Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ THỊ XÃ HÀ TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.57 MB, 27 trang )

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
LIÊN THÀNH

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
KHU NHÀ Ở TÁI ĐỊNH CƯ THỊ XÃ HÀ TIÊN
ĐỊA ĐIỂM

: KHU PHỐ III, PHƯỜNG PHÁO ĐÀI,
THỊ XÃ HÀ TIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐTXD LIÊN THÀNH

NĂM 2011


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN ............................................................... 2
1.1. Thông tin chung về dự án ............................................................................................2
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng dự án .................................................................. 2
1.2.1.
Tỉnh Kiên Giang .................................................................................................. 2
1.2.2.
Thị xã Hà Tiên ..................................................................................................... 5
1.2.3.
Hiện trạng khu đất xây dựng dự án....................................................................... 5
CHƯƠNG 2. SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN .................................... 7
2.1. Cơ sở pháp lý lập dự án: .............................................................................................. 7
2.2. Sự cần thiết đầu tư dự án ............................................................................................. 9
2.2.1.
Cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Tiên.......................................................................... 9
2.2.2.


Nhu cầu nhà ở .................................................................................................... 10
2.2.3.
Sự cần thiết đầu tư dự án.................................................................................... 11
2.3. Mục tiêu của dự án .................................................................................................... 12
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN.............................................................. 13
3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư .............................................................. 13
3.2. Phương án quy hoạch ................................................................................................ 13
3.2.1.
Quy hoạch cơ cấu tổng mặt bằng và phân khu chức năng. .................................. 13
3.2.2.
Chi tiết quy hoạch .............................................................................................. 14
3.3. Các giải pháp kỹ thuật khác và trang thiết bị .............................................................. 14
3.3.1.
Chống ăn mòn.................................................................................................... 14
3.3.2.
Chống thấm ....................................................................................................... 14
3.3.3.
Chống sét ........................................................................................................... 14
3.3.4.
Chống ồn ........................................................................................................... 14
3.3.5.
Vệ sinh tiện nghi ................................................................................................ 15
3.3.6.
Quy trình và trách nhiệm bảo trì cơng trình ........................................................ 15
3.4. Giải pháp cấp điện, cấp nước ..................................................................................... 15
3.4.1.
Cấp nước: .......................................................................................................... 15
3.4.2.
Cấp điện ............................................................................................................ 15
3.5. Giải pháp thoát nước ................................................................................................. 16

3.6. Giải pháp an toàn lao động ........................................................................................ 16
3.7. Tiến độ thực hiện dự án ............................................................................................. 17
3.8. Lao động ................................................................................................................... 17
3.9. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy .............................................................................. 18
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG .................. 19
4.1. Các vấn đề môi trường tiềm tàng của dự án ............................................................... 19
4.2. Các quy chế về môi trường ........................................................................................ 19
4.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí ................................................................................... 20
4.4. Nguồn gây ơ nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất .......................................................... 20
4.5. Chất thải rắn .............................................................................................................. 20
4.6. Sự cố trong quá trình hoạt động của dự án ................................................................. 20
4.7. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người ........................................................................... 21
4.8. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm ................................................................................ 21
4.8.1.
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình xây dựng ............................... 21
4.8.2.
Khống chế và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình hoạt động .............................. 22
CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN ..................... 23
5.1. Hiệu quả xã hội của dự án.......................................................................................... 23
5.2. Hiệu quả kinh doanh của dự án .................................................................................. 23
5.3. Phân tích hiệu quả của dự án ..................................................................................... 25
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 26
1


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN
1.1. Thông tin chung về Dự án
Tên dự án: Khu nhà ở Tái định cư thị xã Hà Tiên.
Địa điểm xây dựng: Khu phố II và Khu phố III, phường Pháo Đài, thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành.
Quy mô Dự án: Với diện tích khoảng 6 ha, Dự án là một khu nhà ở và các cơng
trình cơng cộng, hạ tầng kỹ thuật, gồm:
Khu y tế.
Khu nhà ở.
Khu công viên - thể thao.
Nguồn vốn đầu tư Dự án: Vốn đầu tư cho Dự án gồm nguồn vốn chủ đầu tư,
vốn vay ngân hàng.
Thời gian thực hiện: Khoảng 3 năm
Hình thức quản lý Dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý Dự án
Đơn vị tư vấn thiết kế: Công ty TNHH Tư vấn C&C
1.2. Giới thiệu địa điểm đầu tư xây dựng Dự án
1.2.1. Tỉnh Kiên Giang
Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sơng Cửu Long - phía Tây Nam của
Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà Mau và
Bạc Liêu; phía Đơng và Đơng Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần Thơ và tỉnh
Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng
sơng Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch, thương
mại, dịch vụ công nghiệp và ni trồng thuỷ sản…
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. dân tộc chủ yếu là người
Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung ở ven
trục lộ giao thông, kênh rạch, sơng ngịi và một số đảo, quy mơ dân số năm 2010
khoảng 1,8 triệu người.
Đơn vị hành chính: Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị:
Thành phố Rạch Giá, thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện
Tân Hiệp, huyện Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An
Biên, huyện An Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải,

huyện U Minh Thượng và huyện Giang Thành.
Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha,
trong đó: Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng
đất lúa 354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nơng nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp
2


53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34 ha,
chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha. Nhìn
chung đất đai ở Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi
trồng thủy sản.
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt khá dồi dào, nhưng đến mùa mưa (từ
tháng 5 đến tháng 10) phần lớn nước mặt của tỉnh đều bị nhiễm phèn mặn, do vị trí
ở cuối nguồn nước ngọt của nhánh sông Hậu, nhưng lại ở đầu nguồn nước mặn của
vịnh Rạch Giá. Tồn tỉnh có 3 con sông chảy qua: Sông Cái Lớn (60 km), sông Cái
Bé (70 km) và sông Giang Thành (27,5 km) và hệ thống kênh rạch chủ yếu để tiêu
nước về mùa lũ và giao thơng đi lại, đồng thời có tác dụng tưới nước vào mùa khô.
Tài nguyên biển: Kiên Giang có 200 km bờ biển với ngư trường khai thác
thủy sản rộng 63.290 km2. Biển Kiên Giang có 143 hịn đảo, với 105 hịn đảo nổi
lớn, nhỏ, trong đó có 43 hịn đảo có dân cư sinh sống; nhiều cửa sông, kênh rạch
đổ ra biển, tạo nguồn thức ăn tự nhiên phong phú cung cấp cho các loài hải sản cư
trú và sinh sản, là ngư trường khai thác trọng điểm của cả nước. Theo điều tra của
Viện nghiên cứu biển Việt Nam, vùng biển ở đây có trữ lượng cá, tơm khoảng
500.000 tấn. Trong đó, vùng ven bờ có độ sâu 20-50 m có trữ lượng chiếm 56% và
trữ lượng cá tôm ở tầng nổi chiếm 51,5%, khả năng khai thác cho phép bằng 44%
trữ lượng, tức là hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Bên cạnh đó, cịn có
mực, hải sâm, bào ngư, trai ngọc, sị huyết,... với trữ lượng lớn, điều kiện khai thác
thuận lợi. Ngoài ra tỉnh đã và đang thực hiện dự án đánh bắt xa bờ tại vùng biển
Đơng Nam bộ có trữ lượng trên 611.000 tấn; với sản lượng cho phép khai thác
243.660 tấn, chiếm 40% trữ lượng. (số liệu tính đến năm 2009)

