Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020
LÊ NGỌC ANH *
VŨ THỊHỒ NHƯ
**

1

Tóm tắt: Bài viết phân tích, đánh giá các quy định về giải thể doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp

năm 2020; làm rõ những điểm mới tích cực của Luật Doanh nghiệp năm 2020 so với Luật Doanh nghiệp
năm 2014 về quy định giải thể doanh nghiệp; chi ra những hạn chế, bất cập đã và đang gây khó khăn
cho doanh nghiệp cũng như cơ quan nhà nước trong quá trình doanh nghiệp thực hiện giải thế, từ đó đề
xuất một số kiến nghị nhằm hồn thiện Luật Doanh nghiệp năm 2020 về giải thế doanh nghiệp.
Từ khoá: Giải thể doanh nghiệp; rút khỏi thị trường; pháp luật giải thế
Nhận bài: 01/10/2021
Hoàn thành biên tập: 28/02/2022
Duyệt đăng: 28/02/2022
ENTERPRISE DISSOLUTION AND THE SHORTCOMINGS OF THE 2020 LAW ON
ENTERPRISES

Abstract: This article provides analysis and assessment of the rules on enterprise dissolution

under the 2020 Law on Enterprises. Specifically, the article studies the positive changes in provisions
regarding enterprise dissolution under the 2020 Law on Enterprises in comparison with the 2014 Law
on Enterprises. At the same time, the limitations and shortcomings which have caused difficulties for
both enterprises and state agencies during the enterprise dissolution process are also analyzed and
evaluated. The article then proposes some suggestions to refine provisions of the 2020 Law on Enterprises
regarding enterprise dissolution.
Keywords: Enterprise dissolution; market exit; dissolution law


Received: Oct 1st, 2021; Editing completed: Feb 28th, 2022; Acceptedfor publication: Feb 28>h, 2022
tục giải thể là 17.464 doanh nghiệp1; trong 6
ại Việt Nam, doanh nghiệp có thể lựa
tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp đã giải
chọn một trong hai cách thức để chấm
dứt hoạt động kinh doanh là rút khởi thịthể là 9.942 doanh nghiệp, tăng 33,8% so với
cùng kì năm 20202. Trong khi đó, theo kết
trường, thực hiện thủ tục giải thể theo quy
quả tổng hợp báo cáo của các toà án nhân
định tại Luật Doanh nghiệp (LDN) hoặc thực
dân, từ khi Luật Phá sản năm 2014 có hiệu
hiện thủ tục phá sản theo quy định của Luật
lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh
Phá sản. Thực tế hiện nay phần lớn các doanh

T

nghiệp tại Việt Nam rút khỏi thị trường thơng
qua thủ tục giải thể mà ít doanh nghiệp tiến
hành thù tục phá sản. Theo thống kê của Tông
cục Thống kê (Bộ Ke hoạch và Đầu tư) chỉ
trong năm 2020, số doanh nghiệp hoàn tất thủ
* Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội
E-mail:
** Thạc sĩ. Trường Đại học Luật Hà Nội
Email:

56

1 Cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp,

Số liệu thống ké về đăng kí doanh nghiệp năm
2021, />ThongKeDangKy.ạspx, truỵ cập 01/9/2021.
2 Cổng thơng tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp,
Tình hình đãng ki doanh nghiệp tháng 6 và 6 tháng
đầu năm 2021, />tin-tuc/597/5387/tinh-hinh-dang-ky-doanh-nghiepthang-6-va-6-thang-dau-nam-2021.aspx, truy cập
01/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN cửư - TRA o ĐÓI

việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lí
từ những năm trước, tồ án nhân dân các cấp
thụ lí mới 587 vụ việc phá sản. Trong đó, tồ
án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287
vụ việc và ra quyết định tuyên bố phá sản
139 vụ việc3. Qua những con số nêu trên cho
thấy, số lượng doanh nghiệp phá sản tại Việt
Nam không đáng kể so với số lượng doanh
nghiệp giải thể. Có thể khẳng định giải thể
doanh nghiệp là cách thức chấm dứt hoạt
động kinh doanh được doanh nghiệp thực
hiện phổ biến tại Việt Nam hiện nay.
1. Đánh giá quy định về giải thế doanh
nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
1.1. Quy định về các trường hợp giải thế
và điều kiện giải thế doanh nghiệp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 207 LDN
năm 2020, các trường họp giải thể doanh

