NGHIÊN CÚV - THA o ĐÕI
CÁC GIAI ĐOẠN PHẠM TỘI: LÍ LUẬN, THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH Sự NAM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
NGUYỄN KIM CHI *
Tóm tắt: Khoa học luật hình sự đã thống nhất chia các giai đoạn phạm tội thành ba giai đoạn:
Chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hồn thành. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đối
năm 2017 đã có nhiều điểm mới liên quan đến các giai đoạn phạm tội. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận,
bài viết đánh giá thực trạng quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành về các giai đoạn phạm tội, từ đó
chi ra tồn tại, hạn chế, vướng mắc làm cơ sở để tiếp tục hoàn thiện pháp luật như phân hóa các
trường họp phạm tội chưa đạt, quy định tội phạm hoàn thành và vấn đề này đối với pháp nhản thương
mại phạm tội), qua đó, góp phần xử lí hiệu quả và cơng bằng trách nhiệm hình sự, cũng như đẩu tranh
phịng, chống tội phạm.
Từ khoá: Chuẩn bị phạm tội; phạm tội chưa đạt; tội phạm hoàn thành; hoàn thiện pháp luật
Nhận bài: 09/3/2022
Hoàn thành biên tập: 30/5/2022
Duyệt đăng: 30/5/2022
STAGES OF COMMITTING CRIMES: THE THEORY AND APPLICATION OF THE 2015
PENAL CODE AND ORIENTATIONS FOR FURTHER LEGAL REFINEMENT
Abstract: Criminal law science uniformly divides the process of committing a crime into three
stages: Preparing to commit a crime, committing an unsatisfactory crime and committing a completed
crime. The 2015 Penal Code, revised in 2017, introduces many new points related to the stages of
committing crime. Therefore, on the basis of theoretical research, this article evaluates the current
situation of provisions of the current Penal Code on the stages of crime, thereby pointing out the
existence, limitations and obstacles as a basis for further improvement of legislation (such as the
division of unsatisfactory crimes, the regulation of completed crimes and this problem for commercial
legal entities committing crimes), thereby, contributing to the effective and fair handling of criminal
liability, as well as the fight against crime.
Keywords: Preparing to commit a crime, committing an unsatisfactory’ crime committing a
completed crime, perfect the law
Received: Mar 9th, 2022; Editing completed: May 3Ơh, 2022; Acceptedfor publication: May 3Ơh, 2022
1. Đặt vấn đề
Khoa học luật hình sự đã thống nhất các
giai đoạn phạm tội được hiểu là những bước
trong quá trình (tiến trình) thực hiện tội
phạm do cố ý (trực tiếp)*
1*, phản ánh mức độ
* Tiến sĩ, Học viện Tư pháp
E-mail:
1 Nguyễn Ngọc Chí, “Chương 10 - Các giai đoạn phạm
tội”, trong sách: Giáo trình luật hình sự Việt Nam
60
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội ở
từng thời điểm nhất định, bao gồm: chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt (hai giai đoạn
này còn gọi là tội phạm chưa hoàn thành)2 và
(Phần chung), Lê Văn Cảm (chủ biên), Nxb. Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2021, tr. 214.
2 Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bàn trong khoa học
luật hình sự - Phần chung (Giáo trình sau đại học),
Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2019, tr. 416.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
NGHIÊN CÚ I -TRAO ĐỊI
tội phạm hồn thành. Sự khác nhau giữa
từng giai đoạn phạm tội chính là ở một số
yếu tố như: Tính chất nguy hiểm cho xã hội
của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm
tội của chủ thể thực hiện hành vi, diễn biến
thực tế và thời điểm dừng lại hoặc chấm dứt
của hành vi đó3, qua đó góp phần xử lí triệt
đê tội phạm và người phạm tội, cũng như
phân hoá tối đa trách nhiệm hình sự.
Có thể đưa ra định nghĩa như sau: “Các
giai đoạn phạm tội là những bước trong quá
trình thực hiện tội phạm do cố ý trực tiếp,
phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi do chủ thể thực hiện ở từng thời
điểm khác nhau với diễn biến thực tế của
hành vi trong q trình đó”.
Hiện nay, theo Bộ luật Hình sự năm 2015,
(sửa đổi, bổ sung năm 2017), trách nhiệm
hình sự chỉ đặt ra khi một
giai đoạn chuẩn bị phạm tội
hợp là chuẩn bị phạm tội
nhiệm hình sự và chuẩn bị
người bước vào
và có hai trường
phải chịu trách
phạm tội khơng
phải chịu trách nhiệm hình sự. Sở dĩ quy
định như vậy nhằm đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm
“từ trong trứng nước”, tầm quan trọng của
quan hệ xã hội cần bảo vệ, yêu cầu ngăn
chặn, phịng ngừa là chính, ngun tắc nhàn
đạo (hạn chế hậu quả bằng việc xử lí tội phạm
ở các mức khác nhau), cũng như nguyên tắc
phân hoá trách nhiệm hình sự trong thực
tiễn4. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quy
định của Bộ luật Hình sự hiện hành về từng
3 Trịnh Tiến Việt, Tống quan luật hình sự Việt Nam,
Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2021,
tr. 198.