Tài ngun khống sản: Có thể nói Kiên Giang là tỉnh có nguồn khống sản
dồi dào bậc nhất ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long. Qua thăm dị điều tra địa chất
tuy chưa đầy đủ nhưng đã xác định được 152 điểm quặng và mỏ của 23 loại
khoáng sản thuộc các nhóm như: Nhóm nhiên liệu (than bùn), nhóm khơng kim
loại (đá vơi, đá xây dựng, đất sét…), nhóm kim loại (sắt, Laterit sắt…), nhóm đá
bán quý (huyền thạch anh - opal…), trong đó chiếm chủ yếu là khống sản khơng
kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng, xi măng. Theo điều tra của Liên đoàn
Địa chất, trữ lượng đá vôi trên địa bàn tỉnh khoảng hơn 440 triệu tấn. Theo quy
họach của tỉnh, trữ lượng đá vôi cho khai thác sản xuất vật liệu xây dựng là 255
triệu tấn, đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy xi măng, với công suất 3 triệu
tấn/năm trong thời gian khoảng 50 năm.
Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Kiên Giang đã có nhiều cố gắng thực hiện thắng lợi
các mục tiêu kinh tế - xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội IX và
Kế hoạch 5 năm (2011-2015) đề ra. Những năm qua, nền kinh tế của tỉnh vẫn duy
trì được khả năng tăng trưởng cao, năm 2008 đạt 12,6%, ước bình quân 5 năm đạt
11,6%, tăng hơn giai đọan trước 0,5%.
Nền kinh tế phát triển đúng hướng, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh
từng bước được cải thiện. Quy mô tổng sản phẩm nền kinh tế của tỉnh năm 2008
đạt 15.185,5 tỷ đồng, năm 2010 đạt 18.722 tỷ đồng gấp 1,7 lần năm 2005, GDP
3


bình quân đầu người năm 2008 đạt 802 USD , năm 2010 đạt 964 USD gấp 1,6 lần
với năm 2005.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ:
Năm 2008, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,87%, năm 2010
chiếm 25,9%, tăng 5,4% so với năm 2005; dịch vụ chiếm 29,96%, năm 2010
chiếm 32,7%, tăng 4,73% so với năm 2005. Đi đôi với việc phát triển kinh tế, quan
tâm giải quyết có hiệu quả các vấn đề văn hóa - xã hội quan trọng, xã hội hóa đạt

được kết quả bước đầu trên một số lĩnh vực.
Lĩnh vực nông lâm thuỷ sản có sự chuyển dịch tương đối rõ nét, hiệu quả sử
dụng đất được tăng lên, đã chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng
thuỷ sản. Đất nông nghiệp sử dụng hiệu quả hơn, cơ cấu vật ni từng bước
chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường.
Công nghiệp của tỉnh phát triển chủ yếu ở 2 lĩnh vực truyền thống là sản xuất
vật liệu xây dựng và chế biến nông hải sản. Sản lượng sản xuất xi măng năm 2008
đạt trên 4.605.000 tấn tăng gấp 2 lần năm 2001. Chế biến thuỷ sản thu hút nhiều
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư vào khu cảng cá Tắc Cậu, công suất trên
114.764 tấn với công nghệ hiện đại.
Thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với các
mặt hàng chủ lực là gạo và thuỷ sản, kim ngạch xuất khẩu 2008 đạt 491 triệu USD
bằng 4,5 lần năm 2001. Lượng khách du lịch tăng nhanh từ 1.182.908 lượt khách
năm 2001 lên 3.450.000 lượt khách năm 2008. Số cơ sở kinh doanh du lịch cũng
tăng đáng kể, nhiều dự án du lịch đã và đang triển khai đầu tư.
Năng lực vận tải đường không, đường bộ, đường thuỷ tăng nhanh về số
lượng, chất lượng phục vụ tăng cao.
Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển tăng khá mạnh. Từ 2001-2008 đã
huy động các nguồn vốn đầu tư trên 44.905 tỷ đồng. Đến năm 2008, đã có 94% số
xã trong đất liền có đường ơ tơ đến trung tâm xã, trong đó 67% được nhựa hố
hoặc bê tơng hố, phịng học kiên cố và bán kiên cố 95,2%. Kinh tế tư nhân, cá thể
phát triển mạnh, hiện có hơn 3.600 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.053 tỷ đồng và
33.500 hộ kinh doanh (tăng 9.700 hộ so năm 2005). Thu hút 12 dự án nước ngoài
(FDI), vốn đầu tư đăng ký 2,1 tỷ USD.
Giáo dục và đào tạo có bước phát triển, cơ sở vật chất trường lớp được đầu tư
mạnh, đến nay giảm tỷ lệ phòng học cây lá xuống cịn 5% và khơng cịn phịng học
ca 3; tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 9% năm 2001 lên 15,4% năm 2008.
Mạng lưới y tế cơ sở được đảm bảo, đến năm 2008 có 95% số xã có trạm y tế,
83,3% ấp có trạm y tế, 67% trạm y tế có bác sỹ và 75% trạm y tế đạt chuẩn quốc
gia.

Thực hiện có hiệu quả chương trình xố đói giảm nghèo, đã giảm tỷ lệ hộ
nghèo từ 14,02% năm 2005 xuống cịn 7,4% năm 2008; có 24/42 xã đã thốt khỏi
diện xã đặc biệt khó khăn.
Có thể nói, những năm qua thành tựu mà tỉnh Kiên Giang đạt được là cơ bản,
to lớn và khá toàn diện. Kinh tế - xã hội có tiến bộ vượt bậc từ khi đổi mới đến
4


nay, đời sống nhân dân được nâng lên đáng kể, tạo niềm tin phấn khởi và tạo đà
quan trọng cho sự phát triển sắp tới.
1.2.2. Thị xã Hà Tiên
Hà Tiên là thị xã mới thuộc đất liền cực Bắc của tỉnh Kiên Giang, là nơi tập
trung nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch của tỉnh. Nơi đây có nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp nổi tiếng.
Thị xã Hà Tiên còn là nơi có bề dày lịch sử, hội tụ tinh hoa của 3 nền văn hoá
Việt, Khmer và Hoa, do vậy đây là vùng đất có một bản sắc văn hố rất đặc thù và
đa dạng, điều này làm cho Hà Tiên ln có sức thu hút khách du lịch.
Về vị trí, Hà Tiên là khu kinh tế mở nên cửa khẩu nằm ở phía Tây Nam của
đất nước, trong vùng tứ giác Long Xuyên, có đường biên giới với Campuchia cả
trên đất liền và biển, cách tỉnh Campốt của Campuchia 60km và cảng Kép của
thành phố Kép 20km, rất thuận lợi trong việc phát triển kinh tế cửa khẩu với
Campuchia, tạo mối quan hệ với Thái Lan qua mạng lưới đường thuỷ, hàng không:
cách Bãi Thơ - đảo Phú Quốc 40km, cách khu cơng nghiệp Kiên Lương – Ban Hịn
– Hịn Chơng 25km, cách thị xã Rạch Giá và thị xã Châu Đốc tỉnh An Giang xấp xỉ
100km. Điều kiện này làm cho Hà Tiên có vị trí đặc biệt quan trọng trong vùng
tam giác phát triển du lịch trọng điểm của quốc gia: Phú Quốc – Rạch Giá – Hà
Tiên
Ngồi ra, Hà Tiên cịn là cửa ngõ ra biển của một số tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long đến một số nước trong khu vực. Từ đó, Kiên Giang nói chung và Hà Tiên nói
riêng rất thuận lợi trong việc phát triển nội địa và kinh tế hướng ngoại.

1.2.3. Hiện trạng khu đất xây dựng dự án
Vị trí địa lý:

5


Khu Dịch vụ Đô thị và Du lịch biển Hà Tiên có vị trí như sau :
-

Phía Đơng giáp : Đất nơng nghiệp trong khu dân cư.

-

Phía Tây giáp

-

Phía Nam giáp : Khu đất nông nghiệp và song song với Tỉnh lộ 28.

-

Phía Bắc giáp : Đất nơng nghiệp trong khu dân cư.

