Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tội phạm ma túy ở châu phi và kế hoạch hành động của liên minh châu phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (386.97 KB, 3 trang )

RESEARCH

Tội phạm ma túy ở châu Phi
và Kế hoạch hành động của Liên minh châu Phi
Kiều Thùy Dương
Khoa Cảnh sát Phòng chống Tội phạm về Ma túy, Học viện cảnh sát Nhân dân

Theo Liên hợp quốc, các hoạt động mua bán và sử dụng trái phép chất ma túy ở châu Phi ln ở mức
cao nhất, có tới 87% tổng số thuốc phiện dược phẩm tịch thu được trên thế giới vào năm 2018 là ở châu
Phi. Năm 2019, Liên minh châu Phi (AU) đã thông qua Kế hoạch hành động về phịng chống tội phạm và
kiểm sốt ma túy (2019 - 2023) nhằm phòng chống mua bán và sử dụng ma túy dưới mọi hình thức ở khu
vực này. Tuy nhiên, những rào cản về chính sách và những khó khăn trong thu thập thơng tin liên quan đến
ma túy ở châu Phi là những nguyên nhân chính khiến những nỗ lực trong phịng chống tội phạm và kiểm
sốt ma túy ở châu lục này gặp nhiều thách thức.
1. Tình hình tội phạm ma túy ở châu Phi

Ma túy và tội phạm ma túy có liên quan chặt chẽ
theo nhiều cách khác nhau. Một cách trực tiếp, tội
phạm liên quan đến ma túy là tội sở hữu, sản xuất và
phân phối các loại ma túy được phân loại là có khả
năng lạm dụng và thuộc các loại thuốc bất hợp pháp
như cần sa, cocaine, heroin, morphine và ampheta­
mine. Mặt khác, ma túy cũng liên quan đến tội phạm
vì bn bán, sản xuất, tàng trữ ma túy thường được
thực hiện và kiểm soát bởi các băng đảng ma túy, tội
phạm có tổ chức và băng nhóm, tạo ra các hoạt động
bất hợp pháp.
Với cách xác định đó, thực trạng sử dụng ma túy
và các vụ tịch thu ma túy lớn ở châu Phi phản ánh
tình hình tội phạm ma túy ở châu lục này. Theo Văn
phòng Liên hợp quốc về Tội phạm và Ma túy


(UNODC), năm 2016 có khoảng hơn 34 triệu người
sử dụng cần sa và 1,8 triệu người sử dụng cocaine ở
khu vực Tây Phi và Trung Phi. Việc tiêu thụ và tiêm
chích heroin đang gia tăng ở Đơng Phi và Nam Phi,
do khơng có các dịch vụ y tế cần thiết đã làm tăng tỷ
lệ lây truyền HIV và viêm gan ở những người tiêm
chích ma túy, đặc biệt phụ nữ và thanh niên (UN,
2018). Cho đến nay, tiêu thụ và buôn bán ma túy
diễn ra trên cả năm khu vực là Bắc Phi, Trung Phi,
Nam Phi, Tây Phi và Đông Phi. Việc sử dụng ngày
càng nhiều cocaine, tramadol, chất kích thích dạng
amphetamine (ATS) và các chất kích thích thần kinh
mới (NPS) cũng diễn ra trên tồn lục địa.
Các nhà nghiên cứu ước tính rằng, số người sử
dụng ma túy ở khu vực châu Phi cận Sahara sẽ tăng
gần 150% trong ba thập kỷ tới. Nghĩa là đến năm
2050 sẽ có thêm 14 triệu người châu Phi sử dụng
ma túy bất hợp pháp, nâng tổng số 23 triệu người ở
châu Phi cận Sahara sử dụng ma túy. Trong đó, Đơng

