Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.58 KB, 68 trang )

Mở Đầu
Trong thời đại ngày nay, khi mà công nghệ ngày càng phát triển, các
máy móc và trang thiết bị với công nghệ cao, với khả năng tự động hoá đang
dần thay thế cho con người. Các công việc từ nặng nhọc đến công việc đòi hỏi
kỹ thuật và chính xác, các máy móc trang thiết bị đều có thể xử lý một cách
dễ dàng. Nhưng bên cạnh đó, lại đòi hỏi những lao động có trình độ và tay
nghề cao để có thể sử dụng các trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại.
Mỗi doanh nghiệp để phát triển được đều phải phát huy các nguồn lực
của mình như cac nguồn lực về con người, về nguyên liệu, trang thiết bị…
Trong đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất. Nó có thể làm thay đổi các
nguồn lực còn lại và quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì lý
do đó, mà các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực để có thể tự đứng vững và phát triển và hơn nữa là phát triển bền
vững.
Trong giai đoạn hội nhập của nước ta, môi trường kinh doanh ngày
càng biến động mạnh mẽ, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong khi điều
kiện về nguyên vật liệu và công nghệ của chúng ta còn yếu kém hơn rất nhiều
so với các quốc gia khác cho nên chúng ta phải không ngừng nâng cao trình
độ lao động để các doanh nghiệp Việt nam có thể trực tiếp cạnh tranh và
giành thắng lợi với đối thủ.
Vấn đề nâng cao chất lượng của Viện nghiên cứu khoa học lao động và
xã hội tuy mới được đề ra trong giai đoạn gần đây, đã đạt được không ít các
thành tựu. Nhưng bên cạnh những thành tựu đã đạt được, còn những hạn chế
nhất định. Chính vì thế, em đã chọn đề tài “nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực của Viện nghiên cứu khoa học lao động và xã hội”. Hy vọng đề
tài của em sẽ giúp cho Viện khắc phục được những tồn tại trong quá trình
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Phần 1: Khái Quát Vế Viện Nghiên Cứu Khoa Học
Lao Động Và Xã Hội
I. Quá Trình Hình Thành Và Phát Triển Của Doanh Nghiệp


1.1 Thông tin về doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Viện nghiên cứu lao động và xã hội
- Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước (phân viện của Bộ lao động
thương binh và xã hội)
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Nghiên cứu các vấn đề về lao động xã hội trên lãnh thổ Việt nam
+ Hợp tác và liên kết với các tổ chức quốc tế để hoàn thiện các vấn đề nghiên
cứu về lao động và xã hội
+ Phối hợp với các bộ, ban ngành có liên quan cùng tham gia nghiên cứu các
vấn đề về lao động và xã hội.
- Địa chỉ: số 2 Đinh lễ - Q. Hoàn kiếm - Hà nội
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
1.2.1 Lịch sử ra đời
Viện khoa học lao động được thành lập 14/4/1978 theo quyết định
79/CP của hội đồng chính phủ. Đến tháng 3/1978 Viện đổi tên thành Viện
khoa học và nghiên cứu xã hội theo quyết định 782/TTg 24/10/1996 của Thủ
tướng chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoá học
và công nghệ, viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội được xác định là
viện đầu tiên trực thuộc bộ lao động - thương binh và xã hội có nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và cung cấp luận cứ phục vụ chính
sách chiến lược thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội. Đến ngày
18/11/2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của hội nghị lần thứ 6 của ban chấp
hành TW khoá X về tiếp tục thực hiện nghị quyết TW2 khoá VII, phương
hướng phát triển giáo dục - đào tạo khoa học và công nghệ từ nay đến 2005
và đến 2010, bộ trưởng bộ lao động - thương binh xã hội đã ký quyết định số
1445/2002 QĐ - BLĐTBXH đổi tên viện khoa học và các vấn đề xã hội thành
viện khoa học lao động và xã hội, đồng thời quy định chức năng, nhiệm vụ bộ
máy của viện cho phù hợp với thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hoá. 25
năm qua kể từ ngày thành lập đén nay, viện đã không ngừng phát triển và