: Đường Tỉnh lộ 28

Tổng diện tích khu đất Quy hoạch khoảng 6ha (có sơ đồ vị trí kèm theo) thuộc
địa phận Khu phố II VÀ Khu phố III, phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên
Giang. Diện tích thực tế sẽ căn cứ vào quy hoạch chi tiết được cấp thẩm quyền
phê duyệt.
Địa hình:

Khu đất hiện hữu là bán đảo Mũi Nai, địa hình rất phong phú, gồm 2 đỉnh núi
chính, bãi biển chạy bao quanh bán đảo, khu ruộng trũng, khu xóm dân cư tương
đối bằng phẳng và mặt nước biển bao quanh.
Cao độ Khu dân cư từ +2.5m đến +6.5m.
Khu đất rộng 154,52ha với diện tích tương đối bằng phẳng thích hợp để xây
dựng khu tái định cư, trên đường Tỉnh lộ 28.
Giao thông :
Khu đất có vị trí giao thơng khá thuận lợi với việc khu đât nằm ngay đường
Tỉnh lộ 28, dẫn về trục đường cầu Tơ Châu là trục đường chính và quan trọng nhất
của Thị xã Hà Tiên.
Ở vị trí khu tái định cư khá thuận lợi cho giao thương do nằm trong nội phận
Thị xã Hà Tiên, các trục đường giao thương buôn bán đều rất gần với các khu phố
chợ.
Hệ thống thoát nước.
Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống thốt nước đơ thị, nước mưa vẫn
thốt tự nhiên theo địa hình, khi thiết kế quy hoạch mới sẽ xây dựng hệ thống thoát
nước riêng kết nối với hệ thống thốt nước tồn bộ khu vực.
Tuy nhiên, khu vực gần đó có hệ thống thốt nước của thị xã Hà Tiên, khi xây
dựng xong hệ thống thoát nước sẽ được đấu nối vào hệ thống thoát nước toàn thị
xã.
Hệ thống cấp nước.
Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống cấp nước, sẽ xây dựng hệ thống cấp
nước mới đồng bộ, hoàn chỉnh và sẽ được kết nối với hệ thống cấp nước toàn bộ
khu vực.
Hệ thống cấp điện.
Khu đất quy hoạch mới chưa có hệ thống cấp điện đi vào, tuy nhiên hệ thống
điện khu vực liền kế đã được thị xã hà tiên xây dựng chạy dọc theo Tỉnh lộ 28 và
phục vụ khu dân cư vên đường Tỉnh lộ nói trên. Do đó khi xây dựng xong khu tái
định cư sẽ sớm được kết nối đồng bộ với hệ thống điện lưới toàn thị xã Hà Tiên.
6



CHƯƠNG 2.

SỰ CẦN THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐẦU TƯ DỰ ÁN

2.1. Cơ sở pháp lý lập Dự án:
- Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
- Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 của Quốc hội khóa 12
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ Quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 01/2011/TT-BXD của Bộ Xây dựng ngày 27 tháng 01 năm 2011
Hướng dẫn đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch xây dựng,
quy hoạch đô thị.
- Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18
tháng 7 năm 2011 Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐCP ngày 18 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính Phủ Nước
Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 08 năm 2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi

trường.
- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT, ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam
về môi trường.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất
thải rắn.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Ban hành danh mục chất thải nguy hại.
- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc Hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ
sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị định số
7


149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp
phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
- Nghị định 88/2007/NĐ-CP ban hành ngày ngày 25 tháng 05 năm 2007 về Thốt
nước Đơ thị và Khu cơng nghiệp.
- Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về việc Thu
phí bảo vệ mơi trường đối với nước thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày ngày 08 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ
về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/NĐ-CP ngày 13 tháng
06 năm 2003 của Chính phủ về việc Thu phí bảo vệ mơi trường đối với nước
thải.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
- Thông tư 07/2007/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ngày 03/07/2007 về việc Hướng dẫn phân loại qui định danh mục cơ sở gây ô

nhiễm môi trường phải xử lý.
- Thông tư 83/2002/TT-BTC ngày ngày 25 tháng 09 năm 2002 của Bộ Tài chính
về việc Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng, lệ phí về tiêu chuẩn đo
lường chất lượng.
- Thơng tư 04/2010/TT-BXD ngày 26 tháng 05 năm 2010 về Hướng dẫn lập và
quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơng trình.
- Thơng tư 57/2010/TT-BTC ngày 16 tháng 04 năm 2010 Quy định về việc lập dự
toán, sử dụng và quyết tốn kinh phí tổ chức thực bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi Nhà nước thu hồi đất.
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính Phủ về
Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 08 năm 2009 của Chính Phủ Quy
định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái
định cư.
- Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01 tháng 10 năm 2009 Quy định chi tiết
một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất,
giao đất, cho thuê đất.
- Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang ngày 23 tháng
12 năm 2010 về việc Ban hành bảng quy định giá các loại đất năm 2011 trên địa
bàn tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh
Kiên Giang, về việc Ban hành bảng quy định đơn giá xây dựng mới nhà ở, cơng
trình xây dựng và các vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định số 31/2008/QĐ-UBND ngày 20 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh
Kiên Giang, về việc Ban hành bảng quy định đơn giá bồi thường về cây trồng,
hoa màu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
8


- Quyết định số 31/2009/QĐ-UBND ngày 21 tháng 12 năm 2009 của UBND tỉnh

Kiên Giang, về việc Ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái cư khi Nhà
nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
- Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 08 tháng 6 năm 2011 của UBND tỉnh Kiên
Giang về việc Ban hành hệ số điều chỉnh đơn giá xây dựng mới nhà ở, cơng
trình xây dựng và các vật kiến trúc trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, ban hành kèm
theo Quyết định số 19/2008/QĐ-UBND ngày 08/7/2008 của UBND tỉnh Kiên
Giang
- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ Về lập,
thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.
- Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
Quản lý khơng gian, kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Nghị định Số: 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 06 năm 2010 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở.
- Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng
Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số
71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở.
- Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29 tháng 09 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc Công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
cơng trình.
- Quyết định số 295/QĐ-BXD ngày 22 tháng 03 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Xây
dựng về việc Công bố Tập suất vốn đầu tư xây dựng công trình năm 2010.
- Cơng văn số 47/UBND-PTN-MT ngày 28 tháng 04 năm 2010 về việc Chấp
thuận chủ trương cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành đầu tư Dự
án xây dựng khu tái định cư tại khu phố II, III; phường Pháo Đài, thị xã Hà
Tiên, tỉnh Kiên Giang.
- Công văn số 158/TTr-SKHĐT ngày 14 tháng 07 năm 2010 gửi UBND tỉnh Kiên
giang về việc Xin chủ trương cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên
Thành đầu tư Dự án xây dựng khu tái định cư tại khu phố II, III; phường Pháo
Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

- Công văn số 514/D-UBND của UBND tỉnh Kiên Giang về việc Chấp thuận chủ
trương cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Liên Thành đầu tư Dự án xây
dựng khu tái định cư tại khu phố II, III; phường Pháo Đài, thị xã Hà Tiên, tỉnh
Kiên Giang.
- Căn cứ một số văn bản mà Chủ đầu tư sau khi trình các sở Ban Ngành chủ
trương đầu tư sẽ được cập nhật vào hồ sơ Dự án.
2.2. Sự cần thiết đầu tư Dự án
2.2.1. Cơ sở hạ tầng của thị xã Hà Tiên
Giao thông vận tải:
9


Hệ thống giao thông đường bộ: Trên địa bàn thị xã Hà Tiên hiện có 23,5 km
đường quốc lộ; 9,04 km tỉnh lộ; 26,13 km đường nội ô thị xã và 27,5 km đường
giao thông nông thôn.
Hệ thống giao thông thủy: Thị xã hiện có các tuyến giao thơng thủy từ Đông Hồ
đi Kiên Lương dài 10 km và Đông Hồ đi Phú Mỹ dài 5,5 km.
Hệ thống bến xe, bến tàu: Thị xã Hà Tiên hiện có 1 bến xe có diện tích 3.453m2
và bến tàu có diện tích 512m2. Hàng ngày các cảng sông, cảng biển, bến xe đã vận
chuyển hàng trăm tấn hàng hóa và khoảng 2.000 khách.
Cấp điện:
Thị xã hiện có 121 trạm biến áp, trong đó có 01 trạm biến áp Tơ Châu với dung
lượng 4 MVA và 120 trạm biến thế 0,4 KV với dung lượng 2.377 KVA, đảm bảo
nhu cầu cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất của đô thị.
Cấp nước:
Hệ thống cấp nước tập trung hiện có 1 cơ sở Trạm xử lý nước (tại Ao Sen) có
cơng suất cấp nước 600 m3/ngày. Nguồn nước sử dụng từ các hồ chứa có tổng
dung tích 210.00 m3, gồm hồ Tam Phu Nhân 120.000 m3, hồ Tô Châu 30.000 m3
và 3 Ao Sen 60.000 m3.
Y tế - Giáo dục:

