Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thực thi các quy định về tự vệ thương mại theo hiệp định RCEP một số đề xuất với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (897.93 KB, 7 trang )

NGHIÊN cứu TRAO BỔI

k

THỰC THI CÁC QUY ĐỊNH VÉ Tự VỆ THUUNG MẠI

THEO HIỆP ĐỊNH RCEP - MỘT số ĐỂ XUẤT VỚI VIỆT NAM

PHẠM THANH HẰNG
Khoa Pháp luật Thương mại quốc tế,
TrưòBig Đại học Luật Hà Nội

Nhận bồi ngày 07/02/2022. Sữa chữa xong 10/02/2022. Duyệt đăng 12/02/2022.

Abstract
Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP Agreement) is a free trade agreement signed
between 10 ASEAN countries and 5 partner countries (including Japan, Korea, China, Australia and NewZealand).
The RCEP Agreement has been officially effective from January 1,2020 and has posed an urgent requirement for
Vietnam on the implementation of commitments related to the field of trade safeguards. The article analyzes
the content of the provisions of the RCEP Agreement on trade safeguards, analyzes the difference between the
provisions of the RCEP Agreement and the current law of Vietnam, at the same time, makes recommendations to
improve the enforcement of trade safeguard provisions under the RCEP Agreement in Vietnam.

Keywords: Trade safeguard, RCEP Agreement.
1. Những nội dung pháp lý cơ bản về tự vệ thương mại trong Hiệp định RCEP

Để hạn chế những tác động tiêu cực do quá trình mở cửa thị trường trong các cam kết thương
mại quốc tế mang lại, các quốc gia thường thoả thuận về việc thực hiện một số biện pháp nhằm
tạm thời hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng tăng
nhanh để tránh việc gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước.Trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do, những biện này thường được gọi là các biện


pháp tự vệ thương mại. vể nguyên tắc, để tránh việc lạm dụng các biện pháp này với mục đích bảo
hộ hàng hố trong nước, các quốc gia thường sẽ thoả thuận và đưa ra các điều kiện và thủ tục cẩn
thiết khi áp dụng.

Các biện pháp tự vệ thương mại trong Hiệp định RCEP được quy định tại Chương 7 (Phòng vệ
thương mại) với 10 điều khoản về tự vệ (Mục A). Do các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định RCEP
đều là thành viên của WT01, nên vể cơ bản các quy định liên quan đến vấn để này có khá nhiều điểm
tương đồng về cấu trúc, nội dung, cũng như có sự trích dẫn đến các hiệp định của WTO2.Tuy nhiên,
do cam kết về cắt giảm thuế quan đối với các loại mặt hàng trong RCEP thường sâu hơn so với cam
kết trong WT0, nên để giảm thiểu sự tác động không lường trước được của quá trình mở cửa thị
trường do RCEP mang lại, Hiệp định này đã bổ sung thêm một biện pháp tự vệ thương mại khác bên
cạnh biện pháp của WT0. Cụ thể, Hiệp định RCEP đã xác định hai loại biện pháp tự vệ mà các quốc
gia thành viên của hiệp định có thể áp dụng: Biện pháp tự vệ toàn cầu (Global safeguard measures)
và Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (Transitional RCEP safeguard measure).

1.1. Tự vệ toàn cấu
Biện pháp tự vệ toàn cẩu được hiểu là các biện pháp tự vệ được các thành viên của Hiệp định
RCEP thực hiện theo các quy định của Điểu XIX của Hiệp định chung vể thuế quan và thương mại
1) Tham khảo thêm tại: World Trade Organization, Members and Obsservers, đường dẫn: />tif_e/org6_e.htm, truy cập lần cuối ngày 09/9/2021.
2) Điều 7.9, Hiệp định RCEP.

Email:

124

GìÁODUC


NGHIÊN CỨU TRAO DỔI
năm 1994 (GATT 1994), Hiệp định tự vệ và Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp3 trong khn khổ

WTO. Vì vậy, mặc dù Điều 7.9 của Hiệp định RCEP không đưa ra quy định cụ thể về thủ tục điều tra,
điểu kiện áp dụng biện pháp tự vệ tồn cầu, nhưng có thể hiểu quyển và nghĩa vụ các bên liên quan
sẽ phát sinh theo quy định của WTO.

