Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Trách nhiệm của người quản lí công ti theo luật doanh nghiệp năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 10 trang )

NGHIÊN CỬU- TRAO ĐĨI

TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI QN LÍ CỊNG TI THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NẤM 2020
NGUYỄN THỊ VÂN ANH *1

Tóm tắt: Trong mỗi cơng ti, người quản li cơng ti là người nắm giữ vị trí, vai trị quan trọng. Vai
trị của người quản lí cơng ti khơng chi thể hiện trong các hoạt động đối nội của công ti như hoạch
định chính sách, tổ chức triển khai việc thực hiện chính sách và kiểm sốt q trình thực hiện mà cịn
ở các hoạt động đối ngoại của cơng ti trong quan hệ với bên thứ ba theo quy định của pháp luật hoặc
theo uỷ quyền. Bài viết đánh giá quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 về trách nhiệm của người
quản li công ti và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao năng lực quản trị
công ti ở Việt Nam.

Từ khoả: Người quản lí cơng ti; nghĩa vụ của người quản lí; Luật Doanh nghiệp năm 2020
Nhận bài: 01/10/2021
Hồn thành biên tập: 28/02/2022
Duyệt đăng: 28/02/2022
THE RESPONSIBILITY OF MANAGERS ACCORDING TO THE 2020 LAW ON ENTERPRISES

Abstract: Managers play an important role in each enterprise. The role of the managers are not
only in the internal activities of the company, for example policy making, policy implementing and
controling, but also in the external activities of the company, such as enterprise’s representative in
relationship with the third party. This article evaluates provisions of the 2020 Law on Enterprises
regarding responsibilities of managers and proposes some modifications to improve corporate
governance capacity in Vietnam.

Keywords: The company managers; the responsibility of managers; the 2020 Law on Enterprises
Received: Oct 1st, 2021; Editing completed: Feb 28th, 2022; Acceptedfor publication: Feb 28th, 2022

1. Nhận diện người quản lí cơng ti
Cơng ti là một pháp nhân thương mại,


được thành lập nhằm mục đích hoạt động
kinh doanh. Trong mỗi cơng ti, người quản lí
là người nắm giữ vị trí, vai trị hoạch định các
vấn đề quan trọng trong tổ chức và hoạt động
của công ti, tổ chức triển khai và kiểm sốt
q trình thực hiện các hoạt động đó. Vai trị
của người quản lí cơng ti không chỉ thề hiện
trong các hoạt động đối nội mà cịn thể hiện
trong các hoạt động đối ngoại của cơng ti

như đại diện cho công ti trong những quan
hệ với bên thứ ba như cơ quan nhà nước, cơ
quan tài phán, thi hành án và đối tác kinh

doanh theo quy định của pháp luật hoặc
được uỷ quyền. Chính vì vậy, người quản lí
cơng ti có vai trị quan trọng trong mỗi công ti.
Công ti là một tổ chức - chủ thể vơ hình
của pháp luật, bản thân cơng ti khơng thể tự
mình xác lặp, thực hiện, thay đổi hoặc chấm
dứt các hành vi mà phải được thực hiện
thông qua hành vi của người quản lí. Mối

quan hệ giữa cơng ti và người quản lí cơng ti
là quan hệ uỷ thác (Fiduciary duty)1. Trong

đó, người quản lí cơng ti nhận sự uỷ thác của
các chủ sở hữu công ti (các thành viên hoặc
cổ đông của công ti) được chủ sở hữu công ti


* Tiến sĩ, Học viện Tư pháp
E-mail:

1 Iman Anabtawi & Lynn Stout, Fiduciary duty for
activist shareholders, />papers.cfm?abstract_id=1089606, truy cập 05/7/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỒ 2/2022

15


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐĨI

trao quyền quản lí tài sản của công ti và đại diện
cho họ thực hiện quyền quản lí doanh nghiệp.
Người có chức danh quản lí trong cơng ti
là người nắm giữ một vị trí quản lí với tên
gọi cụ thể và gắn với vị trí quản lí đó là thẩm
quyền ra quyết định hoặc tham gia quyết
định quản lí nhất định2. Ở vị trí quản lí đó,

người quản lí cơng ti là những người phải
chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh
doanh của công ti, giám sát các công việc
của công ti và bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu
tư đã góp vốn vào công ti.
Luật Doanh nghiệp (LDN) năm 2020
tiếp cận theo tiêu chí người quản lí cơng ti là

người giữ các chức danh quản lí được liệt kê

tại khoản 24 Điều 4 của Luật này và người
giữ các chức danh quản lí khác được quy
định trong điều lệ cơng ti do các chủ sở hữu
công ti tự quyết định. LDN năm 2020 đã liệt
kê người quản lí cơng ti gồm thành viên hợp
danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành
viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ti,
chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội
đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc
và cá nhân giữ chức danh quản lí khác theo
quy định tại điều lệ công ti. Quy định mới
này là sự kế thừa và bổ sung từ quy định