trưởng thành để khẳng định vị trí của mình trong hệ thống các viện nghiên
cứu khoa học xã hội ở nước ta. Các công trình nghiên cứu của viện ngày càng
gắn nhiều hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, cung cấp những
luận cứ khoa học cho việc quy định và thực hiện các chính sách thuộc lĩnh
vực lao động thương binh và xã hội trong các thời kỳ, nhất là thời kỳ đổi mới
1.2.2 Các giai đoạn phát triển
Thời kỳ trước đổi mới 1978 - 1986:
Thời kỳ này viện tập trung nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh
vực ngành quản lý phù hợp với phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung.
Nghiên cứu luận cứ phục vụ hoạch định chính sách, tổng kết kinh nghiệm
thực tiễn và phục vụ quản lý vĩ mô, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước.
Một số kết quả nghiên cứu nổi bật có giá trị trong thời kỳ này: nghiên
cứu xây dựng 11 tập định mức thi công thống nhất trong xây dựng cơ bản;
tiêu chuẩn thời gian chung để tính định mức cho các công việc gia công cơ
khí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, cấp bậc kỹ thuật thống nhất các ngày
công nhân và hướng dẫn xây dựng các doanh mục nghề công nhân; phương
pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ở đơn vị kinh tế
cơ sở; nghiên cứu các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dự báo dân
số và phân bố lao động đến năm 2000…, hàng loạt các nghiên cứu đã giúp
các doanh nghiệp tổ chức lại lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất. Về cơ bản, các công trình nghiên cứu của viện đã phục vụ kịp
thời việc xây dựng chính sách, cải tiến quản lý lao động ở cơ sở, nhiều công
trình nghiên cứu cho đến nay về định mức lao động, xây dựng tiêu chuẩn về
cấp bậc kỹ thuật, năng suất lao động chỉ cần điều chỉnh chút ít vẫn có thể
phục vụ công tác quản lý ở các doanh nghiệp. Đến nay, kết quả của một số
công trình nghiên cứu cơ bản vẫn là tài liệu tham khảo tốt để phục vụ cho xây
dựng chính sách trong lĩnh vực lao động, thời kỳ này hợp tác nghiên cứu quốc
tế được mở ra, song chủ yếu với các nước thuộc hội đồng tưong trợ kinh tế
SEV, nhất là trong lĩnh vực tổ chức lao động khoa học, định mức lao động,
tiền lương…

Phải khẳng định rằng, mặc dù thời kỳ này tình hình kinh tế - xã hôi có
nhiều khó khăn, nhưng nhìn chung phong trào thi đua học tập và nghiên cứu
được toàn thể cán bộ nghiên cứu của viện nhiệt tình hưởng ứng. Chính những
cán bộ này khi chuyển sang kinh tế thị trường lại là những tiên phong trong
học tập, đổi mới kiến thức và nhiều người trong số đó đang giữ những cương
vị chủ chốt trong bộ, trở thành những nhà khoa học đầu ngành.
- Thời kỳ sau đổi mới
Những năm 1986 - 1996, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động nghiên
cứu của viện gắn với những năm đầu của thập kỉ 90 của công cuộc đổi mới
đất nước, đó là thời kỳ nhiều vấn đề trong lĩnh vực lao động thương binh và
xã hội đòi hỏi phải được đổi mới tư duy phù hợp với quá trình chuyển từ nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần, vận hành theo quy chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của công tác
quản lý, nhất là phải từng bước quán triệt, cụ thể hoá và thể chế hoá các chủ
trương đường lối của Đảng về đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy về kinh tế,
về lao động và xã hội đặt ra cho viện nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc
hình thành cơ sở lý luận, phương pháp luận mới đáp ứng yêu cầu đổi mới của
ngành trong lĩnh vực lao động, đồng thời tham gia nghiên cứu giải quyết
những vấn đề bức xúc trong thực tiễn như giải quyết lao động dôi dư trong
sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước, vấn đề việc làm cho lao động xã hội, cải
cách chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội. Đây là thời kỳ viện bắt đầu
hợp tác quốc tế, khởi đầu là dự án “tạo việc làm thông qua phát triển doanh
nghiệp nhỏ ở Việt nam” do SIDA của Thuỵ điển tài trợ, với sự hỗ trợ kỹ thuật
của ILO/ARTEP của trường kinh tế Stockholm và các hợp tác quốc tế, đa
phương, song phương và phi chính phủ. Các hợp tác quốc tế đã tạo điều kiện
cho viện tiếp cận với các lý luận, phương pháp luận, nhận thức mới của quốc
tế về lĩnh vực lao động và xã, hội đồng thời nâng cao uy tín của viện trong
nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế. Viện đã trở thành thành viên
mạng lưới các viện nghiên cứu lao động khu vực châu á thái bình dương kể từ

năm 1995.
Thời kỳ 1997 - 2002, tiếp tục thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới,
nền kinh tế xã hội nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, xong do
cuộc khủng hoảng kinh tế của các nước trong khu vực và thế giới làm cho
tình hình kinh tế xã hội nước ta diễn biến phức tạp dẫn đến nhiều vấn đề bức
xúc cần giải quyết, từ đó nhiệm vụ của ngành lao động thương binh và xã hội
ngày càng nặng nề. Để phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ của ngành, bộ
lao động thương binh và xã hội đã tập trung chỉ đạo viện khoa học lao động
và xã hội huy động lực lượng và đổi mới phương thức tổ chức nghiên cứu
nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu nên đã đạt được những thành
tựu nhất định và từng bước phát triền đáp ứng yêu cầu của một viện nghiên
cứu đầu ngành. Trong thời kỳ này, viện đã thực hiện 32 đề tài nghiên cứu
khoa học, 14 dự án nghiên cứu và 28 công trình, phối hợp với các bộ ngành,
cơ quan trong nước. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ khoa học
quan trọng phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật và
triển khai nhiều lĩnh vực trọng điểm của ngành, giai đoạn này hợp tác nghiên
cứu quốc tế đạt được nhiều kết quả quan trọng. Đặc biệt, viện đã thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ lâu dài với các tổ chức quốc tế như: WB, UNDV, UNICEF,
UNFPA, SIDA… với những chương trình hợp tác nghiên cứu về những vấn
đề lao động trong bối cảnh toàn cầu hoá. Viện cũng đã tập trung xây dựng
được mối quan hệ hợp tác nghiên cứu với nhiều viện của các quốc gia khác
như viện lao động nhật bản JIL, viện nghiên cứu lịch sử phát triển của cộng
hoà pháp ILD, học viên lao động và bảo hiểm xã hội trung quốc, viện FES
của cộng hoà liên bang đức… để trao đổi thông tin và kinh nghiệm.
Giai đoạn 2002 đến nay, theo nghị quết đại hội đảng lần thứ 9 đặt ra
nhiệm vụ cho khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2010 là tập trung giải
đáp những vấn đề lí luận do thực tiễn và cuộc sống đặt ra. Cung cấp luận cứ
khoa học cho chủ trương chính sách nhằm tiếp tục giải phóng và phát triển
lực lượng sản xuất. Kết luận của hội nghị lần 6 ban chấp hành TW khoá 9 về
tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 2khoá 7. Phương hướng phát triển khoa học