Ngoài ra, liên quan đến biện pháp tự vệ tồn cầu, Hiệp định RCEP cịn xây dựng một điều khoản
riêng liên quan đến nghĩa vụ thông báo tại Điều 7.9 (3).Theo đó, khi có yêu cẩu của một bên trong
RCEP, bên dự kiến áp dụng biện pháp tự vệ toàn cẩu sẽ phải ngay lập tức cung cấp (shall immedi­
ately provide) thông báo bằng văn bản hoặc địa chỉ trang web (Uniform Resource Locator - URL) tất
cả các thông tin có liên quan về việc khởi xướng vụ việc tự vệ toàn cầu, quyết định sơ bộ, quyết định
cuối cùng của vụ điều tra. Đây là đòi hỏi cao hơn so với nghĩa vụ thông báo mà các bên phải thực
hiện trong khuôn khổ WTO. Cụ thể, Điểu 12 Hiệp định Tự vệ của WTO không yêu cầu bên dự kiến
áp dụng biện pháp phải thông báo cho các Bên khác mà chỉ thông báo tới ủy ban về các biện pháp
tự vệ của WTO (Committee on Safeguards). Như vậy với quy định này, khi có yêu cầu, các bên trong
RCEP sẽ được Ưu tiên hơn khi nhận được các thơng tin nhanh chóng về vụ việc.

Điều 7.9 (4) Hiệp định RCEP cũng quy định không được áp dụng đồng thời hai loại biện pháp tự
vệ đối với một hàng hóa, bao gồm theo Điểu XIX của GATT 1994 và Hiệp định tự vệ trong WTO và
biện pháp tự vệ RCEP tạm thời hoặc chuyển tiếp. Đây là một quy định phổ biến trong nhiều hiệp
định thương mại tự do khi quy định về biện pháp tự vệ chuyển tiếp, nhằm mục đích tránh áp dụng
trùng hai loại biện pháp tự vệ là biện pháp tự vệ toàn cầu và tự vệ RCEP cùng một lúc đối với hàng
hóa của một bên4. Nói cách khác, khi một hàng hóa đang là đối tượng bị áp dụng biện pháp tự vệ
tồn cẩu thì bên đang áp dụng biện pháp tự vệ tồn cầu đó khơng được phép áp dụng biện pháp
tự vệ RCEP với cùng sản phẩm và ngược lại, trừ khi chấm dứt biện pháp đang áp dụng.

1.2. Tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp
Biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp là biện pháp được quy định riêng và áp dụng giữa các quốc
gia là thành viên của Hiệp định RCEP trong giai đoạn chuyển tiếp5. Theo đó, biện pháp tự vệ RCEP
chuyển tiếp được hiểu biện pháp được áp dụng đối với các thành viên trong khuôn khổ RCEP nhằm
ứng phó với việc gia tăng hàng hố nhập khẩu gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước do các
thoả thuận cắt giảm thuế quan trong Hiệp định. Điểu đó cũng có nghĩa là, Hiệp định WTO sẽ không

quy định về biện pháp tự vệ này. Đối với tự vệ trong giai đoạn chuyển tiếp theo quy định của Hiệp
định RCEP, cần lưu ý một số quy định sau:

a) Điểu kiện áp dụng và hình thức áp dụng

Theo quy định tại Điều 7.2 (1) Hiệp định RCEP, các thành viên của Hiệp định khi muốn áp dụng
biện pháp tự vệ chuyển tiếp phải chứng minh các điểu kiện sau:
Có sự gia tăng về tương đối hoặc tuyệt đối của hàng nhập khẩu;

Sự gia tăng nhập khẩu phải là kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế
quan theo Hiệp định

Sự gia tăng hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với ngành sản
xuất nội địa của nước nhập khẩu
So với biện pháp tự vệ toàn cẩu, có thể thấy điểu kiện áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP
cũng có những nội dung khá tương đồng. Tuy nhiên, Điều 7.2 (1) Hiệp định RCEP khi đề cập đến
nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng biện pháp tự vệ lại khơng có quy định về trường hợp sự gia tăng
hàng nhập khẩu phải là kết quả của các diễn biến không lường trước được (unforeseen develop3) Điều 5 của Hiệp định Nông nghiệp WTO quy định về quy trình thủ tục áp dụng biện pháp tự vệ tồn cầu với hàng hóa nơng nghiệp.
4) Ban chỉ đạo Liên ngành về hội nhập quốc tế về kinh tế, Hướng dẫn thực thi các cam kết về phòng vệ thương mại và giãi quyêt tranh
chấp, NXB Hồng Đức, 2017.
5) Theo Điều 7.1 Hiệp định RCEP, giai đoạn tự vệ chuyển tiếp đối với một hàng hóa cụ thể là khoảng thời gian kê từ ngày Hiệp định này
có hiệu lực cho đến tám năm sau ngày hoàn thành việc xóa bỏ hoặc cắt giảm thuế hải quan đối với hàng hóa đó theo Biểu cam kết thuế
quan của một Bên trong Phụ lục I (Biểu cam kết thuế quan).