4 Xem thêm: Cao Thị Oanh, Nguyên tắc phản hoá
trách nhiệm hình sự, Nxb. Cơng an nhân dân, Hà
Nội, 2008, tr. 13.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
giai đoạn phạm tội trên cơ sở khái niệm, đặc
trưng của từng giai đoạn, từ đó kiến nghị
hồn thiện pháp luật rõ ràng là có tính cấp
thiết, đáp ứng u cầu đấu tranh phịng,
chống tội phạm, phục vụ nhiệm vụ chung
trong Chiến lược quốc gia phòng, chống tội
phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng
đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết
định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của
Thủ tướng Chính phủ, cũng như thực hiện
thành cơng nhiệm vụ trọng tâm “hồn thiện
đồng bộ hệ thống pháp luật, cơ chế, chính
sách...”5 mà Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XIII của Đảng đã xác định.
Trong Bộ luật Hình sự hiện hành, các
nhà làm luật đã cụ thể hoá các giai đoạn
phạm tội vào Điều 14 (chuẩn bị phạm tội),
Điều 15 (phạm tội chưa đạt), Điều 16 (tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội) và gián
tiếp trong toàn bộ các tội phạm trong Phần
các tội phạm (tội phạm hoàn thành).
2. Thực trạng quy định của Bộ luật
hình sự năm 2015 về các giai đoạn phạm tội
2.1. Chuản bị phạm tội
Chuẩn bị phạm tội là giai đoạn đầu của
quá trình thực hiện tội phạm do cố ý trực
tiếp, chủ thể đã có ý định và bắt tay vào
chuẩn bị và kế hoạch thực hiện một số tội
phạm nhất định do Bộ luật Hình sự hiện
hành quy định phải chịu trách nhiệm hình sự.
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những
sửa đổi, bổ sung về chuấn bị phạm tội bảo
đảm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng,
chống tội phạm trong tình hình mới. Cụ thể,
chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn
cơng cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều
5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại
biêu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb. Chính trị
Quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 202.
61
NGHIÊN CỨU- THAO ĐÓI
kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành
lập, tham gia nhóm tội phạm, trừ trường hợp
quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều
113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 Bộ luật
này. So với quy định chuẩn bị phạm tội tại
Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 1999, quy định
tại Điều 14 Bộ luật Hình sự năm 2015 có ba
điểm mới sau: 1) Bổ sung hành vi thành lập,
tham gia nhóm tội phạm vào định nghĩa khái
niệm chuẩn bị phạm tội6; 2) Giới hạn và
quy định hành vi chuẩn bị phạm những tội
cụ thể phải chịu trách nhiệm hình sự; 3) Giới
hạn rõ người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với
hành vi chuẩn bị phạm một số tội cụ thể
trên cơ sở chung.
Như vậy, về nguyên tắc, nếu chủ thể
chuẩn bị càng chu đáo và đầy đủ thì khả
năng cụ thể hố và thực hiện ý định phạm tội
này càng cao và ngược lại. Việc chuẩn bị
phạm tội này còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác tác động trong thực tiễn như: chủ thể
dự định sẽ thực hiện là loại tội phạm gì, thời
gian, địa điểm, bối cảnh phạm tội... Đặc
trưng của giai đoạn này là chủ thể chưa bắt
tay vào việc thực hiện hành vi nguy hiếm
6 Lí do bổ sung hành vi hành vi “thành lập, tham gia
nhóm tội phạm” vào nội dung chuẩn bị phạm tội
nhằm tạo cơ sở pháp lí chủ động ngăn chặn sớm tội
phạm xảy ra, góp phần nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm, đồng thời phù hợp với tinh thần của
Công ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có
tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 mà Việt Nam là
thành viên. Cùng với đó, đây cũng là một biểu hiện
của xu hướng “quốc tế hoá” trong luật hình sự Việt
Nam, từng bước đang xây dựng chế định tổ chức
tội phạm (hoặc nhóm tội phạm có tổ chức) để nâng
cao hiệu q xử lí triệt để, tồn diện hơn. Xem:
Đào Lệ Thu, “Xu hướng quốc tế hoá của luật hình
sự Việt Nam và vấn đề đặt ra cho lập pháp hình
sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 12(6)/2020,
tr. 3-13.
62
cho xã hội được mô tả trong mặt khách quan
của tội phạm quy định trong Phần các tội
phạm của Bộ luật Hình sự, hành vi chuẩn bị
này chưa xâm hại đến các quan hệ xã hội
được luật hình sự bảo vệ, cụ thể là chưa trực
tiếp làm biến đổi tình trạng của đối tượng tác
động để gây thiệt hại cho quan hệ xã hội đó7.
