Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Hoàn trả tài sản bảo đảm là vật chứng trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng theo pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 11 trang )

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐƠI

HỒN TRẢ TÀI SẢN BẢO ĐẢM LÀ VẬT CHỨNG TRONG vụ ÁN HÌNH sự
CHO CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
TS. LƯƠNG KHẢI ÂN
*

Tóm tắt: Bài viết đảnh giá trách nhiệm thực thi các quyền ưu tiên hoàn trả vật chứng là tài sản

bảo đảm trong vụ án hình sự cho các tổ chức tín dụng cịn nhiều bất cập, vướng mắc trong quy định
pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp, kiến nghị trao quyền
ưu tiên cho các tổ chức tin dụng xử lí tài sản bảo đảm trong các thỏa thuận cấp tin dụng đế xử li nợ
xẩu nếu có căn cứ chứng minh giao dịch được xác lập họp pháp, thay vì chờ cho đến khi có kết quả
của vụ án hình sự.
Từ khố: Vật chứng vụ án; tài sản bảo đảm; tố chức tín dụng
Nhận bài: 18/02/2020
Hồn thành biên tập: 13/01/2022
Duyệt đăng: 13/01/2022
RETURNING SECURITIES AS EVIDENCE IN CRIMINAL CASES TO CREDIT ORGANIZATIONS
UNDER VIETNAMESE LAWS

Abstract: The article evaluates the shortcomings in the enforcement of the priority rights of

returning securities as evidence in criminal cases to credit organizations under Vietnamese laws and
in practice. From that background, it proposes that credit organizations shall be empowered to handle
securities in financial transactions to clear bad debts if it is possible to prove that such transactions
have been validly concluded, instead of waitingfor the results of criminal cases.
Keywords: Case evidence; securities; credit organization
Received: Feb is"1, 2020; Editing completed: Jan 13th, 2022; Acceptedfor publication: Jan 13th, 2022
1. Bản chất vật chứng và các quyền ưu


khoản lợi bất chính mà CQTHTTHS xét thấy

tiên xử lí vật chứng là tài sản bảo đảm
trong thỏa thuận cấp tín dụng
1.1. Bản chất của vật chứng là tài sản

cần thiết phải ban hành quyết định kê biên,
thu giữ, lập chứng cứ đưa vào hồ sơ vụ án

bảo đảm trong thỏa thuận cap tín dụng
“Vật chứng” là những vật, tiền có liên

hình sự để bảo đảm cho việc giải quyết toàn
diện vụ án, khắc phục các thiệt hại vật chất -

quan đến tội phạm trong vụ án hình sự đang
được cơ quan tiến hành tố tụng hình sự

hậu quả tội phạm. Vật chứng là tài sản bảo
đảm có thể hiện diện dưới nhiều hình thức
như: tiền, giấy tờ có giá, hàng hố, thiết bị,

(CQTHTTHS) thụ lí giải quyết theo thủ tục

các khoản phải thu... Trong các vụ án hình

tố tụng. Với khái niệm này, vật chứng có thê
là các vết tích vụ án, tài sản bị chiếm đoạt,

sự có vật chứng là tài sản bảo đảm, trách

nhiệm của CQTHTTHS sẽ khó khăn hơn vì
bên cạnh áp lực truy tìm dấu vết tội phạm,

* Tiến sĩ, Đồn Luật SU' Thành phố Hồ Chí Minh
E-mail:

72

cịn phải làm rõ những tài sản có liên quan
đến tội phạm, bao gồm việc xác định giá trị
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022


NGHIÊN cứu-TRAO ĐÔI

tài sản, thủ đoạn chiếm đoạt để định khung,

sản theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày

định lượng hình phạt; đặc biệt, khi tài sản đó
được giao dịch qua nhiều chủ thể, khó xác
định các quyền ưu tiên khi xử lí.

21/6/2017 của Quốc hội về thí điểm xử lí nợ
xấu của tổ chức tín dụng (sau đây gọi tắt là

Vật chứng là tài sản bảo đảm để bảo đảm
nghĩa vụ trả nợ theo các cam kết ghi trong
thỏa thuận cấp tín dụng. Những tài sản này


khi liên quan đến vụ án hình sự thơng thường
bị hạn chế giao dịch theo các quyết định của
cơ quan tố tụng (dưới hình thức pháp lí là
các lệnh kê biên, phong tỏa tài sản).(1)
Giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
được xác lập họp pháp, nếu bên vay khơng
trả nợ đến hạn thì tài sản bảo đảm bị xử lí để
thu hồi khoản nợ, bảo đảm nguyên tắc hoàn
trả vốn vay và lãi suất kịp thời, đúng hạn cho
các tổ chức tín dụng (TCTD).(2) Tài sàn bảo
đảm trên lí thuyết sau khi xác lập giao dịch
bảo đảm TCTD nắm giữ hoặc giao cho chủ

sở hữu tài sản (người bảo đảm) quản lí song
quyền định đoạt (phát mãi, cấn trừ nợ...) chỉ

Nghị quyết số 42).
Hoạt động xử lí vật chứng đang đồng
thời là đối tượng giao dịch bảo đảm tiền vay
có nguy cơ phát sinh những rủi ro sau:
Thứ nhất, việc áp dụng các biện pháp kê

biên, phong tỏa tài sản bảo đảm, đưa vào hồ
sơ vụ án hình sự khơng kịp thời, khơng đúng
quy định, nguy cơ làm mất các dấu vết sinh
học, cơ học lưu bám trên tài sản bảo đảm,
điều này đặt ra trách nhiệm cho các
CQTHTTHS phải lưu giữ, làm bằng chứng,
đồng thời khơng để xảy ra tình trạng thất


thốt tài sản dùng để khắc phục hậu quả tội

phạm... Các nghiên cứu cịn chỉ ra những
khó khăn khi xử lí tài sản từ tội phạm trong
các vụ án tham nhũng, kinh tế là do “người

khi phát sinh khoản nợ không được hồn trả
đúng hạn và được xử lí theo thoả thuận phù

thực hiện hành vi tham nhũng trong các vụ
án kinh tế thường có ỷ thức che giấu, tìm
mọi cách hợp thức hóa tài sản..."P} Nếu
khơng giải quyết tốt các u cầu này sẽ dẫn

họp với quy định pháp luật. Trong đó, pháp
luật trao cho TCTD quyền chủ động xử lí tài

