Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự những hạn chế, vướng mắc và các giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.38 KB, 43 trang )

Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, cùng với sự phát triển ngày càng cao về
kinh tế, chính trị, khoa học, kỹ thuật, cơng nghệ … thì những mặt trái mang tính
tiêu cực của nó cũng phát sinh ngày càng nhiều; trong đó, nổi cộm là tình hình
tội phạm xảy ra với tính chất, mức độ ngày càng trở nên nguy hiểm, tinh vi và
phức tạp hơn. Để điều tra, truy tố, xét xử các tội phạm đó, các cơ quan chức
năng phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố, trong đó, chứng cứ là một căn cứ khơng
thể thiếu để xác định được tội phạm và người phạm tội.
Xuất phát từ thực tế đó, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 (sau đây viết tắt là
BLTTHS) đã dành một chương (chương V) từ Điều 63 đến Điều 78 quy định về
các nguồn chứng cứ, trong đó, từ điều 74 đến Điều 76 là các quy định về vật
chứng trong vụ án hình sự. Vật chứng là một trong những nguồn cung cấp
chứng cứ quan trọng bên cạnh những nguồn chứng cứ khác được quy định trong
BLTTHS. Vật chứng trong mỗi vụ án chứa đựng những thông tin vô cùng quan
trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng xác định tội phạm, người phạm tội, bản
chất vụ án. Các quy định về xử lý vật chứng trong BLTTHS đã tạo cơ sở pháp lý
vững chắc giúp cơ quan, người tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án hiệu quả,
góp phần nâng cao chất lượng trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi
hành án hình sự.
Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định về xử lý vật chứng theo quy
định của BLTTHS trong công tác giải quyết án hình sự trên thực tiễn vẫn cịn
nhiều vướng mắc và thiếu sót. Một mặt do việc nhận thức pháp luật, trình độ
chun mơn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm của những người, cơ quan tiến
hành tố tụng còn hạn chế; mặt khác, sai sót cịn xuất phát từ chính các quy định
của BLTTHS về xử lý vật chứng chưa được cụ thể, rõ ràng, làm cho việc giải
quyết vụ án không được triệt để, gây khiếu kiện, khiếu nại kéo dài từ các đương
sự. Chính vì vậy, việc tìm hiểu quy định của BLTTHS về xử lý vật chứng bằng
đề tài “ Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Những hạn chế, vướng mắc


Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
1


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

và các giải pháp khắc phục”, học viên nhằm đi sâu phân tích rõ hơn các quy
định của BLTTHS về xử lý vật chứng trong vụ án hình sự, đánh giá thực trạng
áp dụng quy định của BLTTHS về xử lý vật chứng trong thực tiễn để từ đó đưa
ra những kiến nghị và giải pháp khắc phục cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện
các quy định pháp pháp luật, nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh, phịng
chống tội phạm, bảo đảm một cách tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà
nước và của nhân dân.
2. Cơ cấu tiểu luận:
Tiểu luận được chia thành ba phần:
- Phần mở đầu
- Phần nội dung: Gồm 3 chương:
+ Chương I: Một số vấn đề lý luận về vật chứng và xử lý vật chứng.
+ Chương II: Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và Bộ luật
tố tụng hình sự 2015 về xử lý vật chứng trong giải quyết vụ án hình sự.
+ Chương III: Thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 về
vấn đề xử lý vật chứng trong giải quyết vụ án hình sự; những hạn chế, vướng
mắc.
- Phần kết luận và kiến nghị.

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
2


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục


PHẦN NỘI DUNG
Chương I:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VẬT CHỨNG, XỬ LÝ VẬT CHỨNG
I. Khái niệm về vật chứng:
1. Định nghĩa vật chứng:
Điều 74 BLTTHS 2003 quy định: “ Vật chứng là vật được dùng làm công
cụ, phương tiện phạm tội; vật mang dấu vết của tội phạm; vật là đối tượng của
tội phạm cũng như tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người
phạm tội”.
Điều 89 BLTTHS 2015 quy định: “ Vật chứng là vật được dùng làm công
cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội
phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội
hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.
Do đó, có thể hiểu khái niệm vật chứng như sau: Vật chứng là những vật
được thu thập theo trình tự, thủ tục do Pháp luật TTHS quy định, chứa đựng
những thông tin được xác định là chứng cứ có giá trị chứng minh tội phạm,
người phạm tội cũng như các tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết vụ án
một cách đúng pháp luật.
2. Đặc điểm của vật chứng:
- Vật chứng trong vụ án hình sự là những vật thể nhất định tồn tại trong
thế giới khách quan mà các chủ thể giải quyết vụ án có thể tri giác được.
Đây là đặc điểm cơ bản nhất của vật chứng. Các vật thể mang tính hữu
hình cụ thể con người có thể nhận biết được thơng qua cảm nhận giác quan đều
có thể trở thành vật chứng trong vụ án hình sự. Những gì khơng tồn tại dưới
dạng vật thể nhất định thì sẽ khơng được xem là vật chứng. Vật chứng có thể là
những vật thể to lớn, đồ sộ dễ nhìn thấy nhưng cũng có thể chỉ là một vật thể
nhỏ bé cần phải quan sát tỉ mỉ hoặc có sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học
kỹ thuật phù hợp mới có thể nhìn thấy được. Cũng chính vì là những vật thể vô
tri, vô giác tồn tại trong thế giới khách quan nên vật chứng có tính khách quan

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
3


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

cao, không bị chi phối bời các yếu tố tâm lý, tình cảm, song vật chứng cũng dễ
bị tác động bởi các yếu tố khác nhau trong môi trường tự nhiên dẫn đến thay
đổi, biến dạng hoặc hủy hoại.
- Vật chứng có chứa đựng những thơng tin, tình tiết có thể được sử dụng
để làm chứng cứ hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án hình sự.
Căn cứ và những thơng tin, tình tiết đó, các chủ thể giải quyết vụ án có
thể tìm ra được những chứng cứ cần thiết để làm sáng tỏ những vấn đề cần phải
chứng minh trong vụ án hoặc có những ý nghĩa nhất định trong việc giải quyết
vụ án.
- Vật chứng mang tính pháp lý tố tụng hình sự.
Xuất phát từ đặc điểm vật chứng chứa đựng những thơng tin, tình tiết
phản ánh về vụ án có thể được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng xác định làm chứng cứ phục vụ cho quá trình giải quyết vụ án hình sự. Vì
vậy, để đảm bảo cho những thơng tin, tình tiết rút ra từ vật chứng có giá trị
chứng minh thì yêu cầu vật chứng trước hết phải được thu thập theo những trình
tự, thủ tục nhất định do pháp luật tố tụng hình sự quy định. Tuy nhiên, do tính
chất đặc thù vật chứng dễ bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài làm thay
đổi, giảm sút giá trị dẫn đến có thể gây khó khăn cho q trình giải quyết vụ án.
Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự quy định vật chứng cũng phải được bảo quản
ngay sau thu thập nhằm đảm bảo giá trị chứng minh và đến khi vụ án kết thúc.
3. Phân loại vật chứng:
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì vật chứng được chia thành
các loại sau:
- Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội;

