Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Ứng dụng học thuyết “Đơn vị ở láng giềng” trong xây dựng và quản lý đô thị tương lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.53 KB, 10 trang )

ỨNG DỤNG HỌC THUYẾT “ĐƠN VỊ Ở LÁNG GIỀNG”
TRONG XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ ĐƠ THỊ TƢƠNG LAI
ThS. Bùi Hồng Việt
Tóm tắt
Nội dung bài viết xoay quanh việc phân tích mơ hình cấu trúc ―Đơn vị ở láng giềng‖
(Neighbourhood unit) của tác giả Clarence Perry. Kể từ khi ra đời, việc xây dựng và áp
dụng mơ hình này đã đƣợc nhìn nhận đánh giá dƣới nhiều góc độ khía cạnh khác nhau
qua những trƣờng hợp thực tế, những điều kiện và hoàn cảnh xã hội của rất nhiều quốc
gia trên thế giới. Theo đó, trong suốt q trình phát triển của đô thị, các khu dân cƣ là
một bộ phận quan trọng với nhu cầu ở có tính biến động, vì vậy mơ hình đơn vị ở
tƣơng lai nhƣ thế nào, cách thức quản lý và vận hành nó ra sao ln là những câu hỏi
mang tính thời sự. Thơng qua việc ứng dụng học thuyết này, bài viết sẽ giới thiệu về
một mơ hình xây dựng và cách thức quản lý mang tính chất là ý tƣởng khởi đầu cho
những khu vực đô thị trong tƣơng lai.
Từ kh a: đô thị, đơn vị ở, quản lý đô thị.
1. Đặt vấn đề
Kể từ khi C.A.Perry đề xuất mơ hình cấu trúc ―Đơn vị láng giềng‖
(Neighbourhood unit) trong tác phẩm của Regional Survey of New York năm 1929
cho đến nay, đơn vị ở đơ thị đã có một thời gian dài phát triển. Thực tế xây dựng áp
dụng mơ hình ở này đã đƣợc nhìn nhận đánh giá dƣới nhiều góc độ khía cạnh khác
nhau qua những bài học thực tế, những điều kiện hoàn cảnh xã hội của mỗi nƣớc.
Trong suốt q trình phát triển của đơ thị, các khu dân cƣ là một bộ phận quan trọng
với nhu cầu ở có tính biến động, vì vậy mơ hình đơn vị ở tƣơng lai nhƣ thế nào sẽ luôn
là câu hỏi mang tính thời sự.
Khởi đầu của nguyên lý cấu trúc ―Đơn vị láng giềng‖ của Perry là vấn đề xã hội.
Tác giả đề xuất mơ hình với mục đích tạo một mơi trƣờng cƣ trú có mối quan hệ xã
hội tốt đẹp, xóa bỏ ngăn cách trong quan hệ xóm giềng do khác biệt màu da, tín
ngƣỡng hay địa vị xã hội tạo ra. Đơn vị láng giềng theo cách hiểu này là một khơng
gian sống mà trong đó tất cả dân cƣ đều có thể tham gia các hoạt động xã hội, sử dụng
chung tiện nghi và dịch vụ công cộng trong mối quan hệ thân thiết của các hệ gia đình.
Ngồi ra, ngun lý thiết lập của đơn vị láng giềng hay đơn vị ở còn dựa vào độ


lớn của khu dân cƣ cho phép hoạt động đi bộ tiếp cận các tiện nghi đô thị phục vụ
cuộc sống hàng ngày, tiếp xúc thuận tiện với các cá nhân trong đơn vị ở.
2. Học thuyết “Đơn vị ở”
Clarence Perry (1872 – 1944) là một nhà quy hoạch ngƣời Mỹ. Ông đƣợc coi là
cha đẻ của ý tƣởng về đơn vị ở. Mơ hình đơn vị ở của Clarence Perry lần đầu tiên xuất
hiện vào năm 1923. Theo đó, những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập một đơn vị ở sẽ
xoay quanh các vấn đề về dân số, diện tích, phƣơng thức tổ chức hoạt động sống, tính
cố kết cộng đồng, bố cục tổ chức khơng gian, hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng.

