
ty Bảo hiểm, Cơng ty Chứng khốn và Cơng ty Quản lý Quỹ (Cùng
các Quỹ đầu tư do các Công ty này Quản lý).
Do đó khi một Cơng ty cổ phần đạt đủ cả 02 điều kiện nói
trên thì chính thức được xem là Cơng ty Đại chúng, theo quy định
của Luật Chứng khốn thì trong vịng 90 ngày kể từ ngày thành

Cơng ty Đại Chúng thì Cơng ty Cổ phần đó phải nộp hồ sơ để báo
cáo Ủy ban Chứng khoán biết và quản lý. Như vậy các Công ty Đại
chúng sẽ do Ủy ban Chứng khốn quản lý, cịn các Cơng ty cổ
phần khác cịn lại chưa đạt được tính “Đại chúng” vẫn sẽ do Sở kế
hoạch Đầu tư các Tỉnh, Thành phố quản lý.
Ngồi ra các quy định này có thể hiểu được rằng các nhà
làm luật xác định tính đại chúng của một Công ty cổ phần dựa vào
ba tiêu chí: Tiêu chí (1), hoạt động gọi vốn từ cơng chúng; (2) Tiêu
chí 2, sự tham gia của cơng chúng vào việc trao đổi, mua bán cổ
phần của công ty; Tiêu chí (3), ngưỡng quy mơ (vốn điều lệ và cổ
đông) xác định ranh giới nội bộ và đại chúng của Cơng ty cổ phần.
Mục đích chính của quy định rõ ràng hướng đến việc bảo vệ quyền
lợi của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.


b. Điều kiện để trở thành công ty đại chúng
-

Vốn điều lệ: Cơng ty đại chúng phải có vốn điều lệ từ 10 tỷ
VNĐ trở lên

-

Năng lực sản xuất kinh doanh: Năng lực sản xuất kinh
doanh của Công ty đại chúng là có lãi 1 năm trước khi chào
bán.

-

Tính đại chúng: Công ty đại chúng yêu cầu tối thiểu 100

nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là
các tổ chức tài chính.

-

Thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong
ban lãnh đạo công ty: Công ty đại chúng không quy định
tỷ lệ và thời gian nắm giữ bắt buộc của các thành viên lãnh
đạo.
Để được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn, cơng ty

đại chúng phải đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Vốn điều lệ: Phải có vốn điều lệ từ 80 tỷ VNĐ trở lên;

-

Năng lực sản xuất kinh doanh: Công ty đại chúng niêm
yết phải là có lãi 2 năm trước khi niêm yết;

-

Tính đại chúng: Cơng ty đại chúng u cầu tối thiểu 100
nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư chuyên nghiệp là
các tổ chức tài chính trong khi Công ty đại chúng niêm yết
yêu cầu thêm điều kiện là 100 cổ đơng nắm giữ ít nhất 20%
cổ phiếu có quyền biểu quyết.



-

Thời gian nắm giữ cổ phiếu của các thành viên trong
ban lãnh đạo công ty: Công ty đại chúng niêm yết trên Sở
giao dịch chứng khoán yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ
100% trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo
kể từ ngày niêm yết.
2.3. Sự khác biệt giữa công ty đại chúng và công ty
phi đại chúng

Về quản trị công ty, công ty đại chúng ngoài tuân theo các quy định của
luật Doanh nghiệp năm 2014 cịn phải theo Luật Chứng khốn và các quy định
có liên quan.nhằm tạo sự giám sát trong nội bộ cơng ty cũng sự tạo sự kiểm sốt
thuận tiện từ phía Nhà nước. Vì cơng ty đại chúng là công ty cổ phần, tuy nhiên
khác với công ty cổ phần trong Luật Doanh nghiệp, công ty đại chúng được quy
định riêng một chương dành cho công ty đại chúng và được quy định ở các văn
bản có liên quan khác.
Cơng ty Đại chúng do Ủy ban Chứng khốn Nhà nước quản lý, tức là đã
thuộc phạm vi của Luật Chứng khốn, cịn các Cơng ty Cổ phần cịn lại kia chỉ
do đơn thuần Luật Doanh nghiệp quản lý như bình thường. Do đó Cơng ty Đại
chúng sẽ chịu 1 số khác biệt để đảm bảo tính “Đại chúng” của nó:
Cơng bố đầy đủ các thơng tin Định kỳ và Bất thường theo quy định: Báo
cáo tài chính kiểm tốn năm / soát xét 6 tháng đầu năm, Nghị quyết Đại hội cổ
đông thường niên, thay đổi thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, mua
bán tài sản có giá trị lớn >15% Tổng tài sản Công ty
Phải tuân thủ các nguyên tắc quản trị Công ty Đại chúng như:
- Bảo đảm cơ cấu quản trị hợp lý và hiệu quả hoạt động của Hội đồng
Quản trị cũng như Ban Kiểm sốt. Ví dụ: trong số các thành viên tham
gia Hội đồng Quản trị của Công ty Đại chúng thì cần có ít nhất 01 thành
viên là thành viên Hội đồng Quản trị độc lập tức không nắm giữ cổ phiếu,