Y tế: Toàn thị xã hiện có 1 bệnh viện tại trung tâm Thị xã quy mô 60 giường
bệnh, 4 trạm y tế xã - phường gồm phường Đông Hồ và 3 xã Tiên Hải, Mỹ Đức,
Thuận Yên. Năm 2000 thị xã có 70 cán bộ y tế, trong đó có 13 bác sĩ, 1 dược sĩ, 51
cán bộ ngành y dược và 5 cán bộ khác. Các chương trình y tế được thực hiện trên
diện rộng và đạt nhiều hiệu quả.
Giáo dục: Năm 2000 – 2001, trên địa bàn thị xã Hà Tiên có 13 trường, gồm 1
trường mầm non và 12 trường thuộc ngành giáo dục phổ thông (7 trường tiểu học,
3 trường Trung học cơ sở, 1 trường Trung học phổ thông, 1 trung tâm giáo dục kỹ
thuật hướng nghiệp). Đến nay, các xã phường đều có trường tiểu học và đã đầu tư
hồn thành Trường Phổ thơng trung học Thị xã, chia tách trường cấp II và cấp III
đi vào hoạt động năm học 2000 - 2001.
Thông tin liên lạc:
Mạng lưới Bưu chính viễn thơng ln phát triển qua các năm, công nghệ
chuyển mạch đảm bảo cung cấp dịch vụ cơ bản với chất lượng tốt.
2.2.2. Nhu cầu nhà ở
Theo số liệu điều tra khảo sát của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân
của cả nước năm 2001 đạt 465.000 đ/người /tháng (27.084.000 đ/hộ/năm). Trong
đó, khu vực đơ thị 1.079.910 đ/người /tháng (58.574.000 đ/hộ/năm). Mức chi tiêu
bình qn tại đơ thị là 51.056.000 đ/hộ/năm, mức tích luỹ bình qn của 1 hộ gia
đình đơ thị là 7.500.000 đ/năm. Kết quả điều tra về tình hình thu nhập của cán bộ
cơng chức, viên chức tại các cơ quan Trung ương cho thấy hầu hết cán bộ, cơng
chức viên chức đều có nguồn thu nhập chủ yếu từ tiền lương. Khả năng tích luỹ
của các hộ gia đình cơng chức, viên chức nhà nước là rất thấp. Mức thu nhập bình
quân chung hàng tháng là 1.086.000 đ/tháng.
10


Với mức thu nhập trên, đại bộ phận những người lao động, bao gồm cả
những đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước đều rất khó có điều kiện để
tạo lập chỗ ở cho mình và gia đình nếu khơng có chính sách nhà ở phù hợp của

Nhà nước.
Theo số liệu điều tra khảo sát của Cục quản lý Nhà - Bộ Xây dựng về nhu
cầu nhà ở xã hội của các đối tượng cho thấy có tới 31% cán bộ cơng chức viên
chức (tính trung bình cả nước), trong đó các hộ gia đình trẻ chưa có nhà ở chiếm tỷ
lệ lớn, phải ở nhờ hoặc thuê nhà ở tạm của tư nhân để ở.
Mặt khác, Kiên Giang nói chung và thị xã Hà Tiên nói riêng có tiềm năng du
lịch khá đa dạng nhưng chủ yếu đang trong giai đoạn xây dựng, kêu gọi đầu tư.
Tuy nhiên, số hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, sống trong các khu vực đã
có Dự án quy hoạch là khá nhiều, nên việc xây dựng khu tái định cư cho người
nghèo, người dân tộc thiểu số là chính sách ưu tiên của tỉnh nhà.
Hiện nay trên địa bàn đã có những Dự án về nhà ở đã và đang triển khai thực hiện
về nhà ở xã hội, khu tái định cư được hoàn thành để giải quyết các vấn đề bức bách
trên. Vì vậy việc ra đời và hoàn thành Dự án nhà ở, khu tái định cư trên địa bàn
tỉnh đã giải quyết phần nào nhu cầu nhà ở cho người có thu nhập thấp trên địa bàn;
Góp phần chỉnh trang đơ thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Là
thắng lợi lớn của Kiên Giang về vấn đề dân sinh.
2.2.3. Sự cần thiết đầu tư Dự án
Hiện nay trên toàn tỉnh Kiên Giang có rất nhiều dự án đầu tư về cơng nghiệp, về du
lịch.... Đặc biệt ở thị xã Hà Tiên có khá nhiều dự án đầu tư du lịch. Tuy nhiên, vấn
đề khó khăn trở thành mối quan tâm hàng đầu khi đầu tư dự án là vấn đề tái định
cư cho các họ dân sống trong khu vực giải tỏa. Giải quyết được vấn đề nhà ở tái
định cư cho người có thu nhập thấp khơng phải là một điều dễ dàng, nhưng là một
nỗ lực cần thiết vì đó là yếu tố quyết định cho việc ổn định trật tự xã hội, đẩy lùi
các tệ nạn xã hội góp phần xây dựng thị xã sạch, đẹp, văn minh, an tồn, tạo điều
kiện và mơi trường xã hội lành mạnh cho việc tăng trưởng kinh tế cả về lượng và
về chất.
Trong nhiều năm qua, nhà ở là một trong những vấn đề kinh tế – xã hội quan trọng.
Đặc biệt, nhu cầu về nhà ở đang là vấn đề rất bức thiết của người dân, việc đáp ứng
được quỹ nhà ở cho tồn bộ dân cư khơng phải là việc đơn giản.
Trước tình hình đó, cần thiết phải có biện pháp khắc phục, một mặt hạn chế sự gia

tăng dân số, đặc biệt là gia tăng dân số cơ học, một mặt phải tổ chức tái cấu trúc và
tái bố trí dân cư hợp lý, đi đơi với việc cải tạo xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
để đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
‘‘An cư mới được lạc nghiệp’’ ; đúng vậy người dân ở khu tái định cư trên toàn thị
xã chủ yếu là người nghèo, dân tộc thiểu số hiện là một lực lượng lao động lớn tại
thị xã nhưng lại không được đào tạo tay nghề, cũng do điều kiện khó khăn nên khi
các dự án được đầu tư xây dựng thì lực lượng này tạo thành dòng người nhập cư từ
11


nông thôn kéo về các khu đô thị lớn, trở thành một nguồn lao động cần thiết cho sự
phát triển tại các thành phố với điều kiện họ được đào tạo tay nghề và ổn định chỗ
ở.
Giải quyết khó khăn về nhà ở hiện nay trên địa bàn tỉnh. Đây là một giải pháp quan
trọng bảo đảm để những người có thu nhập thấp, khó khăn về nhà ở ; có điều kiện
được cải thiện chỗ ở; đồng thời Luật Nhà ở cũng yêu cầu đổi mới cơ bản công tác
quản lý vận hành nhà ở xã hội bảo đảm được mục tiêu, yêu cầu của chủ trương xoá
bao cấp và thực hiện có kết quả chính sách tạo điều kiện đối với những người thu
nhập thấp trong việc cải thiện chỗ ở.
Đầu tư xây dựng khu tái định cư cho bộ phận dân cư nằm trong khu quy hoạch
là cần thiết và đúng đắn để ổn định đời sống người dân, phát triển kinh tế tại địa
bàn.
Thị xã Hà Tiên là trung tâm kinh tế chính trị văn hóa lớn thứ hai của tỉnh Kiên
Giang. Trong những năm gần đây thị xã Hà Tiên đã có những bước phát triển vượt
bậc về kinh tế xã hội, nhịp độ đô thị hóa tăng nhanh đời sống vật chất tinh thần của
nhân dân được nâng cao đáng kể, nhu cầu về nhà ở, nhu cầu phục vụ đời sống của
các tầng lớp nhân dân tăng cao.
Vấn đề xây dựng khu tái định cư trở nên cấp thiết để Thị xã có thể xây dựng
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa vươn lên thành phố du lịch vừ đảm bảo phát triển
bền vững du lịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội, văn minh đo thị, phấn đấu đưa Hà