527


ình 1: Mô hình “đơn vị ở” – Nguồn: Clarence Perry
Quy mơ dân số
Mơ hình đơn vị ở láng giềng của Clarence Perry, ơng đã tính tốn dựa trên cơ sở
lấy trƣờng tiểu học làm căn cứ để đề xuất quy mơ dân số là 5000 ngƣời. Theo cách
tính này, chúng ta có thể hiểu rằng học thuyết đƣợc tính dựa trên việc tập hợp của các
gia đình hạt nhân trong xã hội. Đặc biệt, đây là những hộ có tuổi đời trẻ và con cái
trong gia đình hầu nhƣ đang học cấp tiểu học. Đây sẽ là căn cứ để phát triển các quan
điểm và ý tƣởng khác bởi lẽ học sinh cấp 1 là giai đoạn cần đƣợc luyện tập thói quen
tự giác trong q trình phát triển và hình thành nhân cách. Do đó, khi sống trong một
khu vực mà cha mẹ có thể yên tâm khi con cái của học vừa đƣợc giáo dục tự giác
nhƣng cũng khơng vƣợt q khả năng kiểm sốt của gia đình là một mơ hình lý tƣởng
đƣợc hƣớng tới.
Quy mơ diện tích
Giới hạn về diện tích đất đai có ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng môi trƣờng
sống đƣợc tạo ra trong đơn vị ở. Cơ sở để xác định quy mô đất đai cho một đơn vị ở là
khoảng cách đi bộ tối đa – lấy bằng 5 phút đi bộ, tƣơng đƣơng với khoảng cách vật lý
là 400 - 500m tới các cơng trình phúc lợi và dịch vụ công cộng, các đầu mối giao
thông. Giới hạn về diện tích giúp ngƣời dân trong đơn vị ở có thể tiếp cận đến các

cơng trình cơng cộng, các dịch vụ cần thiết một cách nhanh chóng, đơn giản và thuận
tiện mà không nhất thiết phải sở hữu bất cứ một phƣơng tiện giao thơng cá nhân nào.
Hình dạng đơn vị ở cần đảm bảo rằng trẻ em không phải đi bộ quá ½ dặm (~800m) tới
trƣờng và đáp ứng đƣợc nhu cầu kiểm soát của phu huynh.
Đơn vị ở là một tổng thể hài hòa
528


Trong đơn vị ở có các cơng trình phúc lợi xã hội, các cơng trình hành chính, dịch
vụ cơng cộng, cơng trình thƣơng mại và khơng gian cơng cộng mang lại nhiều lợi ích.
Giúp ngƣời dân tiếp cận nhiều dịch vụ và tiện ích đơ thị dễ dàng vì các dịch vụ và tiện
ích đó đƣợc bố trí xen lẫn với chức năng ở. Điều này sẽ giúp hỗ trợ việc giảm nhu cầu
tham gia giao thông, dẫn đến giảm bớt tình trạng tắc đƣờng trong giờ cao điểm vì nơi
ở và nơi làm việc đƣợc bố trí gần nhau. Bên cạnh đó, với quy mơ về diện tích và dân
số khơng q lớn cũng sẽ khuyến khích các giao tiếp xã hội trong đơn vị ở thông qua
việc tạo ra các khu vực đơ thị có sức sống với nhiều loại hình cơng trình kiến trúc
phong phú, khung cảnh phố phƣờng đông vui phục vụ cho đông đảo cộng đồng dân cƣ
gồm nhiều thành phần xã hội. Mở ra nhiều lựa chọn về cách sống, nơi sống và loại
hình nhà ở phù hợp với nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả của từng cá nhân. Tăng
hiệu quả sử dụng các tiện ích đơ thị và hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các hộ gia
đình. Đặc biệt, khơng gia đó phải ln tạo cảm giác an tồn cho ngƣời dân.
Tính khép kín và cố kết tương đối
Đây là một trong các tiêu chí quyết định chất lƣợng của một khu dân cƣ, tăng tần
suất giao tiếp và củng cố các quan hệ láng giềng. Sự giới hạn và khép kín về mặt
khơng gian tạo ra cảm giác về lãnh thổ, về sự sở hữu không gian và khu vực sống làm
tăng lòng yêu mến của ngƣời dân với đơn vị ở của họ.
Đơn vị ở có ranh giới và vùng rìa
Ranh giới của đơn vị ở có thể khác nhau về tính chất nhƣ: ranh giới tự nhiên
(sông, kênh), ranh giới nhân tạo (đƣờng giao thông). Đô thị có mật độ dân cƣ cao thì
các đơn vị ở thƣờng đƣợc đặt sát nhau, ranh giới giữa đơn vị ở này với đơn vị ở khác