nghiệp bao gồm: giải thể tự nguyện và giải
thể bắt buộc. Bên cạnh kế thừa quy định về
các trường hợp giải thể doanh nghiệp của
LDN năm 2014, LDN năm 2020 đã khắc phục
những hạn chế, bất cập của LDN năm 2014
nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các quy
định trong LDN cũng như giữa LDN với các
văn bản quy phạm pháp luật khác, cụ thể:
Một là, LDN năm 2020 đã sửa đổi quy
định về chủ thể có thẩm quyền quyết định
việc giải thể công ti hợp danh. Trước đây
LDN năm 2014 quy định về việc giải thể
cơng ti họp danh có sự mâu thuẫn giữa
khoản 3 Điều 177 và điểm b khoản 1 Điều
201. Điều này đã gây khơng ít khó khăn cho
công ti họp danh khi thông qua quyết định
giải thể cơng ti, sẽ phải theo tỉ lệ ít nhất 3/4
tổng số thành viên họp danh chấp thuận hay
3 Thái Vũ, Cảnh Dinh, Hội thảo Tổng kết thực tiễn thi
hành Luật Phả sản năm 2014, https://tap chitoaan.
vn/bai-viet/nghien-cuu/hoi-thao-tong-ket-thuc-tienthi-hanh-luat-pha-san-nam-2014, truy cập 01/9/2021.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

phải được sự đồng ý của tất cả thành viên
hợp danh trong trường họp điều lệ công ti
không quy định cụ thể về vấn đề này. Khắc
phục hạn chế đó, khoản 1 Điều 207 LDN
năm 2020 đã quy định cụ thể việc quyết định
giải thể công ti hợp danh thuộc về hội đồng

thành viên nhằm đảm bảo thống nhất với
quy định tại khoản 3 Điều 182 LDN năm
2020. Theo đó, quyết định giải thể cơng ti
họp danh sẽ được thơng qua với tỉ lệ ít nhất
% tổng số thành viên hợp danh tán thành nếu
điều lệ công ti không quy định.
Hai là, LDN năm 2020 đã bổ sung quy
định loại trừ trường họp giải thể do bị thu
hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
để phù họp với quy định của Luật Quản lí
thuế năm 2019. Theo quy định tại khoản 1
Điều 125 Luật Quản lí thuế năm 2019, một
trong những biện pháp cưỡng chế thi hành
quyết định hành chính về quản lí thuế là thu
hồi giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng kí
doanh nghiệp sẽ chấm dứt hiệu lực kể từ khi
tiền thuế nợ của doanh nghiệp được nộp đủ
vào ngân sách nhà nước (khoản 2 Điều 125
Luật Quản lí thuế năm 2019). Điều này đồng
nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ khơng cịn
buộc phải giải thể nếu tiền thuế nợ của
doanh nghiệp được nộp đủ vào ngân sách
nhà nước. Như vậy, việc sửa đổi quy định tại
điểm d khoản 1 Điều 207 LDN năm 2020 là
cần thiết, nhằm bảo đảm tính đồng bộ với
quy định của Luật Quản lí thuế năm 2019.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực
như trên song quy định về các trường họp giải
thể doanh nghiệp của LDN năm 2020 vần

còn tồn tại một số điểm bất cập, cụ thể là:
Thứ nhất, quy định cơng ti phải giải thể
khi khơng cịn đủ số lượng thành viên tối
thiểu trong thời hạn 06 tháng liên tục mà

57


NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

khơng làm thủ tục chuyển đổi loại hình
doanh nghiệp tại Như vậy LDN năm 2020 là
chưa phù hợp đối với mọi loại hình cơng ti.

Hiện nay LDN năm 2020 quy định các hình
thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là:
chuyển đổi công ti trách nhiệm hữu hạn
thành công ti cổ phần, chuyển đổi công ti cổ
phần thành công ti trách nhiệm hữu hạn,
chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công
ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần, công
ti hợp danh (các điều 202, 203, 204, 205).
Như vậy, khơng phải tất cả các loại hình
cơng ti có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi
loại hình doanh nghiệp, chẳng hạn như cơng
ti hợp danh. Do đó, thực tế sẽ có loại hình
cơng ti khơng cịn đủ số lượng thành viên tối
thiểu theo quy định của LDN trong thời hạn
06 tháng liên tục nhưng không thể làm thủ
tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Vì

thế, quy định tại điểm c khoản 1 Điều 207
cần có sự điều chỉnh về mặt kĩ thuật.
Thứ hai, quy định về các trường họp giải
thể doanh nghiệp chưa có sự thống nhất. Cụ
thể, Điều 209 LDN năm 2020 quy định về trình
tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp trong trường
hợp doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp hoặc theo quyết định
của toà án. Tuy nhiên, Điều 207 LDN năm 2020
quy định về các trường họp giải thể doanh
nghiệp, trong đó khơng có quy định trường
hợp doanh nghiệp bị giải thể theo quyết định

của tồ án. Bên cạnh đó, trong các văn bản
pháp luật tố tụng khơng có căn cứ pháp lí nào
quy định tồ án có thẩm quyền quyết định
giải thể doanh nghiệp. Như vậy, pháp luật
hiện hành chưa có quy định rõ ràng về thẩm
quyền của toà án trong việc ra quyết định giải
thể doanh nghiệp cũng như lí do, căn cứ để
toà án ra quyết định giải thể doanh nghiệp.
58

về điều kiện giải thể doanh nghiệp,
khoản 2 Điều 207 LDN năm 2020 quy định:

“Doanh nghiệp chỉ được giải thê khi bảo
đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ
tài sản khác và khơng trong q trình giải
quyết tranh chấp tại toà án hoặc trọng tài

về nguyên tắc, doanh nghiệp chỉ được rút
khỏi thị trường khi giải quyết ổn thoả các
nghĩa vụ đã phát sinh trong quá trình hoạt
động. Do đó, pháp luật quy định “bảo đảm
thanh tốn hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài
sản khác” là điều kiện cần thiết để giải thể
doanh nghiệp dù là giải thể tự nguyện hay
giải thể bắt buộc. Neu doanh nghiệp không
đáp ứng được điều kiện này thì doanh nghiệp
khơng thể rút khỏi thị trường bằng thủ tục
giải thể mà phải thực hiện thủ tục phá sản.
Đây là quy định nhằm đảm bảo tối đa quyền,
lợi ích của các chủ thể có liên quan đến
doanh nghiệp, đặc biệt là người lao động,
các chủ nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên,
LDN năm 2020 và các văn bản hướng dẫn
thi hành chưa có quy định cụ thể về “bảo
đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ
tài sản khác”. Vì vậy, quy định này đã dẫn
đến nhiều cách hiểu khác nhau4, cụ thể là:
Cách hiểu thứ nhất là doanh nghiệp chỉ
được giải thể khi đã thanh toán hết các
khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác5 và phải
chứng minh được việc đã thanh toán hết các
khoản nợ. Lí do có cách hiểu như vậy bởi
quy định tại khoản 7 Điều 208 và khoản 4
Điều 209 LDN năm 2020 cho thấy pháp luật
4 Vũ Phương Đông, “Giải thể doanh nghiệp ở Việt
Nam - Thực trạng pháp luật và giải pháp nâng cao
hiệu quà thực thi”, Tạp chí Nghề luật, sô 6/2020, tr. 18.

5 Trần Huỳnh Thanh Nghị, “Quy định về giải thể
doanh nghiệp tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 và
một số kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp, số 9/2019, tr. 42.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỬU - TRA o ĐƠI

địi hỏi doanh nghiệp phải “thanh toán hết”
các khoản nợ trước khi gửi hồ sơ giải thể cho

cơ quan đăng kí kinh doanh.
Cách hiểu thứ hai là doanh nghiệp chỉ
cần có phương án bảo đảm việc thanh toán
các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác là được
giải thể6. Hay nói cách khác, doanh nghiệp
khơng thanh toán được hết các khoản nợ
nhung giữa doanh nghiệp và chủ nợ thỏa
thuận được về việc chuyển giao nghĩa vụ

thanh tốn các khoản nợ của doanh nghiệp
thì doanh nghiệp hồn tồn có thể giải thể.
Cách hiểu này phù hợp với quy định về
chuyển giao nghĩa vụ của Bộ luật Dân sự
cũng như thực tiễn hiện nay bởi thực tế
không phải doanh nghiệp nào khi tiến hành
thủ tục giải thể cũng có khả năng chi trả
được tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp.

1.2. Quy định về trình tự, thủ tục giải thể

doanh nghiệp
LDN năm 2020 tiếp tục kế thừa các quy
định về trình tự, thủ tục giải thể của LDN
năm 2014. Theo đó, các trường hợp giải thể
khác nhau thì trình tự, thủ tục thực hiện là
khác nhau7. LDN năm 2020 cũng đã khắc
phục nhiều điểm chưa hợp lí về thủ tục giải
thể doanh nghiệp trong LDN năm 2014 với
mục tiêu tạo thuận lợi hơn, tiết kiệm chi phí,
thời gian cho nhà đầu tư trong quá trình rút
lui khỏi thị trường.
Thứ nhất, đơn giản hoá hồ sơ giải thể
doanh nghiệp, cụ thể là bỏ con dấu và giấy
chứng nhận mẫu dấu, giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp giúp doanh nghiệp có thể
thực hiện nhanh chóng thủ tục giải thể.
6 Nguyễn Thị Dung, “Thực trạng pháp luật về giải
thể doanh nghiệp - Một số đánh giá và kiến nghị
hoàn thiện”, Tạp chi Luật học, số 10/2012, tr. 11, 15.
7 Điều 208 và Điều 209 LDN năm 2020.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

Theo quy định của LDN năm 2014, hồ sơ
giải thể doanh nghiệp phải có con dấu và giấy
chứng nhận mẫu dấu đối với những doanh
nghiệp thành lập trước khi LDN năm 2014 có
hiệu lực; giấy chứng nhận đăng kí doanh

nghiệp đối với mọi doanh nghiệp8. Tuy nhiên,
thực tế việc hoàn thiện hồ sơ giải thể với những
yêu cầu này đã khiến cho các doanh nghiệp
gặp khơng ít khó khăn, mất rất nhiều thời
gian. Đối với con dấu và giấy chứng nhận
mẫu dấu, doanh nghiệp sẽ phải thực hiện thủ
tục trả con dấu tại phịng cảnh sát quản lí
hành chính về trật tự xã hội công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở theo quy định tại Nghị
định số 99/2016/NĐ-CP ngày oi/7/2016 của