Tiên trở thành đô thị loại V vào năm 2015 như mực tiêu của tỉnh đề ra.
2.3. Mục tiêu của Dự án
Thực hiện Dự án sẽ giải quyết nhu cầu nhà ở để thực hiện tái định cư nhằm
giải toả dân cư để triển khai các dự án đầu tư xây dựng. Tạo ra các khu đô thị mới,
đồng bộ, hiện đại, tăng cảnh quan mơi trường, hình thành một phong cách mới
hiện đại của khu nhà ở trên trục không gian mới của tỉnh nhà.
Thực hiện có hiệu quả chính sách nhà ở tái định cư, góp phần thực hiện thành
cơng phương hướng nhiệm vụ phát triển nhà ở đã được Đại hội Đại biểu Đảng toàn
quốc lần thứ IX xác định là: "Huy động các nguồn lực (Nhà nước, doanh nghiệp,
nhân dân, cộng đồng) để xoá nhà ở dột nát, nhà ở tạm bợ cho người nghèo; phát
triển nhanh quỹ nhà ở để đáp ứng cơ bản nhu cầu nhà ở cho công chức, viên chức,
người lao động, sinh viên, nhất là công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất".
Đồng thời vừa giải quyết được vấn đề nhà ở, vừa đảm bảo được sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhất là trong ngành du lịch, được coi là ngành công
nghiệp khơng khói ở trên thế giới. Tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, phát triển đô thị.

12


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN DỰ ÁN
3.1. Phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư
Chủ đầu tư sẽ phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang tiến hành đền bù, giải
phóng mặt bằng theo đúng tiến độ và đúng quy định hiện hành.
Trước khi tiến hành giải phóng mặt bằng cần phải lên phương án chi tiết và
được UBND tỉnh thông qua.
3.2. Phương án quy hoạch
3.2.1. Quy hoạch cơ cấu tổng mặt bằng và phân khu chức năng.
- Diện tích khu đất khoảng 6 ha. Mục đích của Dự án là xây dựng khu tái
định cư với đầy đủ các điều kiện về tiện nghi sinh hoạt, đạt yêu cầu về vệ sinh môi

trường, thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu thiết yêu đảm bảo đời sống trong khu vực. Tổ
chức hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hồn
chỉnh, từ đó phân khu chức năng sử dụng các khu đất hợp lý, giải pháp quy hoạch
kiến trúc và xây dựng mới, có sắc thái riêng nhưng vẫn hịa quyện với quy hoạch
kiến trúc cảnh quan tồn khu. Tiêu chí phải thể hiện có định hướng tồn tại và phát
triển lâu dài, hạn chế những nhược điểm phát sinh trong quá trình họat động.
- Dựa theo tính chất sử dụng và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ta chia làm 04
loại đất cơ bản sau đây:
+ Đất cây xanh - công trình cơng cộng: Đây là phần đất nằm sử dụng để
xây dựng công viên cây xanh, trong công viên sẽ xây dựng những sân tập thể dục
thể thao, đèn đường, ghế đá, bãi để xe....phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi của người dân.
+ Đất xây dựng trung tâm y tế: Được dành xây dựng trung tâm y tế phục vụ
nhu cầu đảm bảo sức khỏe của người dân trong khu tái định cư cũng như vùng phụ
cận.
+ Đất xây dựng các khu nhà ở liên kế: Đây là phần đất được dùng để xây
dựng các nhà ở liên kế, theo chính sách bố trí tái định cư của tỉnh, đảm bảo ổn định
đời sống sản xuất của người dân.
+ Đất hạ tầng kỹ thuật : Phần đất này dùng để xây dựng mạng lưới hạ tầng
kỹ thuật như: Điện, cấp nước, thốt nước...cho tồn khu trong đó phần đất dành
xây dựng đường giao thông chiếm tỷ lệ lớn để đảm bảo nhu cầu buôn bán, đi lại
của người dân trong khu.
- Dựa theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, phương án quy hoạch, các loại đất trên được
phân chia tỷ lệ theo bảng sau:
STT

Loại đất

Đvt

Diện tích


Tỷ lệ

1

Đất xây dựng trung tâm y tế

m2

602

1,00%

2

Đất xây dựng nhà liên kế

m2

34.081

56,80%

3

Đất xây dựng hạ tầng kỹ
thuật

m2


19.884

33,14%
13


4

Đất công viên cây xanh

m2

5.433

9,06%

Cộng

m2

60.000

100%

3.2.2. Chi tiết quy hoạch
Phương án đề xuất dựa trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng, vị trí khu đất, hiện
trạng các khu vực xung quanh khu đất. Thông qua các bản đồ quy hoạch định
hướng khơng gian cho tồn vùng, qua khảo sát thực địa.
Khu đất có vị trí thuận lợi về giao thơng, do đó rất tốt cho việc giao thương, đi
lại của người dân. Vị trí khu đất khá cao so với mặt biển tạo được tầm nhìn đẹp

cho các cơng trình.
Hệ thống đường giao thông sẽ được xây dựng một phần tiếp giáp trực tiếp với
đường giao thơng chính, phần khác sẽ được xây dựng ở những vị trí thuận lợi nhất
trên địa hình (ở những vị trí tương đối bằng phẳng) thuận tiện cho việc xây dựng
hệ thống kỹ thuật cho tồn khu. Các vị trí có địa hình cao chủ yếu là giao thơng đi
bộ để tiếp cận cơng trình.
Khu nhà ở: Bao gồm các nhà phố liên kế vị trí kế cận với khu dân cư khác
ngồi khu quy hoạch, cơ sở hạ tầng thiết kế hoàn chỉnh, thuận lợi về giao thơng và
có cảnh quan đẹp vì tiếp giáp với công viên – cây xanh.
Với cách tổ chức giao thơng, bố cục khơng gian kiến trúc tồn khu liền kế
nhưng vẫn được thơng thống, khoảng cách các cụm cơng trình hài hịa hợp lý đem
lại hiệu suất cao nhất.
3.3. Các giải pháp kỹ thuật khác và trang thiết bị
3.3.1. Chống ăn mịn
Các vật liệu sử dụng trong cơng trình được tính tới yếu tố điều kiện khí hậu
Vịêt Nam và có biện pháp chống ăn mịn thích hợp.
Vật liệu thi cơng kết cấu móng, nền đều chọn lựa đảm bảo khả năng chống xâm
thực của môi trường nước ngầm. Thích hợp với thời tiết và khí hậu vùng ven biển.
3.3.2. Chống thấm
Giải pháp kỹ thuật chống thấm được dự kiến ngay từ đầu và phù hợp đặc điểm
khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều của Việt nam.
3.3.3. Chống sét
Thiết kế chống sét cho cơng trình tn theo tiêu chuẩn chống sét của ủy ban kỹ
thuật điện quốc tế IEC và TCVN.
3.3.4. Chống ồn
Với các khu vực như khu căn hộ, khu biệt thự sườn đồi, khách sạn sẽ được thiết
kế thỏa mãn điều kiện chống ồn trong suốt thời gian sử dụng.

14



3.3.5. Vệ sinh tiện nghi
Đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, tiện nghi cho người sử dụng theo tiêu chuẩn quy
định, các trang thiết bị của cơng trình đảm bảo điều kiện bền lâu và thuận tiện cho
duy tu sửa chữa.
Bộ phận quản lý cơng trình có kế hoạch duy tu sửa chữa cơng trình theo định kỳ
01 năm/lần duy tu nhỏ và 05 năm/lần duy tu sửa chữa lớn. Quản lý chặt chẽ tránh
mọi trường hợp các cá thể tự thay đổi, điều chỉnh các vị trí liên quan đến bề ngồi
cơng trình, các khu vực cơng cộng, gây ảnh hưởng đến mỹ quan chung.
3.3.6.