Hiện nay, chính sách hình sự nước ta đối
với trường hợp này được phân định rõ - có
trường họp hành vi chuẩn bị phạm tội phải
chịu trách nhiệm hình sự và trường hợp
chuẩn bị phạm tội khơng phải chịu trách
nhiệm hình sự. Lưu ý, Bộ luật Hình sự năm
2015 đã bổ sung hành vi “thành lập, tham
gia nhóm tội phạm... ” được hiểu là hành vi
thành lập nhóm tội phạm như lơi kéo, kích
động, tập họp, phân cơng trách nhiệm cho
từng người trong nhóm tội phạm; tham gia
nhóm tội phạm như gia nhập nhóm tội phạm,
thực hiện những hành vi mà nhóm tội phạm
phân công... Tuy nhiên, đối với hành vi
thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm chỉ
là hành vi chuẩn bị phạm tội nếu việc thành
lập hoặc tham gia nhóm tội phạm không
thuộc những trường hợp được quy định tại
Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113, điểm a
khoản 2 Điều 299 Bộ luật Hình sự năm 2015
vì đây là các trường hợp tội phạm hoàn
thành của các tội phạm cụ thể đó.
Ngồi ra, trách nhiệm hình sự đối với
người thực hiện hành vi chuẩn bị phạm tội
được quy định trong Phần chung và Phần các
7 Lưu ý, riêng đối với các hành vi chuẩn bị phạm
một số tội cụ thể nêu tại khoản 2 và khoản 3 Điều
14 và trong 25/314 tội danh của Bộ luật Hình sự
năm 2015 thi các nhà làm luật quy định chuẩn bị
phạm một số tội danh trên phải chịu trách nhiệm
hình sự, thì cũng có thể coi hành vi chuẩn bị đó là
hành vi khách quan của các tội danh tương ứng đó
(mặc dù cịn có quan điểm khác nhau).
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
NGHIÊN cứu - TRA o ĐỚI
tội phạm Bộ luật Hình sự. Bộ luật Hình sự
năm 2015 quy định các nguyên tắc chung tại
Điều 57 (Phần chung), còn ở Phần các tội
phạm quy định thêm mức hình phạt cụ thể
tại điều luật tương ứng mà người có hành vi
chuẩn bị phạm tội phải chịu trách nhiệm
hình sự,. Theo đó, Bộ luật Hình sự năm 2015
quy định truy cứu trách nhiệm hình sự hành
vi chuẩn bị phạm tội đối với 25/314 tội danh
tại các điều 108, 109, 110, 111, 112, 113,
114, 115, 116, 117, 118, 119, 120, 121, 123,
124, 134, 168, 207, 299, 300, 301, 302, 303
và 324 Bộ luật Hình sự8. Lưu ý, người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi chuẩn bị phạm tội
quy định tại Điều 123 (tội giết người), Điều
168 (tội cướp tài sản) thì phải chịu trách
nhiệm hình sự.
Nói chung, các tội danh phải chịu trách
nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội
thường là “những tội xâm phạm đến các
quan hệ xã hội quan trọng, có ỷ nghĩa quyết
định đến sự tồn vong của dân tộc, chế độ;
xâm phạm đến các quyền cơ bản của con
người cần thiết phải có biện pháp ngăn
chặn, xử lí sớm ”9*.
8 Tuy nhiên, đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội
đơi với Tội cơ ý gây thương tích hoặc gây tôn hại
cho sức khoẻ của người khác tại khoản 6 Điều 134
Bộ luật Hình sự năm 2015 vẫn cịn quan điêm
chưa thống nhất vì về mặt lí luận, tội danh này
được coi là có cấu thành tội phạm vật chất có
nghĩa phải có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, trong khi lại quy định chuẩn bị vũ
khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy
hiểm, hố chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc
tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác thì
bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc
phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Do đó, các nhà
làm luật cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
9 Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chinh, Bộ Tư pháp,
Bình luận Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đơi, bỏ
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
2.2. Phạm tội chưa đạt
Phạm tội chưa đạt là một giai đoạn trong
quá trình thực hiện tội phạm do cố ý trực
tiếp, là trường hợp chủ thể đã bắt đầu thực
hiện hành vi phạm tội, xâm phạm đến các
quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự hiện
hành bảo vệ nhưng khơng thực hiện được
hành vi đó đến cùng vì những ngun nhân
khách quan ngồi ý muốn của chủ thể này.
Phạm tội chưa đạt là giai đoạn thứ hai của
quá trình thực hiện tội phạm do cố ý sau giai
đoạn thứ nhất - chuẩn bị phạm tội. Người
phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm chưa đạt.
