Ngộ độc hữu cơ
Ngộ độc hữu cơ là hiện tượng xảy ra khá phổ biến trên cây lúa ở vụ H
è Thu và Thu
Đông, đặc biệt là vùng sản xuất lúa 3 vụ, do rơm rạ, tàn dư thực vật của vụ trư
ớc
chưa kịp phân hủy bị vùi lắp trong điều kiện ngập nước tạo ra các gốc
phênol, axit
hữu cơ gây độc cho cây lúa, cây lúa bị nhiễm ngộ độc hữu cơ thường sinh trư
ởng,
phát triển kém và cho năng suất thấp.
Nguyên nhân
Để tranh thủ lịch thời vụ, rơm rạ, gốc rạ của vụ trước chưa được xử lý như đ
ốt, hoặc lấy
rơm rạ ra khỏi ruộng, mà cày vùi trong đất, tiến hành sạ lúa trên đ
ất có thời gian nghỉ
giữa hai vụ quá ngắn, quá trình phân hủy rơm rạ trong điều kiện yếm khí sẽ làm pH đ
ất
giảm thấp do sản sinh ra các acid hữu cơ, hydrosulphite (H2S), ethylen làm r
ễ lúa bị thối
đen, lá vàng vọt, cằn cõi, có thể chết nếu nặng. Các khí H2S và acid hữu cơ cũng làm c
ản
trở sự hấp thu dưỡng chất của rễ, làm cây lúa suy yếu, dễ mẫn cảm với các bệnh cơ h
ội
khác. Bên cạnh đó, trong điều kiện yếm khí, các khí CO2, H2, CH4 và N2 sẽ đư
ợc sản
sinh ra, kèm theo những thay đổi điện tử, sự bất động và tổng hợp.
Do các chất như đạm, đường bị các vi sinh vật yếm khí biến thành acid hữu c
ơ như: acid
acetic, acid propionic, acid butyric và sau cùng thành CH4 b
ởi sự phân giải của nhóm vi
khuẩn hóa metan là: Methanobacterium barkerii và M. omelianskii.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho rằng vụ Đông Xuân có khoảng 60 –
70%
phần gốc rạ còn lại trên ruộng sau khi thu hoạch, đây là rơm rạ tươi và s
ẽ phân hủy khi
đất bị ngập nước và tạo ra sự biến động của nhiều tiến trình sinh hóa gây đ
ộc đến cây
lúa. Ngộ độc acid hữu cơ là nguyên nhân làm chồi lúa bị lùn y
ếu ớt chậm phát triển,
trong quá trình lúa bị ngộ độc acid hữu cơ vẫn đến làm cho bụi lúa ít chồi.
Triệu chứng
Triệu chứng của bệnh do ngộ độc hữu cơ xuất hiện lúc lúa 15 ngày sau s
ạ, tỉ lệ rễ bị thối
sẽ tăng dần, đặc điểm để nhận biết cây lúa phát triển kém, ít nở bụi, khi nhổ cây lúa l
ên
thì thấy đất có màu rất đen và bộ rễ bị thối đen do rễ không hút được dưỡng chất nên b
ộ
lá ngả sang màu vàng, từ chóp lá xuống và từ mép lá vào.
Ngoài ra, nh
ận biết biểu hiện đặc trưng của cây lúa bị ngộ độc hữu cơ là rễ có m
àu đen và
mùi hôi thối kết hợp với triệu chứng lúa bị vàng, kém phát triển. Ngộ độc hữu cơ xu
ất
hiện suốt thời gian sinh trưởng của cây lúa, ở giai đoạn mạ có thể làm ch
ết chồi, ở giai
đoạn sau trổ thì cây lúa bị vàng lá chân làm giảm số hạt chắc trên bông, h
ạt không no dẫn
đến lúa nhẹ cân.
Cách khắc phục
Sau khi thu hoạch lúa nên cày ải, để rơm ra được phân hủy ít nhất 1 tháng và ch
ỉ sạ lúa
sau khi cho đất ngập từ 2-3 tuần. Trong trường hợp không cày ải được vì ph
ải gieo sạ lại
ngay sau khi thu hoạch, phải cắt gốc rạ ra khỏi ruộng trước khi làm đất.
Cây lúa bị ngộ độc hữu cơ, phát triển kém do rễ không hấp thu dinh dư
ỡng nuôi thân, lá,
do vậy bón phân đạm không giúp cây lúa phát triển, mà còn làm n
ồng độ độc chất nâng
cao, gây thối rễ ở mức độ nặng hơn. Vì vậy can thiệp bằng biện pháp canh tác tháo nư
ớc
rữa đất ở thời điểm 15 và 30 ngày sau khi sạ để pha loãng đ
ộc tố trong đất, để đất nứt vết
chân chim, làm cho đất thoáng và bớt đi khí độc CO
2
, k
ết hợp bón phân vôi (khoảng 30kg
đá vôi nung/công 1.000 m2) ho
ặc super lân, hydrophos… bón phân cân đối giữa đạm,
lân, kali, chú ý sử dụng các loại phân có hàm lượng lân cao nh
ư DAP, phân lân nung
chảy Văn Điển, Ninh Bình. Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá cung cấp dư
ỡng chất hấp
thu qua lá, giúp cây lúa hồi phục. Khi thấy cây lúa ra rễ mới (màu trắng) th
ì bón thêm
DAP, NPK.
Ngoài ra, đ
ể cung cấp dinh dưỡng từ rơm, gốc rạ và giảm ngộ độc hữu cơ ảnh hư
ởng đến
khả năng hấp thu dư
ỡng chất cây lúa, bằng cách sử dụng nấm Trichoderma, hiện nay thị
trường vật tư nông nghiệp có bán rất nhiều sản phẩm chứa loại nấm này như dạng bột ho
à
nước, dạng viên… Sau khi thu hoạch lúa xong, sử dụng sản phẩm Tricô – ĐHCT, Tricô –
LV với liều lượng 1kg/ha (50gam/bình 16 lít) phun trực tiếp lên rơm, g
ốc rạ đến khi
chuẩn bị xuống giống (khoảng 2 đến 3 tuần) tiến hành cày vùi vào trong đ
ất, biện pháp
này ít tốn kém mà còn cải thiện dinh dưỡng giúp cây lúa phát triển tốt hơn. Bên c
ạnh đó
nông dân có thể dùng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh dạng viên Vka-
Trichoderma+TE bón
và tiến hành cày vùi trong đất tiến hành sạ lúa bình thường, áp dụng biện pháp n
ày làm
giảm 30% lượng phân hoá học, bổ sung khoáng vi lượng và giảm ngộ độc hữu cơ
cho
lúa.