- Vật chứng là những vật mang dấu vết tội phạm;
- Vật chứng là những vật được xem là đối tượng của tội phạm;
- Vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội.
Mục đích của việc phân chia vật chứng thành các loại khác nhau nhằm
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
4


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng nhận thức đầy
đủ, rõ ràng hơn về vật chứng, từ đó có những biện pháp xử lý vật chứng cho phù
hợp trong quá trình giải quyết vụ án.
II. Khái niệm xử lý vật chứng:
1. Định nghĩa xử lý vật chứng:
Xử lý vật chứng là việc cơ quan và người tiến hành tố tụng có thẩm
quyền, tùy thuộc vào từng giai đoạn của tố tụng, căn cứ vào các quy định của
pháp luật quyết định số phận pháp lý của vật chứng đã được thu giữ, tạm giữ
trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
2. Mục đích của việc xử lý vật chứng:
Việc xử lý vật chứng nhằm góp phần giải quyết tồn diện, triệt để vụ án,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức và cá nhân. Khi vật chứng
được xử lý dưới hình thức trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp sẽ giải
quyết kịp thời nguyện vọng, lợi ích của cá nhân, cơ quan, tổ chức, từ đó có đủ
điều kiện thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu, khai thác tính năng, cơng
dụng của tài sản. Trường hợp vật chứng được xử lý dưới hình thức tịch thu sung
công quỹ Nhà nước sẽ làm tăng giá trị lợi ích vật chất của Nhà nước, cịn vật
chứng bị tịch thu tiêu hủy sẽ góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng, xã hội.
3. Ý nghĩa của việc xử lý vật chứng:

Hoạt động xử lý vật chứng kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của pháp
luật có ý nghĩa quan trọng trong việc giải quyết vụ án, góp phần nâng cao chất
lượng trong hoạt động tố tụng của các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án
trong việc điều tra, truy tố, xét xử án hình sự. Là một trong những yếu tố nhằm
đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, duy trì cơng bằng xã hội, góp phần
đấu tranh phịng chống tội phạm bảo vệ Chế độ Chính trị và Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa.

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
5


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

Chương II
QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT TỐ HÌNH SỰ 2003 VÀ BỘ LUẬTTỐ TỤNG
HÌNH SỰ 2015 VỀ XỬ LÝ VẬT CHỨNG TRONG VIỆC GIẢI
QUYẾT VỤ ÁN HÌNH SỰ
I. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về xử lý vật chứng:
1. Quy định về các loại vật chứng:
Theo quy định tại Điều 74 BLTTHS 2003 thì vật chứng được chia thành
nhiều loại khác nhau, việc phân loại vật chứng dựa trên những căn cứ nhất định.
Căn cứ vào đặc điểm của việc xuất hiện và tham gia vào quá trình xảy ra vụ án
hình sự, cụ thể như sau:
1.1. Vật chứng là những vật được dùng làm công cụ, phương tiện
phạm tội.
Công cụ phạm tội là những vật mà người phạm tội sử dụng để tác động
trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm từ đó gây thiệt hại cho khách thể
của tội phạm. Phương tiện phạm tội là những vật mà người phạm tội tuy không
dùng để tác động trực tiếp vào đối tượng tác động của tội phạm, nhưng được sử

dụng vào quá trình thực hiện tội phạm, có tác dụng hỗ trợ, giúp đỡ cho quá trình
thực hiện tội phạm.
1.2. Vật chứng là những vật mang dấu vết của tội phạm.
Là những vật chứa đựng những dấu vết do người phạm tội để lại trong
quá trình thực hiện tội phạm. Những dấu vết này là hệ quả của việc người phạm
tội có hành vi va chạm, tiếp xúc với những vật thể trong môi trường xung quanh
và được những vật thể này lưu lại, có thể là dấu vết về mặt cơ học như vết tỳ,
vết hằn, lồi, lõm…; dấu vết sinh học như vết máu, vết tinh dịch, vết nước bọt …
1.3. Vật chứng là những vật được xem là đối tượng của tội phạm.
Vật là đối tượng của tội phạm là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị
hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đây là những vật thể bị hành vi
phạm tội tác động làm biến đổi tình trạng bình thường về vị trí, hình dáng, kích
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
6


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

thước, tính chất,… có thể do các hành vi khác nhau của tội phạm gây ra như
hành vi chiếm đoạt, hành vi hủy hoại, hành vi làm hư hỏng, hành vi sử dụng trái
phép…
1.4. Vật chứng là tiền bạc và vật khác có giá trị chứng minh tội phạm
và người phạm tội.
Trong q trình thực hiện tội phạm, người phạm tội có thể sử dụng đến
tiền bạc để phục vụ cho việc phạm tội thì được xem là vật chứng trong vụ án.
Ngồi ra trong thực tiễn, có nhiều vật có liên quan đến vụ án, có giá trị chứng
minh cho tội phạm và người phạm tội, nhưng khi xét về đặc điểm, tính chất thì
khơng thuộc những loại vật chứng nêu trên nên được xem là “ vật khác”. Vật
khác ở đây có thể được xem là bất cứ vật gì có giá trị chứng minh tội phạm và

người phạm tội được các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu
thập theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật thì cũng được xem là vật chứng, như
các loại giấy tờ tùy thân, quần áo, giầy, dép, … của hung thủ hoặc nạn nhân tại
hiện trường.
2. Thẩm quyền và thời điểm xử lý vật chứng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 BLTTHS “Việc xử lý vật chứng do Cơ
quan Điều tra quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện
kiểm sát quyết định, nếu vụ án được đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Tòa án
hoặc Hội đồng xét xử quyết định ở giai đoạn xét xử. Việc thi hành các quyết
định về xử lý vật chứng được ghi vào biên bản”.
Căn cứ các quy định tại các Điều 34, 36, 38 BLTTHS thì thẩm quyền xử
lý vật chứng chỉ thuộc về Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; Viện
trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, Phó Chánh án Tịa án và Hội
đồng xét xử.
Theo quy định trên đây thì Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Điều
tra; Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền xử lý vật chứng khi vụ
án được đình chỉ điều tra ở giai đoạn điều tra hoặc đình chỉ ở giai đoạn truy tố.
Tuy nhiên, trường hợp vụ án khơng được đình chỉ thì Thủ trưởng, phó Thủ
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
7