Nghiên cứu Bộ luật Hình sự năm 2015
cho thấy, quy định về phạm tội chưa đạt
trong Điều 15 khơng có nội dung mới so với
quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Khác với chuẩn bị phạm tội, trong giai
đoạn phạm tội chưa đạt, chủ thể đã bắt đầu
thực hiện hành vi phạm tội được quy định
trong cấu thành tội phạm của điều luật tại
Phần các tội phạm đã xâm phạm đến các
quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Tuy
nhiên, việc chủ thể không thực hiện được tội
phạm đến cùng là do ngun nhân khách
quan. Ngun nhân ngồi ý muốn có thế là
do bị người khác phát hiện và ngăn cản, bị
người bị hại chống cự quyết liệt, sai lầm do
sử dụng cơng cụ, phương tiện phạm tội...
Ngồi ra, căn cứ vào mức độ thực hiện ý
định phạm tội, khoa học luật hình sự chia
phạm tội chưa đạt thành hai loại chính sau10:
sung năm 2017), Phần Những quy định chung,
Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2018, tr. 66.
10 Xem cụ thể hơn: Nguyễn Ngọc Hồ, Bình luận
Chương 3, ưong sách: Bình luận khoa học Bộ luật
Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bo sung nám 2017
(Phần chung), Nguyễn Ngọc Hoà (chù biên), Nxb.
63
NGHIÊN cíì - TRAO ĐỊ!
Phạm tội chưa đạt chưa hồn thành và phạm
tội chưa đạt đã hoàn thành. Mặc dù vậy, trong
Bộ luật Hình sự hiện hành vẫn chưa phân hố
mức độ trách nhiệm hình sự giữa phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành, trong khi phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành nguy hiểm hơn phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành, hơn nữa người
phạm tội đã thực hiện hết các hành vi khách
quan nhưng vì những lí do khách quan khác
nhau nên chưa đạt được mục đích. Hơn nữa,
việc phân tách rõ hai trường họp này còn liên
quan đến việc áp dụng một trường hợp đặc
biệt trong các giai đoạn phạm tội - tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội.
Như vậy, người phạm tội chưa đạt phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa
đạt. Căn cứ vào các điều 15, 57, 102 và một
số điều luật có liên quan trong Bộ luật Hình
sự năm 2015, vấn đề trách nhiệm hình sự
của người phạm tội chưa đạt được xác định
như sau như sau11
12:
- Người từ đủ 18 tuổi trở lên:
Trường hợp điều luật được áp dụng quy
định hình phạt cao nhất là tù chung thân
hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù khơng
q 20 năm. Cịn nếu là tù có thời hạn thì
mức hình phạt khơng q 3/4 mức phạt tù
mà điều luật được áp dụng quy định.
- Người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi:
+ Trường hợp phạt tiền hoặc phạt cải tạo
không giam giữ: không quá 1/4 mức phạt mà
Tư pháp, Hà Nội, 2017, tr. 95; Lê Văn Cảm, Những
vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự - Phần
chung (Giáo trình sau đại học), sđd, tr. 416; Vụ
Pháp luật Hình sự - Hành chính, Bộ Tư pháp, sđd, ư. 70.
11 Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và
hình phạt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2022, tr. 147.
12 Trịnh Tiến Việt (chủ biên), Trách nhiệm hình sự và
hình phạt, sđd, tr. 148.
64
điều luật được áp dụng quy định.
+ Trường hợp phạt tù có thời hạn: Neu
điều luật áp dụng tù chung thân hoặc tử hình
thì hình phạt cao nhất khơng q 09 năm tù.
Nếu điều luật áp dụng tù có thời hạn thì hình
phạt cao nhất không quá 3/8 mức phạt mà
điều luật áp dụng quy định.
- Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi:
+ Trường hợp phạt cải tạo không giam
giữ: không quá 1/6 mức phạt mà điều luật
được áp dụng quy định.
+ Trường hợp phạt tù có thời hạn: Neu
điều luật áp dụng tù chung thân hoặc tử hình
thì hình phạt cao nhất không quá 04 năm tù.
Nếu điều luật áp dụng tù có thời hạn thì hình
phạt cao nhất khơng q 1/6 mức phạt mà
điều luật quy định.
2.3. Tội phạm hoàn thành
Tội phạm hoàn thành là trường hợp trong
hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ thể
thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu
được mô tả trong cấu thành tội phạm nào đó
(tội danh cụ thể) tại Phần các tội phạm Bộ
luật Hình sự.
Hiện nay, khái niệm “chuẩn bị phạm tội”,
“phạm tội chưa đạt”, “tự ý nửa chừng chấm
dứt việc phạm tội”... đã được thể hiện rõ
trong Bộ luật Hình sự hiện hành, nhưng khái
niệm “tội phạm hồn thành” chưa được quy
định trực tiếp mà gián tiếp “mặc định” tại
Phần các tội phạm với 314 tội danh đều ở thời
điểm hoàn thành. Vi vậy, khi nào thực tiễn
xảy ra “trường hợp đó” thì lúc này mới tồn tại
cấu thành tội phạm cụ thể (có sự kết hợp
Phần chung và Phần các tội phạm), mà theo
tác giả Nguyễn Ngọc Hòa, gọi đó là “cấu
thành tội phạm bố sung”13.