là đƣờng phố lớn hay đƣờng tàu điện. Điều quan trọng là đảm bảo an tồn về mặt giao
thơng, vì vậy giao thơng xuyên cắt đơn vị ở đƣợc hạn chế tối đa. Các tuyến giao thơng
chính đơ thị khơng đƣợc đi qua đơn vị ở. Thay vào đó, các tuyến giao thơng này đóng
vai trị ranh giới cho đơn vị ở.
Đơn vị ở có một trung tâm
Trung tâm thƣờng là một khu đất công cộng đặt ở trung tâm địa lý của khu vực ở
hoặc ở những vị trí đặc biệt nhƣ sát bờ biển, bờ sông. Hạt nhân của đơn vị ở là trƣờng
tiểu học, nằm tại trung tâm một khu vực cơng cộng hay cây xanh. Bên cạnh đó là các
cơ quan chính quyền, khu vực dịch vụ liên quan, trục giao thơng chính xung quanh bố
trí các cơng trình công cộng.
Hệ thống giao thông
Giao thông trong đơn vị ở có chức năng chính là phục vụ nội bộ những ngƣời
dân sinh sống và làm việc trong riêng từng đơn vị ở và không cho phép đƣờng giao
thông cấp khu vực trở lên xuyên qua. Các thành phần của đƣờng phố cần phải đƣợc
thiết kế và xây dựng dựa trên việc sử dụng các ngõ cụt, các tuyến đƣờng cong và bề
mặt cấp phối thấp nhằm tạo nên những tuyến giao thơng lƣu lƣợng thấp, n tĩnh và an
tồn, đồng thời bảo vệ và duy trì khơng khí n bình đặc trƣng của khu ở.
Ngoài ra, sự kết nối thể hiện ở hai khía cạnh, một là liên kết giao thông và hạ
tầng kỹ thuật, hai là khoảng cách tới các khu vực chức năng. Kết nối giao thông theo
529


trình tự ƣu tiên: đi bộ, xe đạp, giao thơng công cộng, cuối cùng là giao thông cơ giới
cá nhân.
3. Khả năng ứng dụng học thuyết trong thực tiễn
Bài học kinh nghiệm trên thế giới
Trong khi lý luận của Clarence Perry về đơn vị ở chỉ đƣợc phổ biến ở một số
nƣớc phƣơng Tây, đa phần ở Anh, Thụy Điển, Đan Mạch… mà khơng mang tính chất
rộng khắp, thì việc ứng dụng những nguyên tắc về đơn vị ở lại đƣợc phổ cập rất nhiều
ở Liên Xô và hầu hết các nƣớc xã hội chủ nghĩa (cũ) nhƣ Bulgary, Hungary, Rumani,

Tiệp Khắc, Ba Lan và CHLB Đức. Từ trong thực tế đến đúc kết thành lý luận kinh
nghiệm, tạo nên một hệ thống lý luận về đơn vị ở mới với tên gọi ―tiểu khu – micro
rayon‖.
Lý luận về tiểu khu đã tổng kết nên một số nguyên tắc quy hoạch chứng tỏ sự ƣu
việt của cách tổ chức đơn vị ở. Quan niệm tiểu khu đƣợc phân định biên giới bằng
đƣờng giao thơng có cạnh biên là đƣờng đơ thị hoặc những giới tuyến tự nhiên nhƣ
sơng ngịi giới hạn, mà không cho phép các tuyến đƣờng từ cấp thành phố trở lên cắt
ngang qua đơn vị tiểu khu. Tiểu khu có cơ cấu hệ thống kiến trúc cơng cộng phục vụ,
có quy mơ lấy quy mơ nhỏ nhất của trƣờng tiểu học làm căn cứ và làm giới hạn dƣới,
lấy bán kính phục vụ lớn nhất của cơ cấu kiến trúc dịch vụ làm giới hạn trên.
Liên Xô và một số nƣớc xã hội chủ nghĩa cũ còn góp thêm vào hoạt động xây
dựng theo lý luận tiểu khu bằng cách cải tiến cách xây dựng kiểu phƣờng (Kvartal).
Năm 1958, Nhà nƣớc Liên Xô phê chuẩn tiêu chuẩn ―Quy phạm quy hoạch và xây
dựng đô thị‖, trong quy phạm quy hoạch, tiểu khu là đơn vị cơ bản của thành phố và
đƣa ra những quy định cụ thể và chi tiết về quy mô tiểu khu, mật độ dân số, nội dung
và các hạng mục các cơng trình dịch vụ công cộng. Bằng những cơ sở pháp lý này,
tiểu khu bắt đầu trở thành một tế bào cơ bản của đô thị.