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

trưởng Cơ quan Điều tra; Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát vẫn có
quyền xử lý vật chứng nếu thuộc trường hợp được quy định tại điểm d khoản 2
(vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản) và khoản 3 Điều 76 Bộ
luật tố tụng hình sự (vật chứng là tài sản, tiền bạc thuộc sở hữu nhà nước, tổ
chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ, phương
tiện phạm tội) nếu không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án. Trong giai đoạn

chuẩn bị xét xử ( trước khi mở phiên tòa) thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về
Chánh án, Phó Chánh án, và do Hội đồng xét xử quyết định khi vụ án được đưa
ra xét xử (đã mở phiên tòa).
3. Biện pháp xử lý vật chứng.
Theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình
sự vật chứng được xử lý như sau:
3. 1. Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu
hành thì tịch thu, sung quỹ nhà nước hoặc tiêu hủy.
- Đối với vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội thuộc sở hữu của
người phạm tội thì tịch thu sung quỹ nhà nước nếu có giá trị; tịch thu tiêu hủy
nếu khơng có giá trị.
- Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành thì tịch thu và tiêu hủy, khơng
phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật chứng đó khơng có giá trị hoặc vật
chứng đó nếu khơng tiêu hủy thì sẽ gây nguy hại cho xã hội.
- Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành nhưng có giá trị như vũ khí qn
dụng (tìm được) hoặc hàng hóa cấm lưu hành, là những sản vật của tự nhiên như
động vật hoang dã quý hiếm, thực vật quý hiếm v.v ... không thể tịch thu và tiêu
hủy, (trừ trường hợp vật, hàng hóa bị hư hỏng khơng cịn giá trị sử dụng hoặc
thối rửa), mà hiện nay theo quy định hiện hành của pháp luật thì chúng ta phải
sung quỹ Nhà nước và phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản
lý đối với các loại hàng hóa đó, ví dụ như đối với vũ khí quân dụng thì phải thực
hiện theo đúng Nghị định số 25/2012/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2012 của
Chính phủ về Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh quản
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
8


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và cơng cụ hỗ trợ.

- Đối với vật chứng là tài sản thuộc loại Nhà nước cấm lưu hành bị người
phạm tội chiếm đoạt, sau đó được mua đi, bán lại nhưng thu hồi được, thì ngồi
việc trả lại, bồi thường hoặc tịch thu tài sản đó, số tiền dùng vào việc mua bán
trái phép của từng lần (kể cả của người chiếm đoạt) bị tịch thu sung quỹ Nhà
nước theo quy định tại điểm a hay điểm b Điều 41 BLHS. Để tránh trùng thu,
mỗi lần mua bán chỉ tịch thu một lần ở người bán (nếu người mua đã trả tiền)
hoặc ở người mua (nếu người mua chưa trả tiền).
- Đối với vật chứng thuộc sở hữu của người khác nhưng người này có lỗi
trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm thì có thể
tịch thu sung quỹ nhà nước (khoản 3 Điều 41 Bộ luật hình sự).
3. 2. Vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của nhà nước, tổ
chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý
hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ sở hữu hoặc
người quản lý hợp pháp thì sung quỹ Nhà nước.
- Trong trường hợp xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp
pháp thì việc xử lý vật chứng sẽ trả lại cho họ. Việc này có thể được thực hiện
trong q trình điều tra, truy tố, xét xử nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc
xét xử vụ án mà không cần phải đợi đến khi vụ án được đình chỉ hoặc giải quyết
xong (khoản 3 Điều 76 BLTTHS 2003). Tuy nhiên, cần hiểu trong trường hợp
này, chủ sở hữu là người khơng có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng
tiền bạc, tài sản của mình vào việc phạm tội (đối với vật chứng là công cụ,
phương tiện phạm tội), nếu chủ sở hữu là người có lỗi trong việc để cho người
phạm tội sử dụng vào việc phạm tội thì có thể xử lý như điểm a khoản 2 Điều 76
BLTTHS như đã phân tích ở trên.
- Trong trường hợp vật, tiền bạc đã được người phạm tội sử dụng làm
công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chiếm đoạt nhưng không xác định được chủ
sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước hoặc
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
9



Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

tiêu hủy.
3. 3. Vật chứng là tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu
sung quỹ Nhà nước.
- Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có là vật, tiền bạc là đối tượng của tội
phạm như: tội bn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ... hoặc
là vật, tiền bạc do mua bán, trao đổi mà có như trong tội đánh bạc.
- Tiền bạc, tài sản do phạm tội mà có cũng có thể là tiền bạc, tài sản được
sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền, bạc vào việc phạm tội hay tài sản, tiền bạc
chiếm đoạt được của người khác.
Trong thực tiễn cũng có trường hợp, kẻ phạm tội chiếm đoạt được tài sản
của người khác và bán lấy tiền tiêu xài, khi xét xử người bị hại khơng địi bồi
thường thiệt hại, thì số tiền này cũng được coi là tài sản do phạm tội mà có và
cũng được tịch thu sung quỹ Nhà nước.
3. 4. Vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản.
Đối với vật chứng là hàng hóa mau hỏng hoặc khó bảo quản thì Luật quy
định trong quá trình thụ lý giải quyết vụ án cơ quan đang thụ lý, giải quyết có
thể bán theo quy định của pháp luật và gửi vào tài khoản tạm gửi của cơ quan
mình mở tại kho bạc Nhà nước. Khi giải quyết vụ án, tùy thuộc và giai đoạn tố
tụng mà cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào đặc điểm pháp lý của loại vật chứng
đã được bán để quyết định sung quỹ Nhà nước hay trả lại cho chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp hoặc khấu trừ vào nghĩa vụ của bên phải bồi thường.
3. 5. Vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì tịch thu
và tiêu hủy.
Đây là những đồ vật, tài liệu khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong q trình điều tra, giải quyết vụ án,
nó khơng phải là loại vật cấm lưu hành, nó có thể là cơng cụ, phương tiện phạm

tội nhưng khơng có giá trị sử dụng hoặc khơng sự dụng được. Ví dụ như: gạch
đá, khúc cây,…