28

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

Phi sẽ là khu vực có mức tăng mạnh nhất về tỷ lệ
dân số sử dụng ma túy bất hợp pháp, Tây Phi vẫn là
thị trường ma túy lớn nhất lục địa với số người sử
dụng ma túy được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi (từ
khoảng 5,7 triệu người vào năm 2018 lên 13 triệu
người vào năm 2050) (ENACT, 2019). Điều này cho

thấy châu Phi trở thành một thị trường hấp dẫn cho
việc buôn bán ma túy, thúc đẩy việc sản xuất trái
phép chất ma túy trên toàn châu lục.
Do là địa bàn chung chuyển, nơi ma túy quá cảnh
trên các tuyến đường buôn bán ra thế giới nên hiện
tượng ma túy ở châu Phi ngày càng trở nên nguy
hiểm. Theo Báo cáo Ma túy thế giới năm 2017 của
Liên hợp quốc, 2/3 lượng cocaine được buôn lậu
giữa Nam Mỹ và châu Âu đi qua Tây Phi, cụ thể là
Benin, Cape Verde, Ghana, Guinea-Bissau, Mali,
Nigeria và Togo. Kenya, Nigeria và Tanzania là một
trong những quốc gia có lưu lượng thuốc phiện cao
nhất đi từ Pakistan và Afghanistan đến các điểm đến
ở phương Tây (The Africa Center for Strategic
Studies, 2017).
Vận chuyển thuốc phiện ngày càng tăng qua Tây
Phi, trên đường đến các thị trường châu Au và Bắc
Mỹ. Các vụ bắt giữ tội phạm buôn bán heroin đang
gia tăng ở khắp khu vực, đặc biệt là ở các sân bay
Lagos ở Nigeria, Accra ở Ghana và Cotonou ở Benin,
tếp đó là Ouagadougou ở Burkina Faso, Lome ở
Togo và Bamako ở Mali.
Thị trường ma túy nảy sinh và hội tụ nhiều các
hoạt động bất hợp pháp khác từ rửa tiền đến buôn
người và khủng bố, là mối đe dọa xuyên quốc gia lớn
ở châu Phi. Trong đó, nhiều cuộc xung đột và khủng
bố ở châu Phi được cung cấp tiền từ cá choạt động
buôn bán ma túy. Theo (The Africa Center for
Strategic Studies, 2017), các tổ chức khủng bố trên
lục địa này đã kiểm sốt các tuyến đường bn bán


Asia - Pacific Economic Review

NGHIÊN CỨU


ma túy ở châu Phi để kiếm tiền. Thị trường ma túy
còn trở thành nơi hợp tác và cạnh tranh giữa các
nhóm tội phạm có tổ chức trên khắp các quốc gia. Ở
châu Phi, sự tham gia của các nhóm tội phạm có tổ
chức tập trung xung quanh thị trường cocaine,
heroin và cần sa.
Dựa trên quan điểm cho rằng hành vi chống đối
xã hội có thể góp phần vào tội phạm, nghiên cứu của
(Priviledge Cheteni và cộng sự, 2018) chỉ rõ, tội
phạm liên quan đến ma tuý thúc đẩy người phạm tội
phạm nhiều tội khác nhau. Mặt khác, tội phạm liên
quan đến ma túy thường liên quan đến nghèo đói và
bất bình đẳng; nghèo đói, bất bình đẳng và thu nhập
có ảnh hưởng đến tội phạm liên quan đến ma túy;
tối phạm về ma tuý được thực hiện do người phạm
tội tìm thấy cơ hội để thực hiện.
Trước thực trạng ma túy và tội phạm ma túy
n,Igày càng phức tạp ở châu Phi, một số giải pháp đã
đitược thực hiện ở phạm vi khu vực, trong đó có thể
kể đến Sáng kiến Bờ biển Tây Phi (WACI) được các
nhà lãnh đạo Tây Phi thành lập năm 2009. WACI sử
dụng phương pháp tiếp cận đa phương để tăng
cường các cơ quan thực thi pháp luật và công lý
cũng như quản lý các đơn vị tội phạm xuyên quốc

