Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tăng cường vai trò của viện kiểm sát nhân dân trong kiểm soát quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền tư pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.29 KB, 9 trang )

VIỆN KIỂM SÁT NHÃN DÂN TRONG NHÀ NUỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM

TĂNG CNG VAI TRỊ CỨA VỆN KẼM SÁT NHÃN DAN
TRONG KỀM SOÁT QUYỀN LỤC NHÀ NƯỚC,
KỂM SỐT QUYỀN TU PHÁP
ĐÀO TRÍ ÚC

66 Thư,, tiỉn nhn tháv

trôn tất nả nán lĩnh vưp thnAn nh/rn nănn

Thực tiên cho thây, trên tât cả các lĩnh vực thuộc chức năng,
nhiệm vụ, Viện kiểm sát nhân dân đã khẳng định được vai trị khơng
thể thay thế đưực trong việc kiểm sốt quyền lực nhà nước. Vì vậy,
cần tiếp tục đề cao vai trị, xác định đúng vị trí, chức năng, nhiệm vụ
của Viện kiểm sát trong cơ chế kiểm soát quyền lực và trong tiến
trình xây dựng, hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
a
77

Từ khóa: Kiểm soát quyền lực nhà nước; kiểm soát quyền tư pháp;
hà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
hận bài: 27/12/2021; biên tập xong: 30/12/2021; duyệt bài: 01/01/2022.

1. Vai trò của Viện kiếm sát nhân dân
trong kiểm soát quyền lực nhà nước

ra thê giới, đặc điểm của chế định Viện
kiểm sát và các thiết chế tương tự là Viện
ông tố ở nhiều quốc gia đều cho thấy đây


một chế định rất đặc thù.
'heo dõi sự thay đổi phạm vi các chức
'ủa Viện kiểm sát nhân dân (VKSND)

ở nước ta trong toàn bộ q trình tơ chức
và hoạt động của thiết chế này cho thấy,
chức năng công tố và chức năng kiểm sát
việc tuân theo pháp luật, bao gồm kiểm sát
chung trước đây và kiểm sát các hoạt động
tư pháp hiện nay, là hai chức năng luôn
thuộc về VKSND. Từ năm 2001, chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật
(thường được gọi là kiểm sát chung) khơng
cịn nữa. Thực chất, kiểm sát hoạt động
* Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, Khoa Luật,

Đại học Quốc gia Hà Nội.

SÕ02/2022

Tạp chí I
KIẼM SÁT I 7


9&uân (Mâm (Qbần %OẴẴ
tư pháp chính là kiểm sát việc tuân theo
pháp luật nhưng chỉ đối với hoạt động tư
pháp. Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày
02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số


nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong
thời gian tới đã chỉ ra rằng, Viện kiểm sát
các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và
kiểm sát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt
động tư pháp. Việc điều chỉnh chức năng
của VKSND trong Hiến pháp và Luật tổ
chức VKSND đã không làm thay đổi hai
hướng hoạt động chủ đạo của VKSND là
công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp
luật, mà chỉ thu hẹp phạm vi của chức
năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, tập
trung chức năng này vào lĩnh vực hoạt
động tư pháp.
Xét theo chức năng và nhiệm vụ,
VKSND trong hệ thống tổ chức quyền lực
nhà nước Việt Nam là một thiết chế có vị trí
và vị thế độc lập và đặc biệt, bởi trước hết,
các chức năng và nhiệm vụ hiến định và luật
định này không thuộc về bất kỳ một cơ quan
nào khác trong bộ ba cấu trúc quyền lực nhà
nước: Lập pháp - hành pháp - tư pháp. Với
các chức năng, nhiệm vụ khơng chủ thể nào
thay thế được đó, VKSND đóng vai ưị quan
trọng trong việc kiểm sốt quyền lực nhà
nước nói chung và kiểm sốt quyền lực tư
pháp nói riêng. Đẻ thấy rõ hơn vai trò của
VKSND, trước hết cần làm rõ các đặc trưng
của hoạt động kiểm soát quyền lực của
VKSND frong hệ thống các cơ chế kiểm
soát quyền lực nhà nước ở nước ta.