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
10


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

3. 6. Giải quyết trường hợp có sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với
vật chứng.
Việc tranh chấp quyền sở hữu đối với vật chứng có thể xảy ra bất kỳ giai
đoạn nào của quá trình tố tụng từ khi điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án.
Theo quy định tại khoản 4 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự, thì “trong trường
hợp có sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật chứng thì giải quyết theo thủ
tục tố tụng dân sự”. Việc giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trong từng giai
đoạn ra sao, được tiến hành theo trình tự thủ tục nào thì Luật không quy định rõ
mà chỉ nêu chung là “ theo thủ tục tố tụng dân sự” và hiện nay cũng chưa có văn
bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn.
II. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về xử lý vật chứng
trong giải quyết vụ án hình sự:
Trong nội dung về vấn đề xử lý vật chứng, BLTTHS 2015 cũng kế thừa
và phát huy nhưng nội dung tích cực của Điều 76 BLTTHS năm 2003, bên
cạnh đó BLTTHS 2015 đã sửa đổi và bổ sung những vấn đề mới mà trước đây
BLTTHS 2003 chưa phù hợp hoặc chưa quy định, cụ thể như sau:
1. Quy định của BLTTHS 2015 về vật chứng:
Điều 89 BLTTHS 2015 quy định như sau: “ Vật chứng là vật được
dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối
tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy theo

Điều 89 BLTTHS 2015 quy định về vật chứng không khác so với Điều 74
BLTTHS 2003, nhưng Điều 89 quy định thêm vật chứng có thể là vật có ý
nghĩa trong việc giải quyết vụ án. Đây là một quy định “ mở” của pháp luật
nhằm mục đích giúp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tịa án trong q trình
giải quyết vụ án hình sự có thể thu thập các vật, thơng tin khác khác nhằm tạo
điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án một cách chính xác, triệt để, đúng
pháp luật.

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
11


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

2. Thẩm quyền và thời điểm xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật
hình sự 2015:
Thẩm quyền xử lý vật chứng trong BLTTHS 2015 được quy định tại
khoản 1 Điều 106 như sau: “Việc xử lý vật chứng do Cơ quan điều tra, Cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quyết định nếu vụ án
được đình chỉ ở giai đoạn điều tra; do Viện kiểm sát quyết định, nếu vụ án được
đình chỉ ở giai đoạn truy tố; do Chánh án Tòa án quyết định nếu vụ án được
đình chỉ ở giai đoạn chuẩn bị xét xử; do Hội đồng xét xử quyết định nếu vụ án
đó đã được đưa ra xét xử. Việc thi hành các quyết định về xử lý vật chứng được
ghi vào biên bản”. Như vậy, theo khoản 1 Điều 106 quy định về thẩm quyền xử
lý vật chứng có sự thay đổi và cụ thể hơn so với Khoản 1 Điều 76 BLTTHS
2003, như sau:
Nếu như khoản 1 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định thẩm quyền xử lý vật
chỉ nêu tên cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng đó là Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tịa án. Tùy từng giai đoạn thì thuộc thẩm quyền của từng cơ quan và
khơng nêu cụ thể cá nhân có thẩm quyền xử lý. BLTTHS 2015 quy định trong

giai đoạn chuẩn bị xét xử nếu vụ án bị đình chỉ thì đích danh Chánh án Tịa án
quyết định xử lý vật chứng (trong Điều 76 chỉ quy định chung giai đoạn này là
cơ quan Tòa án), BLTTHS 2015 quy định như vậy là phù hợp. Ngoài ra, khoản 1
Điều 106 cịn quy định bổ sung thêm cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng đó
là các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, căn cứ
vào Điều 35 BLTTHS 2015 thì các cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng
trong trường hợp này là: Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của
Hải quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra; Các cơ quan khác trong Quân đội
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Như vậy
thẩm quyền về xử lý vật chứng được mở rộng ra cho các cơ quan khác có chức
năng điều tra ở một số ngành, lĩnh vực cụ thể, quy định này phù hợp với thực
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
12


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

tiễn hiện nay về quyền điều tra của các cơ quan đi liền với việc xử lý vật chứng
và đặc thù của từng ngành. Ví dụ, trong q trình điều tra một vụ án bn lậu,
cơ quan Bộ đội Biên phịng thu giữ 1 lượng hàng hóa là vật chứng của vụ án,
quá trình thu giữ sau khi lập biên bản và tiến hành kiểm tra hàng hóa xét thấy
hàng hóa này là vật mau hỏng, nếu xử lý sớm vật chứng cũng không ảnh hưởng
đến việc giải quyết vụ án cho nên đã tiến hành tịch thu, tạm giữ, bảo quản số
hàng hóa trên. Việc xử lý vật chứng khơng ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án
mà còn đáp ứng được tính cấp thiết xử lý lượng hàng hóa trên.
Theo quy định tại Điều 36, 39, 40, 41, 44 của BLTTHS năm 2015 thì
Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng các
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện trưởng,

phó Viện trưởng Viện kiểm sát có quyền xử lý vật chứng khi vụ án được đình
chỉ điều tra ở giai đoạn điều tra hoặc đình chỉ ở giai đoạn truy tố. Tuy nhiên,
trường hợp vụ án không được đình chỉ thì Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan
Điều tra; Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát vẫn có quyền xử lý vật
chứng nếu thuộc trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015
đó là: Trả lại ngay tài sản đã được thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật
chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó; trả lại ngay vật
chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh
hưởng đến việc giải quyết vụ án và thi hành án; vật chứng thuộc loại mau hỏng
hoặc khó bảo quản thì có thể được bán theo quy định của pháp luật, trường hợp
khơng bán được thì tiêu hủy; vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại
lai thì sau khi có kết luận giám định phải giao ngay cho cơ quan quản lý chuyên
ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Trong giai đoạn xét xử
thẩm quyền xử lý vật chứng thuộc về Chánh án, phó Chánh án, nếu vụ án chưa
đưa ra xét xử (trước khi mở phiên tịa) hoặc vụ án bị đình chỉ ở giai đoạn chuẩn
bị xét xử và do Hội đồng xét xử quyết định khi vụ án được đưa ra xét xử (đã mở
phiên tòa).