và công nghệ từ nay đến năm 2005 và 2010 cũng xác định phải đẩy mạnh
nghiên cứu các lĩnh vực xã hội, tổng kết thực tiễn, xây dựng luận cứ khoa
học cho các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Nhiệm vụ mới đặt
ra những yêu cầu rất cao đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh
vực lao động và xã hội, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hoạt động nghiên cứu
khoa học của viện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả nghiên cứu trong tình
hình mới, mục tiêu tổng quát là xây dựng viện đầu ngành hoạt động phù hợp
với đổi mới cơ chế quản lý của nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà
nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, có tiềm lực nghiên cứu đủ mạnh, có khả năng giải quát kịp thời các vấn
đề lí luận, thực tiễn do cuộc sống đặt ra thuộc lĩnh vực lao động và xã hội
1.3 Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của doanh nghiệp
1.3.1 Sản phẩm, thị trường, khách hàng
- Sản phẩm: các đề tài nghiên cứu về lao động và xã hội trong và ngoài
lãnh thổ việt nam. Các đề tài cấp ngành, cấp bộ, cấp quốc gia đã được viện
nghiên cứu và thực hiện trong những năm qua đã đáp ứng được việc ra quyết
định chính xác của các cơ quan nhà nước. Các dự án cấp cơ sở của viện đã
giúp cho các doanh nghiệp trong nước cải thiện bộ máy làm việc nâng cao
hiệu quả sản xuất. Các đề tài của viện là các tài liệu tham khảo quan trọng
trong lĩnh vực lao động đáp ứng được yêu cầu của thực tế đặt ra
- Khách hàng: là các công ty, cơ quan tổ chức trong và ngoài nước
+ Khách hàng là các công ty như: công ty bia hà nội, tổng công ty may mặc,
giầy da thăng long…,
+ Các cơ quan trong nước như bộ thưong mại, bộ tài chính, cục tần số và đo
lường và các tỉnh thành
+ Các tổ chức quốc tế như: WB, UNDP, UNICEF, UNFPA, SIDA, viện lao
động Nhận bản JIL, viện FES của cộng hoà liên bang đức
1.3.2 Công nghệ, cơ sở, vật chất kĩ thuật và trang thiết bị
- Công nghệ: hiện nay công nghệ thông tin và các phần mềm tin học đang
phát triển mạnh mẽ trên thế giới. Các ứng dụng của nó đã mang lại rất nhiều

hiệu quả, nâng cao năng suất, giảm lao động. Học hỏi và áp dụng các thành
tựu trên, viện đã áp dụng nhiều phầm mềm hiện đại, hiệu quả trong lĩnh vực
thống kê và nghiên cứu. Các phần mềm đang được viện sử dụng hiện nay là:
DATA, EXCEL, SPSS… đã mang lại nhiều hiệu quả trong công việc nghiên
cứu, giúp cho cán bộ và viên chức của viện dễ dàng hơn trong công việc
thống kê
- Cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị:
+ Cơ sở vật chất: trụ sở chính toà nhà 6 tầng số 2 đinh lễ bao gồm 4 phòng
họp, 5 phòng khách, 24 phòng làm việc, 1 canten và 1 thư viện.
+ Trang thiết bị: 64 máy tính cá nhân, 6 máy xách tay, 20 máy in, 5 máy
photo, 4 máy chiếu, 2 ôtô và một số các trang thiết bị chuyên dụng khác.
1.4 Môi trường kinh doanh
1.4.1 Môi trường kinh doanh vĩ mô.
Nước ta đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đang trong
quá trình phát triển kinh tế thị trường, đang trong công cuộc hội nhập và mở
cửa. Vì thế, các chính sách kinh tế cũng như định hướng của nhà nước cũng
luôn luôn có sự thay đổi cho phù hợp với xu hướng của từng lao động. Chính
những sự thay đổi này tạo ra môi trường kinh doanh đầy biến động. Tuy
không phải là một doanh nghiệp kinh doanh nhưng viện cũng chịu nhiều tác
động của môi trường kinh doanh vĩ mô. Là một phân viện nghiên cứu cơ bản
và nghiên cứu ứng dụng khi môi trường thay đổi sẽ làm cho các lý luận và các
quan điểm biến đổi không ngừng. Chính vì thế, viện luôn luôn phải thay đổi
cho thích ứng với các biến động trên. Tuy nhiên, là phân viện của Bộ lao
động thương binh và xã hội cho nên viện cũng được hưởng nhiều ưu đãi của
Nhà nước cũng như của bộ. Đây là điều kiện thuận lợi cho viện phát huy sức
mạnh của mình để hoàn thành nhiệm vụ đã đặt ra
1.4.2 Môi trường kinh doanh vi mô
Nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển vì thế mà môi
trường kinh doanh vi mô có nhiều biến động trong quá trình hội nhập mở cửa,
các quốc gia, tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới sẽ quan tâm nhiều hơn