530


Hình: Mơ hình phường (Kvartal) – Nguồn: Sưu tầm
Đơ thị hiện đại đòi hỏi những bƣớc phát triển mới đối với giao thông, khoảng
cách giữa những tuyến đƣờng lớn tăng lên, quy hoạch sử dụng đất căng thẳng dẫn đến
số tầng của nhà ở tăng lên, việc phân khu theo kiểu cơng năng bộc lộ nhiều nhƣợc
điểm, ngồi ra cịn để đáp ứng việc nâng cao tính lựa chọn cho việc mua bán sử dụng
hàng hóa, đáp ứng hơn nữa tính linh hoạt cho bố cục thành phố. Ngồi ra đơ thị hiện
đại đã xuất hiện hình thức tổ chức các ―khu nhà ở‖ hoặc ―khu nhà ở tổng hợp‖, là một
tập hợp các tiểu khu, ngoài việc tồn tại các trung tâm của tiểu khu, cịn có trung tâm
khu nhà ở, thƣờng đặt ở vị trí trung tâm, cân đối giữa các tiểu khu, nhằm hoàn thiện

hơn việc đáp ứng các nhu cầu thƣờng nhật của ngƣời dân.
Ngoài việc ứng dụng những nguyên tắc của Perry vào hoạt động xây dựng nhà ở
của mình, khái niệm phƣờng (Kvartal) của Liên Xơ cịn xuất xứ từ những hoạt động
xây dựng các khu phố trong thành phố cũ, phƣờng đƣợc tạo thành bởi 4 con đƣờng
lớn, các khối nhà ở bố trí men theo đƣờng và tạo ra những khơng gian mở lớn phía bên
trong. Bên trong khu vực sân vƣờn này bố trí nhà trẻ, mẫu giáo hoặc chỗ chơi trẻ em.
Kiểu phƣờng này khác các khu phố cũ ở chỗ không gian cây xanh lớn, tạo điều kiện
sống rộng rãi. Diện tích mỗi phƣờng rộng độ từ 2-3 ha, nhƣng trong bố cục thƣờng
nhấn mạnh trục quy hoạch nên có một số nhà hƣớng gió, chiếu nắng chƣa đƣợc tốt,
kiểu bố trí này có hạn chế là chƣa thật quan tâm đến địa hình, chƣa tận dụng đƣợc mơi
cảnh tự nhiên. Nguyên tắc cơ bản của quy hoạch tiểu khu đƣợc bao quát bằng những
nét chính sau đây:

531


Tiểu khu (micro rayon) là một khu đất ở đƣợc bao quanh bởi các đƣờng thành
phố, đƣờng phát triển không đƣợc đi vào tiểu khu.
Tiểu khu nhà ở đƣợc phục vụ bởi một loạt các cơng trình kiến trúc cơng cộng,
phúc lợi, văn hóa, sinh hoạt, bao gồm trƣờng học, nhà trẻ, mẫu giáo và các cửa hàng.
Hình thành các nhóm nhà ở hồn chỉnh, tạo thành các khơng gian sinh hoạt tiện
lợi.
Tiểu khu nhà ở đầu tiên thể hiện cô đọng nhất các nguyên tắc xây dựng theo tiểu
khu là tiểu khu nhà ở thực nghiệm số 9 Novaia Trezemuska ở Moskva (1956-1957), có
diện tích 12ha, dân số 3000 ngƣời, mật độ 250 ngƣời/ha, trong tiểu khu có bố trí đầy
đủ trƣờng học, nhà trẻ, cửa hàng, rạp chiếu bóng và sân bãi hoạt động ngồi trời, diện
tích cây xanh chiếm 49%.
Tuy có những điểm cần khắc phục do xây dựng cơng nghiệp hóa nên cấu trúc
kiến trúc có cứng nhắc, nhƣng vào thời điểm đƣơng thời, cách xây dựng tiểu khu nhà ở
đã đáp ứng đƣợc các khu cần ở ở Liên Xô cũ một cách đại trà.