159/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về quản
lí người giữ chức danh, chức vụ và người đại
diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã

liệt kê người quản lí doanh nghiệp do nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là những
người giữ các chức danh, chức vụ sau: chủ
tịch hội đồng thành viên, chủ tịch cơng ti
(đối với cơng ti khơng có hội đồng thành
viên), thành viên hội đồng thành viên, tổng
giám đốc, giám đốc, phó tổng giám đốc,
phó giám đốc, kế tốn trưởng. Như vậy, so

với các chức danh được coi là người quản lí
trong các doanh nghiệp khác thì người quản
lí trong doanh nghiệp nhà nước do Nhà
nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được mở

rộng gồm có phó tổng giám đốc, phó giám
đốc, kế tốn trưởng.
So với quy định tại LDN năm 2014, quy
định về người quản lí có điểm khác biệt là
ngồi những chức danh được liệt kê thì người
quản lí cịn là các cá nhân giữ chức danh
quản lí khác có thẩm quyền nhân danh cơng
ti kí kết giao dịch của công ti theo quy định
tại điều lệ công ti theo khoản 18 Điều 4 LDN
năm 2014. LDN năm 2020 đã sửa đổi theo
hướng chỉ cần trong điều lệ cơng ti liệt kê

lệ thì những chức danh, chức vụ được coi là
người quản lí mở rộng hon so với các doanh
nghiệp khác chịu sự điều chỉnh của LDN
năm 2020. Khoản 4 Điều 2 Nghị định số

các chức danh quản lí là chức danh nào thì
người giữ chức danh đó là người quản lí
cơng ti mà khơng cần thiết phải là người có
thẩm quyền nhân danh cơng ti kí kết giao
dịch. Quy định được sửa đổi này cũng phù
hợp với thực tế thi hành bởi lẽ không phải
người giữ chức danh quản lí nào cũng có thẩm
quyền nhân danh cơng ti kí kết giao dịch.
Cần phân biệt giữa người quản lí doanh

2 Đỗ Minh Tuấn, Một số vẩn đề pháp lí về nghĩa vụ
của người quản lí cơng ti, Sách chuyên khảo, Nxb.
Tư pháp, 2018, tr. 32.


nghiệp
doanh
Người
nghiệp

người quản lí doanh nghiệp trong LDN năm
2005, LDN năm 2014.
So sánh người quản lí trong các doanh
nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều

16

và người đại diện theo pháp luật của
nghiệp là hai chủ thể khác nhau.
đại diện theo pháp luật của doanh
là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỬU - TRAO ĐÓI

thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ

liệt kê như tại khoản 24 Điều 4 LDN năm

giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho
doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải
quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước

trọng tài, toà án và các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật3. Người quản lí
doanh nghiệp có thể đồng thời là người đại

2020 thì người quản lí cơng ti TNHH là chủ
tịch hội đồng thành viên, thành viên hội
đồng thành viên, chủ tịch công ti, giám đốc
hoặc tổng giám đốc. Trong công ti TNHH
một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu,
thành viên hội đồng thành viên là người

diện theo pháp luật như chủ doanh nghiệp tư
nhân đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc
được các chủ sở hữu công ti lựa chọn là
người đại diện theo pháp luật trong các loại
hình cơng ti. Người đại diện theo pháp luật
cũng phải chịu trách nhiệm trước công ti,
trước các chủ sở hữu (thành viên, cổ đông)
về việc thực hiện nghĩa vụ của mình giống

như người quản lí doanh nghiệp.
Tuy vậy, quy định về người quản lí công ti
tại LDN năm 2020 vẫn tồn tại bất cập, dẫn đến

khó khăn trong thực tiễn thi hành như sau:
Thứ nhất, xác định những đối tượng là
người quản lí cơng ti đối với công ti TNHH
hai thành viên trở lên chưa chính xác và phù
hợp với thực tiễn thi hành.
Các loại hình cơng ti chịu sự điều chỉnh

của LDN năm 2020 gồm có: cơng ti trách
nhiệm hữu hạn (cơng ti TNHH), công ti cổ
phần, công ti hợp danh. Với cách quy định
theo hướng liệt kê chung chung, không đưa
chức danh quản lí đó là của loại hình cơng ti
cụ thể nào như tại khoản 24 Điều 4 của LDN

năm 2020 là chưa chính xác và phù hợp với
thực tiễn thi hành. Cụ thể, trong loại hình
cơng ti TNHH, Hội đồng thành viên là cơ

quan quản lí trong cơng ti TNHH hai thành
viên trở lên và cơ quan quản lí của công ti
TNHH một thành viên là tổ chức. Với cách
3 Khoản 1 Điều 12 LDN năm 2020.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

quản lí doanh nghiệp là phù hợp. Tuy nhiên,
theo tác giả, trong công ti TNHH hai thành
viên trở lên thì người quản lí cơng ti khơng
thể là các thành viên hội đồng thành viên
(bao gồm tất cả các thành viên cơng ti) mà
chỉ có thể là chủ tịch hội đồng thành viên,
giám đốc hoặc tổng giám đốc và các chức
danh quản lí khác do điều lệ cơng ti quy