đến việt nam, đây là cơ hội để viện có thể mở rộng thị trường, tăng cường hợp
tác và phát triển, khách hàng của viện giờ đây không chỉ là các tổ chức trên
thế giới mà còn có cả các tập đoàn, các công ty. Từ đó, viện có thể hợp tác
nhiều hơn nữa với các tổ chức trên thế giới. Trên cơ sở hợp tác thì viện có thể
học hỏi nhiều các thức nghiên cứu tiên tiến và hiện đại, nhiều phương pháp
thống kê mới. Bên cạnh những thuận lợi đó, thì có những khó khăn nhất định
đó là việc tham gia vào thị trường của các công ty nghiên cứu như: Taylor
Nelson Sofres (tns), AC nelson… đây là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp
của viện trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai, vì vậy đòi hỏi viện phải
phấn đấu không ngừng để nâng cao chất lượng và hiệu quả các dự án. Muốn
làm được như thế, viện phải nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, tiếp cận
đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, nâng cao trách
nhiệm và uy tín trên thị trường.
II. Kết quả hoạt động kinh doanh của viện
2.1 Đánh giá kết quả hoạt động của viện
2.1.1 Kết quả hoạt động năm 2004
Từ kết quả trên ta thấy đề tài cấp cơ sở có 5 đề tài chiếm 31.25%. Đề
tài cấp bộ có 4 đề tài chiếm 25%. Đề tài cấp nhà nước và hợp tác quốc tế có 7
đề tài chiếm 43.75%
Biểu đồ 1. tỉ lệ cấp đề tài
31.25
25
43.75
cấp cơ sở
cấp bộ
cấp nhà
nước
2.1.2 Kết quả năm 2005
Từ kết quả trên ta thấy có 4 đề tài cấp cơ sở chiếm 19.05%, 8 đề tài cấp
bộ chiếm 38.1%, đề tài cấp nhà nước và quốc tế có 9 đề tài chiếm 42.86%

Biểu đồ 2. tỉ lệ cấp đề tài
19.05
38.1
42.86
cấp cơ sở
cấp bộ
cấp nhà
nước
2.1.3 Kết quả năm 2006
Từ kết quả trên ta thấy: có 6 đề tài cấp cơ sỏ, chiếm 21.43 %; 9 đề tài
cấp bộ, chiếm 32.14%; 13 đề tài cấp nhà nước và hợp tác quốc tế, chiếm
46.43%
Biểu đồ 3. tỉ lệ cấp đề tài
21.43
32.14
46.43
cấp cơ sở
cấp bộ
cấp nhà nước
2.1.4 Đánh giá chung
Nhìn chung trong những năm qua, kết quả hoạt động nghiên cứu của
viện đều tăng trưởng khá mạnh mẽ được thể hiện qua đồ thị sau
Biểu đồ 4: kết quả kinh doanh trong 3 năm
16
21
28
0
5
10
15

20
25
30
2004 2005 2006
Số đề tài

Và chất lượng của các dự án cũng được tăng lên thể hiện qua việc tỉ lệ
của các dự án cấp cơ sỏ ngày càng ít đi và tỉ lệ của các dự án cấp nhà nước và
hợp tác quốc tế ngày càng tăng
Bảng 1.
Cấp đề tài 2004 2005 2006
Cơ sở 0.3125 0.1905 0.2143
Bộ 0.2500 0.3810 0.3214
Nhà nước và hợp tác quốc tế 0.4375 0.4286 0.4643
Biểu đồ 5. tỉ lệ các cấp đề tài
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
70%
80%
90%
100%
2004 2005 2006
Nhà nước
và hợp tác
quốc tế

Bộ
Cơ sở
III. Đánh giá hoạt động quản trị của viện
3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý
3.1.1 Mô hình cơ cấu quản lý hành chính
Sơ đồ 1.cơ cấu quản lý hành chính
- Lãnh đạo viện:
+ Viện trưởng: Nguyễn Hữu Dũng
+ Phó viên trưởng: Đào Quan Vinh
Doãn Mậu Diệp
Nguyễn Thị Lan Hương
LÃNH ĐẠO VIỆN
HỘI ĐỒNG
KHOA HỌC
TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
MÔI
TRƯỜNG VÀ
ĐIỀU KIỆN
LAO ĐỘNG
PHÒNG
TỔ CHỨC -
HÀNH
CHÍNH -
TÀI VỤ
PHÒNG
NGHIÊN
CỨU QUAN
HỆ LAO
ĐỘNG

TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU
DÂN SỐ, LAO
ĐỘNG, VIỆC
LÀM
TRUNG TÂM
NGHIÊN
CỨU LAO
ĐỘNG NỮ
VÀ GIỚI
PHÒNG
NGHIÊN
CỨU CHÍNH
SÁCH ƯU
ĐÃI VÀ XÃ
HỘI
PHÒNG KẾ
HOẠCH -
TỔNG HỢP
- ĐỐI
NGOẠI
- Phòng tổ chức hành chính tài vụ:
+ Trưởng phòng: Vũ Văn Đạt
+ Phó trưởng phòng: Lê Ngữ Bình
+Cán bộ: Ngô Lan Anh, Phạm Lê Anh, Nguyễn Công Tíên, Nguyễn Thị
Xuân
- Phòng kế hoạch tổng hợp đối ngoại:
+ Trưởng phòng: Đặng Kiên Trung
+ Phó trưởng phòng: Nguyễn Thị Bích Thuý
+ Cán bộ: Hoàng Anh Thư, Lê Hoàng Dũng, Hoàng Thị Anh, Võ Xuân Hằng

- Trung tâm dân số lao động việc làm
+ Giám đốc: Vũ Duy Dự
+ Cán bộ: Trần Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Huyền Lê,
Nguyễn Trung Hưng, Lê Hồng Thao, Hoàng Tiến Tường, Nguyễn Thị Lan,
Lưu Quang Tuấn, Lê Đăng Giảng, Hoàng Thị Minh, Chử Thị Lân
- Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới:
+ Giám đốc: Phan Thị Thanh
+ Cán bộ: Trần Văn Sinh, Nguyễn Bạo Cường, Trịnh Thu Nga, Nguyễn Ngọc
Khiêm, Đổ Lộng Đẩu, Nguyễn Khắc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Huệ, Đào Ngọc
Nga
- Trung tâm nghiên cứu điều kiện môi trường và điều kiện lao động
+ Giám đốc: Nguyễn Đức Hùng
+ Phó giám đốc: Dương Danh Mạnh
+ Cán bộ: Đỗ Đăng Thanh, Ngô Vân Hoài, Lưu Lan Anh, Nguyễn Văn Dư,
Phạm Minh Thu
- Phòng nghiên cứu quan hệ lao động
+ Trưởng phòng: Nguyễn Quang Huề
+ Cán bộ: Trần Thị Vân Hà, Nguyễn Tuấn Danh, Nguyễn Tín Nhệm, Trần
Hữu Dụng, Trần Văn Hoan, Nguyễn Bích Ngọc, Đỗ Lan Anh
- Phòng chính sách ưu đãi và xã hội
+ Trưởng phòng: Lê Thị Hà
+ Cán bộ: Lê Minh Tân, Nguyễn Vĩnh Hà, Dương Tuấn Cường, Nguyễn
Minh Tuấn, Nguyễn Xuân Còn, Nguyễn Thanh Hà, Trần Thị Thuý Hoà
- Và một số cán bộ văn thư, bảo vệ và phục vụ
3.1.2 Mô hình cơ cấu quản lý chức năng chuyên môn:
Sơ đồ 2. cơ cấu quản lý chức năng chuyên môn
Dưới sự kết hợp của quản lý nhân sự và quản lý công việc, kết quản lý
hành chính và quản lý theo chức năng chuyên môn mà trong những năm qua
hiệu quả của công việc quản lý đã được nâng cao, từ đó nâng cao được hiệu
quả trong công việc. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự

tăng trưởng của công tác nghiên cứu trong những năm qua
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Nghiên Cứu
Viên
Chủ Nhiệm Dự
Án
Phó Chủ Nhiệm
Dự Án
Phó Chủ Nhiệm
Dự Án
Kế Toán
Phụ Trách
Trang Thiết Bị
Phụ Trách Kỹ
Thuật

Phụ Trách Đời
Sống
3.2 Kế hoạch của viện trong những năm tới
3.2.1 Định hướng nghiên cứu
Đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, giải đáp những vấn đề từ thực tiễn đặt ra
nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống lí luận và phương pháp luận về khoa học
xã hội ở Việt nam trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
Nghiên cứu dự báo và đón đầu và nghiên cứu ứng dụng và các vấn đề lao
động xã hội làm cơ sở hoàn thiện chính sách và pháp luật về lao động và xã
hội
Tổng kết thực tiễn, nhất là các mô hình, nhân tố mới, vấn đề mới phát
sinh nhằm rút ra bài học kinh nghiệm tốt, quy trình hợp lý và đề xuất các giải
pháp nhân rộng hoặc sử lý kịp thời
3.2.2 Dự kiến một số nghiên cứu triển khai trong những năm tới
Nghiên cứu đề tài nhánh: cơ sỏ thực tiễn và lí luận để xây dựng và thực hiện
chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hoà giữa công bằng xã hội và tăng
trưởng kinh tế
Ngiên cứu đề tài nhánh: bản chất tiền công, tiền lương trong thị trường
Nghiên cứu xây dựng đề án: phát triển thị trường lao động ở Việt nam đến
năm 2020
Nghiên cứu xây dựng đề án phát triển hệ thống an sinh xã hội việt nam đến
năm 2020…
Nghiên cứu xây dựng đề án: đánh giá, dự báo những tác động đối với lao
động, việc làm, thu nhập, đời sống người lao động khi việt nam là thành viên
của WTO
3.2.3 Công tác tổ chức đào tạo cán bộ, triển khai đề án thực hiện nghị định
115/2005/NĐ CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
khoa học và công nghệ của Viện.
Xây dựng quy chế nội bộ và sắp xếp bố trí lại nhân sự giữa các đơn vị cho
phù hợp với các yêu cầu mới

Đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ, cơ chế khuýên khích cán bộ học lên trình
độ cao hơn cũng như các cán bộ có thành tích trong việc nâng cao trình độ
ngoại ngữ, vi tính đáp ứng nhu cầu cạnh tranh và hội nhập
3.3 Các mặt quản trị khác
3.3.1 Quản trị sự thay đổi trang thiết bị
Bảng 2. Sự thay đổi thiết bị trong năm 2006
Tên trang thiết bị
Số đầu
năm
Thay đổi trong năm
Mua
mới
Hỏn
g
Sửa
chữa
Số cuối
năm
Máy tính cá nhân 58 7 2 1 64
Máy tính xách tay 6 0 0 0 6
Máy in 17 4 1 0 20
Máy photo 5 0 0 0 5
Máy chiếu 3 1 0 0 4
Ô tô 2 0 0 0 2
Một số trang thiết bị
khác
Phần 2. Thực Trạng Chất Lượng Nguồn Nhân Lực Của Viện
Nghiên Cứu Khoa Học Lao Động Và Xã Hội
I. Quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực
1.1. Quan điểm về chất lượng nguồn nhân lực

Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của nguồn nhân lực
thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành lên bản chất bên trong của
nguồn nhân lực. Trong mỗi doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực không
chỉ phản ánh trình độ phát triển về mặt kinh tế mà nó còn là chỉ tiêu phản ánh
trình độ phát triển về đời soóng của mỗi thành viên trong doanh nghiệp đó,
bởi lẽ chất lượng nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ hơn với tư
cách không chỉ là một nguồn lực quan trọng của sự phát triển mà còn thể hiện
mức độ lành mạnh của bầu không khí văn hoá trong mỗi doanh nghiệp nhất
định.
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện qua các chỉ tiêu như: thể lực( trình
độ văn hoá, chuyên môn, kỹ thuật ), trí lực(sức khoẻ, điều kiện để chăm sóc
sức khoẻ,...), phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc, sinh hoạt của người lao
động.
Nghiên cứu về nguồn nhân lực, người ta phải chú ý tới thành phần cấu
thành nên nó là: số lượng nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực và
chúng ta đều thấy rằng chất lượng nguồn nhân lực là thành phần vô cùng quan
trọng của nguồn nhân lực, nó đóng vai trò quyết định trong việc tạo ra giá trị
của nguồn lực quý báu đó.
1.2 Vai trò của chất lượng nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
1.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới năng suất lao động và kết
quả kinh doanh
Cho dù doanh nghiệp là một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh
nghiệp thương mại thì kết quả mong muốn của quá trình lao động cũng vẫn là
lơị nhuận mà nó mang lai.
Đối với doanh nghiệp thương mại, dù họ kinh doanh hàng hoá hay dịch
vụ thì vấn đề vẫn là phải ván cho được nhiều sản phẩm và phải có lãi. Một
điều rất quan trọng đối với các doanh nghiệp này là phải có được chữ tín, phải
có thái độ thanh lịch đáng mến và phải có tài khéo léo trong giao tiếp. .. Đó là
những yêu cầu phải có để đi tới kết quả tốt đẹp, và lẽ dĩ nhiên điều đó có quan
hệ chặt chẽ với chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.