Quy trình và trách nhiệm bảo trì cơng trình

Chủ đầu tư lập nội dung và quy trình bảo trì cơng trình.
Bộ phận quản lý vận hành có trách nhiệm thực hiện việc bảo trì cơng trình.
3.4. Giải pháp cấp điện, cấp nước
3.4.1. Cấp nước:
Thiết kế mạng lưới cấp nước áp dụng theo tiêu chuẩn: - Tiêu chuẩn thiết kế
cấp nước mạng lưới bên ngoài nhà và cơng trình, số 20TCVN 33- 85.
3.4.1.1. Nguồn :
Sử dụng nguồn nước máy trong khu vực (tuyến nước sinh họat trên Tỉnh lộ
28) thuận lợi về điều kiện đầu nối tuyến ống và đảm bảo lưu lượng áp lực nước
cung cấp. Xây dựng 2 bể nước ngầm dự trữ nước sinh hoạt để phục vụ cho toàn
khu.
3.4.1.2. Thiết kế mạng lưới cấp nước.
Từ điểm lấy nước cho phép trên tuyến ống cấp nước ø300 trên Tỉnh lộ 28
tuyến ống cấp D300 vào đến khu đất xây dựng. Tuyến ống ø150 là tuyến cấp nước
chung cho khu vực. Từ ống cấp nước chính D150 sẽ phát triển tuyến ống cấp D100
tạo thành một hệ thống cấp nưóc cho tồn khu vực. Cần xây thêm một trạm bơm
tăng áp để điều hòa áp lực cho toàn khu. Lưu lượng chữa cháy ( TCVN 2622 –

1995 ) trên tuyến ống cấp nước D150 có đặt các họng chữa cháy D100 với bán
kính phục vụ 150m.
3.4.2. Cấp điện
Thiết kế mạng lưới cấp điện áp dụng theo tiêu chuẩn: TCVN 185-1986,
TCVN 95 – 1983, TCVN 45 – 1988.
3.4.2.1. Tính tốn phụ tải điện.
Phụ tải điện khu vực quy hoạch xây dựng chủ yếu là điện phục vụ sinh hoạt
bao gồm: Chiếu sáng và chạy các thiết bị điện sinh hoạt ở các khu biệt thự, cơng
trình cơng cộng, lối đi sân bãi, cơng viên.
3.4.2.2. Nguồn điện và mạng lưới điện.
Sử dụng nguồn điện lấy từ trạm 22KV 3 pha 50 Hz hiện hữu trên tuyến chính
thuộc Tỉnh lộ 28.
15


- Đường dây trung thế ngầm cấp điện đến các trạm biến áp trong khu quy
hoạch sử dụng cáp ngầm trung thế CXV/DSTA 24KV- 3x240mm2.
- Hệ thống trạm biến áp phân phối 15(22)/ 0,4kv bao gồm 07 trạm biến áp
với tổng cơng suất 9.030KVA đặt kín trong nhà để tạo mỹ quan và an toàn cho du
khách.
- Mạng lưới hạ thế cấp điện đến các tủ phân phối chính dùng cáp đồng bọc
cách điện 3x120mm2 +1x95mm2 chôn ngầm dưới đất.
- Chiếu sáng : dọc theo các trục giao thông và lối đi sân bãi, công viên dùng
đèn Sodium Hg 250W – 220V. Trụ đèn chiếu sáng dùng loại thép tráng kẽm cao
7,5m đến 9m, cần đèn sử dụng loại 1,2,3 cần tuỳ vào vị trí cụ thể.
- Bố trí hệ thống chiếu sáng công viên, sân bãi, các mảng xanh khác sử dụng
trụ gang cao 4m, bố trí từ 2 đến 4 bóng.
3.5. Giải pháp thốt nước
Hệ thống thốt nước bao gồm hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước
thải được xây riêng lẻ.

Hệ thống thoát nước mưa: Nước mưa trong lưu vực bao gồm 2 đỉnh núi, mặt
bằng cơng viên chủ yếu thốt về hướng lịng hồ trung tâm, là nơi dự trữ nước ngọt
và cân bằng vi khí hậu. Trong lưu vực khu phố thương mại, dân cư được thiết kế
gom nước mưa và ống bêtông cốt thép đúc sẵn đặt ngầm để tổ chức thu nước mưa
triệt để tránh ngập úng. Dự kiến xây dựng tuyến ống D400 – D800 trong khu vực
đấu nối ra hệ thống thoát nước chung khu vực.
- Cống được bố trí dưới hệ thống đường bộ, sát lề. Nối cống theo nguyên tắc
ngang đỉnh, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,6m, tính tốn lưu lượng nước mưa thốt
theo phương pháp cường độ mưa giới hạn với hệ số dòng chảy được tính theo
phương pháp trung bình.
Hệ thống thốt nước thải: Xây dựng hệ thống thoát nước bẩn riêng để thu nước
thải bẩn đã được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại, được tập trung vào hệ thống cống
bêtông cốt thép ngầm D500 – 600 để đến trạm xử lý nước thải bẩn khu vực trước
khi thoát ra hệ thống thóat nước chung.
- Tiêu chuẩn nước thải dự kiến lấy bằng 85% so với tiêu chuẩn cấp nước.
3.6. Giải pháp an toàn lao động
Để đảm bảo điều kiện an toàn lao động cho cơng nhân trong q trình thi cơng,
xây dựng và lắp đặt thiết bị, dự án sẽ áp dụng các biện pháp sau:
- Áp dụng các biện pháp thi cơng tiên tiến, cơ giới hóa khâu thi cơng đến mức
tối đa, nhất là các khâu nặng nhọc.
- Tổ chức các giải pháp thi cơng thích hợp nhằm đảm bảo an tồn lao động và vệ
sinh mơi trường, cụ thể như sau:
Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an tồn lao động trong q trình thi
cơng xây dựng mặt bằng, lắp đặt các máy móc thiết bị, phịng ngừa tai nạn
điện, bố trí cột chống sét thích hợp,…
16


Có các biện pháp an tồn khi lập tiến độ thi cơng: Thời gian và trình tự thi
cơng phải đảm bảo sự ổn định của cơng trình. Bố trí các tuyến thi công, mặt

bằng thi công hợp lý để tránh di chuyển nhiều và không cản trở lẫn nhau.
Tại mặt bằng thi cơng có lán trại phục vụ cho cơng nhân nghỉ trưa, tắm rửa,
vệ sinh… Các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế phải lập rào chắn. Thiết
kế chiếu sáng đầy đủ cho các khu vực làm đêm.
Có biện pháp đảm bảo an tồn cho người cơng nhân thi cơng trên cao như
thang an tồn, dây an tồn và rào chắn khu vực thi công...
Sau khi áp dụng đầy đủ các biện pháp phòng chống như trên, chắc chắn các vấn
đề về an toàn lao động trong quá trình thi cơng dự án sẽ được đảm bảo.
3.7. Tiến độ thực hiện dự án
Tổng thời gian thực hiện dự án khoảng 3 năm, trong quá trình xây dựng, sẽ
tiến hành thực hiện từng hạng mục của dự án. Quá trình xây dựng được chia thành
hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Năm 2011 - 2012: Hoàn tất các thủ tục pháp lý, khảo sát thiết
kế, bồi thường giải phóng mặt.
Giai đoạn 2: Năm 2012 - 2013: Tiến hành xây dựng một phần hạ tầng kỹ
thuật và khu nhà liên kế.
Giai đoạn 3: Cuối năm 2013: Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật và khu nhà liên kế.
Tiến độ thực hiện Dự án như sau
Năm

2011

2012

2013

1. Tiến hành thủ tục pháp lý
2. Khảo sát, đo đạc, thiết kế
3. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
4. Xây dựng các hạng mục

cơng trình
5. Hồn thiện cơng trình
3.8. Lao động
Từng hạng mục cơng trình khi hồn thành sẽ được nghiệm thu và đưa vào
hoạt động theo từng giai đoạn.
Ban quản lý chỉ đạo hoặc tổ chức thực hiện Dự án.
-

Thực hiện thủ tục đầu tư, thủ tục đăng ký kinh doanh đối với dự án đầu tư.

-

Thẩm định thiết kế cơ sở các hạng mục công trình.