Chính phủ về quản lí và sử dụng con dấu.
Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan công an
thường yêu cầu hồ sơ trả lại con dấu bao gồm
toàn bộ hồ sơ giải thê doanh nghiệp, trong đó
gồm thơng báo của phịng đăng kí kinh doanh
về việc trả con dấu, thơng báo về đóng mã số
thuế doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp phải
mất nhiều thời gian để di chuyển hồ sơ tài
liệu qua các cơ quan để hoàn thành thủ tục
này9. Đổi với giấy chứng nhận đăng kí doanh
nghiệp, trên thực tế nhiều doanh nghiệp đã bị
mất giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp,
trong khi đây là giấy tờ bắt buộc phải có
trong hồ sơ giải thể. Giải pháp thường được
các doanh nghiệp lựa chọn trong trường hợp
này là doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy
chứng nhận đăng kí doanh nghiệp10. Như vậy,
có thể thấy, để hồn thiện bộ hồ sơ giải thể là

điều khơng hề dễ dàng đối với doanh nghiệp.

8 Khoản 1 Điều 204 LDN năm 2014.
9 Vũ Phương Đông, tlđd, tr. 21.
10 Điều 58 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày
14/9/2015 của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp.

59


NGHIÊN cứư - TRA o ĐÓI

Khắc phục những bất cập đó, đồng thời phù
hợp với cải cách về “dấu” của doanh nghiệp,
LDN năm 2020 đã loại bỏ con dấu và giấy
chứng nhận mầu dấu, giấy chứng nhận đăng
kí doanh nghiệp trong hồ sơ giải thể doanh
nghiệp; theo đó, hồ sơ giải thê doanh nghiệp

theo quy định của LDN năm 2020 chỉ bao
gồm thông báo về giải thể doanh nghiệp, báo
cáo thanh lí tài sản doanh nghiệp, danh sách
chủ nợ và số nợ đã thanh toán. Việc đơn giản
hoá thành phần hồ sơ giải thể sẽ giúp doanh
nghiệp tiết kiệm được thời gian cũng như chi
phí trong q trình tiến hành thủ tục giải thể.
Thứ hai, LDN năm 2020 bỏ quy định
giới hạn thời hạn thực hiện việc thanh toán
nợ, thanh lí họp đồng để phù hợp với thực
tiền của doanh nghiệp.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 202
LDN năm 2014, thời hạn doanh nghiệp thực
hiện việc thanh toán nợ, thanh lí họp đồng
khơng được vượt q 06 tháng, kể từ ngày
thông qua quyết định giải thể. Tuy nhiên,
thực tế triển khai thì quy định này chỉ phù
họp với những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ,
khơng có mối quan hệ giao dịch phức tạp, tài
sản có tính thanh khoản cao. Đối với những
doanh nghiệp có quy mơ lớn hoặc có nhiều
tài sản như bất động sản hoặc tài sản ở nhiều
nơi, cần nhiều thời gian để thanh lí họp
đồng, thanh lí tài sản, thanh tốn các khoản
nợ. Do đó, quy định giới hạn thời hạn thanh
tốn nợ, thanh lí hợp đồng của LDN năm
2014 là không phù hợp và khó thực hiện đối
với tất cả các doanh nghiệp. Đen LDN năm
2020 khơng quy định giới hạn thời hạn thanh
lí hợp đồng và thanh toán nợ. Nội dung nghị
quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp chỉ
yêu cầu thể hiện thời hạn, thủ tục thanh lí
hợp đồng và thanh tốn các khoản nợ của
doanh nghiệp, còn thời hạn này dài hay ngắn
60

là tuỳ thuộc vào mỗi doanh nghiệp, sự thoả
thuận giữa doanh nghiệp với các chủ nợ. Có
thể thấy, sự thay đổi này của LDN năm 2020
là họp lí, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp chủ động trong phương án giải quyết

các khoản nợ của doanh nghiệp, góp phần giảm
áp lực cho doanh nghiệp, từ đó hạn chế tình
trạng trốn tránh thực hiện thủ tục giải thể.
Thứ ba, LDN năm 2020 sửa đổi quy định
về thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh
nghiệp nhằm bảo đảm tính đồng bộ giữa
pháp luật doanh nghiệp và pháp luật dân sự.
LDN năm 2014 và LDN năm 2020 đều
quy định thứ tự thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định của LDN
năm 2020 có sự thay đổi so với quy định của
LDN năm 201411. Theo đó, chi phí giải thể
doanh nghiệp được ưu tiên thanh toán đầu