đến việc vụ án khơng được xét xử tồn diện,
kéo dài, khó khắc phục về sau. Thậm chí, khi

vụ án đã được xét xử xong, nếu vật chứng
(1). Ví dụ: Theo Bản kết luận điều tra vụ án hình sự
số 03/C46-P10 ngày 10/01/2018 về hành vi lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định
của Nhà nước về quản lí kinh tế gây hậu quả nghiêm
trọng và vi phạm quy định cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Ngân hàng thương
mại cổ phần Đ., cơ quan cảnh sát điều tra đã kê biên,
phong tỏa 44 bất động sản là tài sản bảo đảm của.
Công ti p.; kê biên 114 bất động sản là tài sản bảo

đảm của Nhóm P.M của bị can Ph và nhiều tài sản
của các tổ chức, cá nhân khác.
(2). Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN
của Ngân hàng nhà nước ban hành ngày 30/12/2016
về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022

(tài sản) được phát hiện mới, khi đó vụ án sẽ
bắt buộc phải tiến hành xem xét lại theo một
quy trình tố tụng phức tạp (tái thẩm), thậm
chí để lại hậu quả nghiêm trọng (vụ án bị

hủy sửa, oan sai);3
(3) Nguyễn Minh Đoan, “Một số suy nghĩ về phòng,
chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế Việt Nam”.
Tài liệu Hội thảo quốc tế: Phòng, chống tham nhũng
trong lĩnh vực kinh tế theo pháp luật Việt Nam, Trung
Quốc và pháp luật quốc tế, Trường Đại học Luật, Đại
học Huế và Viện Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật
Trung Nam, Trung Quốc tổ chức năm 2021, ư. 24

73


NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

Thứ hai, rủi ro hồn trả tài sản bảo đảm
không kịp thời, không đúng chủ thế, nguy cơ

xảy ra nợ xấu.(4) Quyết định hoàn trả tài sản
bảo đảm khi chưa xử lí xong về nghiệp vụ
pháp lí, đang có tranh chấp quyền sở hữu,
tranh chấp quyền ưu tiên xử lí tài sản bảo
đảm giữa TCTD với các nguyên đơn dân sự
trong vụ án hình sự,... làm xâm hại đến các
hoạt động tố tụng bình thường. Ngược lại,
nếu CQTHTTHS trì hỗn giao trả tài sản cho
TCTD, sau khi đã lập hồ sơ chứng cứ thì lại
vi phạm quyền chủ động xử lí nợ, khơng
thực hiện được mục tiêu giảm nợ xấu theo
Nghị quyết số 42.

Lường trước những tác động tiêu cực có
thể xảy ra, trước đây Thơng tư liên tịch số
06/1998/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCABTC-BTP ngày 24/10/1998 về bảo quản và

xử lí tài sản là vật chứng, tài sản bị kê biên
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vụ án
hình sự đã hướng dẫn giải quyết theo hướng:
“hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất, kỉnh doanh,
tránh gây những lãng phí, thiệt hại khơng
đảng có” (Mục 1.2). Đổ đảm bảo cho yêu
cầu trên, cần giải quyết xung đột về quyền
lợi, xác định các quyền ưu tiên khi xử lí, từ
(4). Ví dụ: Bản án số 79/2019/HS-PT ngày 06/3/2019
của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP. H. xét xử về tội
vi phạm các quy định cho vay trong hoạt động của
TCTD. Theo bản án này các cơ quan tiến hành tố tụng

khơng xử lí, hồn trả vật chứng là tài sản bảo đảm tín
dụng gồm các tài sản tại nhà xưởng số 1, nhà xưởng
số 2, dây chuyền sản xuất đá tấm là những tài sản bị
kê biên từ năm 2016 (Theo Lệnh kê biên tài sản số
24/C46-P10 ngày 17/6/2016; Biên bản kê biên tài sản
ngày 25/7/2016) ngay trong giai đoạn điều tra, truy tố
mà chờ cho đến khi có quyết định có hiệu lực của tịa
án mới xử lí cho dù tài sản được bảo đảm khoản vay
ngân hàng hợp pháp.

74

đó tiến đến hồn trả vật chứng cho TCTD
kịp thời, tránh thất thoát, hư hỏng tài sản,
làm phát sinh nợ quá hạn,...
1.2. Quyền ưu tiên xử lí vật chứng là tài
sản bảo đảm trong thỏa thuận cấp tín dụng
Nghị quyết số 42 đề cập quyền ưu tiên
xử lí vật chứng của TCTD cho đến khi
CQTHTTHS thu thập được đầy đủ chứng cứ
và quy định chỉ khi “khơng ảnh hưởng đến
việc xử lí vụ án và thi hành án” (Điều 14)
mới tiến hành giao trả tài sản bảo đảm là có
cơ sở. Hoạt động này trên lí thuyết có thể
được tiến hành từ giai đoạn trước khi có kết
luận điều tra để đáp ứng yêu cầu xử lí tài sản
nhanh chóng, tránh kéo dài tình trạng nợ quá
hạn (thông thường lãi suất quá hạn lên đến
150% lãi suất trong hạn), gây thiệt hại cho


các bên. Mặc dù vậy, những quy định theo
Nghị quyết số 42 chỉ mang tính nguyên tắc,
phạm vi, mức độ ưu tiên của hoạt động tố
tụng hình sự đối với từng trường hợp cụ thể
và trong mối liên hệ với tài sản bảo đảm
được giao dịch còn bị bỏ ngỏ.
Do hoạt động tố tụng hình sự kéo dài nên
biện pháp thu hồi tài sản từ tội phạm có hiệu
quả thực tế thấp, khơng đạt được mục tiêu
như mong đợi. Chính vì thế, “việc thu hổi tài
sản dựa trên phán quyết của tòa án sẽ cản
trở đáng kế những nỗ lực thu hồi tài sản
trong các vụ án ”.<5)
Để xử lí, giải quyết các xung đột trên,
cần nghiên cứu hai nguyên tắc ưu tiên sau:

Một là ưu tiên xử lí tội phạm kịp thời,
đúng tính chất, mức độ hành vi tội phạm, về

(5). Kevin M. Stephenson, Larissa Gray, Ric Power,
Jean-Pierre Brun, Gabriele Dunker, Melissa Panjer,
“Barriers to Asset Recovery: An Analysis of the Key
Barriers and Recommendations for Action”, 2011, tr. 66.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022


NGHIÊN cứư- TRAO ĐÔI

nguyên tắc, vật chứng phải được thu thập kịp

thời, đầy đủ, mơ tả đúng thực trạng, có biên

TCTD (Điều 7) áp dụng trong vụ án hình sự

bản và đưa vào hồ sơ vụ án hình sự. Như

Tóm lại, dựa vào các phân tích trên cho
thấy, ưu tiên hàng đầu trong việc củng cố

vậy, với các quy định này, nhà làm luật trao
quyền cho CQTHTTHS tiến hành các bước
đi đầu tiên, quyết định tiếp cận, thu thập,
đánh giá tài sản bảo đảm dưới góc độ chứng
cứ của vụ án song các quyền này được thực
hiện đến đâu, ở giai đoạn tố tụng nào lại

chưa được đề cập. Khách thể cần được ưu
tiên giải quyết trong trường họp này (vụ án
hình sự) chính là sự thật vụ án (Điều 13 Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015) theo nghĩa

rộng, bao hàm cả các trách nhiệm dân sự
được giải quyết đầy đủ, trọn vẹn. Do đó, các
căn cứ chứng minh, đấu tranh, khắc phục
hậu quả của tội phạm thông qua hoạt động
thu giữ, xử lí vật chứng yêu cầu phải chính
xác, khách quan, khơng được để xảy ra sai
sót, cho dù đang ở giai đoạn tố tụng nào.

Hai là ưu tiên xử lí tài sản bảo đảm để

hạn chế nợ xấu. Ở khía cạnh giao dịch bảo
đảm, quyền ưu tiên thanh toán, cấn trừ nợ
vẫn phải được đặt ra, ngay sau khi các
CQTHTTHS thu thập chứng cứ. Quyền ưu
tiên này xuất phát từ nguyên tắc đổi kháng
với bên thứ ba trong quan hệ dân sự gắn với
hoạt động xử lí nợ xấu đặc thù trong lĩnh vực

ngân hàng. Với quan điểm, TCTD “đương

nhiên được xử lí tài sản để thu nợ”(6) như
Nghị quyết số 42 ghi nhận, bao gồm cả
quyền được thu giữ tài sản bảo đảm của

(6). Nicolas Audier, “Hiệu quả của giao dịch bảo
đảm: Góc nhìn của luật gia nước ngoài”, Ki yếu Hội
thảo quốc tế: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 29/9/2014, tr. 294.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022

là thuyết phục.

chứng cứ, xử lí tội phạm được các nhà làm

luật trao cho các CQTHTTHS song trách
nhiệm hoàn trả vật chứng là tài sản bảo đảm
cho các TCTD vẫn phải được đặt ra. Do đó,


việc phân định phạm vi, mức độ thực hiện
các quyền ưu tiên này sẽ hạn chế rủi ro cho
các cơ quan tổ tụng khi hồn trả vật chứng,
cũng như tránh tình trạng lạm quyền, không

giao trả vật chứng (tài sản bảo đảm) kịp thời,
đầy đủ cho các TCTD.
2. Nhận diện những vật chứng là tài
sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng
Tài sản được dùng để bảo đảm cho các

khoản vay thơng thường có tính thanh
khoản, tương ứng với giá trị khoản vay và
các nghĩa vụ trả nợ khác nếu có (bao gồm cả
lãi suất và các khoản phạt) trong thời hạn ấn

định, được ngân hàng quyết định đồng ý
nhận bảo đảm bằng các biện pháp cho phép.
Có thể nhận diện, phân tích đặc thù của từng
vật chứng đồng thời là tài sản bảo đảm và
những vấn đề pháp lí phát sinh như sau:
- Đối với vật chứng là tiền, thông thường
đó là tiền gửi tiết kiệm được bảo đảm bằng
cầm cố tại ngân hàng. Với những tài sản này,
việc xác định, căn cứ đánh giá tính chất, mức
độ hành vi phạm tội có phần dễ dàng hơn (vì

khơng phải qua khâu giám định chất lượng,
thẩm định giá trị). Những tài sản này, cho dù


được bảo đảm cầm cố tại ngân hàng nhưng
cũng có thể là tài chiếm đoạt, có được do

tham nhũng, nguy cơ bị xử lí thu hồi, các
TCTD liên đói trách nhiệm khá cao.