gia ở mỗi quốc gia trong số bốn quốc gia để phối
hợp liên ngành, hợp tác xuyên biên giới và hành
động chung. Nhờ đó, các vụ bắt giữ số lượng lớn
cotaine trong khu vực bắt đầu giảm (ước tính
khoảng 18 tấn cocaine được chuyển qua khu vực
vào năm 2010, so với 47 tấn năm 2007) (The Africa
Center for Strategic Studies, 2017).
Bên cạnh đó, từ năm 1996, AU đã thông qua các
kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề kiểm sốt
ma túy và phịng chống tội phạm ma túy trên toàn
lục địa, các cơ chế thể chế tại các quốc gia thành
viêp, cộng đồng kinh tế khu vực và tại ủy ban AU đã
được thành lập để điều phối các hoạt động kiểm
soátt và phòng chống ma túy (AU, 2019).

ê hoạch hành độnp của Liên minh châu
về phịng chống tọi phạm và kiểm sốt
túy

t

hn khổ của AUPA (2019-2023) phù hợp và
phảI n ánh lập trường chung với: (i) Chương trình Nghị
sự 2063 của AU; (ii) Phiên họp đặc biệt của UNGASS
201 6 về vấn đề ma túy thế giới và; (iii) Mục tiêu Phát
triểili bền vững của LHQ đến năm 2030 (SDG).
Mục tiêu: Cải thiện sức khỏe, an ninh và phúc lợi
kinh tế - xã hội của người dân châu Phi bằng cách
giải quyết vấn nạn buôn bán ma túy và sử dụng ma
túy dưới mọi hình thức, ngăn chặn sự gia tăng của

viẹc sử dụng ma túy. Kế hoạch được soạn thảo từ
quy trình tham vấn các quốc gia thành viên (Cơ
quan Chính sách AU xác nhận và thông qua). Ma trận
thựờ hiện bao gồm cấp châu lục, khu vực và quốc gia

dựa trên 9 trụ cột sau đây (AU, 2019):
Trụ cột 1: Các biện pháp để giải quyết vấn đề
giảm nhu cầu sử dụng thuốc và các vấn đề sức khỏe
liên quan đến việc sử dụng ma túy
Trụ cột 2: Tiếp cận và cung cấp các chất được
kiểm soát để tạo điều kiện thuận lợi cho các mục
đích y tế và khoa học, đồng thời ngăn chặn sự tiếp
cận các loại thuốc này nhằm mục đích phi y tế.

Trụ cột 3: Các biện pháp để giải quyết tình trạng
cung cấp ma túy, chống lại các tác nhân tạo điều kiện
cho buôn bán ma túy: vũ khí, tham nhũng và rửa tiền
Trụ cột 4: Các biện pháp nhằm phòng ngừa tội
phạm và cải cách tư pháp hình sự

Trụ cột 5: Các vấn đề xuyên suốt tập trung vào
ma túy và quyền con người liên quan đến tất cả các
nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là thanh niên, phụ
nữ, trẻ em
Trụ cột 6: Xử lý các vấn đề thực tiễn đang phát
triển: (như phân phối và sử dụng các chất kích thích
thần kinh mới (NPS), chất kích thích dạng ampheta­
mine (ATS))
Trụ cột 7: Phát triển các phương tiện sinh kế thay
thế cho người dân (đặc biệt là nông dân khu vực