-

Lập tiến độ thực hiện Dự án, chọn nhà thầu thi cơng cơng trình.
17


-

Quản lý tiến độ và chất lượng xây dựng các hạng mục cơng trình.

-

Nghiệm thu các hạng mục cơng trình và đưa vào khai thác sử dụng.
3.9. Giải pháp phòng cháy, chữa cháy

Trong quá trình thực hiện dự án thì đơn vị thi công, chủ đầu tư và đơn vị giám

sát phải giám sát chặt chẽ đúng kỹ thuật hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật
để tránh xảy ra sự cố cháy nổ trong quá trình khai thác.
Phát hiện kịp thời sự cố về cháy nổ, và có lực lượng chuyên nghiệp đến ứng
cứu và sửa chữa kịp thời tại chỗ.
Các cơng trình như trung tâm thương mại, khu căn hộ cao cấp, hệ thống nhà
hàng, khách sạn, biệt thự ven biển của dự án sẽ được trang bị hệ thống phòng cháy
và chữa cháy bao gồm hệ thống điều khiển bơm tự động, máy bơm điện, máy bơm
diesel, máy bơm tăng áp, các trụ lấy nước cứu hoả, ống dẫn nước, ... mỗi cơng
trình đều được bố trí các bình cứu hỏa loại bình xịt CO2, lắp đặt các bảng hiệu
hướng dẫn, tiêu lệnh PCCC... Theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn PCCC cho nhà cao
tầng (TCVN 6160:1996), yêu cầu kỹ thuật của hệ thống báo cháy (TCVN
5738:1993) . Thiết kế hệ thống chống sét tại các nóc cơng trình có độ cao đảm bảo
an tồn tính mạng và phòng chống cháy nổ.
Các bảng tiêu lệnh PCCC phải được gắn ở những nơi đông người lui tới như
cầu thang lên xuống của khu căn hộ cao cấp, khu biệt thự, nhà hàng, khách sạn,
khu tiếp tân...
Phải kiểm tra định kỳ các thiết bị chữa cháy và báo cháy, các thiết bị và dây dẫn
chống sét cơng trình để đảm bảo khi có sự cố xảy ra thì vẫn hoạt động tốt.
Công tác thu rác thải và hầm vệ sinh phải đảm bảo thơng thống tốt tránh phát
sinh các loại yếm khí dễ gây ra cháy nổ.
Việc xử lý chống mối và cơn trùng phá hoại nền của cơng trình rất quan trọng
trong việc duy trì tuổi thọ sử dụng cơng trình và chính là làm tăng chất lượng sử
dụng lâu dài cho cơng trình trong tương lai.
Đối với khu vực rừng núi cần phải có phương án phịng chống cháy rừng vào
mùa khô, quản lý tốt du khách, không cho du khách đem chất dễ cháy nổ vào khu
vực dễ gây cháy nổ.

18



CHƯƠNG 4.

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG

Như đã trình bày bên trên về sự cần thiết đầu tư Dự án. Tuy nhiên trước khi
thực hiện Dự án cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng xấu tới
môi trường và sinh thái.
4.1. Các vấn đề môi trường tiềm tàng của Dự án
- Hiện nay, môi trường là một vấn đề quan trọng và thiết yếu, ln được đưa ra
trong q trình quy hoạch xây dựng.

- Môi trường là vấn đề nan giải hiện nay. Một số ảnh hưởng của Dự án tới môi
trường được thống kê như sau:
Nước thải: Nếu như khơng có hệ thống thu gom nước thải cho tồn khu thì nó
sẽ ngấm xuống nước ngầm hoặc các thuỷ vực lân cận (sông, hồ, biển), làm lan
truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán, đường ruột, bệnh ngồi da, bệnh
mắt hoặc làm ơ nhiễm các thuỷ vực gây hại cho cảnh quan và nuôi trồng thủy
sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của khu tái định cư nếu ý thức
cộng đồng kém và khơng có hệ thống thu gom. Ðây là nguyên nhân gây mất
cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng và nảy sinh xung
đột xã hội.
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu dân cư thường ít hiệu quả.
Ơ nhiễm phong cảnh: Ơ nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do khu nhà có
kiến trúc xấu xí thơ kệch, vật liệu ốp lát khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ
thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng cáo nhất là các phương
tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém đối với các cơng trình
xây dựng và cảnh quan. Đặc biệt cơng trình lại gần nhiều di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh.

4.2. Các quy chế về môi trường
- Cơ cấu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp quốc gia và cấp thành phố đã được
ấn hành trong trương trình quy hoạch quốc gia Việt Nam về mơi trường và duy
trì phát triển (1991). Tài liệu này vạch ra mục tiêu chính về phát triển quốc gia
liên quan đến môi trường. Bộ Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường chịu trách
nhiệm về quản lý bảo vệ mơi trường trong tồn quốc. Sau đây là một số tiêu
chuẩn được tam khảo khi tiến hành lập dự án.
TCVN 5937- 2005: Tiêu chuẩn chất lượng khơng khí xung quanh.
TCVN 677 – 2000: chất lượng nước, nước thải sinh hoạt, giới hạn ô
nhiễm cho phép
TCVN 5948- 1995: Tiếng ồn xe cộ tối đa cho phép.
TCVN 5949- 1998: Tiếng ồn trong khu vực dân cư và công cộng.
19


QĐ 09/2005/QĐ-BYT: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch
QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh
hoạt
4.3. Nguồn gây ơ nhiễm khơng khí
Bụi sinh ra trong q trình san lấp mặt bằng xây dựng cơng trình
Bụi, các chất CO2, SO2, CO, NO2 do khí thải của các loại xe cơ giới tham
gia vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thiết bị tham gia xây dựng
Khí thải từ các phương tiện giao thơng của nguời dân.
Khí thải phát sinh từ nguồn rác thải nếu không được thu gom và xử lý tốt.
Khí thải từ bếp nấu của các căn hộ.
Các nguồn ơ nhiễm khí thải đã nêu trên thường xảy ra và khó xác định được
tải lượng ơ nhiễm.
4.4. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất
- Trong khu khu dân cư, nguồn nước gây ô nhiễm chủ yếu là nước thải sinh hoạt
từ các công đoạn sau:

Nước thải từ các khu vệ sinh.
Nước vệ sinh dụng cụ ăn uống nhà bếp.
Nước vệ sinh nhà, quần áo,…
4.5. Chất thải rắn
- Chất thải rắn trong giai đoạn này chủ yếu là nguyên vật liệu xây dựng hư hỏng,
rơi vãi, dư thừa bao gồm các loại :
Cát sỏi, gạch ngói vỡ xi măng rơi vãi…
Các vật liệu gỗ, sắt thép làm giàn dáo, cốt pha…
Các loại bao bì đựng nguyên vật liệu giấy, plastic…
Đất cát đào bới.
Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Lượng chất thải rắn này có thể chia làm 3 loại chính :
 Có thể tái sử dụng trong sản xuất.
 Dùng để san lấp mặt bằng.
 Cần được xử lý phù hợp.
4.6. Sự cố trong quá trình hoạt động của Dự án
Trong quá trình xây dựng có thể xảy ra một số sự cố sau:
Cháy nổ do bất cẩn của cán bộ- nhân viên trong lúc làm việc
Tai nạn lao động do vận hành thiết bị khơng đúng quy trình
20


Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng này chỉ mang tính cục bộ vì vậy cần chú ý cơng tác
an tồn và vệ sinh lao động.
4.7. Ảnh hưởng đến sức khoẻ con người
Như đã trình bày ở trên, nếu khơng được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nặng nề cho
môi trường. Sống trong mơi trường ơ nhiễm, con người hít thở khơng khí có chất
độc hại, có mùi hơi thối, sử dụng phải nguồn nước dơ thải, phải chịu đựng tiếng ồn
bụi… Các biện pháp quản lý kiểm soát và khống chế ô nhiễm.
- Xây dựng hệ thống xử lý chất thải, rác thải, xử lý nước trước khi thoát ra cơng

trình chung.
- Bố trí bãi thu gom rác tập trung, cạnh trạm xử lý nước thải để thuận tiện vận
chuyển.
- Bố trí xe thu gom rác hàng ngày khơng để rác ứ đọng làm ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh.
4.8. Các biện pháp giảm trừ ô nhiễm
4.8.1. Khống chế và giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình xây dựng
Khống chế và giảm thiểu do san lấp mặt bằng và xây dựng cơng trình:
Dùng các thiết bị phun nước chống bụi vào các ngày nắng nóng, gió mạnh tại
các khu vực phát sinh nhiều bụi
Tạo khoảng cách hợp lý giữa cơng trình xây dựng với khu dân cư và che chắn
an toàn nhằm tạo vùng đệm giảm tác động do bụi, tiếng ồn.
Hạn chế phát quang, san ủi thảm phủ thực vật trong khu vực.
Áp dụng các biện pháp thi cơng tiên tiến, cơ giới hóa các thao tác và q trình
thi cơng.
Tn thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn lao động khi lập đồ án tổ chức
thi cơng như các biện pháp thi cơng đất, bố trí máy móc thiết bị, biện pháp
phịng ngừa tai nạn lao động, , công nhân làm việc tại công trường được trang
bị bảo hộ lao động như khẩu trang, kính.
Khống chế và giảm thiểu tác động do vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị.
Sử dụng phương pháp vận tải thích hợp nhằm giảm bụi như băng tải, dùng các
tấm bạt che chắn xung quanh cơng trình.
Bố trí hợp lý tuyến đường vận chuyển và đi lại, kiểm tra các thiết bị thi cơng
nhằm đảm bảo các thiết bị, máy móc ln ở trong điều kiện tốt nhất về kỹ
thuật.
Các phương tiện đi khỏi cơng trình phải được vệ sinh rửa bụi đất sạch sẽ
Hạn chế vận chuyển nguyên vật liệu vào thời điểm đông người đi lại
Dùng bạt che đậy các phương tiện vận chuyển đất, cát,…
Sử dụng nước tưới tại các khu vực phát sinh nhiều bụi đặc biệt vào lúc khô
hanh.

21


Khống chế và giảm thiểu tác động do sinh hoạt của công nhân tại công trường
Lượng nước thải sinh hoạt được quản lý chặt chẽ, có hệ thống bể tự hoại. xây
dựng các cơng trình xử lý nước thải tạm thời dưới dạng bể tự hoại kiểu thấm.
Quy định bãi rác, chất thải rắn được thu gom và có biện pháp xử lý hợp vệ
sinh như tái sử dụng, dùng san lấp mặt bằng, tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt
bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.
4.8.2. Khống chế và giảm thiểu ơ nhiễm trong q trình hoạt động
Khống chế ơ nhiễm khơng khí
Trong q trình hoạt động các phương tiện giao thông được sắp xếp hợp lý,
không để phương tiện giao thông tự do đi lại trong đường nội bộ của khu tái
định cư(laoij xe trọng tải lớn, lượng khí thải nhiều…)
Đối với các khu vực nhà bếp của nhà hàng, khách sạn, căn hộ,...
Khống chế ô nhiễm môi trường nước
Nước bẩn từ khu vực Dự án trước khi thoát ra hệ thống thoát nước của khu
vực sẽ được xử lý triệt để nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến
môi trường xung quanh. Tất cả các loại nước bẩn từ sinh hoạt, nước thải phân tiểu
sau khi xử lý bằng bể tự hoại... sẽ được tập trung về trạm xử lý nước thải tập trung.

22


CHƯƠNG 5. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ XÃ HỘI
CỦA DỰ ÁN
5.1. Hiệu quả xã hội của Dự án
Khi dự án được hoàn thành sẽ ổn định được đời sống của bộ phận dân cư nghèo,
dân cư vùng dự án quy hoạch.
Dự án sẽ làm thay đổi diện mạo của thị xã Hà Tiên cũng như tỉnh Kiên Giang,

góp phần vào sự phát triển của thị xã. Với những căn nhà đồng bộ, khang trang,
xây dựng hợp lý sẽ tạo nên kiến trúc cảnh quan hài hòa và phù hợp với định
hướng phát triển của tỉnh Kiên Giang.
Dự án xây dựng xong sẽ dễ dàng cho các đơn vị đầu tư vào xây dựng các dự án
trên địa bàn thị xã do có khu tái định cư sẽ giải quyết được bài tốn khó khăn về
nơi ở cho người dân trong vùng quy hoạch.
Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng, nâng cao đời sống của
người dân khu vực.
Góp phần phát triển cơ sở hạ tầng của khu vực Dự án và các khu vực lân cận.
Tạo ra quỹ nhà ở cho người dân, nâng cao hệ số sử dụng đất khu vực.
Dự án sẽ đóng góp một phần vào ngân sách nhà nước thông qua các khoản thuế
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng.
5.2. Hiệu quả kinh doanh của Dự án
a) Giá cả và tiền tệ: Dự án được tính tốn bằng tiền đồng Việt Nam.
b) Tiến trình huy động vốn đầu tư.
- Tổng tiến độ thực hiện Dự án là 3 năm, chia làm ba giai đoạn đầu tư.
- Tiến trình huy động vốn đầu tư ngồi vốn tự có của chủ đầu tư còn thiếu sẽ được
huy động phù hợp với tiến độ thi cơng xây dựng các cơng trình của Dự án. Khi
triển khai nguồn vốn cịn thiếu có thể huy động bằng các hình thức như sau:
Vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Mua trang thiết bị và nguyên vật liệu trả chậm.
- Vốn huy động và lãi vay được xác định trên cơ sở tiến độ bỏ vốn và lãi suất sử
dụng vốn tương ứng.
c) Thuế và nghĩa vụ tài chính
- Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Theo qui định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 14/2008/QH12
và Nghị định 124/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh
nghiệp, Thông tư 130/2008/TT-BTC Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật
thuế thu nhập doanh nghiệp và Hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP.
Mức thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25%.

- Thuế giá trị gia tăng.
23


Theo Nghị định số 123/2008/NĐ-CP của chính phủ “ Qui định chi tiết thi
hành luật thuế giá trị gia tăng” Dự án tính thuế suất thuế giá trị gia tăng là VAT
10%
- Các nghĩa vụ tài chính và các khoản chi phí khác.
Các nghĩa vụ tài chính và các khoản chi phí khác liên quan tới q trình chuẩn
bị và thực hiện đầu tư áp dụng theo đúng chế độ hiện hành.
5.2.1.1. Tổng mức đầu tư
Tổng mức đầu tư gồm các thành phần chi phí sau
- Chi phí xây lắp.
Dự án khu tái định cư 6ha, thị xã Hà Tiên gồm nhiều hạng mục cơng trình, chi
phí xây dựng được tính theo suất vốn đầu tư năm lập Dự án, chi phí xây dựng lấy
theo từng hạng mục cơng trình riêng.
- Chi phí thiết bị.
Chi phí thiết bị lấy theo suất vốn đầu tư năm lập Dự án, theo từng loại cơng
trình riêng biệt
- Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
Chi phí này gồm các chi phí sau:
Chi phí bồi thường và tái định cư cho các hộ dân: Theo sự chấp thuận của
UBND tỉnh Kiên Giang.
Chi phí giải phóng mặt bằng: Được tính tốn dựa trên diện tích đất cần
GPMB, khối lượng cơng việc cần làm,…
Chi phí chuyển mục đích sử dụng đất: Được xác định theo quy định hiện
hành.
- Chi phí quản lý dự án.
Chi phí quản lý dự án được tính bằng tỷ lệ phần trăm theo quyết định
957/2009/QĐ-BXD.

-

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng cơng trình được tính theo quyết định
957/2009/QĐ-BXD.
- Chi phí khác.
Gồm các chi phí sau:
Lệ phí thẩm định dự án: Tính theo Thơng tư 109/2000/TT-BTC.
Chi phí thẩm tra, phê duyệt dự án: Theo thơng tư 33/2007/TT-BTC và quyết
định 2173/QĐ-BTC về đính chính thơng tư 33/2007/TT-BTC.
Lãi vay trong thời gian xây dựng.
-

Chi phí dự phòng.
24


×