75


NGHIÊN cứu- TRAO ĐÔI

- Đối với vật chứng là vật, thường được
TCTD phân chia thành động sản và bất
động sản, từ đó áp dụng các biện pháp
nghiệp vụ phù hợp. Tài sản bảo đảm là bất
động sản để được công nhận hợp pháp
thường đi kèm các quyết định giao đất, triển
khai thực hiện dự án đầu tư, cho phép
chuyển nhượng, cấp giấy chứng nhận quyền
sừ dụng đất... của cơ quan quản lí nhà nước
có thẩm quyền. Trường hợp các quyết định
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có sai
phạm đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự
buộc phải thu hồi quyền sử dụng đất thì
doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thất thoát
tài sản, mất khả năng thanh khoản, đẩy rủi
ro cho các TCTD nếu những tài sản này

được bảo đảm khoản vay. Hiện nay, các
TCTD cũng có xu hướng nhận bảo đảm

bằng động sản, những tài sản dạng này dễ
lưu chuyển, thường khơng qua thủ tục đăng
kí quyền sở hữu nên khó xác định tính hợp
pháp nếu chỉ đơn thuần dựa vào quyền nắm
giữ tài sản trên thực tế.
về lí thuyết, những tài sản trên có thể

được dùng đê bảo đảm khoản vay trước hoặc
sau khi thực hiện tội phạm, có thể thuộc sở
hữu hợp pháp của người phạm tội cần được
kê biên để bảo đảm bồi thường thiệt hại(7)
(7). Chẳng hạn, Bàn án số 15/2019/HS-ST ngày
12/6/2019 của Tòa án nhân dân tỉnh H. xét xừ tội
phạm “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản
lí kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, Toà án cấp này
đã quyết định duy trì Lệnh kê biên tài sản số 01,
02/CSĐT cùng ngày 26/12/2017 đối với nhà ở của bị
cáo Trần Văn H và Trần Thị B để bảo đảm cho các
nghĩa vụ khắc phục hậu quả tội phạm. Đây là tài sản
riêng của các bị cáo, cho dù những tài sản này khơng
hình thành, có nguồn gốc từ số tiền chiếm đoạt (căn
cứ xem xét trách nhiệm hình sự, thu hồi tài sản)
nhưng cần thiết phải kê biên để bảo đàm cho các

76

hoặc do chiếm đoạt, vụ lợi trái pháp luật

phải tịch thu. Các quy định của pháp luật
hình sự hiện nay mới chỉ đề cập áp dụng các

biện pháp tư pháp mà không minh thị quyền
ưu tiên xử lí tài sản liên quan tội phạm đối
với từng loại tài sản cũng như trong tùng
tình huống pháp lí cụ thể.
Đối với tài sản được lưu chuyển qua giao
dịch dưới dạng hợp đồng dân sự hoặc hình
thành từ các quyết định hành chính cá biệt
thì việc xác định có phần dễ dàng hơn. Hiện
nay, pháp luật đã trao cho CQTHTTHS
quyền thu hồi tài sản trong các hợp đồng
không bù trừ nghĩa vụ (ví dụ: tặng cho tài
sản khơng điều kiện) hoặc có các giao dịch,
quyết định bất hợp pháp. Song, nếu hoạt
động thu hồi tài sản liên quan đến tội phạm
không làm sáng tỏ bản chất giao dịch của
bên thứ ba ngay tình, hợp pháp để xử lí theo
hướng tơn trọng quyền giao dịch tài sản
thông suốt, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư,

kinh doanh, vơ hình trung, quy định như
hiện nay theo Bộ luật Dân sự sẽ đẩy rủi ro
cho các TCTD. Từ các quyết định thu hồi
quyền sử dụng đất, khoản vay khi đó trở
thành khơng được bảo đảm bằng tài sản,
nguy cơ mất vốn vay.
3. Một số lưu ý khi hoàn trả vật chứng
là tài sản bảo đảm cho tổ chức tín dụng
Tiến trình xử lí vật chứng cần giải quyết
các yêu cầu của chứng cứ và tính chất hợp
pháp của giao dịch bảo đảm, qua việc làm rõ

hai hành vi sau: 1) Hoàn trả vật chứng để
TCTD xừ lí theo cam kết của thỏa thuận cấp

tín dụng, giao dịch bảo đảm; 2) Giao vật

nghĩa vụ dân sự được giải quyết trong cùng vụ án
hình sự đó là thuyết phục.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

chứng cho các TCTD quản lí nhưng vẫn duy
trì lệnh kê biên, phong tỏa, xử lí theo thủ tục
xét xử, thi hành án.
3.1. Hồn trả vật chứng đế tố chức tín
dụng xử li theo cam kết thỏa thuận cấp tín
dụng, giao dịch bảo đảm
Vật chứng là tài sản thuộc sở hữu của
người vay hoặc không thuộc sở hữu của
người vay, được xác lập thông qua giao dịch
bảo đảm. Chỉ khi bên vay không trả nợ thì
TCTD mới áp dụng các biện pháp xử lí nợ
được cho phép, cần phân biệt tài sản bảo
đảm có nguồn gốc tội phạm, giao dịch bắt
buộc thực hiện theo các điều kiện quy định
của pháp luật với các tài sản có nguồn gốc

pháp lí rõ ràng, hợp pháp. Những tài sản có

nguồn gốc tội phạm bị chiếm đoạt dưới các
hình thức lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cố ý
làm trái các quy định quản lí gây thất thốt,
mất mát tài sản của nhà nước... là những
hành vi phạm pháp. Nếu những tài sản đó
được sử dụng bảo đảm tín dụng nguy cơ dần
đến giao dịch bị vô hiệu.
Nguyên tắc tài sản chiếm đoạt, tham
nhũng phải bị thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu
đã được luật hình sự quy định khá rõ ràng.Bộ luật Tố tụng hình sự cũng quy định yêu
cầu các chủ thể có trách nhiệm “trả lại ngay
vật chứng cho chủ sở hữu ... ” (điểm b khoản
3 Điều 106). Tuy nhiên, các quy định của
pháp luật dân sự trước đây cũng như hiện
nay vẫn công nhận và trao quyền ưu tiên
thanh tốn khi xử lí tài sản bảo đảm đối với
(8). Điều 48 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi năm
2017 quy định: “1. Người phạm tội phải trả lại tài sản
đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lí hợp
pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật
chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra ”.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022

chủ thể chiếm hữu tài sản đó hợp pháp, ngay
tình(9) (Điều 297, Điều 308 Bộ luật Dân sự
năm 2015).
Trong việc xác định quyền lợi của người


thứ ba ngay tình, pháp luật dân sự quy định
như sau: 1) Đối với đối tượng tài sản có
đăng kí quyền sở hừu, việc xác lập các giao
dịch phải tuân thủ trình tự, thủ tục luật
định. Theo đó, tài sản đã được đăng kí tại cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, được xác lập