_ ,

_______ GIÁODUC

Tháng 02/2022


125


Lnghicn cứu TRAO ĐỔI
merits) như trong WTO6. Có thể thấy, bằng việc chỉ rõ ra nguyên nhân của sự gia tăng nhập khẩu là
kết quả của việc thực hiện nghĩa vụ cắt giảm hoặc xóa bỏ thuế quan theo hiệp định, có thể thấy Hiệp
định RCEP muốn nhấn mạnh đây là nguyên nhân chính, chủ yếu dẫn đến sự gia tăng, đổng thời loại
bỏ nghĩa vụ phải chứng minh vể sựgia tăng hàng hố là một"diễn biến khơng lường trước được"khi
một quốc gia trong RCEP muốn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp. Như vậy, xét về điều kiện để
áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP sẽ đơn giản hơn việc áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu.
vể việc chứng minh sự gia tăng hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại "nghiêm
trọng"cho ngành sản xuất nội địa của nước nhập khẩu, Hiệp định RCEP tại Điều 7.1 trong phẩn định
nghĩa đã đưa ra một số tiêu chí để xác định yếu tố thiệt hại như"thiệt hại nghiêm trọng nghĩa là sự
suy giảm đáng kể tổng thể về tình hình của một ngành sản xuất trong nước" và "đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng nghĩa là thiệt hại nghiêm trọng rõ ràng sắp xảy ra, trên cơ sở thực tế, không chỉ dựa
trên cáo buộc, phỏng đoán hoặc khả năng xa". Với việc chỉ đưa ra những tiêu chí chung như vậy, có
thể thấy để xác định thiệt hại nghiêm trọng trên thực tiễn sẽ phụ thuộc vào cách diễn giải của cơ
quan điều tra trong từng vụ việc cụ thể.

Về hình thức áp dụng biện pháp tự vệ, Hiệp định RCEP cho phép áp dụng một trong hai cách:
cắt giảm thuế quan hoặc tăng mức thuê quan so với thoả thuận trong Biểu cam kết thuế quan của
các bên trong khuôn khổ RCEP. Trong trường hợp lựa chọn hình thức tăng thuế, mức thuế quan sẽ
không được cao hơn một trong các mức thuế suất tối huệ quốc (thuế MFN) áp dụng cho hàng hố
đó và đang có hiệu lực tại thời điểm biện pháp được áp dụng hoặc có hiệu lực vào ngày liền trước
ngày Hiệp định RCEP có hiệu lực7. Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, mức thuế nhập khẩu sẽ
trở về bình thường, tức là được xác định dựa trên Biểu cam kết thuế quan của thành viên đó trong
RCEP8. Ngồi hai hình thức này, RCEP không chấp nhận việc các bên sử dụng biện pháp hạn ngạch
thuê' quan và hạn chế số lượng để tự vệ910
. Đây là một quy định khác so với quy định của WTO.
11