định. Các thành viên công ti TNHH hai
thành viên trở lên là những người góp vốn để
thành lập cơng ti; tỉ lệ vốn góp của các thành

viên sẽ tương ứng với tỉ lệ số phiếu biểu
quyết trong công ti nhưng khác với các thành
viên hợp danh, thành viên góp vốn trong
cơng ti TNHH khơng trực tiếp thực hiện việc
quản lí, điều hành công ti. Các thành viên
công ti TNHH tham gia vào cơ quan quản lí
của cơng ti là hội đồng thành viên. Tương tự
như loại hình cơng ti đối vốn khác là cơng ti
cổ phần, người quản lí cơng ti là những
người giữ chức danh quản lí nhất định và
khác với tư cách của những người góp vốn
(các thành viên, cổ đông) vào công ti. Hoạt
động của hội đồng thành viên hay hoạt động
của đại hội đồng cổ đông là hoạt động khơng
có tính chất thường xun và chỉ quyết định
những vấn đề quan trọng nhất trong công ti.
Hội đồng thành viên bầu, bổ nhiệm hoặc
thuê giám đốc và những người quản lí khác
để trực tiếp quản lí, điều hành hoạt động
thường xuyên của công ti. Đối với hội đồng
quản trị của công ti cổ phần, hội đồng quản
17


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÔI

trị là cơ quan quản lí của cơng ti cổ phần, có
quyền nhân danh cơng ti để quyết định, thực
hiện các quyền và nghĩa vụ của công ti
không thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ

đông. Các thành viên hội đồng quản trị được
đại hội đồng cổ đông bầu ra để thực hiện
quyền và nghĩa vụ của hội đồng quản trị.
Như vậy, bản chất các cổ đơng (cá nhân, tồ
chức góp vốn) đã ủy quyền cho một số
người là các thành viên hội đồng quản trị
thay mặt mình quản lí cơng ti. Vì vậy, hội
đồng mặc dù cũng hoạt động không thường
xuyên như hội đồng thành viên nhưng địa vị
pháp lí cùa hội đồng quản trị hoàn toàn khác
với hội đồng thành viên, các thành viên hội
đồng quản trị là người quản lí doanh nghiệp.
Như vậy, về bản chất, người qn lí

cơng ti TNHH hai thành viên trở lên phải là
người được các thành viên (chủ sở hữu
công ti) ủy quyền để thực hiện quyền quản
lí cơng ti- chính là những người giữ chức
danh quản lí chứ khơng phải tất cả các
thành viên trong hội đồng thành viên của
cơng ti. Tác giả Hồng Minh Chiến cũng
cho rằng: “khải niệm thành viên hội đồng

thành viên là người quản lí doanh nghiệp
nên được quy định theo hướng: chỉ bao
gồm các thành viên hội đồng thành viên
trong công ti TNHH một thành viên. Người
quản lí doanh nghiệp khơng bao hàm
thành viên HĐTV trong công tỉ TNHH hai
thành viên trở lên ”4.

Đối với công ti TNHH một thành viên
do tổ chức là chủ sở hữu có thể tổ chức theo

một trong hai mơ hình: chủ tịch cơng ti,
4 Hồng Minh Chiến, “Người quản lí doanh nghiệp
theo pháp luật Việt Nam - Một số bất cập và vướng
mắc ưong thực tiễn áp dụng pháp luật”, Tạp chi
Luật học, số 12 (259), tháng 12/2021, tr. 50.

18

giám đốc hoặc tổng giám đốc; hội đồng
thành viên, giám đốc hoặc tổng giám đốc.
Như vậy, các thành viên hội đồng thành

viên là người quản lí trong công ti TNHH
một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu là
hợp lí bởi vì bản chất các thành viên trong
hội đồng thành viên công ti TNHH một

thành viên là những người được chủ sở hữu
uỷ quyền, đại diện cho phần vốn của chủ sở
hữu tại công ti đó.
Do đó, đế xác định rõ ràng người quản lí,
liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ người
quản lí phải thực hiện đối với cơng ti và liên
quan đến tính khả thi trên thực tế thì điều
khoản này cần quy định cụ thể từng loại hình
cơng ti và người qn lí cụ thể tương ứng
với cơng ti đó. Đối với cơng ti TNHH hai


thành viên trở lên thì người quản lí công ti
không bao gồm thành viên HĐTV.
Thứ hai, quy định về người quản lí cơng
ti trong LDN năm 2020 cịn thiếu chủ thể là
giám đốc thực tế hay giám đốc giấu mặt.
Giám đốc thực tế hay giám đốc giấu mặt
là người khơng giữ chức danh quản lí trong
cơng ti nhưng họ điều hành cơng ti theo ý
muốn của mình. Vì khơng có quy định về
giám đốc thực tế (giám đốc giấu mặt) nên

việc xác định nghĩa vụ và trách nhiệm pháp
lí đối với những người này là thiếu cơ sở
pháp lí. So sánh với pháp luật của một số
quốc gia ưên thế giới theo hệ thống pháp luật
Anh - Mỹ cho thấy một số quốc gia đã quy
định về giám đốc giấu mặt để áp đặt trách
nhiệm như những chức danh quản lí khác.
Theo Luật Cơng ti của Vương quốc
Anh, khái niệm người quản lí giấu mặt
(shadow director) được hiểu là người có
liên quan đến cơng ti bằng việc đưa ra các
định hướng và lời khuyên mà giám đốc của
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