giao dịch bảo đảm dựa trên việc đăng kí tài
sản đó được pháp luật cơng nhận (khoản 2
Điều 133 Bộ luật Dân sự năm 2015); 2) Đối
với tài sản khơng đăng kí quyền sở hữu, trên
ngun tắc người nắm giữ tài sản và các
chứng từ pháp lí kèm theo là điều kiện để
xác lập, đăng kí giao dịch bảo đảm (Mục 1
Chương 5 Luật Công chứng năm 2014, Mục 5
Nghị định số 102/2017/NĐ-CP của Chính
phủ ngày 01/9/2017 về đăng kí biện pháp
bảo đảm).
Pháp luật cho phép chủ sở hữu có quyền
địi lại động sản khơng phải đăng kí quyền
sở hữu từ người chiếm hữu, ngay cả trong
trường hợp người chiếm hữu tài sản từ việc
lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm hữu ngồi ý
chí của chủ sở hữu (Điều 167 Bộ luật Dân sự
năm 2015). Đối với tài sản khơng có căn cứ
xác định cụ thề tài sản hiện hữu để thực hiện,
chủ sở hữu chỉ được quyền yêu cầu địi bồi
thường từ người chiếm đoạt hoặc người có
trách nhiệm liên đới khi tài sản đó “đã bị mất


(9) . Yếu tố ngay tình được tác giả đặt ra trong trường
hợp này nhằm mục đích làm rõ động cơ của giao
dịch, đó phải là khoản vay có tài sản bảo đảm bình
thường, theo các giá trị bảo đảm tương ứng trên thị
trường như các khoản vay khác, không nhằm mục
đích che giấu tài sản, tiếp tay tội phạm.

77


NGHIÊN cửu- TRAO ĐÓI

hoặc bị huỷ hoại” theo hướng dẫn tại Cơng
văn số 121/2003/KHXX ngày 19/9/2003 của
Tịa án nhân dân tối cao về giải quyết các
vấn đề liên quan đến tài sản bồi thường thiệt

Ngân hàng nên giao cho Chỉ cục Thi hành
án dãn sự thị xã N.B phối hợp với Ngân

hại trong vụ án hình sự (Mục 1.1). Tuy
nhiên, hướng dẫn này vẫn còn thiếu thống
nhất khi thực thi, thậm chí ảnh hưởng đến

sung vào ngân sách nhà nước là phù hợp ”.
Với giải pháp thu hồi phần chênh lệch

quyền chủ động xử lí nợ nhanh chóng, hiệu
quả của TCTD theo Nghị quyết số 42.
Điển hình là tình huống pháp lí được tác


là đúng song, việc xử lí tài sản phải chờ cho
đến khi xét xử xong và đấu giá khi thi hành

giả phân tích, đánh giá như dưới đây:
Tình huống pháp lí: Bản án

số

30/2019/HS-PT ngay 25/4/2019 của Tồ án
nhân dân tỉnh G đang được ngành toà án
trưng cầu, lấy ý kiến phát triển thành án
lệ.(10) Trong vụ án này, Tồ án nhìn nhận bị
cáo p sử dụng chiếc ô tô nhãn hiệu KIA
SEDONA thuộc sở hữu của mình, đang thế
chấp hợp pháp để đảm bảo khoản nợ vay của
Ngân hàng A nên giải pháp theo dự thảo án
lệ đưa ra là: “Bị cảo p sử dụng chiếc xe ô tô
07 chỗ biển số ... dùng vào việc phạm tội nên
việc Toà án cấp sơ thẩm tuyên tịch thu chiếc
xe sung vào ngân sách nhà nước là phù họp.
Tuy nhiên, mặc dù chiếc xe ô tô nhãn hiệu
KJA SEDONA biển sổ ... thuộc sở hữu của bị
cáo p nhưng đang được thế chấp để đảm

bảo cho khoản nợ vay của Ngân hàng
thương mại cổ phần A - Chi nhánh G và hợp
đồng thế chấp giữa bị cáo và Ngân hàng là
hợp pháp, đã đăng kí thế chấp theo quy định.
Do đó, đê đảm bảo quyền lợi chính đảng của

(10) Bản án này được dùng làm Dự thảo án lệ số
03/2019. Nội dung dự thảo án lệ: Bị cáo dùng tài sàn
thế chấp làm phưong tiện phạm tội mà bên nhận thế
chấp khơng có lỗi trong việc để bị cáo sử dụng tài sản
đó làm phương tiện phạm tội, .
vn/webcenter/portal/anle/chitietanleduthao?dDoc
Name=TAND093361, truy cập 08/8/2021.

78

hàng xử lí bán đấu giá tài sản đế Ngân hàng
thu hồi nợ vay, phần giá trị còn lại tịch thu

(nếu có) sau khi ưu tiên xử lí nợ của TCTD

án mà không giao tài sản bảo đảm (xe ơtơ)
cho TCTD nhận bảo đảm ngay khi hồn tất
hồ sơ vật chứng (có thể thực hiện ngay từ
giai đoạn điều tra) hoặc bên thứ ba là cơ
quan thi hành án để xử lí là chưa phù hợp.
Việc các cơ quan tố tụng, kể cả tồ án có
những sai sót ngay từ lúc tiếp cận vật chứng

dưới góc độ phương tiện thực hiện tội phạm,
từ đó xác định quan điểm pháp lí như dự
thảo án lệ là bỏ qua trách nhiệm hoàn trả tài
sản, kéo dài nợ quá hạn, thậm chí nguy cơ
gây thiệt hại tài sản bảo đảm, khơng thu hồi
đầy đủ nợ của ngân hàng. Ở trường hợp này,
đáng lẽ từ giai đoạn điều tra, ngay sau khi

lập thủ tục chứng cứ đưa vào hồ sơ vụ án, cơ
quan điều tra vụ án hình sự phải hồn trả vật
chứng cho TCTD, đồng thời quyết định bán
đấu giá, kê biên phần giá trị chênh lệch (nếu
có) khi phát mãi để xử lí mới bảo đảm quyền