b) Về thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp
Về thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ, Điểu 7.5 (1) Hiệp định RCEP quy định các bên có thể áp
dụng biện pháp tự vệ RCEP trong 3 năm, có thể gia hạn thêm tối đa 1 năm, tức tổng thời gian tối
đa áp dụng có thể biện pháp là 4 năm. Nếu bên áp dụng biện pháp tự vệ là quốc gia kém phát triển
nhất có thể gia hạn việc áp dụng thêm nhiều nhất một năm, tức tổng thời gian tối đa không quá 5
năm(10). Việc gia hạn áp dụng biện pháp tự vệ chỉ có thể diễn ra nếu nước nhập khẩu chứng minh
việc gia hạn là cần thiết để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêm trọng và ngành sản xuất
liên quan trong nước đang tự tiến hành điểu chỉnh. Trong trường hợp thời gian áp dụng biện pháp
dài hơn 01 năm, thì bên áp dụng biện pháp sẽ nới lỏng dẩn biện pháp trong thời gian áp dụng. Nới
lỏng ở đây thường được hiểu là bên áp dụng sẽ giảm dần mức độ áp dụng biện pháp tự vệ chuyển
tiếp (ví dụ giảm dần mức thuế chuyển tiếp đang áp dụng)". Ngoài ra, RCEP cũng yêu cầu khơng áp
dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong vịng 1 năm kể từ khi giảm hoặc xoá bỏ thuế quan đối với
loại hàng hố đó12.
Bên cạnh đó, để giới hạn việc các nước thành viên trong RCEP có thể áp dụng biện pháp tự vệ
6) Diễn biến không lường trước được “unforeseen developments” là một cụm từ được đề cập trong Điều XIX của Hiệp định GATT. Mặc
dù, Hiệp định Tự vệ của WT0 không đê cập, cũng như khơng đưa ra định nghĩa hoặc giải thích cụ thể đối với cụm từ này, nhưng cơ quan
Phúc thẩm WT0 trong một số vụ việc giãi quyết tranh chấp đã đề cập tới nghĩa vụ chứng minh cùa một thành viên khi muốn áp dụng biện
pháp tự vệ. Thông qua các tranh chấp này, cơ quan giải quyết tranh chấp cũng diễn giải về “diễn biến không lường trước được” là việc xày
ra sau khi các nhà đàm phán của quốc gia ký kết các cam kết nhượng bộ thuế quan, mà tại thời điểm ký kết, họ không thể dự đốn được/
khơng có cơ sở hợp lý để họ dự đốn được diễn biến đó sẽ có thể xảy ra. Tham khảo thêm tại: Ban chi đạo Liên ngành về hội nhập quốc tế
về kinh tê, Hướng dẫn thực thi các cam kết về phòng vệ thương mại và giải quyết ưanh chấp, NXB Hồng Đức, 2017.
7) Điều 7.2 (1) Hiệp định RCEP.
8) Điều 7.5 (4) Hiẹp định RCEP

9) Điều 7.2 (2) Hiệp định RCEP
10) Theo quy định tại Điều 7 Hiệp định Tự vệ của WT0, tổng thời hạn áp dụng và gia hạn biện pháp tự vệ (tồn cầu) khơng được q 8 năm
(nước phát triền) và 10 năm (nước đang phát triền).
11) Điều 7.5 (3) Hiệp định RCEP


12) Điều 7.5 (2) Hiẹp dmh RCEP

126

GIÁO DỤC TUAnnrv

©XÃ HỘI Thán902/2022


NGHIỀN cứu TRAO ĐỐI
chuyển tiếp liên tục với một loại hàng hóa, Điều 7.5 (5) quy định:"Khơng áp dụng lại biện pháp tự vệ
RCEP chuyển tiếp đối với việc nhập khẩu một hàng hóa có xuất xứ cụ thể đã bị áp dụng biện pháp
tự vệ RCEP chuyển tiếp, trong một khoảng thời gian bằng với thời hạn của biện pháp tự vệ RCEP
chuyển tiếp trước đó hoặc một năm kể từ khi hết hạn biện pháp đó, tùy theo thời gian nào dài hơn."
Như vậy, nếu một bên áp dụng biện pháp RCEP chuyển tiếp liên tục, thì khoảng cách giữa hai lẩn tối
thiểu bằng thời gian áp dụng biện pháp trước, hoặc một năm, tùy thời gian nào dài hơn.

c) Không áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp khi lượng hàng nhập khẩu không đáng kể

Khi lượng hàng nhập khẩu không đáng kể, Hiệp định RCEP tại điều 7.6 cũng quy định không
được tiến hành điểu tra và sử dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp với nước xuất khẩu mà thị phẩn
nhập khẩu sản phẩm liên quan ít hơn 3% tổng nhập khẩu hàng hố tương tự vào nước nhập khẩu.
Tuy nhiên, quy định này sẽ không được áp dụng nếu tổng lượng nhập khẩu từ tất cả các nước xuất
khẩu có thị phần nhập khẩu nhỏ hơn 3% chiếm trên 9% tổng lượng nhập khẩu hàng hố tương tự
vào nước nhập khẩu. Như vậy, khơng chỉ riêng các nước đang phát triển và kém phát triển nhất,
Hiệp định RCEP cho phép bất kỳ thành viên nào (bao gơm cả quốc gia phát triển) cũng có thể thoát
khỏi việc điểu tra và áp dụng biện pháp tự vệ nếu đáp ứng đủ các điểu kiện liên quan đến lượng
hàng nhập khẩu không đáng kể.
d) Bồi thường thương mại
Do được sử dụng trong bối cảnh thương mại lành mạnh, nên cũng như việc áp dụng biện pháp