1


NGHIÊN CỬU - TRA o ĐĨI


cơng ti phải thực hiện theo5. Giám đốc giấu
mặt là người khơng được chính thức bổ
nhiệm vào vị trí giám đốc nhưng họ lại chỉ
đạo và điều khiển giám đốc hợp pháp hành
động theo ý chí của mình. Người cố vấn về
mặt chun mơn của công ti không được
coi là giám đốc giấu mặt. Các giám đốc
giấu mặt này vẫn phải thực hiện các nghĩa
vụ như giám đốc hợp pháp.
Các nước theo hệ thống pháp luật Anh -

Mỹ như New Zealand, Canada, Singapore,
Australia... xác định rất rõ ai là người quản
lí cơng ti và việc xác định dựa trên nguyên
tắc: 1) là thành viên ban giám đốc; 2) giữ vị
trí hoặc thực hiện vai trị trong vị trí của
giám đốc; 3) người đưa ra các chỉ đạo để
giám đốc làm theo. Như vậy, khái niệm
“người quản lí” của các nước này có phạm vi
rất rộng, bao gồm cả những người khơng
chính danh theo quy định của pháp luật
nhưng có hoạt động giống như người quản lí
trong thực tế, mà các nước này gọi là giám
đốc thực tế (de facto director) và giám đốc
giấu mặt hay giám đốc trong bóng tối
(shadow director)6.
Như vậy, để có quy định pháp luật dự
liệu những vấn đề phát sinh trong thực tiễn,
pháp luật doanh nghiệp Việt Nam cần bổ

sung giám đốc giấu mặt trong quy định về
những người quản lí công ti để xác định các
trách nhiệm cụ thể nhằm bảo đảm lợi ích của
cơng ti.
5 Khoản 1 Điều 251 Luật Công ti Vương Quốc Anh,
/>on/251, truy cập 05/7/2021.
6 Lại Trung Dũng, Nghĩa vụ của người quản li công
ti theo Luật Doanh nghiệp, https://tapchitaichinh.
vn/tai-chinh-phap-luat/nghia-vu-cua-nguoi-quanly-cong-ty-theo-luat-doanh-nghiep-337503.html,
truy cập 01/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

2. Trách nhiệm của người quản lí doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
Người quản lí doanh nghiệp thực hiện
vai trị và chức năng quản lí của mình thơng
qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được
ghi nhận trong pháp luật về doanh nghiệp,
điều lệ, quyết định bổ nhiệm hoặc các quy
định nội bộ khác của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật về doanh nghiệp

từ LDN năm 2005, LDN năm 2014, LDN
năm 2020 dùng thuật ngữ “trách nhiệm” của
người quản lí cơng ti7. Theo Đại từ điển
tiếng Việt, “trách nhiệm” là điều phải làm,
phải gánh vác hoặc phái nhận lấy về mình8;
“nghĩa vụ” là bổn phận phải làm đối với xã
hội hoặc với người khác9, là xử sự mà một

người phải thực hiện (phải làm hoặc không
được làm) đối với người khác10.

Với tư cách là người qn lí cơng ti, nhận
sự uỷ thác của các chủ sở hữu công ti, người
quản lí cơng ti phải tn thủ các nghĩa vụ của
người quản lí - là những xử sự bắt buộc của
người quản lí cơng ti theo những chuẩn mực
xác định khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn.

Các trách nhiệm này phát sinh dựa trên quan
hệ uỷ thác giữa người quản lí và các chủ sở
hữu cơng ti. Cụ thể, người quản lí doanh
nghiệp có các trách nhiệm cơ bản sau:
Thứ nhất, người quản lí doanh nghiệp có
trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ

7 Điều 71, Điều 165 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
8 Nguyễn Như Ý (Chù biên), Nguyễn Văn Khang,
Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành, Đại từ điển
tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 1621.
9 Nguyễn Như Ý (Chủ biên), sđd, tr. 1113.
10 Viện Khoa học Pháp lí, Bộ Tư pháp, Hồng Thế Liên
(Chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự
năm 2005 (Tập II), Phần thứ ba Nghĩa vụ dân sự và
hợp đồng dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010, tr. 17.