Các nƣớc xã hội chủ nghĩa khác ở Đông Âu cũng gặt hái đƣợc những kinh
nghiệm nhất định trong xây dựng tiểu khu, ngồi tính chất chung là xây dựng nhà ở
theo một đƣờng lối kế hoạch hóa, các nƣớc cịn căn cứ vào điều kiện đặc thù riêng của
mình mà sáng tạo nên những khu nhà ở đáp ứng nhu cầu riêng của mình.
4. Mơ hình đơ thị theo “đơn vị ở” trong tƣơng lai
Trƣớc tình trạng đơ thị ngày càng bị quá tải, việc kế thừa và ứng dụng học
thuyết “Đơn vị ở” có thể là một giải pháp cần đƣợc xem xét. Theo đó, một mơ hình
đơn vị ở của B.C. Bamber đƣa ra vào năm 2007 có thể sẽ trở thành mơ hình của các
khu ở trong tƣơng lai cho con ngƣời. Dựa trên các cơ sở lý luận đã phân tích, có thể
thấy rằng đây là một mơ hình với sự kế thừa có chọn lọc từ các quan điểm về quy
hoạch phát triển đô thị của các nhà lý luận không tƣởng, các kiến trúc sƣ trƣớc đây
nhƣ: C.Perry, Le Corbusier, Paul Maymont,... và các mơ hình thành phố trong tƣơng
lai mà Trƣơng Quang Thao đã đề cập đến trong quyển ―Đô Thị Học Nhập mơn”. Dựa
trên nền tảng đó, mơ hình cụ thể nhƣ sau:

532


ình 3: Mô hình đơn vị ở tương lai – Nguồn: B.C. Bamber

Về cấu trúc khu ở
Mơ hình này sẽ đƣợc thiết kế trên một khu đất hình trịn với diện tích 78.5ha,
bán kính đƣờng trịn sẽ là 500m, gồm có 3 tầng sắp xếp theo hình bậc thang đồng tâm
với 3 tầng chính. Trong đó, tầng cao nhất sẽ dành cho các cơ quan hành chính nhà
nƣớc, tầng 2 là khu vực dân cƣ và tầng 3 là khu vực cảnh quan, khu vui chơi giải trí và
khu dự trữ nơng nghiệp. Ngồi ra, ở trung tâm lõi của mơ hình sẽ đƣợc đặt một hồ
chứa nƣớc ngầm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của ngƣời dân.
Khu vực nhà ở
Ngƣời dân sẽ sinh sống tập trung tại khu vực tầng 2 với các căn hộ đƣợc xây
dựng đáp ứng nhu cầu sống của các gia đình hạt nhân từ 3 – 4 thành viên.

533


Hình 4: Phối cảnh bên trong mơ hình - Nguồn: B.C. Bamber
Khu vực cơ quan hành chính
Các cơ quan quản lý sẽ đƣợc bố trí trụ sở ở tầng cao nhất trong mơ hình này với
chức năng chính là duy trì sự ổn định của xã hội thơng qua việc cung cấp các dịch vụ
công cho cộng đồng.
Khu vực công trình tiện ích
Tầng 3 (Tầng đáy) sẽ là nơi tập trung các cơng trình tiện ích nhƣ trƣờng học,
bệnh viện, trung tâm vui chơi giải trí, khu thƣơng mại, cơng viên. Đây sẽ là nơi diễn ra
các hoạt động chính trong ngày của cộng đồng. Việc bố trí khu vực này ở tầng thấp
nhất là do nhu cầu diện tích lớn nhất dành cho các tiện ích ở nơi đây.
Nguồn năng lượng và nước
Mơ hình này chủ yếu sử dụng nguồn năng lƣợng sạch nhƣ năng lƣợng mặt trời
đƣợc lấy từ hệ thống mái vịm, năng lƣợng gió từ các hệ thống đƣợc bố trí xung quanh
rìa của các tầng. Ngoài ra, nguồn nƣớc dự trữ sẽ đƣợc chứa ở khu vực lõi trong mơ
hình này.