tự vệ toàn cẩu, biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP cũng đặt ra nghĩa vụ về việc phải tiến hành bổi
thường thương mại phù hợp, nếu một quốc gia thành viên sử dụng. Việc lựa chọn biện pháp bồi
thường sẽ do các bên thoả thuận trên cơ sở đánh giá mức độ "tác động thương mại tương đương
đáng kể" ("substantially equivalent trade effects") tại Điều 7.7 (1) Hiệp định RCEP. Cụ thể, quốc gia
thành viên (quốc gia áp dụng biện pháp tự vệ RCEP) tiến hành giảm thuế nhập khẩu đối với một
hàng hóa khác cho các quốc gia thành viên (quốc gia bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP), ở mức độ
ảnh hưởng thương mại tương đương với mức độ ảnh hưởng của biện pháp RCEP.Trên thực tế, thực
tiễn áp dụng biện pháp tự vệ thương mại ở các quốc gia đã cho thấy việc thống nhất mức độ tương
đương này là khơng đơn giản.
e) Đình chỉ áp dụng nhượng bộ

Nếu các bên không thể đạt được một thỏa thuận về bồi thường, bên bị áp dụng biện pháp tự
vệ RCEP có quyền đình chỉ thực hiện các nhượng bộ tương đương đáng kể đối với thương mại
hàng hoá của Bên áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chuyển tiếp (đây thường được gọi là biện pháp
"trả đũa"). Tuy nhiên, quyền "trả đũa" sẽ không được thực hiện trong 3 năm đẩu tiên khi biện pháp
tự vệ RCEP có hiệu lực, với điều kiện đây là biện pháp được áp dụng do sự gia tăng tuyệt đối của
hàng nhập khẩu. Hay nói cách khác, trong trường hợp hàng nhập khẩu gia tăng tuyệt đối, nếu hai
bên không thể thoả thuận được vấn để bồi thường, bên bị áp dụng biện pháp tự vệ RCEP chỉ có thể
"trả đũa" khi biện pháp tự vệ bước sang năm thứ4 có hiệu lực. Biện pháp trả đũa chỉ được thực hiện
trong thời gian biện pháp RCEP được áp dụng (tức là khi biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP chấm
dứt, các bên bị áp dụng biện pháp tự vệ sẽ không được quyền trả đũa nữa)13.
g) Thủ tục điều tra

Về trình tự, thủ tục điểu tra để áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP, Điều 7.4 đã dẫn chiếu
tới các việc áp dụng các quy định liên quan trong Hiệp định Tự vệ của WTO bao gồm Điểu 3 và khoản
2 Điểu 4. Ngoài ra, để tránh việc điều tra kéo dài, đổng thời đảm bảo tính chất của một vụ việc tự vệ
là biện pháp khẩn cấp và kịp thời, Điều 7.4 (2) Hiệp định còn quy định một vụ điều tra tự vệ RCEP
sẽ phải được hoàn thành trong vòng 1 năm kể từ ngày khởi xướng điều tra. Trong khi đó, Hiệp định
13) Điều 7.7 (4) Hiệp định RCEP.


Thảnnra/PTTO GIÁO DỤC
127
Tháng O&eOBE


%NGHI€N cứu TRAO oổl
Tự vệ của WTO lại khơng có quy định rõ về thời hạn tổng thể đối với việc điều tra tự vệ14, vì vậy, trên
thực tế một số quốc gia thành viên WTO thường kéo dài vụ việc điểu tra, làm ảnh hưởng đến lợi ích
của các nước xuất khẩu15.