1.2. Các đặc trưng hoạt động kiểm soát
quyền lực nhà nước của Viện kiểm sát
nhãn dân
Đặc trưng thứ nhất: Hoạt động kiểm soát
quyền lực của VKSND là một hình thức
Tạp chí

8

KIỀM SÁT

Số 02/2022

giám sát quyền lực mà giữa chủ thê thực
hiện việc giám sát và đối tượng chịu sự
giám sát khơng có mối liên hệ phụ thuộc
về mặt tổ chức. Nói cách khác, đây là sự
giám sát từ bên ngoài đối với đối tượng bị
giám sát.
Đặc điểm này cho thấy hai vấn đề:
(1) Nếu hoạt động thanh tra, kiểm tra
được thực hiện trong phạm vi hệ thống tổ
chức của mình, thì hoạt động kiểm sát của
VKSND là sự giám sát từ bên ngoài hệ
thống của đối tượng bị kiểm sát, tức là
đối tượng thuộc hệ thống cơ quan, tổ
chức khác; (2) Hoạt động kiểm sát của
VKSND là một hình thức của hoạt động
giám sát quyền lực, tính chất của hoạt
động này là xem xét, đánh giá về tính hợp

pháp của các hành vi, quyết định của cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư
pháp (Điều 4 Luật tổ chức VKSND năm
2014), tức là không nhằm vào việc đánh
giá tính chất khác trong hành vi của đối
tượng kiểm tra (như mức độ thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn). Trong khi đó, hoạt
động kiểm tra, thanh tra, giám sát của các
cơ quan khác trong bộ máy nhà nước
được thực hiện nhiều mặt, bởi đây là một
bộ phận hợp thành của hoạt động quản lý,
điều hành.
Đặc trưng thứ hai: Với tư cách là chủ
thể thực hiện việc giám sát quyền lực,

VKSND là một hệ thống tổ chức tập trung
thống nhất. Theo đó, Viện trưởng VKSND
cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng
VKSND cấp trên, Viện trưởng các
VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống
nhất của Viện trưởng VKSND tối cac
(Điều 7 Luật tổ chức VKSND năm 2014'
Cách thức tổ chức, hoạt động thống nhất '


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NVÓC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM

tập trung đó ngồi việc tạo ra sự nhanh
chóng, kịp thời trong xử lý tình huống thì
cịn bảo đảm sự độc lập, khách quan, đặc

biệt là đối với sức ép và những sự tác động
từ phía bộ, ngành và địa phưong.
Đặc trưng thứ ba: Hoạt động kiểm soát
quyền lực của VKSND là hoạt động được
hiến định (Điều 107 Hiến pháp năm 2013).
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiềm
soát quyền lực nhà nước trên cơ sở Hiến
pháp và nhân danh quyền lực nhà nước. Vì
thế, Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy
định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan
phải nghiêm chỉnh chấp hành các quyết
định, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị của
VKSND; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá
Icản trở, can thiệp vào hoạt động thực
quyền công tổ, kiểm sát hoạt động tư
I của VKSND (Điều 9). Đối tượng
sự kiểm sốt (từ phía VKSND) là các
Lian tư pháp, thông qua hoạt động của
:ơ quan tư pháp và các chức danh tư
, trải dài trong hoạt động của quyền tư
. Tuy nhiên, đặc thù của sự kiểm sốt
n lực mà VKSND thực hiện về tính
là việc sử dụng quyền lực, nhưng về
mg thức, phạm vi lại được “tố tụng
tuyệt đối, hoàn toàn nằm trong quá
tố tụng (hình sự, hành chính, dân