13 Xem thêm: Nguyễn Ngọc Hồ, Tội phạm và cấu
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
NGHIÊN CÚI - IRAQ ĐO!
Tội phạm hoàn thành cần được phân biệt
với trường hợp phạm tội chưa đạt, đã hoàn
thành và trường hợp tội phạm kết thúc bao
gồm cả chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa
đạt có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định
tội, xác định mức độ trách nhiệm hình sự,
xác định phịng vệ chính đáng, có đồng
phạm hay khơng, hoặc để tính thời hiệu truy
cứu trách nhiệm hình sự...
- Phân biệt với trường hợp phạm tội chưa
đạt, đã hồn thành: Trường hợp này có điểm
giống với tội phạm hồn thành vì hành vi do
người phạm tội thực hiện đã thỏa mãn đầy
đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của
cấu thành tội phạm tưong ứng hậu quả có
xảy ra nhưng chưa phù họp trong cấu thành
tội phạm đó; cịn tội phạm hồn thành là
trường họp chủ thể đã thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm nào
đó tại Phần các tội phạm Bộ luật Hình sự (cả
về hậu quả). Ví dụ: A đâm B nhiều nhát dao
nên B chết, đây là trường họp tội phạm hoàn
thành. Trường họp khác, A cũng đâm B nhiều
nhát dao, B nằm bất động, A nghĩ và tin B
chết nên bỏ đi nhưng sau B không chết mà
chỉ bị thưorng tích nặng, nên tội phạm ở giai
đoạn phạm tội chưa đạt, đã hoàn thành).
- Phân biệt với tội phạm kết thúc: Tội
phạm kết thúc là trường hợp hành vi phạm
tội của chủ thể đã chấm dứt hoàn toàn trên
thực tế do một sổ nguyên nhân khác nhau và
thời điếm hành vi phạm tội chấm dứt cũng
chính là thời điểm tội phạm kết thúc14. Ở
thành tội phạm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr.
156 - 157.
14 Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong khoa học
luật hình sự - Phần chung (Giáo trình sau đại học),
sđd, tr. 417.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
đây, hành vi đã chấm dứt hồn tồn có thể do
ý muốn chủ quan của chủ thể hoặc có thể
khơng - bị một số ngun nhân khách quan
ngăn cản, mặc dù họ không quan tâm đến
việc hành vi đó đã đủ dấu hiệu cấu thành tội
phạm hay chưa. Vì thế, thời điểm hồn thành
của tội phạm và thời điểm tội phạm kết thúc
có thể trùng nhau hoặc không trùng nhau
nhưng thực tế thông thường tội phạm hồn
thành thường sớm hon tội phạm kết thúc15.
Ví dụ: A đâm dao vào tim B để giết B làm B
chết ngay, tội phạm hoàn thành trùng với tội
phạm kết thúc. Tuy nhiên, A đâm dao vào
người B để giết B nhưng đâm trượt, B chỉ bị
thưong, A tiếp tục lao vào đâm tiếp nhưng B
tránh được và mọi người can ngăn, tội phạm
hoàn thành trước tội phạm kết thúc).
2.4. Tựỷ nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
là trường họp chủ thể đã từ bỏ dứt khốt,
hồn tồn ý định thực hiện tội phạm đến
cùng, không gây ra các hậu quả nguy hiểm
cho xã hội, mặc dù điều kiện khách quan
khơng có gì ngăn cản. vấn đề này được đặt
ra trong quá trình thực hiện tội phạm của chủ
thể, qua đó làm rõ mức độ trách nhiệm hình
sự và thể hiện nguyên tắc nhân đạo nếu hành
vi đó khơng xảy ra. Quy định này cùa Bộ
luật Hình sự năm 2015 được giữa nguyên từ
quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999.
Do chưa có văn bản hướng dẫn mới nên
đe xác định các điều kiện tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội dưới góc độ khoa
học vẫn tham khảo một số điểm hợp lí của
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dần áp dụng một số quy định
15 Xem thêm: Trịnh Tiến Việt, Tổng quan luật hình
sự Việt Nam, sđd, tr. 213.