19



NGHIÊN CỬU - TRAO ĐÓI

một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất
nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của
doanh nghiệp.
Nghĩa vụ trung thực địi hỏi người quản
lí công ti phải ngay thẳng, thật thà trong việc
thực hiện cơng việc được giao. Nghĩa vụ cẩn

trọng địi hỏi người quản lí cơng ti phải tận
tâm, mần cán, cẩn thận, thực hiện đúng và
đầy đủ quyền hạn với công việc được giao.
Đây là những nghĩa vụ không dễ định lượng

và cũng chưa có văn bản pháp luật hay án lệ
nào của Việt Nam giải thích về nghĩa vụ
trung thực và cẩn trọng. Tội danh “thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”
được ghi nhận trong Bộ luật Hình sự hiện
hành dành cho chủ thể là người có chức vụ,
quyền hạn, có hành vi vi phạm là “không
thực hiện hoặc thực hiện khơng đủng nghĩa
vụ được giao”n. Liệu có thể áp dụng quy
định của Bộ luật Hình sự để xác định biểu
hiện của vi phạm nghĩa vụ cẩn trọng và tốt
nhất của người quản lí cơng ti đối với cơng ti

được khơng?
Thứ hai, người quản lí cơng ti phải có

nghĩa vụ trung thành với lợi ích của doanh
nghiệp; khơng lạm dụng địa vị, chức vụ và
sử dụng thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh
doanh, tài sản khác của công ti để tư lợi hoặc
phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Trước hết, nghĩa vụ trung thành với lợi
ích của cơng ti địi hỏi khi xảy ra xung đột
lợi ích giữa người quản lí với cơng ti thì lợi
ích cơng ti ln được đặt lên trên lợi ích của
người quản lí. Điều này thể hiện rõ nhất

thông qua giao dịch giữa cơng ti với người
quản lí (giao dịch giữa cơng ti với người có
11 Điều 360 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ
sung năm 2017.

20

liên quan) hoặc với những chủ thể khác có
liên quan đến người quản lí như cơng ti mà
người quản lí có phần vốn góp hoặc cổ phần
hoặc người thân thích của người quản lí.
Pháp luật doanh nghiệp của các quốc gia đều
có các quy định chặt chẽ để kiểm soát loại

giao dịch này và áp đặt nghĩa vụ lên người
quản lí phải cơng khai nội dung giao dịch đê
loại trừ yếu tố xung đột lợi ích11
12*.


Ngồi ra, nghĩa vụ trung thành cũng địi
hỏi xử sự của người quản lí là khơng được
lạm dụng tài sản của công ti hoặc chiếm đoạt
cơ hội kinh doanh của cơng ti để phục vụ lợi
ích riêng. Ở vị trí quản lí của mình, người
quản lí dễ dàng được sử dụng tài sản của
công ti hoặc biết hoặc nắm giữ các cơ hội
kinh doanh của công ti, tuy nhiên người quản
lí phải sử dụng chúng để phục vụ lợi ích của
công ti chứ không phải lạm dụng để phục vụ
cho lợi ích cá nhân. Trong trường hợp người
quản lí sở hữu một cơ sở kinh doanh khác có
kinh doanh cùng ngành nghề với cơng ti thì
người quản lí rất dễ vi phạm nghĩa vụ trung

thành với lợi ích của cơng ti. Pháp luật
doanh nghiệp quy định người quản lí có
nghĩa vụ trung thành với lợi ích của cơng ti
thì người quản lí đó khơng được chiếm đoạt
cơ hội kinh doanh của công ti cho chủ thể
kinh doanh thuộc sở hữu của mình.
Th ứ ba, người quản lí doanh nghiệp có
nghĩa vụ tuân thủ pháp luật, điều lệ doanh
nghiệp, nội quy, quy chế hoạt động của
doanh nghiệp và nghị quyết của các cơ quan

quản lí doanh nghiệp.
12 Nguyễn Thị Vân Anh, Hồn thiện pháp luật về
kiểm sốt giao dịch giữa cơng ti với người có liên
quan, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học

Luật Hà Nội, 2015, tr. 64.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỬU-TRAO ĐƠI

Người quản lí phải có nghĩa vụ tn thủ
pháp luật khi thực hiện chức năng quản lí
doanh nghiệp bởi khi đó hành vi của người
quản lí là hành vi đại diện cho công ti, mà
công ti phải tuân thủ pháp luật trong quá
trình hoạt động của mình. Điều lệ doanh
nghiệp, nội quy, quy chế hoạt động của
doanh nghiệp và các nghị quyết của cơ quan

định về nghĩa vụ của thành viên hợp danh và
các hạn chế của thành viên hợp danh. Các

quản lí doanh nghiệp là những văn kiện pháp
lí nội bộ được các chủ sở hữu (thành viên, cổ
đơng) của cơng ti thống nhất xây dựng, có
hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với công ti,

động kinh doanh theo đúng quy định của
pháp luật, điều lệ công ti và nghị quyết,
quyết định của hội đồng thành viên; nếu làm
trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho
cơng ti thì phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại.