CĨ thể khẳng định rằng, chức năng và
thẩm quyền trong kiểm soát quyền lực nhà


nước của VKSND là độc lập, do một chủ
thể kiểm soát quyền lực có vị trí độc lập,
thống nhất, chun trách thực hiện. Địa vị

pháp lý của VKSND ở Việt Nam ln được
đặt ở vị trí cao, ở tầm hiến định và đó chính
là bảo đảm pháp lý cao nhất cho tính độc
lập, năng lực và tính khách quan của kiểm
sốt, tính ràng buộc cao cho kết quả và kết
luận kiểm sát.
Đặc trưng thứ tư: Kiểm soát quyền lực
của VKSND là hoạt động mang tính
chuyên biệt. Tức là, các hoạt động kiểm sát
việc tuân theo pháp luật (kiểm sát chung
trước năm 2001, kiểm sát hoạt động tư
pháp hiện nay) và thực hành quyền công tố
là những hoạt động nằm trong chức năng,
nhiệm vụ chính yếu của VKSND. Chức năng
kiểm sát của VKSND là chức năng chủ yếu
và là lý do tồn tại của VKSND. Tính
chun biệt (specialization) của chủ thể
kiểm sốt quyền lực này làm cho nó khơng
bị lẫn vào bất kỳ một nhánh quyền lực nào,
cho dù đó là cơ quan lập pháp, hành pháp
hay tư pháp.
2. Nội dung kiểm soát quyền lực nhà
nước và kiểm soát quyền tư pháp
trong các hoạt động của Viện kiểm sát

nhân dân

2.1. Viện kiểm sát nhân dân kiểm soát
quyền lực trên cơ sở thực hiện nhiệm vụ
bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh
và thong nhất
Các nhiệm vụ hiến định và luật định
của VKSND trước hết được thực hiện
thơng qua chức năng thực hành quyền
Tạp chí
Số 02/2022 V.KIẺM SÁT

9


cftuan cÂíhâm ễồần 2022
cơng tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. kinh tế, lao động, hôn nhân và gia đình
Kiểm sốt quyền lực thơng qua chức năng phát hiện các vi phạm pháp luật, vi phạm
thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền
mọi hành vi phạm tội và người phạm tội và lợi ích của Nhà nước, cá nhân, tổ chức,
đều phải được phát hiện, khởi tố, điều tra, đơn vị. Trong quá trình kiểm sát các hoạt
truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, động tư pháp, Viện kiểm sát không chỉ có
đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, quyền yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ
không làm oan người vô tội, khơng để lọt chức, cá nhân có thẩm quyền khắc phục,
tội phạm và người phạm tội; không để xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật
người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm trong hoạt động tư pháp, mà cịn có quyền
giam, bị hạn chế quyền con người, quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan
công dân trái luật. Kiểm sốt quyền lực (khơng phải là cơ quan tư pháp) áp dụng
thông qua chức năng kiểm sát hoạt động các biện pháp phòng ngừa vi phạm pháp
tư pháp nhằm bảo đảm tính hợp pháp (bao luật và tội phạm. Khi hành vi, quyết định
gồm cả tính hợp hiến và tính phù hợp với của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm

pháp luật) của các hành vi, quyết định của quyền trong hoạt động tư pháp vi phạm
cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động pháp luật ít nghiêm trọng (khơng thuộc
tư pháp. Nội dung hoạt động kiểm soát trường hợp kháng nghị) và phát hiện sơ
quyền lực của VKSND được đặt trọng hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý,
tâm vào việc bảo đảm pháp chế (phát hiện VKSND kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá
và xử lý các vi phạm pháp luật) và bảo nhân hữu quan khắc phục và áp dụng các
đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơng biện pháp phịng ngừa vi phạm pháp luật
dân. Đây cũng chính là tính đặc thù của và tội phạm. Các chủ thể trên có trách
thiết chế VKSND so với các thiết chế nhiệm xem xét, giải quyết, trả lời kiến
kiểm tra, giám sát quyền lực khác trong nghị của VKSND.
2.2. Viện kiểm sát nhân dân kiểm soát
bộ máy nhà nước.
Một điều đáng chú ý khác là, từ năm quyền lực trong quá trình thực hành
2001, mặc dù VKSND không tiếp tục thực quyển công tố và kiểm sát việc tiếp nhận,
hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và
pháp luật đối với các bộ, cơ quan khác của kiến nghị khởi to; hoạt động điều tra; xét
Chính phủ, cơ quan chính quyền địa xử hình sự, dãn sự, hành chỉnh và thi
phương, tổ chức xã hội và đơn vị vũ trang, hành án
Trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác,
các viên chức nhà nước và công dân trong
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nhưng pháp tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố,
luật vẫn coi trọng vai trò của VKSND đối VKSND là cơ quan có thẩm quyền duy
với các phạm vi và đối tượng này. Bởi vì, nhất và trực tiếp tiếp nhận thơng báo đầy
trong q trình đó, VKSND có khả năng đủ và kịp thời kết quả giải quyết tố giác, tin
khơng thể thay thế được, đó là thơng qua báo về tội phạm từ phía Cơ quan điều ưa,
các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một