2. Đánh giá tính tương thích những quy định về tự vệ thương mại trong Hiệp định RCEP với
pháp luật Việt Nam

2.1. Pháp luật Việt Nam hiện hành điều chình lĩnh vực tự vệ thương mại
Là một trong các biện pháp về phòng vệ thương mại (bên cạnh biện pháp chống bán phá giá
và chống trợ cấp), hiện nay các quy định vể tự vệ thương mại của Việt Nam được quy định tại Luật
Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14, được Quốc hội thông qua ngày 12/06/2017 và có hiệu lực
từ ngày 01/01/2018. Ngồi ra, trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động tự vệ thương mại cịn
có các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quản lý ngoại thương như:

- Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyển hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
- Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1 /2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điểu của
Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
- Quyết định số 3752/QĐ-BCT của Bộ Công thương ngày 02/10/2017 của Bộ trưởng Bộ Công
thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
- Quyết định số 2622/QĐ-BCT ngày 26/6/2018 của Bộ Công thương về điều tra áp dụng biện
pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại;
- Thông tư số 37/2019/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành ngày 29/11/2019 quy
định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;


Liên quan đến việc tổ chức triển khai các biện pháp tự vệ thương mại vào thực tiễn, như các đề
án, chương trình hành động, trình tự, thủ tục, có thể kể đến các văn bản như:

- Quyết định số 824/QĐ-TTg ngày 04/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tăng
cường quản lý nhà nước về chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại và gian lận xuất xứ";
- Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để án "Xây
dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm về phòng vệ thương mại";

- Quyết định số 2074/QĐ-BCT ngày 05/8/2020 của Bộ Công thương về việc ban hành chương
trình hành động thực hiện Quyết định số 316/QĐ-TTg ngày 01/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án "Xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm vể phòng vệ thương mại";
- Quyết định số 1347/QĐ-BCT ngày 19/5/2020 của Bộ Công thương triển khai một số hoạt
động của Bộ Công thương nhằm nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản
xuất trong nước trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; và
các văn bản cụ thể Thông báo số 04/TP- phòng vệ thương mại ngày 16/3/2020 của Cục Phòng vệ
thương mại, Bộ Công thương hướng dẫn nộp hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp phòng
vệ thương mại.
Như vậy, có thể thấy các văn bản pháp luật Việt Nam hiện hành về các biện pháp phòng vệ
thương mại nói chung và biện pháp tự vệ thương mại nói riêng đã được quy định khá đẩy đủ. Trong
bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung chủ yếu vào Luật Quản lý ngoại thương 2017 và Nghị định
10/2018/NĐ-CP để đánh giá sự tương thích với Hiệp định RCEP về các quy định tự vệ thương mại.

2.2. Đánh giá tính tương thích quy định về tự vệ thương mại trong pháp luật Việt Nam với Hiệp
địnhRCEP
Với tư cách là thành viên chính thức của WT0 từ năm 2007, pháp luật Việt Nam mà cụ thể là Luật
14) Điều 3 Hiệp định Tự vệ của WT0.
15) Tham khảo thêm tại: Ban chỉ đạo Liên ngành về hội nhập quốc tế về kinh tế, Hướng dẫn thực thi các cam ket về phòng vệ thương mại
và giải quyết tranh chấp, NXB Hồng Đức, 2017.


128

GIÁO
©XÃDUC
ỈS - ,

02/2022


NGHICN CỨU TRAO ĐỐI

Quản lý ngoại thương năm 2017 đã được xây dựng trên cơ sở tuân thủ các quy định trong các hiệp
định điều chỉnh của WT0 về tự vệ thương mại. Trong khi đó, do các thành viên của Hiệp định RCEP
đều là thành viên của WT0, nên việc xây dựng các quy định vể tự vệ phần lớn cũng dẫn chiếu tới
các hiệp định có liên quan trong khn khổ WT0. Vì vậy, khơng q khó hiểu khi thấy pháp luật Việt
Nam có rất nhiều quỵ định đã tương thích với Hiệp định RCEP.Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn
tại một số quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa tương thích hồn tồn với các cam kết
trong Hiệp định RCEP hoặc chưa có quy định cụ thể.
2.2.1. Các biện pháp tự vệ toàn cầu

Như đã phân tích ở trên, gần như tất cả các quy định về biện pháp tự vệ toàn cẩu trong Hiệp
định RCEP đều dẫn chiếu tới Điểu XIX của GATT 1994 và Hiệp định Tự vệ WT0. Trong khi đó, do đã là
thành viên của WT0, nên pháp luật Việt Nam hiện hành liên quan đến biện pháp tự vệ đã tuân thủ
và bám sát các quy định của tổ chức này. Vì vậy, có thể nói vể cơ bản các quy định về tự vệ toàn cầu
của Việt Nam đã tương thích với phẩn lớn các quy định trong Hiệp định RCEP.Tuy nhiên, cẩn lưu ý
một số vấn đề như sau:

- Các nghĩa vụ liên quan đến việc gửi thông báo bằng văn bản tất cà các thông tin liên quan đến
khởi xướng điều tra, kết luận sơ bộ và kết luận cuối cùng cho các bên liên quan khi có u cầu, dù
pháp luật Việt Nam khơng có quy định cụ thể, nhưng Điều 70.5(c) Luật Quản lý ngoại thương đã xác

định: "Cơ quan điểu trơ thực hiện các nghĩa vụ thông báo khác theo quy định của điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên". Do đó, vể quy định này pháp luật Việt Nam
vẫn có thể coi là tương thích với quy định trong Hiệp định RCEP.
- Về việc không được áp dụng đồng thời hai loại biện pháp tự vệ đối với một hàng hóa, bao gốm
theo Điểu XIX của GATT 1994, Hiệp định Tự vệ trong WT0 và biện pháp tự vệ RCEP tạm thời hoặc
chuyển tiếp, pháp luật Việt Nam chưa có quy định tương tự trong vấn đề này.
2.2.2. Các biện pháp tự vệ chuyển tiếp RCEP

Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 có đưa ra một quy định liên quan tới vấn để tự vệ đặc biệt
tại Điểu 99 như sau:"1 .Tự vệ đặc biệt là biện pháp tự vệ được Bộ trưởng Bộ Công thương quyết định
áp dụng trong trường hợp gia tăng quá mức hàng hỏa nhập khẩu vào Việt Nam do kết quả của
việc giảm thuế theo lộ trình của điểu ước quốc tê mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên" và "3.Việc điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ đặc biệt phải tuân thủ điều ước quốc tế mà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên." Dù không để cập một cách trực tiếp và cụ
thể, nhưng có thể thấy Điểu 99 đang quy định tới các trường hợp tự vệ trong khuôn khổ hiệp định
thương mại tự do nói chung, trong đó bao gơm cả biện pháp tự vệ chuyển tiếp trong Hiệp định
RCEP. Như vậy, bằng việc cho phép quá trình điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ có thể tuân theo
các hiệp định thương mại tự do có liên quan, pháp luật Việt Nam vế tự vệ thương mại vể cơ bản đã
tương thích vấn đề này với Hiệp định RCEP.
3. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả thực thi các quy định về tự vệ thương mại theo
Hiệp định RCEP tại Việt Nam
Hiện nay, tất cả các đối tác tham gia RCEP là những quốc gia đã từng ký kết hiệp định thương mại
tự do riêng với ASEAN và trong đó đều có những quy định liên quan đến tự vệ thương mại16. Vi vậy,
khi Hiệp định RCEP có hiệu lực, Việt Nam cẩn tận dụng những kinh nghiệm đâ có từ việc thực hiện
các hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tác trong Hiệp định RCEP, hoặc các hiệp định
mà Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết như Hiệp định Đối tác tồn diện
và tiến bộ xun Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Liên minh Châu Âu - Việt
16) Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc (ACFTA) được ký trên cơ sở Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện có
hiệu lực từ tháng 7 năm 2005; Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA) được ký trên cơ sở Hiệp định khung về Hợp
tác Kinh tế Tồn diện có hiệu lực từ tháng 06 năm 2007; Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) ký tháng 4 năm


2008 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 12 năm 2008; Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Autralia - New Zealand (AANZFTA) ký tháng
2 năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 1 năm 2010.