tiên, trước khi thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp để phù hợp với thứ tự thanh
toán khi pháp nhân giải thể được quy định
tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Dân sự năm
2015. Có thể thấy, sự thay đổi này là họp lí,
phù họp với nguyên tắc xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật là phải đảm bảo tính họp
pháp, tính thống nhất của văn bản quy phạm
pháp luật trong hệ thống pháp luật. Đồng
thời, sự thay đổi này cũng thể hiện điểm
tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với
pháp luật của một số quốc gia trên thế giới,
chẳng hạn như Trung Quốc. Luật Công ti
năm 2013 của Trung Quốc quy định thứ tự
ưu tiên thanh lí tài sản của một cơng ti bị giải
thể trước hết phải thanh tốn chi phí giải thể,

sau đó đến quyền lợi của người lao động và
cuối cùng là các khoản nợ của công ti11
12.
11 Khoản 6 Điều 202 LDN năm 2014, khoản 6 Điều 208
LDN năm 2020.
12 Trần Huỳnh Thanh Nghị, tlđd, tr. 41.

TẠP CHÍ LUẬT HQC SỐ 2/2022


NGHIÊN CỨU - TRA o ĐÓI

điện tử trước khi cập nhật tình trạng pháp lí
của doanh nghiệp trong mọi trường hợp14.

vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp cho người lao động trước
khi doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.
Khoản 3 Điều 208 LDN năm 2020 chỉ quy
định trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ
ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể
và biên bản họp phải được gửi đến cơ quan
đăng kí kinh doanh, cơ quan thuế, người lao
động trong doanh nghiệp. Điều này có nghĩa
là doanh nghiệp sẽ khơng có nghĩa vụ phải
gửi nghị quyết, quyết định giải thể đến cơ
quan bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, quy định
hướng dẫn trình tự, thủ tục giải thể doanh
nghiệp cũng chỉ quy định cơ quan đăng kí
kinh doanh có trách nhiệm gửi thơng tin về

việc giải thể doanh nghiệp cho cơ quan thuế
mà không đề cập việc gửi cho cơ quan bảo
hiểm xã hội15. Như vậy, pháp luật hiện hành
chưa có quy định về việc gửi thông tin giải
thể doanh nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã
hội cũng như chủ thể phải thực hiện công việc
này. Trong khi cơ quan bảo hiểm xã hội đóng
vai trị rất quan trọng bởi đây là chủ thể quản
lí tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp mà doanh nghiệp đóng cho
người lao động. Khi cơ quan bảo hiểm xã hội
không nắm được thơng tin doanh nghiệp giải
thể thì sẽ rất khó giám sát doanh nghiệp thực
hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm
y tế, bảo hiểm thất nghiệp và xác nhận doanh
nghiệp hồn thành nghĩa vụ. Trong khi đó,
thơng báo hoàn thành nghĩa vụ bảo hiểm xã
hội từ cơ quan bảo hiểm xã hội là một trong
những điều kiện cần để doanh nghiệp giải thể.

Thứ hai, LDN năm 2020 chưa quy định
việc gửi nghị quyết, quyết định giải thể cho
cơ quan bảo hiểm xã hội để đảm bảo nghĩa

Thứ ba, LDN năm 2020 chưa có quy
định kiểm sốt tình trạng chủ sở hữu doanh
nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp giải thể “chui”.

13 Khoản 2 Điều 209 LDN năm 2020.
14 Vũ Phương Đông, tlđd, ữ. 19.


15 Khoản 2 Điều 70, khoản 1 Điều71 Nghị định số 01/2021/
NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng kí doanh nghiệp.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022

61

Như vậy, có thể thấy thủ tục giải thể
doanh nghiệp được quy định trong LDN năm
2020 đã có nhiều cải cách đáng kể so với
LDN năm 2014. Tuy nhiên, qua quá trình
triển khai thực hiện, thủ tục giải thể doanh
nghiệp vẫn còn tồn tại một số bất cập, vướng
mắc, cụ thể là:
Th ứ nhất, quy định công khai thông tin
về giải thể doanh nghiệp chưa rõ ràng.
Công khai thông tin về việc giải thể
doanh nghiệp là một trong những thủ tục mà
doanh nghiệp phải thực hiện. Tuy nhiên, quy
định trong LDN năm 2020 về việc công khai
thông tin giải thể doanh nghiệp chưa được
quy định rõ ràng. Điều này gây khơng ít khó
khăn, lúng túng cho doanh nghiệp cũng như
cơ quan quản lí nhà nước trong quá trình thực
hiện thủ tục giải thể. Cụ thể là quy định về
nghĩa vụ đăng báo công khai nghị quyết,
quyết định giải thể doanh nghiệp trong trường
hợp giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận
đăng kí doanh nghiệp hoặc theo quyết định

của toà án chưa rõ ràng. Pháp luật hiện hành
quy định, đối với trường họp pháp luật yêu
cầu phải đăng báo thì nghị quyết, quyết định
giải thể doanh nghiệp phải được đăng ít nhất
trên 01 tờ báo in hoặc báo điện tử trong 03 số
liên tiếp13 song trường hợp nào phải đăng báo
thì pháp luật chưa có quy định hướng dẫn cụ
thể. Trên thực tế, cơ quan đăng kí kinh doanh
vẫn bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện
việc đăng tải thông tin trên báo viết hoặc báo