Hình 5: Phối cảnh của mơ hình – Nguồn: B.C. Bamber
Hệ thống vận hành và quản lý
Tồn bộ mơ hình sẽ đƣợc vận hành dựa trên nguyên tắc tự động, an toàn và
thân thiện với ngƣời sử dụng. Các cơ quan quản lý, an ninh và duy trì pháp luật sẽ vận
534


hành dựa trên việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và kiểm soát tự động. Hệ thống ra vào
các khu nội bộ và các lối kết nối giao thông đối ngoại đều đƣợc kiểm soát bằng hệ
thống camera và quét mã vạch để quản lý ngƣời dân và các hoạt động của họ.
Phƣơng tiện giao thông chủ yếu đƣợc sử dụng là các tuyến xe lửa chạy vòng

quanh các tầng, hệ thống thang máy hay đơn giản chỉ là đi bộ. Các phƣơng tiện cá
nhân sẽ đƣợc giữ ở tầng trệt để ngƣời dân sử dụng với các mục đích di chuyển đến
những nơi bên ngoài khu vực quản lý của mơ hình.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng mơ hình này đã ứng dụng triết lý quản lý dựa trên sự
tự giác, phục vụ theo những cộng đồng nhỏ theo quan điểm tối ƣu hóa lợi ích và khả
năng tự vận hành của xã hội.

5. Kết luận
Cuộc cách mạng công nghiệp giữa thế kỷ XVIII đã mở ra một thời kỳ mới của
lịch sử phát triển đô thị. Trong quá trình cách mạng cơng nghiệp, do nhu cầu hiệp tác
và cạnh tranh, các xí nghiệp và nhà máy đƣợc phát triển một cách tƣơng đối tập trung.
Đặc biệt, việc phát minh máy hơi nƣớc đã làm thay đổi cục bộ công nghiệp: các nhà
máy tập trung ở khu vực sản xuất than và các nguyên liệu khác, do đó, nhanh chóng
xuất hiện một loạt thành phố, đơ thị kiểu mới. Vì vậy, có thể nói, đơ thị hóa hiện đại là
kết quả của cơng nghiệp hóa. Do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh, các
nƣớc khác cũng lần lƣợt hồn thành cách mạng cơng nghiệp, tốc độ đơ thị hóa tại các
nƣớc này tăng lên nhanh, các thành phố mới không ngừng xuất hiện. Thế nhƣng với
những khó khăn do việc xuất hiện ấy con ngƣời đã tự mình chữa trị những căn bệnh
―phát sinh‖ của đơ thị bằng những giải pháp, những lý luận và qua thực tiễn rất nhiều
lý luận đã đạt đƣợc nhiều thành công. Thiết kế đô thị hiện đại thế giới ngày nay đƣợc
đặc trƣng bằng việc chia đô thị thành các vùng quy hoạch, các khu nhà ở, các đơn vị ở
và các tiểu khu nhà ở. Đây là một đóng góp quan trọng vào nền văn hóa xây dựng đơ
thị hiện đại, khai thông một hƣớng phát triển đô thị hợp lý mới, luận thuyết của Perry
thực sự đã gây một chấn động trong dƣ luận các giới chuyên môn và cơng chúng.
Nói tóm lại, lý luận ―đơn vị ở láng giềng‖ của Clarence Perry đã kế thừa đƣợc
những ƣu điểm mà các lý luận khác từ trƣớc đó và nó đã trở thành một trong những
yếu tố căn bản tạo nền tảng cho xu hƣớng xây dựng và phát triển quy hoạch đô thị sau
này. Các nhà khoa học, các cơ quan quản lý có thể sử dụng học thuyết này nhƣ một
kim chỉ nam trong quá trình hình thành và phát triển của các khu vực đô thị trong các
thời kì tiếp theo một cách hiệu quả thơng qua việc chọn lọc thông tin và phát huy

những giá trị cốt lõi của mơ hình này, từ cách tổ chức, vận hành, xây dựng cho đến mơ
hình quản lý xã hội và con ngƣời.

535


Tài liệu tham khảo
1. C.A. Perry (1929), The Neighborhood Unit, a Scheme of Arrangement for the
Family-Life Community, New York: Committee on Regional Plan of New
York.
2. Larry Lloyd Lawhon (2009), The Neighborhood Unit: Physical Design or
Physical Determinism?, Journal of Planning History, America.
3. T. Banerjee and W.C. Baer (1984), Beyond the Neighborhood Unit, New York:
Plenum.
4. P. Hall (1988), Cities of Tomorrow, Cambridge.

536



×