nông thôn): Giáo dục nghề nghiệp và đào tạo tạo
việc làm cho thanh niên và phụ nữ, phát triển cơ sở
hạ tầng kinh tế và xã hội.
Trụ cột 8: Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực
dựa trên nguyên tắc trách nhiệm chung
Trụ cột 9: Tăng cường quản lý, giám sát, báo cáo,
và đánh giá cấp châu lục, khu vực và quốc gia đối với
AUPA (2019 - 2023)
Tiến độ thực hiện AUPA (2019 - 2023) được
đánh giá hai năm một lần. Các nước thành viên sẽ
báo cáo hai năm một lần về tiến độ của họ trong việc
thực hiện AUPA và báo cáo dịch tễ học ma túy quốc
gia hàng năm. Các báo cáo này được đánh giá thông
qua một diễn đàn của Bộ Y te, Dân số và Kiểm soát
ma túy. Ngoài ra, để thực hiện AUPA (2019 - 2023),
AU hợp tác với mạng lưới các đối tác quốc tế và khu
vực bao gồm: Văn phòng UN về Ma túy và Tội phạm
(UNODC); Tổ chức Y tế Thế giới (WHO); Bộ Ngoại
giao Mỹ, Cục Ma tuý quốc tế và các vấn đề thực thi
Pháp luật (INL); Hiệp hội quốc tế về sử dụng chất
gây nghiện (ISSUP); Cộng đồng kinh tễ khu vực châu
Phi; Kế hoạch Colombo.
Kế hoạch AUPA được đánh giá là có tính tồn
diện, phương pháp tiếp cận tống thể của kế hoạch
đê giải quyết vấn đề buôn bán và tiêu thụ ma túy
trên lục địa là cần thiết, nhưng các chính sách về ma
túy giữa các quốc gia thành viên phải nhất quán
cùng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các quốc gia thì
mới có thể đối phó được xu hướng sản xuất, buôn
bán và sử dụng ma túy đang ngày càng gia tăng ở

châu Phi.

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

29


NGHIÊN CỨU
RESEARCH

3. Một số nhận xét

Châu Phi đang chứng kiến sự gia tăng số người
nghiện ma túy, kéo theo tội phạm ma túy ngày càng
phức tạp, đặc biệt là tội phạm sản xuất trái phép
chất ma túy. Có nhiều nguyên nhân khiến việc sử
dụng và buôn bán ma túy trên lục địa ngày càng gia
tăng. Nguyên nhân chính là nghèo đói, xung đột, bạo
lực, bất bình đẳng giới, bất bình đẳng thu nhập, tỷ lệ
thanh niên cao, tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên cao,
q trình đơ thị hóa nhanh, nguồn lực tư pháp hình
sự yếu, cơ hội điều trị sức khỏe tâm thần thấp, tình
trạng vơ gia cư cao, nhiều nơi địa hình khơng gian
hẻo lánh... Như khu vực Tây Phi có địa bàn phức tạp,
hẻo lánh, khó quản lý cộng với hậu quả của những
cuộc chiến tranh, xung đột khiến an ninh không
được quản lý, là địa bàn lí tưởng để tội phạm ma túy
hoạt động.
Thực tế cho thấy, thông tin liên quan đển ma túy
ở chầu Phi rất khó tiếp cận và thống kê. 1/5 dân số

thế giới sống ở châu Phi và hơn 1/4 tổng số quốc gia
trên thế giới là ở châu Phi, nhưng châu lục này cho
đến nay vẫn là khu vực ít được ghi nhận nhất về dữ
liệu và thông tin về tội phạm ma túy và ma túy.
Nhiều chính phủ châu Phi khơng thể cung cấp thơng
tin về tình hình ma túy và tội phạm ở quốc gia của
mình, cho dù thơng tin theo yêu cầu của các hiệp
ước quốc tế về kiểm soát tội phạm và ma túy. Hơn
nữa, số liệu nếu được đưa ra cũng không đáng tin
cậy. Điều này cản trở nỗ lực của các chính phủ, tổ
chức khu vực, AU và cộng đồng quốc tế trong xây
dựng và thực thi các kế hoạch hành động.
Hàu hết các chính sách của châu Phi về ma túy
còn lỏng lẻo, tạo kẽ hở cho tội phạm có tổ chức và
tham nhũng lợi dụng, cũng như không hiệu quả với
những đối tượng sử dụng ma túy. Hơn nữa, các biện
pháp nghiêm khắc cũng không làm giảm tỷ lệ sử
dụng ma túy cũng như tình trạng tội phạm ma túy.
Tại Uganda, từ năm 2014 đã thông qua một đạo luật
cho phép trừng phạt những người có hành vi mua
bán ma túy với mức phạt tù chung thân. Tại Nigeria
cũng thực hiện hình phạt tù chung thân với mua bán
ma, bất cứ ai mang theo bên mình ma túy và các sản
phẩm gây nghiện thì đều có nguy cơ ngồi tù từ 15
đến 25 năm. Thế nhưng, những hình phạt nghiêm
khắc này khơng làm giảm tỷ lệ sử dụng ma túy và tội
phạm ma túy. Tại Nigeria, có tới 99,9% phạm nhân
ngồi tù vì tội sử dụng ma túy đã tái nghiện ngay khi
rời khỏi trại giam (Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, 2020).
Kiểm sốt ma túy và phịng chống tội phạm ma