10

Tạp chí

KIỂM SÁT^/ Số 02/2022


VIỆN KIỂM SÁT NHÃN DÁN TRONG NHÀ NVÓC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

số hoạt động điều tra. Trong mọi trường
họp, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra có trách nhiệm thông báo đầy đủ, kịp
thời tố giác, tin báo về tội phạm và kiến
nghị khởi tố đã tiếp nhận cho VKSND.
Cũng như ở giai đoạn tiếp nhận, giải
quyết tố giác, tin báo về tội phạm, hoạt
động của VKSND trong thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra vụ án hình sự
có hai mục đích rõ rệt: (i) Bảo đảm phát
hiện, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với người phạm tội (thực hành quyền
công tố trong hoạt động điều tra); (ii) Phát
hiện và khắc phục các vi phạm pháp luật
trong hoạt động điều tra của Cơ quan điều
tra, cơ quan được giao thực hiện một số
hoạt động điều tra.
Có thể nói rằng, việc pháp luật quy
định cho VKSND có thẩm quyền phê
chuẩn các quyết định và yêu cầu đối với
hành vi điều tra hình sự là một trong
những phương thức quan trọng để giám
sát hoạt động điều tra.
Tại giai đoạn xét xử sơ thâm, chức năng

kiểm sát hoạt động tư pháp ở giai đoạn xét

xử có mục đích bảo đảm hoạt động của các
chủ thể diễn ra trong giai đoạn này phù họp
và tuân theo pháp luật, bảo đảm bản án,
quyết định của Tịa án cơng bằng, đúng
người, đúng tội. Nguyên tắc về việc xét xử
trong phạm vi truy tố của Viện kiểm sát
vừa thể hiện tính chủ động, vừa bảo đảm
phân biệt rõ các chức năng tố tụng, thừa
nhận nguyên tắc tranh tụng trong xét xử.

Vai trị và phương thức thực hiện việc
kiểm sốt quyền lực tư pháp của VKSND trong
giai đoạn xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm,

tái thẩm trước hết thể hiện ở việc sử dụng
quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định

chưa có hiệu lực pháp luật của Tịa án (ở
đây là kháng nghị của Viện kiểm sát cùng
cấp với Tòa án đã ra bản án hoặc quyết
định sơ thẩm đó). Hậu quả của việc kháng

nghị là: Chưa được đưa ra thi hành những
phần của bản án, quyết định bị kháng nghị,

trừ những trường họp phải thi hành ngay.
Tương tự phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tịa
phúc thẩm, sự có mặt của Viện kiểm sát