NGHIÊN cứu- TRAO ĐƠI

Thực tế, trong thời gian qua có nhiều
doanh nghiệp khơng cịn hoạt động kinh
doanh nhưng khơng thực hiện thủ tục giải thể.
Tình trạng chủ sở hữu doanh nghiệp mất tích
hoặc bỏ trốn, mất liên lạc trong khi còn nợ
thuế, nợ lương người lao động, nợ tiền bảo
hiểm xã hội... đã diễn ra tại khá nhiều địa
phương trong cả nước. Chẳng hạn như tại tỉnh
Quảng Trị, tính đến cuối tháng 8/2020, tồn
tỉnh có 4.167 doanh nghiệp, hộ kinh doanh bỏ
địa chỉ kinh doanh với số thuế nợ 100.111 tỉ
đồng16. Hay tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính
đến cuối năm 2020, Bảo hiểm xã hội Thành
phố đang theo dõi 7.610 đơn vị bỏ trốn, mất
tích, giải thể, phá sản với số nợ hơn 456 tỉ
đồng17. Qua những con số này có thể thấy

việc chủ sở hữu doanh nghiệp biến mất, bỏ
trốn khơng cịn là hiện tượng hãn hữu. Sở dĩ
tình trạng này vẫn diễn ra bởi pháp luật chưa
có quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu
doanh nghiệp, người quản lí doanh nghiệp khi
khơng thực hiện thủ tục giải thể đối với tất cả
các trường hợp giải thể. Nghị định số
50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính
phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư chỉ quy
định chế tài xử phạt đối với hành vi không
tiến hành thủ tục giải thể trong trường hợp
doanh nghiệp bắt buộc phải giải thể18. Tuy

nhiên, quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng
đến 10.000.000 đồng là tương đối thấp, chưa
đủ sức răn đe. Vì vậy, giữa việc thực hiện
trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp và việc
khơng thực hiện mà khơng phải chịu trách
nhiệm thì rõ ràng chủ doanh nghiệp, người
quản lí doanh nghiệp sẽ lựa chọn không thực
hiện và âm thầm “biến mất”. Trong trường
hợp chủ doanh nghiệp, người quản lí của
doanh nghiệp bỏ trốn, nếu muốn tiếp tục hoạt
động kinh doanh, họ có thể lựa chọn cách
thức thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn
vào doanh nghiệp khác, là người quản lí của
doanh nghiệp khác bởi pháp luật hiện hành
chưa có quy định hạn chế quyền thành lập,
góp vốn vào doanh nghiệp cũng như là người

quản lí của doanh nghiệp đối với những đối
tượng này. Bên cạnh đó, LDN năm 2020
cũng chưa có quy định về “doanh nghiệp có
chủ doanh nghiệp bỏ trốn”19, từ khái niệm,
tiêu chí xác định doanh nghiệp có chủ doanh
nghiệp bỏ ưốn đến quy trình giải quyết đối

16 Quảng Tộ Online, Xử lí nghiêm đối với doanh nghiệp
bỏ địa chi kinh doanh khiến nợ thuế tăng, http://www.
baoquangtri.vn/Ban-doc-phap-luat/modid/422/Item
ID/152011/title/Xu-ly-nghiem-doi-voi-doanhnghiep-bo-dia-chi-kinh-doanh-khien-no-thue-tang,
truy cập 15/9/2021.
17 Sỹ Đông, Nguy cơ “mất trắng" hơn 456 ti đồng bảo
hiểm xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh, https://thanh
nien.vn/thoi-su/nguy-co-mat-trang-hon-456-ti-dongbhxh-o-tphcm-1366540.html, truy cập 15/9/2021.
18 Điểm a khoản 1 Điều 36 Nghị định số 50/2016/NĐ-CP
ngày 01/6/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.

doanh nghiệp được ghi nhận trong LDN năm
2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã
khá hoàn thiện và đầy đủ, song bên cạnh đó
vẫn cịn tồn tại một số hạn chế, bất cập. Vì

62

với các doanh nghiệp này. Vì vậy, trên thực
tế, để xử lí các trường hợp chủ doanh nghiệp,
người quản lí doanh nghiệp bỏ trốn là vấn đề
rất nan giải đối với cơ quan đăng kí kinh doanh.