+ Không được sử dụng tài sản của công
ti để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức,
cá nhân khác. Bản chất của quy định nghĩa vụ
này là nghĩa vụ trung thành với lợi ích của
cơng ti14. LDN năm 2020 quy định người

trong đó người quản lí cơng ti có nghĩa vụ
triển khai việc thực hiện đó. Nghị quyết của
các cơ quan quản lí doanh nghiệp như nghị
quyết của hội đồng thành viên, của đại hội
đồng cổ đông, của hội đồng quản trị thể hiện
quyết sách lớn của doanh nghiệp liên quan
đến sự tồn tại và phát triển, các chính sách
đối với thành viên, cổ đơng của cơng ti,
đường lối hoạt động kinh doanh của cơng ti.

Người quản lí không thực hiện, thực hiện
không đúng hoặc không đầy đủ các quy định
này sẽ phải chịu trách nhiệm dân sự đối với

hành vi của mình hoặc liên đới chịu trách
nhiệm dân sự trong trường hợp nhiều người
quản lí cùng vi phạm.
LDN năm 2020 kế thừa quy định từ LDN
năm 2005, LDN năm 2014 khi quy định cụ
thể về nghĩa vụ của người quản lí trong các

loại hình doanh nghiệp là công ti TNHH một
thành viên, công ti TNHH hai thành viên trở
lên, công ti cổ phần13 và công ti hợp danh:

- Đối với công ti hợp danh, tất cả các

thành viên hợp danh là người quản lí doanh
nghiệp nên quy định về nghĩa vụ của người
quản lí sẽ nằm trong các điều khoản quy
13 Điều 71, Điều 83, Điều 165 LDN năm 2020.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

thành viên thành viên hợp danh có nghĩa vụ:
+ Tiến hành quản lí và thực hiện hoạt
động kinh doanh một cách trung thực, cẩn
trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp
pháp tối đa cho cơng ti;
+ Tiến hành quản lí và thực hiện các hoạt

quản lí khơng được nhân danh cá nhân hoặc
nhân danh người khác kinh doanh cùng
ngành, nghề kinh doanh của công ti để tư lợi
hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân
khác15. Đây là quy định cụ thể về nghĩa vụ

trung thành với lợi ích cơng ti. Quy định này
buộc các thành viên họp danh không được
kinh doanh ngành nghề cùng với ngành nghề
kinh doanh của công ti, để không thể lợi
dụng, chiếm đoạt cơ hội kinh doanh của công
ti. Nghĩa vụ này đối với người quản lí cơng ti
TNHH và cơng ti cổ phần khơng đặt ra.
- Đối với công ti TNHH và công ti cổ

phần, LDN năm 2020 đã quy định về trách
nhiệm đối với người quản lí là nghĩa vụ trung
thực, cẩn trọng vì lợi ích cơng ti; nghĩa vụ
trung thành với lợi ích của công ti và trách
14 Điều 181 LDN năm 2020.
15 Điều 180 LDN năm 2020.

21


NGHIÊN cúv - TRA o ĐÓI

nhiệm tuân thủ pháp luật, điều lệ và nghị
quyết của cơ quan quản lí, cụ thể nhu sau:
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ một cách
trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm
lợi ích họp pháp, tối đa của công ti;

+ Trung thành với lợi ích của cơng ti;
khơng lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng
thơng tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài
sản khác của công ti để tư lợi hoặc phục vụ
lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
+ Thơng báo kịp thời, đầy đủ, chính xác
cho cơng ti về doanh nghiệp mà mình làm
chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp và doanh
nghiệp mà người có liên quan của mình làm
chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng cổ phần,
phần vốn góp chi phối. Bản chất của quy
định này là quy định phái sinh của nghĩa vụ

trung thành với lợi ích của cơng ti. Khi có
giao dịch xung đột lợi ích giữa cơng ti với
các chủ thể này thì phải báo cáo để cơ quan
quản lí thơng qua giao dịch.
+ Các trách nhiệm khác theo quy định
của pháp luật và điều lệ cơng ti16.
Khi người quản lí vi phạm nghĩa vụ thì
họ phải chịu các hình thức trách nhiệm pháp
lí tương ứng với hành vi vi phạm như trách
nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính, trách
nhiệm dân sự. LDN năm 2020 quy định cụ
thể về trách nhiệm dân sự mà người quản lí

phải gánh chịu khi có hành vi vi phạm nghĩa
vụ của mình17. Cụ thể, Điều 72, Điều 166

LDN năm 2020 quy định: thành viên công ti
TNHH, cổ đông sở hữu từ 01% cổ phần phổ
thông trở lên có quyền nhân danh mình hoặc
nhân danh cơng ti khởi kiện người quản lí
chịu trách nhiệm dân sự (đối với người quản

16 Điều 71, Điệu 83, Điều 165 LDN năm 2020.
17 Điều 72, Điều 166 LDN năm 2020.