cùng cấp là bắt buộc để phát biểu quan
điểm. Yêu cầu này của pháp luật tổ tụng
hình sự có ý nghĩa quan trọng đối với việc
thực hành quyền cơng tố và kiểm sát xét xử
của VKSND.
Xét về tính chất các thẩm quyền tố tụng
của Viện kiểm sát theo quy định của pháp
luật tố tụng hình sự nước ta, Viện kiểm sát
có thẩm quyền quan trọng đối với hoạt
động xét xử. Đó là thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm để yêu cầu xét
lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực
pháp luật vì phát hiện có vi phạm pháp luật
nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án (Điều
371 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, sửa
đổi, bổ sung năm 2021).
Nếu kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm là thẩm quyền của cả Tòa án và Viện
kiểm sát thì thẩm quyền kháng nghị theo
thủ tục tái thẩm chỉ thuộc về Viện kiểm sát
(Điều 400 Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Có thể khẳng định rằng, về bản chất
quyền kháng nghị của Viện kiểm sát theo
thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm là thẩm
quyền mang tính chất kiểm tra, giám sát
mà bản chất là kiểm soát quyền lực đối với
Tạp chí

số 02/2022


VkIÉM sát

11


dỗuán QẤỈkám ^ồản ẴCẴẴ
hoạt động xét xử, cụ thể là đối với hoạt
động xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm và
phúc thẩm.
Theo Điều 21 Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015, VKSND kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực
hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng
nghị theo quy định của pháp luật nhằm
bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự
kịp thời, đúng pháp luật. Có 04 trường
hợp có sự tham gia và thể hiện vai trị của
Viện kiểm sát, đó là: Tham gia các phiên
họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; tham
gia phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án
do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ;
tham gia vụ án mà đối tượng tranh chấp là
tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử
dụng đất, nhà ở, hoặc vụ án có đương sự
là người chưa thành niên, người mất năng
lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực

hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi; tham gia

phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc
thẩm, tái thẩm.
Kiểm sát thi hành án hình sự có mục
đích bảo đảm việc tn theo pháp luật của
Tịa án, cơ quan Thi hành án hình sự, cơ
quan, tổ chức được giao một số nhiệm vụ
thi hành án hình sự, người có thẩm quyền,
cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
trong việc thi hành án hình sự. Ở lĩnh vực
hoạt động này, các phương thức thực thi
thẩm quyền của VKSND vẫn được quy
định bao gồm yêu cầu, kiến nghị, kháng
nghị, khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra
khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện vụ việc
có dấu hiệu tội phạm trong thi hành án
hình sự. Đối tượng kháng nghị là hành vi,
Tạp chí

12

KIẾM SÁ I

Sơ 02/2022

quyết định có vi phạm pháp luật của cơ
quan, người có thẩm quyền trong việc thi
hành án hình sự. Đối tượng được Viện
kiểm sát yêu cầu là Tòa án, các cơ quan Thi
hành án hoặc cơ quan được giao một số
nhiệm vụ thi hành án.

Đối với việc thi hành án dân sự, Viện
kiểm sát có quyền kháng nghị đối với
quyết định của Tòa án về miễn, giảm
nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu
nộp ngân sách nhà nước (Điều 64 Luật thi
hành án dân sự năm 2008, sửa đổi, bổ

sung năm 2014).
Luật thi hành án dân sự năm 2008, sửa
đổi, bổ sung năm 2014 quy định chi tiết
về thẩm quyền kháng nghị của VKSND
đối với quyết định và hành vi của Thủ
trưởng cơ quan Thi hành án dân sự, Chấp
hành viên.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt

động của các cơ quan tư pháp là lĩnh vực
hết sức quan trọng, góp phần bảo đảm việc
thực thi, tuân theo pháp luật, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, các quyền và
lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cơ quan, tổ
chức, cá nhân. Lĩnh vực này bao gồm hai
nội dung hoạt động: Tiếp nhận, giải quyết
đơn thư khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Có thể
thấy rằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về
hành vi, quyết định trong lĩnh vực tư pháp
là chức năng quan trọng của VKSND cùng

với hai chức năng thực hành quyền cơng tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp, có ý nghĩa
quan trọng đối với mục đích kiểm sốt
quyền lực tư pháp.