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
13


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

Ngoài những thời điểm ra quyết định xử lý vật chứng nói trên, thì trong
quá trình điều tra, truy tố, xét xử, Thủ trưởng, phó Thủ trưởng Cơ quan Điều tra;
Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Viện trưởng, phó Viện trưởng Viện kiểm sát; Chánh án, phó Chánh án Tịa án có
thể ra Quyết định xử lý vật chứng nếu thuộc các điểm thuộc các điểm a, b, c , d
Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 vào bất kỳ thời điểm nào khi vụ án đang do cơ

quan mình thụ lý.
3. Biện pháp xử lý vật chứng:
Theo quy định tại khoản 2, Khoản 3 Điều 106 BLTTHS 2015 thì vật
chứng được xử lý như sau:
- Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu
hành thì tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
- Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu,
nộp ngân sách nhà nước;
- Vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch thu và
tiêu hủy;
- Vật được xác định không phải là vật chứng đã thu giữ, tạm giữ thì trả
lại cho chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của tài sản đó;
- Trả lại vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét
thấy không ảnh hưởng tới việc giải quyết vụ án và thi hành án;
- Vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì được bán theo
quy định của pháp luật; trường hợp khơng bán được thì tiêu hủy.
- Vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai thì giao cho cơ
quan chun ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật ngay khi
có kết luận giám định.
Như vậy, hình thức xử lý vật chứng theo quy định của Bộ luật hình sự
năm 2015 đã kế thừa những quy định của BLTTHS 2003 nhưng được cụ thể hóa
chi tiết hơn, bổ sung thêm những biện pháp xử lý mới trong từng trường hơp cụ
thể:
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
14


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

- Đối với nhóm vật là cơng cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ,

lưu hành thì cũng giống như BLTTHS 2003 có hai biện pháp xử lý có thể được
áp dụng là tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tịch thu để tiêu hủy. Trong
trường hợp này cơ quan có thẩm quyền xử lý vật chứng khi căn cứ vào mục đích
xử lý của từng biện pháp và giá trị của từng loại vật chứng. Biện pháp xử lý tịch
thu nộp ngân sách nhà nước những vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội,
vật cấm tàng trữ, cấm lưu hành được áp dụng khi những vật này có giá trị làm
lợi cho ngân sách Nhà nước mà nếu đem tiêu hủy những vật này thì sẽ gây ra sự
lãng phí khơng cần thiết. Ngược lại, biện pháp xử lý tịch thu, tiêu hủy những vật
chứng là công cụ, phương tiện phạm, vật cấm lưu hành sẽ được áp dụng khi
những vật này khơng có giá trị và nếu để nó tồn tại thì có thể sẽ gây nguy hại
cho xã hội.
Đối với vật chứng khơng có giá trị hoặc khơng sử dụng được thì bị tịch
thu và tiêu hủy. Đây là những vật chứng có giá trị chứng minh tội phạm và
người phạm tội được thu giữ, tạm giữ trong quá trình điều tra, giải quyết vụ án
hoặc cũng có thể là cơng cụ, phương tiện phạm tội. Những vật chứng này khi xét
về giá trị kinh tế thì khơng có hoặc giá trị sử dụng cũng khơng còn nên sẽ được
tiêu hủy.
Đối với vật chứng thuộc loại mau hỏng hoặc khó bảo quản thì có thể bán
theo quy định của pháp luật, trường hợp không bán được thì tiêu hủy, quy định
này cũng giống như BLTTHS 2003, tuy nhiên điểm mới của Luật này quy định
thẩm quyền giải quyết có thể trong tất cả các giai đoạn của việc giải quyết vụ án,
trong trường hợp không bán được thì được tiêu hủy, quy định này phù hợp với
đặc thù của vật chứng là hàng hóa mau hỏng không để được lâu, đây là điểm
mới của BLTTHS 2015 nhằm khắc phục được những hạn chế trước đây của
BLTTHS 2003.
Đối với vật, tiền là vật chứng của cá nhân, tổ chức thì theo điểm b khoản
3 Điều 106 BLTTHS 2015 quy định “ Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu
hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
15



Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

án và thi hành án”. Đây là quy định tiến bộ nhằm khắc phục tình trạng chậm trả
lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp, làm ảnh hưởng đến quyền và
lợi ích của những người này; trong trường hợp việc trả không ảnh hưởng đến xử
lý vụ án, thi hành án do sự cố ý hay tắc trách, tùy tiện của cơ quan, người tiến
hành tố tụng. Tuy nhiên, vật, tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp,
nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực
hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu (khoản 3 Điều 47 BLHS 2015). Đây là nội
dung tùy nghi trong Biện pháp tư pháp được Bộ luật hình sự 2015 quy định
(BLHS 1999 cũng có quy định tương tự) nên việc tịch thu hay trả lại phụ thuộc
vào giá trị trị tài sản và việc đánh giá, xem xét của cơ quan, người tiến hành tố
tụng. Pháp luật phải có quy định các căn cứ để tịch thu (mức độ lỗi, định tính,
định lượng tài sản), tránh sự tùy tiện, tiêu cực xảy ra khi xử lý đối với trường
hợp này.
Ngoài những biện pháp xử lý vật chứng đã nêu trên, điểm a khoản 3
Điều 106 BLTTHS 2015 quy định việc tài sản bị thu giữ, tạm giữ nhưng trong
quá trình giải quyết vụ án, xét thấy tài sản này không phải là vật chứng của vụ
án thì trả lại cho chủ sở hữu hay người quản lý hợp pháp của tài sản đó. Việc
BLTTHS 2015 đưa nội dụng xử lý vật chứng này vào đã khắc phục được những
hạn chế mà BLTTHS 2003 gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật
Theo hướng dẫn trên đây, khi trả những đồ vật, tài sản không phải là vật
chứng cho chủ sở hữu trước khi mở phiên tịa, cơ quan, người có thẩm quyền
đang thụ lý vụ án không ra quyết định xử lý vật chứng cũng không ra quyết định
trả lại đồ vật, tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp mà chỉ cần lập
biên bản trả lại đồ vật, tài sản và lưu vào hồ sơ vụ án. Nếu tại phiên tịa thì Hội
đồng xét xử ghi vào bản án tại phần quyết định của bản án.
Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2015 về xử lý vật chứng tại các điểm

a, b khoản 3 Điều 106 chưa thật sự cụ thể. Luật quy định cơ quan, người có
thẩm quyền phải trả lại ngay cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài
sản đó, vấn đề đặt ra là trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
16


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

khơng tìm được chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp tài sản đó thì xử lý như thế
nào? Mặc dù đã áp dụng biện pháp nghiệp vụ, biện pháp điều tra theo tố tụng để
xác định xác định chủ sở hữu như là thơng báo trong một thời hạn nhất định;
hình thức thông báo là bằng việc niêm yết tờ thông báo tại cơ quan ra thông báo
(thường là do Cơ quan Điều tra thực hiện); trường hợp vật chứng có giá trị lớn
như ô tô, tàu, thuyền, tiền, vàng v.v ... kèm theo các loại giấy tờ quan trọng mới
thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
BLTTHS 2015 không quy định về trình tự, thủ tục, biện pháp và thẩm
quyền xác định chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp vật chứng hay tài sản
bị thu giữ, tạm giữ không phải là vật chứng. Cho nên trong thực tiễn, việc ra
thơng báo tìm chủ sở hữu và thời hạn thơng báo là khơng thống nhất, có thơng
báo thời hạn 6 tháng, 9 tháng, hoặc 1 năm; có Cơ quan điều tra lại thông báo với
thời hạn tương ứng với thời hạn điều tra đối với loại tội phạm đang tiến hành
điều tra (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng)
bao gồm cả việc gia hạn. Khi hết thời hạn điều tra thì Cơ quan Điều tra làm bản
kết luận điều tra và đề nghị truy tố, chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng với vật
chứng. Việc thơng báo tìm chủ sở hữu đối với vật chứng của Cơ quan Điều tra
như đã nói trên không thống nhất với quy định của Bộ luật Dân sự ( sau đây viết
tắt là BLDS); trong BLDS có quy định về việc xác lập quyền sở hữu đối với vật
không xác định được chủ sở hữu; đối với vật bị chơn giấu, bị chìm đắm; bị đánh
rơi, bỏ quên; khi giải quyết vật chứng, Cơ quan tiến hành tố tụng phải căn cứ