22

lí cơng ti TNHH) hoặc trách nhiệm cá nhân,
trách nhiệm liên đới (đối với người quản lí
cơng ti cổ phần) khi có hành vi vi phạm

nghĩa vụ cùa người quản lí. Khi người quản
lí vi phạm nghĩa vụ thì bản chất chủ thể bị vi
phạm quyền lợi ở đây là cơng ti, cịn các chủ
thể như thành viên, cổ đông của công ti là
chủ sở hữu của cơng ti là những người có
“quan hệ uỷ thác” với người quản lí thực
hiện nghĩa vụ. Quy định thành viên, cổ đông
sở hữu từ 01% cổ phần phổ thơng frở lên có
quyền khởi kiện người quản lí nhằm tạo điều
kiện thuận lợi để các nhà đầu tư bảo vệ lợi
ích hợp pháp của mình và khởi kiện trong
trường hợp người quản lí lạm dụng địa vị,
quyền hạn gây thiệt hại cho công ti. Tuy
nhiên, quy định này cịn thiếu chủ thể khởi

kiện là cơng ti vì chính cơng ti mới là chủ
thể bị vi phạm quyền lợi từ hành vi vi phạm
của người quản lí cơng ti
Một điểm mới trong quy định về nghĩa

vụ của người quản lí doanh nghiệp là phạm
vi trách nhiệm của người quản lí trong cơng
ti cổ phần khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ
được mở rộng hơn. Cụ thể, khoản 2 Điều

165 LDN năm 2020 quy định thành viên hội
đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc
phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới
đền bù lợi ích đã bị mất, trả lại lợi ích đã
nhận và bồi thường tồn bộ thiệt hại cho

cơng ti cũng như bên thứ ba nếu họ vi phạm
các nghĩa vụ và trách nhiệm quản lí. LDN
năm 2020 đã bổ sung những người quản lí
phải chịu trách nhiệm liên đới với cơng ti
hoặc bên thứ ba nếu những người quản lí này

cùng vi phạm nghĩa vụ quản lí của mình.
Quy định này phù hợp với thực tiễn thi hành
pháp luật doanh nghiệp trên thực tế. Tuy

nhiên, quy định này mới dành cho người
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỬU- TRAO ĐƠI

quản lí cơng ti cổ phần mà chưa có quy định
tương ứng đối với người quản lí của công ti
TNHH dù hành vi vi phạm nghĩa vụ của
những người quản lí cơng ti TNHH cũng có
thể xảy ra. Do đó, pháp luật doanh nghiệp
cần tiếp tục bổ sung cho phù họp với thực
tiễn thi hành.

Ngoài ra, LDN năm 2020 quy định mở
rộng quyền của các cổ đông khi quy định các
cổ đông sở hữu từ 01% cổ phần phổ thông
trở lên (mà không bắt buộc phải sở hữu liên
tiếp trong thời hạn 6 tháng như LDN năm
2014) có quyền khởi kiện người quản lí18.

Quy định này nhằm nâng cao mức độ bảo vệ
nhà đầu tư, bảo vệ cổ đông thiểu số, nâng
cấp quy định về quản trị doanh nghiệp theo
hướng tiến gần hơn thông lệ quốc tế. Theo
các chuyên gia, nếu thực hiện tốt cơ chế này
sẽ khuyến khích nhiều cổ đơng nhỏ n tâm
góp vốn đầu tư, cũng như hạn chế tình trạng
lạm quyền của cổ đông lớn; thay đổi này sẽ
tác động quan trọng tới sự phát triển của
doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư19.
3. Một số giải pháp hoàn thiện quy
định của Luật Doanh nghiệp về ngưịi quản
lí cơng ti và trách nhiệm của ngưịi quản lí
cơng ti
Giải pháp hồn hồn thiện quy định của
LDN về người quản lí cơng ti và trách nhiệm
của người quản lí cơng ti được đề xuất từ
những cơ sở khoa học và thực tiễn sau:
Một là, hoàn thiện quy định của LDN về
người quản lí cơng ti nhằm phù họp với các
nguyên tắc quản trị công ti trong bộ nguyên
18 Điều 165 LDN năm 2020.
19 Trung Hiếu, Luật Doanh nghiệp năm 2020: Năng
cao mức độ bảo vệ nhà đầu tư, https://baodauthau.
vn/luat-doanh-nghiep-2020-nang-cao-muc-do-baove-nha-dau-tu-post92445.html, truy cập 08/7/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

tắc quản trị công ti theo thông lệ tốt nhất.
Theo đó, quản trị cơng ti được xây dựng dựa

trên bốn trụ cột được chấp nhận chung là
công bằng, trách nhiệm, trách nhiệm giải

trình và minh bạch. Từ đó, LDN năm 2020
phải sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm
quản lí, hạn chế rủi ro cho các chủ sở hữu
công ti và những chủ thể khác có liên quan...