VIỆN KIẾM SÁT NHÂN DÀN TRONG NHÀ NVÓC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM

3. Quan điểm, định hướng và các giải
pháp tăng cường vai trò của Viện kiểm sát
nhân dân trong kiểm soát quyền lực
nhà nước và quyền lực tư pháp
3.1. Quan điếm
Hiến pháp năm 2013, Luật tổ chức
VKSND năm 2014, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
và các văn bản pháp luật khác đều quy định
VKSND có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo
vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm
pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất. Trong quy trình tố tụng hình
sự, VKSND là cơ quan tiến hành tố tụng
duy nhất tham gia đầy đủ tất cả các giai
đoạn tố tụng: Tiếp nhận, giải quyết nguồn
tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố,

xét xử, thi hành án. Chính vì vậy, trong

những năm gần đây, Đảng đặt ra yêu cầu
quan trọng là “bảo đảm tốt hơn các điều
kiện để VKSND thực hiện hiệu quả chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
các hoạt động tư pháp”2. Thực tiễn nhiều
năm qua cho thấy, trên tất cả các lĩnh vực
thuộc chức năng, nhiệm vụ (như kiểm sát
việc tuân theo pháp luật, bảo đảm pháp chế
xã hội chủ nghĩa; thực hành quyền công tố;
kiểm sát các hoạt động tư pháp; điều tra tội
phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiểm sát
giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham gia xây
dựng pháp luật; tương trợ tư pháp; thống kê
tội phạm và các công tác khác), VKSND đã
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2021, tr.251.

thực sự chứng minh được vai trị khơng thể
thay thế được trong hệ thống bộ máy nhà
nước và trong việc kiểm soát quyền lực nhà
nước, trong đó có quyền tư pháp. Chính vì
vậy, quan điểm cần được khẳng định là tiếp
tục đề cao vai trị, xác định đúng vị trí,

chức năng và nhiệm vụ của VKSND trong
các cơ chế kiểm soát quyền lực ở nước ta
hiện nay và trong tồn bộ tiến trình xây
dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
Việt Nam xã hội chủ nghĩa đến năm 2030,

định hướng đến năm 2045.
3.2. Các định hướng tăng cường vai
trò của Viện kiểm sát trong kiểm soát
quyền lực nhà nước và kiểm soát quyền
tư pháp
Định hướng thứ nhất: Tăng cường hơn
nữa tính độc lập của thiết chế VKSND
trong cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước bảo đảm quan trọng hiệu quả kiểm soát
quyền lực nhà nước.
Tính độc lập của VKSND với tính chất
là một thiết chế trong bộ máy nhà nước
được quy định bởi Hiến pháp và pháp luật
ở hai mức độ: Sự độc lập của thiết chế
VKSND và sự độc lập của Kiểm sát viên.
Định hướng thứ hai: Tăng cường thêm
một số chức năng, nhiệm vụ mới cho
VKSND nhằm phát huy vai trị và hiệu lực
kiểm sốt quyền lợi nhà nước và kiểm sốt
quyền tư pháp của VKSND.
Trong tố tụng hình sự, cần tiếp tục khẳng
định thẩm quyền điều tra độc lập của Viện
kiểm sát đối với các loại tội phạm nhất định
nhằm hỗ trợ và bảo đảm cho việc thực hiện
có hiệu quả chức năng công tố. Thực tế hoạt
động điều tra của Cơ quan điều tra VKSND
thời gian qua đã hồ trợ, góp phần tích cực
Tạp chí

Sơ 02/2022


VkIÉM sát

13


dijuan Q^hâm ^bần ẴOẴẴ
bảo đảm thực hiện tốt chức năng thực hành
quyền công tố và kiếm sát hoạt động tư
pháp. Tuy nhiên, VKSND có phạm vi thẩm
quyền chỉ điều tra đối với một số loại tội
xâm phạm hoạt động tư pháp mà người
phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp là
còn hạn hẹp, chưa bảo đảm hồ trợ đầy đủ,
hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực hiện
chức năng của VKSND. Tham khảo kinh
nghiệm của Trung Quốc, Liên bang Đức,
Hàn Quốc, Nhật Bản, tác giả đề xuất mở
rộng phạm vi thẩm quyền điều tra của Cơ
quan điều tra của VKSND, không chỉ đối
với các tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà
còn đối với một số vụ án khác có tính chất
đặc biệt nghiêm trọng, phạm vi ảnh hưởng
lớn đến an ninh chính trị, trật tự xã hội như
tội phạm tham nhũng, kinh tế có tổ chức với