lợi của các bên có liên quan.
Từ phân tích trên minh chứng giao dịch
cầm cố, thế chấp hợp pháp đương nhiên tài

sản bảo đàm là vật chứng phải được giao cho
TCTD toàn quyền xử lí theo luật định ngay
khi hồn tất lập hồ sơ, thủ tục thu thập chứng
cứ đưa vào vụ án mà không cần thiết thu giữ
vật chứng. Song từ những quy định này đã
mở ra nhiều điều cho thấy rủi ro nếu các
TCTD nhận bảo đảm cầm cố tiền, hàng hoá,
TẠP CHÍ LUẬT HỌC số 1/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐƠI

tài sản có thể mơ tả để bảo đảm khoản vay

có nguy cơ khơng được cơng nhận ưu tiên
xử lí tài sản gây thiệt hại cho TCTD. Vì khi
đó, tài sản vật chứng sẽ được CQTHTTHS
giải quyết hoàn trả cho chủ sở hữu bị chiếm
đoạt hoặc bị tịch thu sung công quỹ nhà
nước, dựa trên những đặc thù đối với tài sản

khơng đăng kí quyền sở hữu.
3.2. Giao vật chứng cho tổ chức tín dụng
thực thi theo quyết định xét xử và thi hành án
Tiêu chí bảo đảm thu thập đầy đủ chứng

cứ vụ án hình sự đã được xác định ngay tại
Nghị quyết số 42 (Điều 14). Như đã phân
tích, pháp luật khơng quy định cụ thể thời
điểm của giai đoạn tố tụng hình sự đề hoàn
trả vật chứng. Tuy nhiên, cần phải xác định
rằng, tuỳ vào yêu cầu chứng cứ của vụ án
hình sự mà CQTHTTHS có bước xử lí khác
nhau, cũng như toàn quyền xem xét trách
nhiệm liên đới đối với các tổ chức, cá nhân,
kể cả TCTD, người đi vay theo ngun tắc
xử lí tài sản trong vụ án hình sự. vấn đề
pháp lí đặt ra là quyền lợi của các chủ thể
trong trường hợp tài sản có nguồn gốc liên
quan đến tội phạm (bị chiếm đoạt, có được
từ những lợi ích bất hợp pháp) giải quyết
như thế nào mới hợp lí? Đây là khó khăn vì
trong chừng mực nhất định, giao dịch bảo
đảm liên quan đến khoản vay có thể của

chính người vay hoặc của bên thứ ba (bảo
lãnh tín dụng), cũng như tính hợp pháp của
giao dịch bảo đảm đó.
Tình huổng pháp lí: Trong vụ án hình sự
số 79/2019/HS-PT ngày 06/3/2019 của Toà
án nhân dân cấp cao tại TP. Hồ Chí Minh,

Tồ án đã nhận định: Hợp đồng tín dụng số
200900066PN/HĐTD kí ngày 14/4/2019,
được bảo đảm bằng nhiều tài sản, Trần Thị
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022

u làm giả chứng từ 10 ha đất tại Khu cơng
nghiệp K góp vốn làm tài sản bảo đảm cho
hợp đồng tín dụng tại Ngân hàng X nên hành
vi của bà Trần Thị u là trái pháp luật. Toà kê
biên phần đất này giao cho Cơng ti Y tạm
thời quản lí, sử dụng để tiếp tục xử lí theo
trình tự vụ kiện dân sự Cơng ti Y đã kí theo
Họp đồng số 04/2007/HĐTĐ ngày 31/10/2007
với Cơng ti M. Ở tình huống này, mặc dù

Ngân hàng X kháng cáo yêu cầu giao 10 ha
đất cho ngân hàng được tồn quyền quản lí,
sử dụng và phát mại cùng với các tài sản gắn
liền với đất nhưng các yêu cầu này đều bị
Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm
bác bỏ. Toà án đưa ra nhận định giao dịch
bảo đảm vô hiệu, nên trước đó - giai đoạn
điều tra, truy tố, các CQTHTTHS không trao
quyền sử dụng đất cho ngân hàng, mà áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời giao cho
Công ti đang quản lí hợp pháp để giải quyết
bằng vụ án dân sự, kinh tế liên quan đến việc
thuê đất là có căn cứ. Ở trường hợp này, tài
sản bảo đảm là quyền sử dụng đất không
thuộc sở hữu của bên vay, nên quyền yêu

cầu thực hiện nghĩa vụ đối với tài sản trên
(10 ha đất) như các nghĩa vụ khác đương

nhiên khơng được pháp luật bảo vệ. Khi đó
các vật chứng bị kê biên, thu giữ là các
chứng từ giả mạo đương nhiên bị xử lí tiêu
hủy theo quy định chung.
Trường họp tài sản thuộc quyền sở hữu
họp pháp của người phạm tội (vừa là người
đi vay) thì xử lí như thế nào? Tài sản nếu
không được bảo đảm (không ưu tiên xử lí
cấn trừ nợ) sẽ phát sinh nhiều nghĩa vụ trả
nợ. Vấn đề này pháp luật Việt Nam (điểm a
khoản 2 Điều 47 Luật Thi hành án dân sự
năm 2008, sửa đổi năm 2014) và Bộ luật

79


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐƠI

Dân sự Pháp có quy định tương đồng, theo
đó “những người có quyền được ưu tiên cùng

một hàng được thanh toán theo tỉ lệ của môi
người” (Điều 2362 Bộ luật Dân sự Pháp).(11)

Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam vần chưa làm
rõ trường hợp người phạm tội vừa phải bồi
thường thiệt hại trong vụ án hình sự, vừa thực

thi nhiều nghĩa vụ dân sự khác. Với những

phân tích trên, việc CQTHTTHS kê biên,
phong tỏa tài sản thuộc sở hữu của người
phạm tội để áp dụng biện pháp bồi thường
thiệt hại phải tuân thủ nguyên tắc phân chia
tài sản đó cho tất cả những người có quyền
theo tỉ lệ tương ứng, kể cả những quyền lợi
này được giải quyết bằng vụ án dân sự độc
lập, ngoài phần trách nhiệm dân sự như phán
quyết của vụ án hình sự đã tuyên xử.
Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, bảo đảm
tín dụng cịn được thực hiện bằng tín chấp
của chính người vay hoặc bảo lãnh của bên
thứ ba (khoản 1 Điều 335). Theo các luật gia
Đức thì đây là cam kết với chù nợ của một

người thứ ba, trong quan hệ giữa người vay
với chủ nợ là TCTD.(12) Khi đó, tài sản của
người tín chấp cũng có thể trở thành vật
chứng trong vụ án hình sự, ngoại trừ tài sản
chiếm đoạt, tham nhũng, CQTHTTHS bên

cạnh thu giữ tài sản thuộc sở hữu của người

(11). Civil Code (Translated by Georges ROUHETTE,
Professor of Law, with the assistance of Dr Anne
ROUHETTE-BERTON, Assistant Professor of
English), loads/
2014/12/Codigo-C ivil-Frances-French-Civil-Codeenglish-version.pdf, truy cập 10/01/2022.

(12). Phan Huy Hồng, “Bảo lãnh trong Bộ luật Dân
sự Đức và mấy liên hệ trong Bộ luật dân sự Việt
Nam”, Hội thảo quốc tế: Biện pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ dân sự, Trường Đại học Luật Thành
phố Hồ Chí Minh, ngày 29/9/2014, tr. 218.

80

phạm tội để giải quyết các trách nhiệm bồi
thường dân sự do tội phạm gây ra, cũng cần
lưu ý đến quyền lợi của TCTD. Đồng nghĩa
với việc CQTHTTHS được phép quyết định

giao tài sản cho TCTD tạm thời quản lí, chờ
kết quả giải quyết, phân chia tài sản có hiệu
lực cuối cùng của tồ án để bảo đảm quyền
lợi cho các chủ thê có lợi ích liên quan.
4.
Một số kiến nghị
Quyền chủ động xử lí tài sản bảo đảm
của TCTD đáp ứng được yêu cầu nhanh
chóng, kịp thời của hoạt động xử lí nợ xấu
trong lĩnh vực ngân hàng. Với đặc thù tài sản
bảo đảm tín dụng cũng đồng thời là vật
chứng - chứng cứ trong vụ án hình sự nên
việc xử lí vật chứng, xác định sự thật vụ án
không chỉ đơn thuần dựa trên các quy định
mang tính nguyên tắc tại Nghị quyết số 42
mà cần quán triệt các nội dung sau:
Một là, tình hình tội phạm diễn biến


phức tạp, yêu cầu thu hồi tài sản liên quan
tội phạm nói chung cần được ưu tiên hàng
đầu,(13) việc xử lí tài sản bảo đảm trong các
thỏa thuận cấp tín dụng liên quan đến vụ án
hình sự cũng khơng phải ngoại lệ. Song có
thể thấy, pháp luật Việt Nam đề cao quyền
tự do kinh doanh/14) nên không tránh khỏi

tình trạng tội phạm sử dụng kênh tín dụng
ngân hàng, xác lập các giao dịch kể cả giao
dịch bảo đảm để tấu tán tài sản, xoá dấu vết
tội phạm. Do vậy, luật hoá quy định tài sản
bảo đảm được giao dịch hợp pháp, ngay tình
(13). Theo Nghị quyết số 96/2019/QH14 ngày
27/11/2019 của Quốc hội về cơng tác phịng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật, công tác của viện kiếm sát
nhân dân, cúa tồ án nhân dân và cơng tác thi hành án
đặt ra chi tiêu ‘‘năng tỉ lệ thu hồi tiền, tài sản bị chiếm
đoạt đạt ti lệ trên 60% ” (điểm c khoản 1 Điều 2).
(14). Xem thêm: Điều 33 Hiến pháp năm 2013.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022


NGHIÊN CỨU- TRAOĐƠI

sẽ được giao cho TCTD xử lí theo giao dịch
bảo đảm, ngay khi hoàn tất thủ tục thu thập
chứng cứ, thay vì quy định thí điểm (theo

Nghị quyết số 42) là yêu cầu cấp thiết hiện
nay. Quy định này sẽ tránh tình trạng
CQTHTTHS kéo dài thời hạn hồn trả tài
sản bảo đảm, nâng cao hiệu quả xừ lí vật
chứng, xử lí nợ xấu.

Hai là, hoạt động thu thập, đánh giá
chứng cứ, để xử lí tội phạm vẫn là ưu tiên
hàng đầu trong mối liên hệ với hoạt động xử

lí tài sản bảo đảm song với các quy định của
pháp luật hình sự giao trả vật chứng hiện nay
vẫn cịn chung chung (Điều 106 Bộ luật Tổ
tụng hình sự năm 2015), chưa thể hiện rõ
đặc thù đối với vật chứng là tài sản bảo đảm.
CQTHTTHS liên ngành phải cụ thể hoá,
phân định, làm rõ từng loại vật chứng để có
giải pháp pháp lí cụ thể, thiết thực. Một số
giải pháp có thể tham khảo: 1) Đối với vật
chứng là tài sản bảo đảm được giao dịch hợp
pháp, xác định giá trị trên thị trường, sau khi
hoàn tất thủ tục thu thập chứng cứ,
CQTHTTHS phải hoàn trả ngay tài sản cho
các TCTD xử lí theo quy định và tự chịu
trách nhiệm về quyết định của mình; 2) Đối
với vật chứng có lưu các dấu vết cơ học, sinh
học cịn có những mâu thuẫn chứng cứ, nguy
cơ xét xử oan sai, cần tiếp tục được bảo quản
nghiêm ngặt để đấu tranh, chứng minh tội
phạm. Việc hoàn trả vật chứng cho TCTD để