không phải là nằm trong Ban Điều hành cũng như người liên quan, khơng
có lợi ích trực tiếp, … tất cả để nhằm có 01 thành viên thực sự “Độc lập”
trong Hội đồng Quản trị để qua đó có tiếng nói, giám sát, bảo đảm quyền
lợi của cổ đơng “nhỏ lẻ”, tránh tình trạng Cơng ty “Gia đình trị” biết với
nhau, như vậy tính minh bạch sẽ tốt hơn và hoạt động chung cơ bản cũng
theo hướng tốt hơn, nhà đầu tư yên tầm hơn mà đầu tư tin theo được.
- Bảo đảm Quyền lợi của mọi cổ đông, đối xử công bằng giữa các cổ đông
(Không được phân biệt Cổ đơng lớn và cổ đơng nhỏ lẻ). Ví dụ khi được
trả cổ tức tiền mặt thì sẽ căn cứ vào số lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông
nắm giữ để trả, chứ khơng thể có chuyện vì đây là cổ đông lớn cầm 20%
Công ty nên được trả tỉ lệ cổ tức 10% cịn các cổ đơng nhỏ lẻ thì chỉ được
5% hay như các cổ đơng nội bộ là các Thành viên Hội đồng quản trị hay
Phó Tổng giám đốc Công ty cũng là các cổ đông khi mua bán cổ phiếu
của chính Cơng ty mình cần phải thông báo trước khi giao dịch cũng như
khi giao dịch xong thì cần phải có báo cáo kết quả giao dịch, trong khi
các cổ đơng nhỏ lẻ bình thường khác thì khơng cần phải báo cáo, ngun
nhân của việc này là do các cổ đông nội bộ trên do tham gia quản lý và
điều hành Công ty nên đương nhiên biết trước kết quả và tình hình Cơng
ty nên khi giao dịch cần phải thông báo trước để đảm bảo sự cơng bằng
so với các cổ đơng bình thường khác.
- Bảo đảm Công khai, Minh bạch mọi hoạt động của Cơng ty. Thực ra đây
là tiêu chí lõi khi tham gia Thị trường Chứng khốn, chỉ khi có đầy đủ
thơng tin để phân tích, đánh giá, tổng hợp tiềm năng và triển vọng thì
Cộng đồng Nhà đầu tư mới có thể bỏ vốn đầu tư, qua đó giúp cho Thị
trường Chứng khốn huy động được vốn thành cơng được.
- Phải thực hiện đăng ký, lưu ký Chứng khoán tập trung tại Trung tâm Lưu
ký Chứng khoán Việt Nam VSD theo quy định (Ngay sau khi được Ủy
ban Chứng khoán chấp thuận là Cơng ty Đại chúng) hay tóm tắt lại là

Chứng khốn của tất cả các Cơng ty Đại chúng kể cả chưa niêm yết để
giao dịch đều phải chuyển hết về cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán


Việt Nam VSD – một đơn vị trực thuộc của Ủy Ban Chứng khốn Nhà
nước quản lý, tức là:
- Cơng ty Đại Chúng nào cũng sẽ có mã chứng khốn riêng để có sự quản
lý chung của Nhà nước, tránh hiện tượng giao dịch “khống” dễ dẫn đến
lừa đảo như ngày xưa qua các Hợp đồng chuyển nhượng nhiều khi là viết
tay với nhau – khi còn tồn tại thị trường tự do khơng có sự quản lý của
nhà nước (Gọi tắt là Thị trường OTC).
- Muốn chuyển nhượng mua bán được thì các nhà đầu tư cần mở tài khoản
tại các Cơng ty Chứng khốn, sau đó qua sự trung gian của các Cơng ty
Chứng khốn thì mọi hoạt động thanh toán giao dịch tiền – chứng khoán
sẽ được thực hiện thông qua tổng đối mối là VSD – một đơn vị của Nhà
nước, qua đó giúp bảo đảm hơn rất nhiều nếu so với giao dịch thông
thường như khi còn do Sở kế hoạch đầu tư quản lý. Đây cũng chính là
nguồn gốc của Dịch vụ Mơi giới Chứng khốn đang tồn tại tại các Cơng
ty Chứng khốn hiện nay. Cịn khi khơng phải Cơng ty Đại chúng thì việc
chuyển nhượng lại thành trực tiếp hơn – 02 bên mua bán chỉ việc viết
Giấy mua bán (Hoặc Hợp đồng theo mẫu) có sự xác nhận của Chủ tịch
Hội đồng Quản trị Cơng ty Cổ phần và sau đó phải đăng ký lại Giấy phép
kinh doanh mới do có sự xáo trộn cổ đông với Sở kế hoạch đầu tư.
3. Kết luận


4. Danh mục tài liệu tham khảo
4.1. />4.2. slideshare.net/trongthuy1/luan-van-phap-luat-ve-quantri-cong-ty-dai-chung-o-viet-nam-hay
4.3. />5. Phụ lục




×