vào đối tượng vật chứng thuộc loại nào, đó là vật khơng xác định được chủ sở
hữu hay vật bị chơn giấu, chìm đắm, bị đánh rơi, bỏ qn để ra thơng báo tìm
chủ sở hữu hay không? Đối với vật chứng mà người phạm tội chiếm đoạt hoặc
vật chứng bị đánh rơi, bỏ quên hoặc người phạm tội nhặt được nhưng chưa xác
định được ai là chủ sở hữu thì Cơ quan Điều tra phải làm thơng báo tìm chủ sở
hữu; cịn đối với những vật chứng là tài sản bị chôn giấu, bị chìm đắm, được
người phạm tội tìm thấy thì đây thường là tài sản ở các vụ án chiếm giữ trái

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
17


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

phép tài sản, thì Cơ quan Điều tra khơng phải thơng báo tìm chủ sở hữu mà căn
cứ theo quy định của BLDS để xử lý.
Việc thơng báo tìm chủ sở hữu của vật chứng được quy định tại Điều 228
BLDS 2015 như sau:“ Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ sở
hữu phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an
cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại...
Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ
sở hữu tài sản là động sản thì quyền sở hữu đối với động sản đó thuộc về người
phát hiện tài sản”.
- Khoản 2 Điều 229 BLDS 2015 có quy định:“ Tài sản bị chơn, giấu, bị
vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà khơng có hoặc khơng xác định được ai là
chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài
sản này được xác định như sau:
a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo
quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản
đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy khơng phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn
hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người
tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức
lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà
nước”.
- Điều 230 BLDS 2015 có quy định: “ Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo
công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được
chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu khơng đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản
này được xác định như sau:

Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
18


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

a) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng
mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người nhặt được được xác
lập quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của Bộ luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan; trường hợp tài sản có giá trị lớn hơn mười lần
mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản, người
nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy
định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước
quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước;
b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch
sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà
nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy

định của pháp luật.”
Theo các quy định trên thì thời hạn thơng báo để tìm chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp đối với vật chứng là 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai;
thời hạn này là bắt buộc, việc thơng báo tìm chủ sở hữu vật chứng với thời hạn
trên hoặc dưới một năm là không đúng với quy định của pháp luật.
Hiện nay, theo quy định của BLDS 2015 và BLTTHS 2015, thì thời hạn
thơng báo tìm chủ sở hữu và thời hạn tố tụng đối với vụ án từ lúc khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử là không giống nhau; do vậy, trong thực tiễn xảy ra các
trường hợp đến ngày mở phiên tịa mà thời hạn thơng báo tìm chủ sở hữu vật
chứng đang cịn và khơng tìm được chủ sở hữu vật chứng. Vì khi hết thời hạn
chuẩn bị xét xử thì buộc Tịa án phải ra Quyết định đưa vụ án ra xét xử và mở
phiên tòa hình sự sơ thẩm vì khơng có một quy định nào của pháp luật cho phép
kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử để chờ hết thời hạn thông báo tìm chủ sở hữu
của vật chứng; trong trường hợp này, do chưa có quy định, thơng tư nào hướng
dẫn cụ thể nên một số Tịa căn cứ vào Cơng văn Giải đáp nghiệp vụ năm 2010
của Trường Cán bộ Tòa án ( nay là Học viện Tòa án) để giải quyết.
Điểm mới trong vấn đề xử lý vật chứng mà BLTTHS 2015 quy định đó
là: Đối với vật chứng là động vật hoang dã và thực vật ngoại lai bị thu giữ trong
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
19


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

quá trình giải quyết vụ án thì sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ
quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật,
quy định này phù hợp với thực tế hiện nay trong việc xử lý các vụ án liên quan
đến các loại vật chứng này, khắc phục được hạn chế mà BLTTHS 2003 không
quy định. Động vật hoang dã là vật chứng đặc biệt như các loại động vật quý
hiếm, nguy cấp đòi hỏi sự quản lý của Nhà nước bằng các cơ quan quản lý

chuyên môn, chuyên ngành như Kiểm Lâm, Trung tâm bảo tồn… Thực vật
ngoại lai là các nguồn gen được du nhập từ ngoài vào nước ta, các nguồn gen
này có thể có lợi và có hại, đây là những loại vật chứng đặc biệt cơ quan tố tụng
khơng có khả năng xử lý mà phải giao cho cơ quan chun mơn có thẩm quyền
xử lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trước khi BLTTHS 2015 ra
đời, TTLN số 19/2007/TTLN- BNN- BTP- BCA- VKSNDTC- TANDTC đã
hướng dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội này, nhưng lại
chưa đưa ra hướng dẫn về xử lý vật chứng thu giữ được. Thông tư số
90/2008/TT-BNN của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn xử lý
tang vật là động vật rừng sau khi tịch thu ở các vụ xử phạt hành chính đưa ra
hướng xử lý rừng cịn sống như thả lại nơi tự nhiên; trong trường hợp động vật
bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ động
vật… hoặc tiêu hủy các cá thể động vật rừng mắc bệnh… Như vậy, mặc dù
hướng dẫn trên khơng áp dụng trong tố tụng hình sự, tuy nhiên vật chứng của vụ
án này thuộc loại đặc biệt, nếu áp dụng Điều 76 BLTTHS 2003 để xử lý thì
nhiều trường hợp khơng thể tun tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước hoặc tiêu
hủy mà phải có những hướng dẫn đặc thù theo pháp luật ngành để xử lý, do đó
BLTTHS 2015 quy định nội dung xử lý vật chứng là động vật hoang dã và thực
vật ngoại lai sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên
ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật là điểm tiến bộ và phù
hợp.
4. Giải quyết trường hợp có sự tranh chấp về quyền sở hữu đối với vật
chứng:
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
20