Đối với một doanh nghiệp sản xuất, chất lượng nguồn nhân lực ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm cũng như năng suất lao động. Xét về
chất lượng sản phẩm, ngoài sự ảnh hưởng của máy móc thiết bị ra nó còn phụ
thuộc rất nhiều vào tay nghề của người lao động cũng như thái độ của họ đối
với công việc. Cùng với sự phát triển của sản xuất, nhu cầu của con người
ngày càng phong phú và đa dạng, sản phẩm sản xuất ra ngày càng nhiều hơn,
và đặc biệt chất lượng ngày càng cao hơn. Điều đó chỉ có thể có được do loại
lao động trình độ cao sản xuất ra. Khi một doanh nghiệp áp dụng một dây
truyền công nghệ hiện đại, với máy móc thiết bị mới, nó đòi hỏi sự chuyên
môn hoá cao và khả năng làm việc tận tâm của người lao động. Xét về năng
suất lao động, ta có thể thấy rằng, cùng một điều kiện làm việc như nhau năng
suât lao động ở nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ hơn hẳn ở nơi có
chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn
Nói tóm lại, chất lượng nguồn nhân lực có một vai trò rất quan trọng
trong việc tạo ra kết quả của quá trình lao động trong mọi doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp muốn thành công thì điều đầu tiên là phải giúp các cá nhân
trong doanh nghiệp nhận thức được ý nghĩa của kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và ảnh hưởng của nó đối với chính bản thân họ. Từ đó, vấn đề
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực không chỉ xuất phát từ nhu cầu sản xuất
nữa mà còn xuất phát từ chính nhu cầu của con người, điều đó sẽ tạo điều
kiện tốt cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
1.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng tới cơ cấu tổ chức sản xuất
kinh doanh
Tổ chức sản xuất kinh doanh là việc lập ra một hệ thống chính thức
gồm các vai trò nhiệm vụ mà con người có thể thực hiện, sao cho họ có thể
cộng tác một cách tốt nhát với nhau để đạt được các mục tiêu của doanh
nghiệp. Để việc tổ chức sản xuất tồn tại có ý nghĩa với mỗi cá nhân, nó phải
có những điều kiện như: phải liên kết những mục tiêu xác đáng của doanh
nghiệp mà nó được chỉ ra khi lập kế hoạch; phải có một ý đồ rõ ràng về
những công việc hay hoạt động chủ yếu có liên quan; phải có một phạm vi có

thể hiều được về sự tự quyết hay quyền hạn sao cho người thực hiện nhiệm vụ
này hiểu được rằng họ có thể được làm những gì để hoàn thành công việc
Công tác tổ chức như là việc nhám gộp các hoạt động cần thiết để đạt
được mục tiêu, là việc giao phó cho mỗi cá nhóm cho một người quản lý với
quyến hạn cần thiết để giám sát nó, và là việc tạo điều kiện cho sự liên kết
ngang và dọc trong cơ cấu của doanh nghiệp. Một cơ câú tổ chức cần phải
được thiết kế để chỉ ra rõ ràng rằng ai sẽ làm việc gì và ai có trách nhiệm
trong kết quả nào; để loại bỏ những trở ngại đối với việc thực hiện do sự lầm
lỡ và không chắc chắn trong việc phân công công việc gây ra; và để tạo điều
kiện cho các mạng lưới ra quyết định và liên lạc phản ánh và hỗ trợ cho các
mục tiêu của doanh nghiệp
Nói tóm lại, bản chất của công tác tổ chức là, những người cùng làm
việc phải những vai trò nhất định. Mặt khác những vai trò mà mỗi người phải
thực hiện phải được xây dựng một cách có chủ đích để đảm bảo rằng những
hoạt động cần thiết sẽ được thực hiện và để đảm bảo rằng các hoạt động này
là phù hợp với nhau, sao cho con người có thể làm việc một cách trôi chảy, có
hiệu quả và có kết quả trong các nhóm.
Như vậy nói tới tổ chức sản xuất là nói tới con người, và công tác này
thành công tới mức nào còn phụ thuộc phần lớn vào bản thân mỗi con người
đó mà trong một âpj thể nó được hiểu là chất lượng của một nguồn nhân lực
1.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực giúp cho công tác quản lý dễ dàng và gọn
nhẹ
Quản lý con người trong doanh nghiệp được gọi là quản trị nhân lực,
đây là hoạt động trung tâm của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Quản lý
lao động thường là nguyên nhân của sự thành công hay thất bại trong các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là các hoạt động nhằm thu
hút, sử dụng thúc đẩy, phát triể và duy trì một lược lượng lao động làm việc
có hiệu quả.
Thông thường, nói tới quản lý lao động (quản trị nhân lực) là ta nới tới
sự tác động liên tục có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý (chủ doanh

nghiệp ) lên đối tượng quản lý (là toàn bộ nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
)có tính tới sự tác động qua lại của các hệ thống khác, nhằm đạt mục tiêu
chung của hệ thống (doanh nghiệp )đặt ra một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất
trong một môi trường đầy biến động.
Sự thành công của công tác đó bị ảnh hưởng nhiều bởi chất lượng
nguồn nhân lực mà họ quản lý. Hơn nữa, bản thân chủ thể quản lý muốn nhìn
thấy trước sự thành công, ít nhất họ cũng phải tuyển chọn cho mình một đội
ngũ phù hợp ngay từ đầu, sau đó là phải tính đến việc nâng cao nó lên cho
theo kịp sự phát triển của thời đại. Như vậy có thể thấy rằng chất lượng nguồn
nhân lực có vai trò lớn đối với việc quản lý nguồn nhân lực. Nhưng phải nhận
thấy rằng, ở đây ró ràng có mối quan hệ tác động hai chiều giữa hai yếu tố đó.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực
1.3.1. Các yếu tố từ môi trường
-Các yếu tố xã hội, dân cư và tự nhiên:
Các yếu tố này bao gồm truyền thống, tập quán, thói quen, lễ nghi và
nghệ thuật ứng xử, các quy phạm tư tưởng và đạo đức, các hiện tượng và quy
luật khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng. .. của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, tầng
lớp dân cư và quốc gia. Các yếu tố này tạo nên lối sống, văn hoá và môi
trường hoạt động xã hội của con người nói chung và người lao động trong
doanh nghiệp nói riêng. Nó góp phần hình thành và làm thay đổi không chỉ về
số lượng mà cả về cơ cấu nguồn nhân lực, triết lý và đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Các yếu tố cơ cấu lao động xã hội
Các nhà quản lý phải nắm bắt đợc sự biến động này, từ đó lao động xã
hội bao gồm những người có khả năng lao động, đang có hoặc chưa có việc
làm, cơ cấu lao động được thể hiện qua tuổi tác, giới tính, trình độ dân trí, sự
hiểu biết của tầng lớp dân cư, trình độ học vấn và chuyên môn, tay nghề cũng
như các nguồn lao động bổ sung. . Số lượng và cơ cấu lao động xã hội ảnh
hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .
- Các yếu tố chính trị