Hai là, bên cạnh chức năng phản ánh
điều chỉnh những quan hệ xã hội đã phát
sinh trong thực tiễn, pháp luật cịn có tính
định hướng, tạo lập cho sự phát triển của các
quan hệ xã hội mới. Dựa trên cơ sở những
kết quả dự báo khoa học và thực tiễn phát
sinh trong quản trị công ti ở một số quốc gia
khác, pháp luật doanh nghiệp cần xác lập
những quy định vừa có tính cụ thể vừa có
tính định hướng để tạo sự ổn định, phát triển,
phù họp và tiến bộ hơn. Các giải pháp hồn
thiện quy định của LDN về người quản lí
cơng ti và trách nhiệm của người quản lí
cơng ti bao gồm:
Thứ nhẩt, cần xác định cụ thể các chức
danh quản lí cơng ti trong từng loại hình
cơng ti, ngồi các chức danh quản lí do điều
lệ cơng ti quy định như sau:
Công ti TNHH một thành viên do tổ

chức là chủ sở hữu : chủ tịch công ti, chủ tịch
hội đồng thành viên, thành viên hội đồng

thành viên, tổng giám đổc hoặc giám đốc.
Công ti TNHH một thành viên do cá
nhân là chủ sở hữu: chủ tịch công ti, tổng
giám đốc hoặc giám đốc.

Công ti TNHH hai thành viên trở lên:
chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc
hoặc giám đốc.
Công ti cổ phần: chủ tịch hội đồng quản
trị, thành viên hội đồng quản trị, tổng giám
đốc hoặc giám đốc.
23


NGHIÊN cứu- TRAO ĐĨI

Cơng ti hợp danh: thành viên hợp danh,
chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc
hoặc giám đốc.
Thứ hai, cần bổ sung quy định về giám
đốc giấu mặt trong LDN theo hướng giám
đốc giấu mặt là người đưa ra các định hướng
mà công ti phải thực hiện theo để áp đặt
trách nhiệm pháp lí buộc họ phải tn thủ
nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của cơng ti.
Thứ ba, cần bổ sung chủ thể khởi kiện là
công ti TNHH, công ti cổ phần
Việc bổ sung chủ thể khởi kiện là công ti
TNHH, công ti cổ phần nhằm phản ánh đúng
bản chất, chủ thể pháp lí bị hành vi vi phạm

của người quản lí xâm phạm là cơng ti. Thành
viên hay cổ đông công ti là những chủ thể có
quyền khởi kiện phái sinh, có nghĩa là họ
khởi kiện vì lợi ích của cơng ti (u cầu bồi
thường thiệt hại cho công ti). Mặt khác, bổ
sung quy định cơng ti có quyền khởi kiện người
quản lí để có cơ sở pháp lí cho thực tiễn thi

hành và tương thích với quy định tại khoản 4
Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Thứ tư, bố sung quy định về thành viên
hội đồng thành viên, giám đốc hoặc tổng
giám đốc công ti TNHH phải chịu trách
nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích
đã bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi
thường tồn bộ thiệt hại cho công ti nếu họ

vi phạm các nghĩa vụ và trách nhiệm quản lí.
Hiện nay LDN năm 2020 chỉ mới quy
định thành viên hội đồng thành viên, giám
đốc hoặc tổng giám đốc công ti TNHH phải
chịu trách nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa
vụ của người quản lí (Điều 72 LDN năm 2020),
chưa quy định cụ thể về trách nhiệm cá nhân
trường hợp chỉ một cá nhân vi phạm hoặc
trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại khi
hành vi vi phạm được thực hiện nhiều hơn

24


một người quản lí. Việc bổ sung trách nhiệm
cá nhân, trách nhiệm liên đới bồi thường

thiệt hại của những người quản lí gây thiệt
hại cho công ti giúp cho việc yêu cầu bồi
thường thiệt hại và giải quyết yêu cầu bồi

thường thiệt hại rõ ràng và chính xác hơn./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Vân Anh, Hồn thiện pháp
luật về kiếm sốt giao dịch giữa công tỉ
với người cỏ liên quan, Luận án tiến sĩ

2.

3.

4.

5.

luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2015, tr. 64.
Hoàng Minh Chiến, “Người quản lí doanh
nghiệp theo pháp luật Việt Nam - Một số
bất cập và vướng mắc trong thực tiễn áp
dụng pháp luật”, Tạp chí Luật học, số 12
(259), tháng 12/2021.
Lại Trung Dũng, Nghĩa vụ của người

quản lí cơng ti theo Luật Doanh nghiệp,
37503 .html
Iman Anabtawi & Lynn Stout, Fiduciary
duty for activist shareholders, http://papers.
ssm.com/sol3/papers.cfm?abstract_id= 108
9606
Đỗ Minh Tuan, Một số vẩn đề pháp lí về

nghĩa vụ của người quản lí cơng ti, Sách
chun khảo, Nxb. Tư pháp, 2018.
6. Viện Khoa học Pháp lí, Bộ Tư pháp,
Hồng Thế Liên (Chủ biên), Bình luận
khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005 (Tập
II), Phần thứ ba Nghĩa vụ dân sự và hợp
đồng dân sự, Nxb. Chính trị quốc gia, 2010.
7. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn
Khang, Vũ Quang Hào, Phan Xuân Thành,
Đại từ điển tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh.
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022



×