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

Khoản 4 Điều 106 BLTTHS 2015 quy định trường hợp vật chứng có tranh

chấp về quyền sở hữu thì sẽ được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự
cũng giống như khoản 4 Điều 76 BLTTHS 2003 và cần văn bản hướng
dẫn cụ thể hơn trong thời gian tới.
Chương III
THỰC TRẠNG XỬ LÝ VẬT CHỨNG THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT TỐ
TỤNG HÌNH SỰ 2003. MỘT SỐ HẠN CHẾ VÀ VƯỚNG MẮC
I. Thực tiễn thi hành Bộ luật tố tụng hình sự 2003 về vấn đề xử lý vật chứng:

1. Xử lý vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm lưu hành.
- Điểm a khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định đối với vật chứng là
công cụ, phương tiện phạm tội thì tịch thu sung quỹ nhà nước nếu có giá trị; tịch
thu tiêu hủy nếu khơng có giá trị. Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành thì tịch
thu và tiêu hủy, khơng phân biệt vật đó thuộc sở hữu của ai, nếu vật chứng đó
khơng có giá trị hoặc vật chứng đó nếu khơng tiêu hủy thì sẽ gây nguy hại cho
xã hội, ví dụ như: ma túy, văn hóa phẩm đồi trụy, tài liệu có nội dung phản
động... Đối với vật chứng là vật cấm lưu hành nhưng có giá trị như vũ khí qn
dụng (tìm được) hoặc hàng hóa cấm lưu hành, là những sản vật của tự nhiên thì
tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước.
Theo quy định trên, trường hợp này biện pháp xử lý là tịch thu, sung quỹ
nhà nước hoặc tiêu hủy. Chúng ta cần hiểu công cụ, phương tiện phạm tội có thể
là vật của người phạm tội hoặc của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt
hoặc dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội. Công cụ phạm tội như: súng,
dao, gạch, đá, tiền bạc dùng vào việc đánh bạc, đưa hối lộ … Phương tiện phạm
tội có thể là xe mơ tơ, xe ơ tơ, điện thoại, máy tính, nhà cửa, kho bãi… Thực tiễn
đặt ra một số trường hợp cần quy định xử lý cụ thể như:
+ Xe mô tô, xe ô tô gây ra tai nạn trong vụ án giao thông là vật chứng
của vụ án: Có quan điểm cho rằng vật chứng là phương tiện giao thơng trong vụ
án hình sự giao thơng khơng bị tịch thu, sung quỹ nhà nước (vì hành vi phạm
tội theo quy định tại Điều 202 BLHS năm 1999 là do lỗi vô ý; phương tiện
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017

21


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

giao thông được người phạm tội dùng để di chuyển từ nơi này đến nơi khác mà
không phải dụng ý ban đầu là dùng vào việc phạm tội). Có quan điểm lại cho
rằng: Dù tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
là lỗi vô ý nhưng trường hợp phương tiện giao thông thuộc diện cấm lưu hành,
quá niên hạn sử dụng tại Việt Nam theo quy định của pháp luật, xe tự chế hoặc
tự hoán cải từ ô tô chở khách thành ô tô chở hàng (theo quy định tại điểm d
khoản 6 Điều 16 và điểm d khoản 5 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP các
loại phương tiện này đều bị tịch thu, sung công quỹ Nhà nước) hoặc trường
hợp phương tiện giao thông được người phạm tội điều khiển trong trạng thái
phê chất ma túy, hoặc có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép (họ đã có lỗi cố
ý về mặt hành vi là đã tự đặt mình vào trong tình trạng say rượu, bia, chất kích
thích khác khi vi phạm thì cần phải tịch thu phương tiện để xử lý.
Hai quan điểm này xét trên thực tế đều có điểm phù hợp, do đó, thực tiễn
khi xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét nhiều khía cạnh của
vụ án để xứ lý đúng quy định.
+ Trường hợp nhà ở, kho bãi .. của người phạm tội dùng làm phương tiện
để thực hiện tội phạm như: việc mua bán, tổ chức, chứa mại dâm, đánh bạc hoặc
là nơi cất giấu, tàng trữ hàng cấm... Trường hợp này, họ phải nhận thức được đó
là hành vi vi phạm pháp luật, là lỗi cố ý. Thực tiễn xét xử các vụ án này có Tịa
án thực hiện việc tịch thu một phần hoặc tồn bộ tài sản sung cơng quỹ Nhà
nước, có Tịa lại khơng xử lý tài sản đó. Trường hợp người phạm tội sử dụng nhà
cửa, kho, bãi làm phương tiện phạm tội có tính chất chun nghiệp, đã bị xử lý
nhiều lần, mức độ vụ án có tích chất rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm
trọng gây ảnh hưởng lớn cho xã hội thì các cơ quan tố tụng cần tịch thu sung
công quỹ Nhà nước một phần hoặc tồn bộ tài sản đó để răn đe, thể hiện tính

nghiêm minh của pháp luật.
+ Trường hợp người phạm tội sử dụng băng ghi âm, ghi hình bí mật đời
tư, cá nhân của người khác làm phương tiện phạm tội như việc cưỡng đoạt tài
sản, thì việc xử lý vật chứng các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét ý
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
22


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

chí của người bị hành vi phạm tội xâm hại, trường hợp người bị hành vi phạm
tội xâm hại yêu cầu trả lại những vật chứng trên, thì các cơ quan tiến hành tố
tụng có thể trả những vật chứng đó cho họ, người lại nếu họ khơng u cầu trả
thì xác định vật chứng này khơng có giá trị sử dụng để tịch thu tiêu hủy.
2. Xử lý vật chứng là những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước,
tổ chức, cá nhân bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc dùng làm công cụ,
phương tiện phạm tội:
Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 76 BLTTHS thì vật chứng là
những vật, tiền bạc thuộc sở hữu của Nhà nước, tổ chức, cá nhân bị người phạm
tội chiếm đoạt hoặc dùng làm cơng cụ, phương tiện phạm tội thì trả lại cho chủ
sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp; trong trường hợp không xác định được chủ
sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung cơng quỹ nhà nước. Như đã phân
tích ở mục 3.2 (Chương II), nội dung này được chia thành hai trường hợp:
Trường hợp xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì việc xử
lý vật thì sẽ trả lại cho họ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, chủ sở hữu là người
khơng có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng tiền bạc, tài sản của mình
vào việc phạm tội, cịn nếu chủ sở hữu là người có lỗi trong việc để cho người
phạm tội sử dụng vào việc phạm tội thì có thể xử lý như điểm a khoản 2 Điều 76
BLTTHS như đã phân tích ở trên. Trường hợp thứ hai là vật, tiền bạc đã được
người phạm tội sử dụng làm công cụ, phương tiện phạm tội hoặc chiếm đoạt