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
Luật Doanh nghiệp năm 2020 về giải thế
doanh nghiệp
Nhìn chung các quy định về giải thể

19 Thuật ngữ này đã được quy định tại Mục III Thơng
tư liền tích số 06/2009/TTLT-BLDTBXH-BTC ngàỵ
27/02/2009 hướng dẫn thực hiện Qụyết định số
3Ọ/2009/QĐ-TTg ngày 23/02/2009 về việc hỗ trợ
đối với người lao động mất việc làm trong doanh
nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế.

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN cửư - TRA o ĐÔI

vậy, để tạo thuận lợi hon cho các doanh nghiệp
trong quá trình giải thể, LDN năm 2020 cần
được sửa đổi, bổ sung cụ thể như sau:
Thứ nhất, sửa đổi, bổ sung quy định về
các trường hợp giải thể và điều kiện giải thể
doanh nghiệp.
Một là, sửa đổi quy định tại điểm c khoản 1
Điều 207 LDN năm 2020 nhằm đảm bảo quy
định được áp dụng thống nhất đối với mọi

loại hình cơng ti. Trong trường hợp cơng ti
khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu
theo quy định của pháp luật, cơng ti hồn tồn

có thể khắc phục tình trạng này trong thời hạn
06 tháng bằng nhiều cách thức như kết nạp
thêm thành viên, chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp. Tuỳ thuộc vào mồi cơng ti mà cách
thức họ lựa chọn sẽ là khác nhau. Vì vậy,
điểm c khoản 1 Điều 207 LDN năm 2020 nên
quy định như sau: “Cơng ti khơng cịn đủ số
lượng thành viên tối thiểu theo quy định của
Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục”.
Quy định như vậy sẽ phù hợp với mọi loại
hình cơng ti được quy định trong LDN cũng
như tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong
việc lựa chọn phương án giải quyết khi số
lượng thành viên tối thiểu trong công ti không
đáp ứng theo quy định của pháp luật.
Hai là, bổ sung trường họp giải thế doanh
nghiệp theo quyết định của toà án tại khoản 1
Điều 207 LDN năm 2020.

Như đã phân tích ở trên, pháp luật hiện
hành mới chỉ có quy định về trình tự, thu tục
giải thể doanh nghiệp theo quyết định của
toà án, trong khi căn cứ để toà án ra quyết
định giải thể lại chưa được quy định. Do đó,
LDN năm 2020 cần phải bổ sung quy định
tại khoản 1 Điều 207 trường họp giải thể thứ
năm là giải thể theo quyết định của tồ án và
cần phải có quy định cụ thể căn cứ, lí do để
tồ án ra quyết định giải thế doanh nghiệp
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


cũng như chủ thể nào có quyền u cầu tồ
án giải thể doanh nghiệp. Việc xây dựng các
quy định này phải đảm bảo tính thống nhất
với quy định về thẩm quyền của toà án theo
pháp luật tố tụng. Hiện nay, pháp luật một số
nước trao cho tồ án có thẩm quyền giải thể
doanh nghiệp, chẳng hạn như Điều 1844-7
Bộ luật Dân sự Pháp quy định công ti chấm
dứt hoạt động trong trường họp: “Tồ án
quyết định giải thể cơng ti trước thời hạn
theo yêu cầu của một thành viên với lí do
chỉnh đáng, đặc biệt là khi một thành viên
không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc có
tranh chấp giữa các thành viên làm tê liệt
hoạt động của công ti ”2021
; hay khoản 1 Điều
824 Luật Công ti Nhật Bản năm 2005 quy
định tồ án quyết định giải thể cơng ti trong
các trường họp sau: “(ỉ) Cóng ti được thành
lập với mục đích kinh doanh bất hợp pháp;
(iỉ) Cơng ti khơng hoạt động kinh doanh từ
01 năm trở lên sau khỉ thành lập hoặc tạm
ngừng kinh doanh liên tục từ 01 năm trở lên
mà khơng có lí do chính đáng; (iii) Khi giám
đốc điều hành, nhân viên điều hành hoặc thành
viên công ti người thực hiện việc kinh doanh
đã thực hiện hành vi vượt quá hoặc lạm dụng
thâm quyên của công ti được quy định theo
pháp luật hoặc điều lệ công ti hoặc vi phạm

pháp luật hình sự. Neu ngirời đó thực hiện
hành vi đó liên tục hoặc nhiều lần mặc dù đã
nhận được văn bản cảnh cáo của Bộ trưởng
Bộ Tư pháp”2'. Việt Nam có thể nghiên cứu
và tham khảo kinh nghiệm của các nước trên
thế giới khi quy định về vấn đề này.

20 Bộ luật Dân sự Pháp, />tent/uploads/2014/12/Codigo-Civil-Frances- FrenchCivil-Code-english-version.pdf, truy cập 21/9/2021.
21 Luật Công ti Nhật Bản năm 2005, .
go.jp/jp/seisaku/hourei/data/CA5_8.pdf, truy cập
21/9/2021.