65
NGHIÊN (ít - TRA o ĐỊI
của Bộ luật Hình sự năm 1985; Nghị quyết
số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng
dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định
của Bộ luật Hình sự (trước đây và đã hết
hiệu lực) và căn cứ quy định của Bộ luật
Hình sự năm 2015 (Điều 16). Tuy vậy, việc
chấm dứt thực hiện ý định hoặc hành vi
phạm tội của người phạm tội phải tự nguyện
và rõ ràng dứt khoát, cũng như việc này chỉ
xảy ra trong trường hợp tội phạm được thực
hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành1617và điều kiện
khách quan khơng có gì ngăn cản việc thực
hiện tội phạm. Cũng lưu ý, trường hợp “nếu
một người nào đó quyết định ngừng thực hiện
tội phạm sau khi thay rõ ràng điều kiện khách
quan không cho phép thực hiện được tội
phạm thì khơng được thừa nhận là tự ỷ nửa
chừng chẩm dứt việc phạm tội”11. Do đó, nếu
đáp ứng các điều kiện đã nêu thì người tự ý
nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được
miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đầy đủ
yếu tố cấu thành của một tội khác thì người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này
(ví dụ A đã mua lựu đạn để giết người, mặc
dù A đã tự ý chấm dứt việc giết người nhưng
A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi mua bán trái phép vũ khí quân dụng).
3. Một số kiến nghị tiếp tục hoàn thiện
quy định về các giai đoạn phạm tội trong
Bộ luật Hình sự năm 2015
Từ việc nghiên cứu lí luận và thực trạng
16 Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dần tối cao,
Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 “Hướng
đẫn một số quy định của Bộ luật Hình sự” (năm
1985), mục IV.
17 Kiều Đình Thụ, Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam,
Nxb. Đồng Nai, 1998, tr. 172.
66
quy định về các giai đoạn phạm tội trong Bộ
luật Hình sự năm 2015, nhằm nâng cao hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm, hạn chế tới mức thấp nhất các hậu quả
mà tội phạm gây ra và phân hoá hon nữa
trách nhiệm hình sự, tác giả đề xuất một số
kiến nghị như sau:
Một là, nghiên cứu bỏ quy định về chuẩn
bị phạm tội đối với Tội cố ý gây thưong tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người
khác tại khoản 6 Điều 134 Bộ luật Hình sự
năm 2015 cho phù hợp với thực tiễn, vì về
lí luận, tội danh này đặc thù được coi là có
cấu thành tội phạm vật chất có nghĩa phải
có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự. Hơn nữa, tại điểm a khoản 2
Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày
12/11/2013 của Chính phủ về xử phạt hành
chính về lĩnh vực an tồn xã hội, an ninh trật
tự; phịng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy
chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình có
quy định như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự
công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến
1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vỉ sau đây: a) Đánh nhau hoặc xúi giục
người khác đảnh nhau... ”.
Điều này có nghĩa, nếu vi phạm quy định
về trật tự cơng cộng mà đánh nhau thì mới bị
xử phạt vi phạm hành chính, trong khi lại
quy định chuẩn bị vũ khí... chưa gây ra
thương tích hoặc tơn hại sức khỏe, mới chn
bị đã bị xử lí hình sự là q nghiêm khắc và
dẫn đến chưa thống nhất với khoản 1 Điều 134
Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hai là, căn cứ vào mức độ thực hiện ý
định phạm tội, khoa học luật hình sự đã chia
phạm tội chưa đạt thành phạm tội chưa đạt
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
NGHIÊN cứu - TRA o ĐÕI
chưa hoàn thành và phạm tội chưa đạt đã
hoàn thành. Nghị quyết số 01/HĐTP ngày
19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao hướng dần bổ sung việc áp
dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự
năm 1985 trước đây đã gián tiếp phân loại
khi đề cập tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội18 song trong Bộ luật Hình sự hiện
hành chưa phân hố mức độ trách nhiệm
hình sự giữa phạm tội chưa đạt chưa hoàn
thành và phạm tội chưa đạt đã hoàn thành
(khác nhau về mức độ nguy hiểm cho xã hội,
về việc người phạm tội đã thực hiện hết các
hành vi thỏa mãn ở điều luật tương ứng
chưa), qua đó bảo đảm cơng bằng trong xử lí
người phạm tội, cũng như phân hố trách
nhiệm hình sự rõ hơn19. Vì vậy, cần ghi nhận
điều kiện và phân tách rõ hon giữa phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành tại Điều 15 Bộ luật này
với nội dung sửa đổi như sau:
“Điều 15. Phạm tội chưa đạt
1. Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội
phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng
vì những ngun nhân ngồi ý muốn của
hành vi do ngưịí phạm tội thực hiện chưa
thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả
trong mặt khách quan của cấu thành tội
phạm tương ứng và hậu quả chưa xảy ra.
b) Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là
trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó hành
vi do người phạm tội thực hiện đã thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu thuộc mặt khách quan
của cấu thành tội phạm tương ứng và hậu
quả có thế chưa xảy ra hoặc có xảy ra nhưng
chưa phù hợp trong cấu thành tội phạm đó.
3. Người phạm tội chưa đạt đã hồn
thành phải chịu trách nhiệm hình sự nặng
hơn trường hợp chưa đạt chưa hoàn thành
Ba là, tương tự, càn ghi nhận khái niệm
“tội phạm hoàn thành” và quy định thành
một điều luật độc lập sau Điều 15 về phạm
tội chưa đạt, làm căn cứ phân biệt giữa tội
phạm hoàn thành với tội phạm chưa hoàn
thành (chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt)
và với tội phạm kết thúc, cụ thể:
“Điều 15a. Tội phạm hoàn thành
người phạm tội.
Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.
2. Phạm tội chưa đạt bao gồm phạm tội
chưa đạt chưa hoàn thành và phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành:
a) Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành là
trường hợp phạm tội chưa đạt, trong đó
Tội phạm hồn thành là trường hợp
trong hành vi nguy hiểm cho xã hội do chủ
thê thực hiện đã thỏa mãn đầy đủ các dấu
hiệu được mơ tả trong cẩu thành tội phạm
nào đó (tội danh cụ thể) tại Phần các tội
phạm Bộ luật Hĩnh sự”.
Bốn là, Bộ luật Hình sự năm 1999 và Bộ
luật Hình sự năm 2015 đều chưa ghi nhận vấn
đề miễn trách nhiệm hình sự do tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội đổi với cả ba
người đồng phạm khác bao gồm20: Người tổ
18 Chỉ coi chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt chưa
hoàn thành là một điều kiện của tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội mà khơng coi phạm tội
chưa đạt đã hồn thành, trong khi phạm tội chưa
đạt đã hoàn thành nguy hiểm hon.
19 Cao Thị Oanh, sđd, tr. 13.
20 Xem thêm: Lê Cảm, “Chế định miễn trách nhiệm
hình sự trong Luật hình sự Việt Nam”, trong sách:
Nhà nước và pháp luật Việt Nam trước thềm thế ki
XXI, Nxb. Công an nhân dần, Hà Nội, 2002, tr.
224; Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bàn trong
khoa học luật hình sự - Phần chung (Giáo trình
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
67
\ GHIÊ\ ci L - TR í o ĐỊI
chức, người xúi giục và người giúp sức nhằm
áp dụng thống nhất pháp luật hoặc phải có
văn bản hướng dẫn. Trước đây, vấn đề này đã
được hướng dần tại Nghị quyết số 01/HĐTP
ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao và văn bản này đã có hết
hiệu lực từ ngày 01/7/2016.
Do đó, có thể bổ sung vào Điều 16 Bộ
luật Hình sự năm 2015 như sau:
“Điều 16. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội
1. Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy khơng có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về
tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực
hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội
khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm
hình sự về tội này.
2. Người tố chức, người xúi giục hay
người giúp sức được miền trách nhiệm hình
sự nếu họ từ bỏ ý định phạm tội, chủ động
tiến hành các biện pháp ngăn chặn người
thực hành tiếp tục phạm tội (báo chính quyền
sở tại, bảo nạn nhản hoặc gia đình họ,
khuyên can người thực hành cùng với gia
đình, vợ con, giành giật, cất giấu công cụ,
phương tiện phạm tội...) và hậu quả (thiệt
hại) đã không xảy ra
Năm là, để động viên, khuyến khích
người phạm tội tự ý ngăn chặn tội phạm, tác
giả hoàn toàn tán thành quan điểm của tác
giả Nguyễn Ngọc Hồ khi nêu một trường
hợp khác có tính chất tương tự như trường
hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
song chưa được Bộ luật Hình sự Việt Nam
sau đại học), sđd, tr. 418 - 419.
68
quy định là “trường hợp tự ỷ ngăn chặn tội
phạm” \ ví dụ: A đặt mìn để huỷ hoại ơ tơ
đỗ ban đêm ngồi đường của B và bật cơng
tắc hẹn giờ của quả mìn thì tội phạm mà A
thực hiện đã là tội phạm chưa đạt đã hồn
thành, A khơng cần làm gì thì quả mìn vẫn
sẽ nổ theo hẹn giờ và trong trường hợp này,
vấn đề tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm
tội khơng cịn đặt ra. Tuy nhiên, nếu A tự
nguyện và ngăn chặn nổ mìn qua tắt cơng tắc
để vơ hiệu hố quả mìn thì hành động “tích
cực” này của A cũng nên xem là tự nguyện
ngăn chặn tội phạm và nên coi là miễn trách
nhiệm hình sự nếu thực tiền xảy ra21
22.
Sáu là, một điểm mới mang tính đột phá
trong chính sách hình sự thể hiện trong Bộ
luật Hình sự năm 2015 là quy định trách
nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại.
Mặc dù cịn có các quan điểm chưa thống
nhất trong khoa học, pháp nhân là chủ thể
của tội phạm hay là chủ thể liên đới chịu
trách nhiệm hình sự hay là chủ thể của trách
nhiệm hình sự...23. Tuy nhiên, căn cứ vào
21 Nguyền Ngọc Hồ (chủ biên), Bình luận khoa học
Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đôi. hô sung
năm 2017 (Phần chung), sđd, tr. 100.