quy mô lớn, phức tạp...
Trong tố tụng dân sự, xét về thấm
quyền, theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2015, không quy định các vụ việc dân sự
được bắt đầu bởi quyền khởi kiện của Viện

kiểm sát. Do đó, Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2015 cần bổ sung nội dung: Bên cạnh
các cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ
chức xã hội, cần giao VKSND thẩm quyền
khởi kiện vụ án dân sự trong trường hợp
chủ thể các quyền dân sự là Nhà nước (lợi
ích cơng), các nhóm dễ bị tổn thương (yếu
thế) khơng có điều kiện tham gia tố tụng.
3.3. Cúc giải pháp
- Tiếp tục khẳng định và hoàn chỉnh hệ
thong các chức năng, nhiệm vụ của
VKSND, bảo đảm nguyên tắc tập trung
thống nhất lãnh đạo trong ngành, tăng
cường trách nhiệm của cán bộ, Kiểm sát
viên trong quá trình thực hiện chức năng,
nhiệm vụ.
Tạp chí

14

KIÈM SÁ I

Số02/2022

Một trong những ưu thế của VKSND
đối với việc thực hiện vai trò kiểm sốt
quyền lực nhà nước nói chung và kiếm
sốt quyền lực tư pháp nói riêng là tính
thống nhất, tập trung trong tổ chức, vì tính
chất đó tạo ra khả năng độc lập, khách

quan trong q trình thực thi vai trị, chức
năng và nhiệm vụ của VKSND. cần nhận
thức rõ rằng, nguyên tắc tập trung thống
nhất và nguyên tắc trách nhiệm của từng
Kiểm sát viên đối với quyết định của mình
trong quá trình thực thi nhiệm vụ là hai
mặt thống nhất, khơng loại trừ mà bổ sung
cho nhau. Tương tự, vấn đề về sự thống
nhất vai trò, trách nhiệm của Viện trưởng
Viện kiểm sát và ủy ban Kiểm sát cũng là
hai yếu tố bổ sung cho nhau và thống nhất
với nhau theo đúng tinh thần Viện trưởng
Viện kiểm sát chịu trách nhiệm và có
quyền quyết định sau cùng (các khoản 3, 4
Điều 43 và 4, 5 Điều 44 Luật tổ chức
VKSND năm 2014).
- Củng cổ và hoàn thiện mối quan hệ
phối hợp giữa VKSND với các cấp ủy
đảng, các cơ quan bảo vệ pháp luật, các tố
chức xã hội, đoàn thể quần chúng.
Mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc
tập trung thống nhất, nhưng trong tồn bộ
q trình thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ, VKSND các cấp đều đặt dưới sự lãnh
đạo của các cấp ủy đảng và phối hợp chặt
chẽ với chính quyền địa phương, cần
khẳng định rằng, trong cơng cuộc bảo vệ
pháp luật và pháp chế, các cơ quan pháp
luật, các cơ quan tư pháp phải giữ vai trò
nòng cốt. Hệ thống các cơ quan bảo vệ

pháp luật gồm có: Tịa án, Cơng an, Viện
kiểm sát, Kiểm lâm, Biên phịng, Hải quan.
Mồi cơ quan, ngành đều có vị trí, vai trò,


VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG NHÀ NVÓC PHÁP QUYỀN XÀ HỘI CHÚ NGHĨA VIỆT NAM

chức năng, nhiệm vụ riêng và trên thực tế

đã chủ động tích cực hồn thành nhiệm vụ
được giao; đã có sự phối họp chặt chẽ và có
hiệu quả trong q trình thực thi chức
năng, nhiệm vụ. Mặc dù vậy, cho đến thời
điểm này, Hiến pháp, pháp luật chưa có
quy định về vai trị chủ trì phối họp, trước
hết là trong lĩnh vực bảo vệ pháp luật, đấu
tranh phịng, chống tội phạm. Xuất phát từ
tình hình đó, trên cơ sở đánh giá vị trí độc
lập, chức năng chuyên về bảo vệ pháp luật,
VKSND xứng đáng và cần thiết được giao

thực hiện vai trị đó.
Ở nhiều nước có cùng mơ hình Viện
kiểm sát như ở nước ta thì Viện kiểm sát
được giao chức năng chủ trì phối họp đấu
tranh chống tội phạm (Liên bang Nga),
chủ trì phối họp đấu tranh chống tham
nhũng (Trung Quốc, Belarus). Ở nước ta,
như nhận định của các cơ quan có thẩm
quyền cho thấy, cơng tác đấu tranh phịng,

chống tham nhũng, tiêu cực cịn gặp nhiều
khó khăn, chưa đủ cơ chế cần thiết để
giám sát có hiệu lực, hiệu quả; thiếu quy
định cụ thể bảo vệ người tố cáo tham

nhũng, tiêu cực, xử lý nghiêm các hành vi
đe dọa, trả thù người tố cáo. Tình hình đó
đã đặt ra vấn đề về tăng cường phối hợp,
kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, giúp
Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng các
cấp triển khai các kế hoạch theo dõi, chỉ
đạo công tác này. Các chức năng, nhiệm
vụ trong lĩnh vực đấu tranh phịng, chống
tội phạm, trong đó có phịng, chống các
tội phạm tham nhũng thông qua việc thực
hiện chức năng thực hành quyền công tố,
kiểm sát hoạt động tư pháp; qua công tác

thống kê tội phạm cho thấy, VKSND là cơ
quan có chức năng chuyên biệt, đồng thời
cũng là cơ quan có chức năng giám sát từ
bên ngồi đối với các cơ quan khác, cùng
với đó là tính thống nhất tập trung lãnh
đạo trong Ngành. Với ba yếu tố làm nên
đặc điểm của VKSND so với các cơ quan
khác trong bộ máy nhà nước, việc giao vai
trò phối hợp, kiểm tra giám sát hoạt động
đấu tranh phòng, chống tội phạm là hoàn
toàn phù họp, giúp tăng cường hiệu lực và

hiệu quả của cơng tác quan trọng đó.
- Phân biệt rõ phạm vi chức năng công
tổ và chức năng kiểm sát hoạt động tư
pháp của VKSND bảo đảm yêu cầu của
nguyên tẳc tranh tụng.
Khẳng định sự cần thiết tăng cường
chức năng công tố là khẳng định yêu cầu
làm rõ vai trị chủ động của VKSND đối
với tồn bộ hoạt động điều tra, phát hiện tội
phạm, truy tố người phạm tội và thực hiện
việc buộc tội trước Tòa án. Trước yêu cầu
đó, chức năng cơng tố của VKSND mang
một ý nghĩa kiểm soát và tự kiểm soát đặc
biệt. Kiểm soát bao hàm trong đó quyền
theo dõi, quyết định định hướng điều tra,
truy tố, phối hợp hoạt động ở mức cao để
bảo đảm chất lượng và kết quả điều tra tội
phạm; tự kiểm soát bao hàm thẩm quyền
xác định mức độ và phạm vi truy tổ, tự chịu
trách nhiệm về quan điểm truy tố, huy
động, kết nối mọi kết quả của toàn bộ hoạt
động điều tra, truy tố để hình thành quan
điểm, nội dung, phương hướng tiến hành

hoạt động buộc tội trước Tịa. Nói cách
khác, chức năng cơng tố của VKSND cần
được hiểu trong một phạm vi rộng của khái
niệm quyền công tố.o
Tạp chí


SỐ02/2022

VkIẺM sát

15



×