nhưng không xác định được chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp thì sung
quỹ nhà nước. Việc áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng trong các nội dung nêu
trên, thực tiễn có nhiều trường hợp cần phải được làm rõ để vấn đề xử lý vật
chứng được chính xác, đúng quy định, cụ thể đó là: Trường hợp vật, tiền bị
người phạm tội chiếm đoạt, quá trình giải quyết vụ án các cơ quan tiến hành xác
định được chủ sở hữu hợp pháp của tài sản đó, những chủ sở hữu yêu cầu khơng
nhận lại tài sản trên thì cơ quan tiến hành tố tụng căn cứ vào đâu để xử lý? Hoặc
trường hợp người phạm tội chiếm đoạt vật, tiền bạc của người khác làm công cụ,
phương tiện phạm tội mà chủ sở hữu cũng có lỗi hoặc một phần lỗi trong việc để
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
23


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

người phạm tội chiếm đoạt thì xử lý tịch thu, sung cơng quỹ Nhà nước hay trả
lại cho chủ sở hữu? hoặc trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản của
người khác làm công cụ phương tiện phạm tội, mà người quản lý tài sản đó là
quản lý bất hợp pháp tài sản người khác, trong quá trình giải quyết vụ án thì việc
xử lý vật chứng như thế nào? Cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp việc chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp từ
chối nhận lại tài sản, do Điều 76 BLTTHS năm 2003 không quy định cụ thể nên
việc xử lý vật chứng cơ quan tiến hành tố tụng không biết căn cứ vào điều luật
nào áp dụng, mà chỉ viện dẫn lý do ý chí của chủ sở hữu và tính chất, đặc điểm
của loại vật chứng để tịch thu sung công quỹ Nhà nước nếu vật chứng đó có giá
trị sử dụng hay tịch thu, tiêu hủy nếu vật chứng đó khơng có giá trị sử dụng hoặc
không sử dụng được. Trường hợp người quản lý tài sản có lỗi và vật đó khơng
cịn giá trị sử dụng thì có sơ sở rõ ràng, còn trường hợp người sở hữu, người
quản lý hợp pháp khơng có lỗi để người phạm tội chiếm đoạt tài sản và tài sản
đó cịn giá trị sử dụng mà họ từ chối nhận lại thì việc cơ quan tố tụng xử lý tịch

thu sung công quỹ Nhà nước nhưng việc xử lý này khơng có quy định nào để áp
dụng. Vấn đề này BLTTHS năm 2015 và BLHS 2015 khơng quy định nên đề
nghị cấp có thẩm quyền cần có văn bản hướng dẫn cụ thể.
- Đối với trường hợp người phạm tội chiếm đoạt vật, tiền bạc của người
khác làm công cụ, phương tiện phạm tội mà chủ sở hữu cũng có lỗi hoặc một
phần lỗi trong việc để người phạm tội chiếm đoạt thì xử lý tịch thu, sung công
quỹ Nhà nước hay trả lại cho chủ sở hữu, vấn đề này Điều 76 BLTTHS năm
2003 không quy định cụ thể trường hợp lỗi của chủ sở hữu, người quản lý hợp
pháp như thế nào thì trả lại mà trường hợp nào thì tịch thu sung công quỹ?
Khoản 3 Điều 41 BLHS năm 1999 quy định: Vật, tiền thuộc tài sản của người
khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc
thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước. Quy định “ có thể
bị tịch thu, sung quỹ Nhà nước”, điều này có nghĩa là cho phép Tịa án có quyền
quyết định tịch thu hay khơng tịch thu, cịn cụ thể như thế nào thì Luật khơng
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
24


Xử lý vật chứng trong vụ án hình sự - Hạn chế, vướng mắc và giải pháp khắc phục

quy định. Việc quy định như vậy là quá chung chung, điều này dẫn tới quá trình
áp dụng pháp luật về xử lý vật chứng trong nhiều vụ án, cơ quan tiến hành tố
tụng phải xác định được mức độ lỗi của chủ sở hữu trong từng vụ án để tự mình
nhận định, đánh giá việc xử lý vật chứng như thế nào cho phù hợp, từ đó có
trường hợp nếu cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá, nhận định sai theo ý chí chủ
quan sẽ dẫn tới việc xử lý vật chứng tùy tiện, không thuyết phục.
- Đối với trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác
làm công cụ, phương tiện phạm tội, mà người quản lý tài sản đó là người quản lý
bất hợp pháp tài sản của người khác, việc xử lý tài sản đó bằng cách trả lại cho
người quản lý bất hợp pháp hay là trả lại cho người thứ ba là chủ sở hữu thì

Điều 76 BLTTHS 2003 cũng khơng quy định. Thực tế khi xét xử, nếu xác định
chủ sở hữu khơng có lỗi trong việc để người phạm tội chiếm đoạt tài sản làm
công cụ phương tiện phạm tội thì Tịa án phải trả lại cho chủ sở hữu chứ không
thể trả lại cho người quản lý bất hợp pháp, vì việc quản lý bất hợp pháp tài sản
của người khác pháp luật không công nhận, việc trả lại tài sản cho chủ sở hữu
còn là một nội dung giải quyết toàn diện mọi vấn đề vụ án.
3. Xử lý vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có:
Điểm c khoản 2 Điều 76 BLTTHS 2003 quy định: Vật chứng là tiền bạc
hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung cơng quỹ Nhà nước. Đó là
vật, tiền bạc là đối tượng của tội phạm như tội buôn lậu, mua bán dâm, tổ chức
mại dâm, có thể là tiền bạc, tài sản được sinh lời từ việc sử dụng tài sản, tiền bạc
vào việc phạm tội, hay tài sản, tiền bạc chiếm đoạt được của người khác ... Việc
áp dụng nội dung này trong thực tiễn phát sinh một số vấn đề cần làm rõ sau:
Trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác sau đó sử dụng
vào mục đích khác để sinh lời, q trình điều tra cơ quan tố tụng thu giữ tài sản
thì tài sản bị hư hỏng cần sửa chữa theo yêu cầu của chủ sở hữu, vấn đề đặt ra là
việc tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền sinh lời như thế nào cho phù hợp?
hoặc trường hợp người phạm tội chiếm đoạt tài sản của người khác rồi bán số tài
sản đó, thì số tiền bán được xử lý ra sao? Đối với vấn đề đã nêu trên đây, hiện tại
Người thực hiện: Trần Minh Huy – MSHV: G30 – Lớp G Khóa 4 ĐTNVXX 2017
25


×