xử lí phải chờ đến kết quả cuối cùng của cơ
quan tố tụng hình sự và chỉ được phép giao
trả tài sản khi có chứng cứ, đầy đủ, rõ ràng,

phù hợp với các chứng cứ khác, cũng như lời
khai của người phạm tội.
Ba là, vật chứng là tài sản liên quan đến
giao dịch bảo đảm bằng tín chấp qua ngân
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022

hàng khơng được xét ưu tiên xử lí (chẳng
hạn, tài sản được dùng cam kết bảo lãnh tín
dụng). Tuỳ thuộc vào các biện pháp tư pháp
được áp dụng, trường hợp bị kê biên thu giữ
để bồi thường thiệt hại (dưới hình thức bồi
thường thiệt hại ngồi hợp đồng, khơng
thuộc trường hợp ưu tiên thanh tốn), để bảo
đảm thanh toán cho nhiều nghĩa vụ dân sự,
CQTHTTHS được phép quyết định khơng

hồn trả vật chứng hoặc giao vật chứng cho
các TCTD quản lí mà chờ kết quả giải quyết
cuối cùng của tồ án. Khi đó, bên có nghĩa vụ
từ thỏa thuận cấp tín dụng vẫn phải tiếp tục
chịu trách nhiệm đối với TCTD theo cam kết
đã kí kết. Ngược lại, khi giải quyết quyền lợi
của các chủ thể có lợi ích liên quan trong vụ
án hình sự (trong trường hợp giao dịch bảo
đảm hợp pháp), cần cho phép cơ quan tố tụng
quyết định thu hồi các khoản tiền của người

vay, xử lí theo quy định của pháp luật, kể cả

đó là khoản vay được người vay sử dụng,
khơng được tự ý thu giữ tài sản bảo đảm được
giao dịch hợp pháp dẫn đến rủi ro cho TCTD.
Bổn là, làm rõ phạm vi trách nhiệm trong
quan hệ giữa các CQTHTTHS và TCTD.
Trong quan hệ này, nguyên tắc bảo đảm thu
thập đầy đủ chứng cứ chứng minh vụ án
hình sự (cả định khung, định lượng hình phạt
và ưách nhiệm dân sự) cần được đề cao. Vì

vậy, khi giao trả vật chứng, CQTHTTHS phải
tuân thủ theo đúng nguyên tắc này, trường
hợp xử lí sai phạm, mất dấu vết, chứng cứ,
khơng thu hồi tài sản trả lại cho chủ sở hữu
hoặc tịch thu sung công quỹ nhà nước đầy

đủ, đúng quy định, các CQTHTTHS phải bị
xem xét trách nhiệm. Đối với TCTD khi
được trao quyền hoàn trả vật chứng là tài sản
bảo đảm khơng đồng nghĩa họ được tồn
81


NGHIÊN cửu- TRAO ĐỐI

quyền định đoạt những tài sản đó, mà phải
tuân thủ theo các nguyên tắc của giao dịch
bảo đảm và tự chịu trách nhiệm bồi thường

nếu có sai phạm./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Minh Đoan, “Một số suy nghĩ về

phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực
kinh tế Việt Nam”, Tài liệu Hội thảo
quốc tế: Phòng, chổng tham nhũng trong
lĩnh vực kinh tế theo pháp luật Việt Nam,
Trung Quốc và pháp luật quốc tế,
Trường Đại học Luật, Đại học Huế và
Viện Luật, Trường Đại học Kinh tế Luật Trung Nam, Trung Quốc tổ chức
năm 2021.
2. Phan Huy Hồng, “Bảo lãnh trong Bộ luật
Dân sự Đức và mấy liên hệ trong Bộ luật

Dân sự Việt Nam”, Kỉ yếu Hội thảo quốc
tế: Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự, Trường Đại học Luật Thành phố
Hồ Chí Minh, ngày 29/9/2014.

3. Nicolas Audier, “Hiệu quả của giao dịch
bảo đảm: Góc nhìn của luật gia nước
ngoài”, Kỉ yểu Hội thảo quốc tế: Biện
pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh, ngày 29/9/2014.
4. Kevin M. Stephenson, Larissa Gray, Ric
Power, Jean-Pierre Brun, Gabriele Dunker,

Melissa Panj er, “Barriers to Asset
Recovery: An Analysis of the Key
Barriers and Recommendations for
Action”, the International Bank for
Reconstruction and Development/The
World Bank, 2011.

LÝ THUYẾT VỀ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH-LÃNH THỔ... (tiếp theo trang 30)
25. Lê Minh Thơng, Chính quyền điạ
phưomg trong nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
26. Nguyễn Thị Thiện Trí, Chế độ tự quản
địa phương trên thế giới và vấn đề áp
dụng vào đơi mới tơ chức chính quyền
địa phương Việt Nam, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí

Minh, 2020.
27. Nguyễn Thị Thiện Trí, “Một số bất cập
của Dự thảo Luật đon vị hành chính kinh
tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong,
Phú Quốc”, Tạp chỉ Nghiên cứu lập
pháp, số 6/2018.

28. UNDP, Factors to Consider in Designing
Decentralized Governance Policies and
82

Programmes to Achieve Sustainable

People - Centered Development, Management
Development and Governance Division,
February, 1998.
29. Nguyễn Cửu Việt, “Tổ chức đon vị hành
chính - lãnh thổ: cơ sở của cải cách chính
quyền địa phương”, Tạp chí Khoa học
pháp lỉ, số 2/2010.

30. V.I. Lênin, Toàn tập, tập 24, tập 25,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.

31. Viện Nghiên cứu lập pháp, Thơng tin
chun đề: Mơ hình tổ chức chính quyền
tại các đơn vị hành chính lãnh thổ đặc
biệt ở một số quốc gia trên thế giới và
kinh nghiệm cho Việt Nam, Tài liệu phục
vụ kì họp thứ năm, Quốc hội khố xrv,

2018.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 1/2022



×