Tk4nn np /nros OI AO DỤC 129
Tháng O2/2O22
@XÃ


NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI

Nam (EVFTA), để xây dựng các phương án trong việc triển khai có hiệu quả việc thực thi Hiệp định
RCER Như đã phân tích ở trên, so với các quy định của Hiệp định RCEP, pháp luật Việt Nam vãn còn
một số vấn đề chưa quy định cụ thể, tuy nhiên nếu trực tiếp sửa đổi, bổ sung những nội dung này
vào Luật Quản lý ngoại thương năm 2017 thì khơng chỉ các doanh nghiệp đến từ Hiệp định RCEP
mà tất cả các doanh nghiệp nước ngoài nói chung sẽ được áp dụng và hưởng các quyền lợi như các
doanh nghiệp trong RCEP. Trong khi đó, về nguyên tắc, pháp luật Việt Nam chì cần sửa đổi sao cho
phù hợp với cam kết trong Hiệp định RCEP mà thơi. Do đó, Vệt Nam có thể ban hành một văn bản
pháp luật riêng, trong đó quy định các nội dung về tự vệ thương mại mà pháp luật hiện tại chưa
phù hợp với RCEP, như thế, văn bản này sẽ chỉ áp dụng riêng cho các đối tượng thuộc phạm vi điều
chỉnh, pháp luật tự vệ thương mại chung vẫn giữ như hiện tại.

Khi xây dựng văn bản pháp luật riêng để hướng dẫn thi hành các quy định về tự vệ trong Hiệp
định RCEP, theo tác giả đối với nhóm quy định mang tính chất bắt buộc mà pháp luật chưa có quy
định cụ thể, Việt Nam cẩn xây dựng các quy định chi tiết trong các văn bản hướng dẫn thi hành như:
các quy định vể tự vệ RCEP chuyển tiếp (bao gồm các quy định về điểu kiện, hình thức áp dụng, thời
hạn áp dụng biện pháp tự vệ chuyển tiếp, các trường hợp loại trừ việc áp dụng biện pháp khi khối
lượng hàng hoá nhập khẩu là không đáng kể, ưu đãi dành cho các thành viên là quốc gia kém phát
triển nhất trong RCEP, bổi thường thương mại, đình chỉ áp dụng nhượng bộ, thủ tục điều tra, nghĩa
vụ thông báo và tham vấn, biện pháp tự vệ RCEP tạm thời,...).

Ngoài việc ban hành một văn bản hướng dẫn chi tiết việc thực thi các quy định về tự vệ thương
mại trong Hiệp định RCEP, để việc thực thi các quy định này một cách có hiệu quả, Chính phủ cũng
cẩn xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và rõ ràng để các Bộ, ngành có liên quan trong lĩnh vực của
mình có sự theo dõi, phối hợp kịp thời khi cần thiết, cũng như giải đáp và tổng hợp các vướng mắc
và có biện pháp xử lý nhanh chóng cho doanh nghiệp. Đồng thời, việc tăng cường hoạt động thông
tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao năng lực cho cán bộ các Bộ, ngành, địa phương
và các doanh nghiệp để tránh việc vi phạm các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do nói
chung và Hiệp định RCEP nói riêng cũng là một điếu cần thiết.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cắn phải chủ động hơn trong việc nắm bắt nội
dung các cam kết vể tự vệ thương mại để có thể tận dụng tốt những lợi thế mà Hiệp định này mang
lại. Ví dụ, đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hố sang nước ngồi khi phải đối mặt với các vụ
việc áp biện pháp tự vệ, doanh nghiệp có thể gia tăng cơ hội trong việc bày tỏ ý kiến, quan điểm của
mình thơng qua q trình tham vấn, hoặc đối với các doanh nghiệp trong nước khi gặp phải sự cạnh
tranh mạnh mẽ của hàng hố nước ngồi do q trình cắt giảm thuế quan mang lại, doanh nghiệp
có thêm một cơ chế tự vệ có thể sử dụng (cơ chế tự vệ chuyển tiếp trong RCEP) để ứng phó tạm thời
trước những tác động tiêu cực do quá trình mở cửa thị trường mang lại.

Tài liệu tham khảo
[1 ] Chương 7. Phòng vệ thương mại - Hiệp định Kinh té Toàn diện Khu vực (Hiệp định RCEP).

[2] Hiệp định chung vé Thuế quan và Thương mại của WT0 năm 1994.
[3] Hiệp định Tự vệ của WT0.

[4] Hiệp định Nông nghiệp của WT0.
[5] Luật Quản lý ngoại thương năm 2017.
[6] Nghị định só 10/2018/NĐ-CP ngày 15/1/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điéu của Luật Quản lý ngoại thương vé
các biện pháp phòng vệ thương mại.

[7] Ban chi đạo Liên ngành vé hội nhập quốc tế vé kinh tế (2017), Hướng dân thực thi các cam kết vé phòng vệ thương mại và giài

quyết tranh chấp, NXB Hóng Đức, Hà Nội.

130

GIÁO DUC _ ,_______
02/2022



×