22 Nguyễn Ngọc Hồ, Bình luận Chương 3, Điều 16,
Trong sách: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự
năm 2015, được sửa đối, bố sung năm 2017 (Phần
chung), GS.TS. Nguyễn Ngọc Hoà (chủ biên), sđd,
tr 100.
23 Hiện nay, có ba ý kiến về vấn đề này. Ý kiến thứ
nhất khi dựa vào học thuyết truyền thống cho rằng
pháp nhân chĩ có thế liên đới chịu trách nhiệm hình
sự do không phải thực thể sinh học nên không thể
suy nghĩ, quyết định thực hiện được hành vi phạm
tội. Xem: Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản khoa
học trong luật hình sự - Phản chung (Giáo trình
sau đại học), sđd, tr. 710. Ý kiến thứ hai quan niệm
pháp nhân chi là chú thể của trách nhiệm hình sự.
Xem: Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Sửa đoi Bộ
luật Hình sự - Những nhận thức cần thay đơi, Nxb.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
NGHIÊN cứư - TRA o ĐÔI
khái niệm tội phạm tại Điều 8 Bộ luật Hình
sự năm 2015 thì rõ ràng, quan điểm của các
nhà làm luật nước ta đang hiểu pháp nhân
thương mại là chủ thể của tội phạm. Ngoài
ra, Điều 74 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã
quy định: “Pháp nhân thương mại phạm tội
phải chịu trách nhiệm hình sự theo những
quy định của Chương này (Chương XI Những quy định đối với pháp nhân thương
mại phạm tội); theo các quy định khác của
Phần thứ nhất của Bộ luật này không trái
với quy định của Chương nàý\ Điều này có
nghĩa, các quy định chuấn bị phạm tội, phạm
tội chưa đạt hay tự ý nửa chừng chấm dứt
việc phạm tội... đối với pháp nhân thương
mại phạm tội chưa được quy định rõ tại các
điều luật tương ứng như đối với người phạm
tội mà mới chỉ quy định về vấn đề đồng
phạm, vấn đề miễn hình phạt... Thực tế pháp
nhân thương mại hồn tồn có thể chuẩn bị
phạm tội, phạm tội chưa đạt hoặc tự ý nửa
chừng chấm dứt việc phạm tội, ví dụ: Pháp
nhân thương mại chuẩn bị phạm tội rửa tiền
hoặc có thể tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội về tội tài trợ cho khủng bố... Vì
vậy, các cơ quan có thẩm quyền cần hướng
dẫn áp dụng thống nhất vấn đề này, bảo đảm
xử lí trong thực tiễn được thống nhất, chặt
chẽ và có căn cứ pháp luật. Theo quan điểm
Tư pháp, Hà Nội, 2015, tr. 81. Ý kiến thứ ba cho
rằng, pháp nhân là chủ thể cùa tội phạm - sử dụng
học thuyết đồng nhất hoá hành vi cùa pháp nhân
với hành vi của những người trong pháp nhân đó.
Xem: Trịnh Quốc Toản, Trách nhiệm hình sự của
pháp nhản trong pháp luật hình sự, Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 231. Tuy vậy, Điều 8
Bộ luật Hình sự ghi nhận rõ tội phạm “là hành vi
nguy hiểm cho xã hội do... pháp nhân thương mại
thực hiện...” thì có nghĩa đã thừa nhận pháp nhân là
chủ thể của tội phạm và đang áp dụng theo luồng ý
kiến thứ ba.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 5/2022
của tác giả bài viết, những vấn đề này hoàn
toàn áp dụng được đối với pháp nhân thương
mại phạm tội trên các cơ sở chung./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Cảm, Những vấn đề cơ bản trong
khoa học luật hình sự - Phần chung (Giáo
trình sau đại học), Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2019.
2. Lê Văn Cảm (chủ biên), Giảo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2021.
3. Đại học Quốc gia Hà Nội, Nhà nước và
pháp luật Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI,
Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2002.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại
hội đại biếu toàn quổc lần thứ XIII, tập I,
Nxb. Chính trị Quốc gia-Sự thật, Hà Nội,
2021.
5. Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Bình luận
khoa học Bộ luật Hình sự năm 2015,
được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (Phần
chung), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2017.
6. Nguyễn Ngọc Hồ (chủ biên), Sửa đổi Bộ
luật Hình sự - Những nhận thức cần thay
đổi, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.
7. Nguyễn Ngọc Hoà, Tội phạm và cấu thành
tội phạm, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2015.
8. Cao Thị Oanh, Nguyên tắc phân hoả trách
nhiệm hình sự, Nxb. Cơng an nhân dân,
Hà Nội, 2008.
9. Đào Lệ Thu, “Xu hướng quốc tế hoá của
luật hình sự Việt Nam và vấn đề đặt ra
cho lập pháp hình sự”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 12(6)/2020.
10. Trịnh Quốc Tồn, Trách nhiệm hình sự
cùa pháp nhản trong pháp luật hình sự,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011.
(Xem tiếp trang 113)
69