Bao gồm các mục tiêu đường lối chính trị đối ngoại của Nhà nước
trong mỗi thời kỳ nhất định. Về cơ bản nền chính trị của nước ta tương đối ổn
định, vững vàng và có đường lối phát triển kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, các mục tiêu KTXH gắn với lợi ích của nhân dân, của người
lao động . Sự gia nhập khối ASEAN, bình thường hoá quan hệ vơi Mỹ, chuẩn
bị gia nhập khối AFTA… Là những điều kiện quan trọng để các doanh nghiệp
phát huy hết tiềm năng của mình trong quá trình hội nhập quốc tế. Tuy vậy,
đây cũng là những thách thức lớn lao cho các doanh nghiệp Việt Nam khi
phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Các yếu tố kinh tế
Bao gồm sự tăng trưởng kinh tế nói chung và của mỗi địa phương nói
riêng, thu nhập của các tầng lớp dân cư, giá cả, lạm phát, sức mua của đồng
tiền, quan hệ cung cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cá nhân,
mức sống và tích luỹ của các tầng lớp dân cư …, các yếu tố này tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .
- Các yếu tố thuộc hệ thống đào tạo của xã hội :
Bao gồm số lượng, chất lượng và cơ cấu hệ thống đào tạo, các hình
thức và phương thức đào tạo, chi phí đào đạo và sử dụng kết quả của đào tạo
xét trên góc độ xã hội . Các yếu tố này trực tiếp tác động tới chất lượng nguồn
nhân lực trên cả nước nói chung và tới chất lượng nguồn nhân lực trong mỗi
doanh nghiệp nói riêng.Nó tác động rất lớn tới khả năng nhận biết công việc,
tới trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ văn hoá của mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp . Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay Đảng và Nhà nước luốn
xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và chi phí cho giáo dục
và đào tạo ngày một tăng, các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề
được mở ngày càng nhiều.
- Môi trường pháp lý
Bao gồm bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn
đề lao động, sử dụng lao động, đây là yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho
các doanh nghiệp giải quyết tốt các mối quan hệ giữa người lao động, là tiền

đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành,
củng cố và phát triển nguồn nhân lực .
- Nội dung, phạm vi và hình thức hoạt động của thị trường lao động
Yếu tố này ảnh hưởng tới khả năng cung cấp lao động, lựa chọn nguồn
cung cấp lao động, hình thành số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động của
các doanh nghiệp .
-Yếu tố khoa học kỹ thuật:
Đây là yếu tố khách quan ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng nguồn
nhân lực . Hay có thể noí, sự phát triển không ngừng và những tiến bộ về
khoa học kỹ thuật đã cho ra đời những công nghệ hiện đại mà nó đòi hỏi
nguồn nhân lực phải có chất lượng cao mới đáp ứng được. Việc áp dụng
những công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp lựa chọn chính sách sử
dụng nhiều hau ít lao động và những lao động đó phải đáp ứng những đòi
hỏi gì ? Từ đó nó ảnh hưởng không chỉ tới quy mô nguồn nhân lực mà còn
ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .
Trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay, nhất là các doanh nghiệp nhà
nước, do quá trình đầu tư cho tiến bộ kỹ thuật, cho công nghệ sản xuất kinh
doanh và cơ sở vật chất kỹ thuật còn diễn ra chậm, không đồng bộ và thiếu
hiệu quả nên lượng lao động sống còn chiếm tỉ trọng khá cao trong giá thành
sản phẩm và dịch vụ, số lượng lao động giản đơn còn nhiều, làm cho hiệu
quả sử dụng lao động chưa cao, hơn nữa, việc sản xuất kinh doanh còn
chưa đòi hỏi cao về chuyên môn, tay nghề …Do đó nó trực tiếp ảnh hưởng tới
chất lượng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp nước ta hiện nay.
1.3.2. Các yếu tố trong doanh nghiệp
-Qúa trình phân tích công việc trong doanh nghiệp
Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các
nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ
chức. Nói một các cụ thể hơn, phân tích công việc là một tiến trình mô tả và
ghi lại mục tiêu của một công việc, các nhiệm vụ và hoạt động của nó, các

×