túy là cần thiết để thực hiện Chương trình nghị sự
2063 của AU và Chương trinh nghị sự 2030 cua UN
về Phát triển bền vững. Chương trình nghị sự 2063
của AU là khuôn khổ chiến lược được chia sẻ đế tăng
trưởng bao trùm và phát triển bền vững cho sự
chuyển đổi kinh tế xã hội của châu lục 50 năm tới.

30

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

Kế hoạch thực hiện 10 năm đầu tiên của Chương
trình nghị sự 2063 của AU nhằm hướng tới khát
vọng: "Một châu Phi quản trị tốt, tôn trọng nhân
quyền, công lý và pháp quyền" nhằm nâng cao chất
lượng của tư pháp và quản trị để thực hiện các
quyền của công dân lục địa, bao gồm cả việc xây
dựng các thể chế mạnh mẽ làm nền tảng cho sự phát
triển, và "Một châu Phi hịa bình và an tồn”, nhằm
giảm thiểu các xu hướng tội phạm có tổ chức và sản
xuất, bn bán ma túy.
AUPA (2019 - 2023) đã cho thấy nỗ lực và quyết
tâm chung của châu Phi trong cuộc chiến đầy khó
khăn và cam go này. Tuy nhiên, một chặng đường
dài phía trước đang đặt ra cho liên minh và các nước
thành viên tìm ra giải pháp cho những những thách
thức. Trước hết, việc thu thập dữ liệu và giám sát
việc sử dụng ma túy cần được mở rộng và phối hợp
giữa các quốc gia. Tiếp theo, xây dựng chính sách về
ma túy đồng bộ, xóa bỏ kỳ thị đối với người sử dụng

ma túy, mở rộng chăm sóc y tế để điều trị và chăm
sóc người sử dụng ma túy là quan trọng, đồng thời
tăng cường các phản ứng của cơ quan thực thi pháp
luật xuyên biên giới của các quốc gia và khu vực để
hạn chế việc cung cấp và sản xuất ma túy bất hợp
pháp nhằm phòng chống các hoạt động liên quan
đến ma túy tội phạm ma ở châu Phi./.
Tài liệu tham khảo

Báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh (2020), Ma túy, trẻ
bụi đời và những "chiến binh đường phố” ở châu
Phi, 15/11/2020
AU (2019), African Union Plan of Action on Drug
Control and Crime Prevention (2019-2023), Third
Ordinary Session of the Specialised Technical
Committee on Health, Population and Drug Control
(STC-HPDC-3) 29 July-02 August 2019, Cairo, Egypt
ENACT (2019), Africa’s drugs crisis stimulated
by poor policy, 24 Sep 2019
Deo Gumba, Richard Chelin (2021), Changing
mindsets is key to controlling Africa’s rising syn­
thetic
drugs
problem,
, 8 Jun
The Africa Center for Strategic Studies (2017),
Interdiction Efforts Adapt as Drug Trafficking in
Africa Modernizes, November 7, 2017
UN (2018), Crime and drugs in West and Central
Africa: Security Council highlights ‘new alarming

trends’,
/>19 December 2018



×