63


NGHIÊN cửư- TRAO ĐÔI

Ba là, sửa đổi, bổ sung quy định về điều
kiện giải thể doanh nghiệp.
Để có cách hiểu thống nhất về điều kiện
giải thể doanh nghiệp cũng như phù hợp với
thực tiễn hiện nay, LDN năm 2020 cần quy
định thống nhất về điều kiện giải thể doanh
nghiệp. Theo đó, quy định tại khoản 7 Điều
208 và khoản 4 Điều 209 LDN năm 2020
cần được sửa đổi để phù hợp với quy định tại
khoản 2 Điều 207 LDN năm 2020, cụ thể là:
“Người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp gửi hồ sơ giải thể doanh nghiệp cho
cơ quan đãng kí kinh doanh trong thời

hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày bảo đảm
thanh toán hết các khoản nợ của doanh
nghiệp”. Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định
cụ thể hơn việc “bảo đảm thanh toán hết các
khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác”, trong đó
thể hiện rõ nội dung cho phép doanh nghiệp
giải thể và chủ nợ thoả thuận về việc chuyển
giao nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của
doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp
với quy định của Bộ luật Dân sự, đồng thời
đảm bảo quy định có tính khả thi. Thêm vào
đó, về giấy tờ phải có trong hồ sơ giải thể
được quy định tại khoản 1 Điều 210 LDN
năm 2020 cũng cần được bổ sung. Cụ thể là
đối với trường hợp doanh nghiệp không
thanh toán được các khoản nợ nhưng thực
hiện việc chuyển giao nghĩa vụ thanh tốn thì
trường họp này trong hồ sơ giải thể doanh
nghiệp phải có các giấy tờ chứng minh cách
thức đảm bảo thanh toán đã được thống nhất
giữa chủ nợ và doanh nghiệp giải thể.
Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định về
trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp
Một là, cần quy định cụ thể về việc
doanh nghiệp công khai thông tin giải thể.
Cụ thể là quy định rõ nghĩa vụ đăng báo
công khai quyết định giải thể trong trường
64

hợp giải thể khi bị thu hồi giấy chứng nhận

đăng kí doanh nghiệp. Trường hợp nào phải
đăng báo và nội dung của báo được đăng đó,
tránh để tình trạng bắt buộc doanh nghiệp
đăng báo trong mọi trường hợp như thực tế
hiện nay. Việc làm này vừa không phù họp
với quy định của LDN vừa tạo thêm chi phí,
mất thêm thời gian của doanh nghiệp.
Hai là, bổ sung quy định về việc gửi
nghị quyết, quyết định giải thể cho cơ quan
bảo hiểm xã hội. Cụ thể là khoản 3 Điều 208
LDN năm 2020 bổ sung quy định yêu cầu
doanh nghiệp giải thể phải gửi nghị quyết,
quyết định giải thể và biên bản họp về việc
giải thể đến cơ quan bảo hiểm xã hội bên
cạnh cơ quan đăng kí kinh doanh, cơ quan
thuế và người lao động trong doanh nghiệp.
Đồng thời, bổ sung quy định tại khoản 2
Điều 70, khoản 1 Điều 71 Nghị định số
01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng kí

doanh nghiệp, trong đó quy định rõ cơ quan
đăng kí kinh doanh cũng phải có trách nhiệm
gửi thơng tin về việc giải thể doanh nghiệp
cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc bổ sung
cơ quan bảo hiểm xã hội là chủ thể được
nhận thông tin về việc giải thể doanh nghiệp
là điều cần thiết, góp phần đảm bảo việc
quản lí nhà nước của cơ quan bảo hiểm xã
hội đối với doanh nghiệp giải thể được chặt
chẽ hơn, góp phần vừa bảo vệ quyền lợi cho

người lao động trong doanh nghiệp vừa tạo
điều kiện cho doanh nghiệp nhanh chóng
hồn tất một thủ tục trong quá trình giải thể.
Ba là, cần bổ sung những quy định nhằm
nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ sở hữu
doanh nghiệp, người quản lí doanh nghiệp
giải thể. Cụ thể là LDN năm 2020 cần quy
định cụ thể trách nhiệm của chủ sở hữu
doanh nghiệp, người quản lí doanh nghiệp
nếu khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng
TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỐ 2/2022


NGHIÊN cứư- TRAO ĐĨI

đúng trình tự, thủ tục giải thể doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, LDN năm 2020 cần bổ sung
quy định hạn chế quyền thành lập doanh
nghiệp mới, góp vốn vào doanh nghiệp khác,
quản lí doanh nghiệp khác trong một thời
hạn nhất định của chủ sở hữu doanh nghiệp,
người quản lí doanh nghiệp trong trường hợp
khơng tn thủ quy định về giải thể doanh
nghiệp khi doanh nghiệp đã ngừng hoạt
động. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới
cũng đã có quy định này, chẳng hạn như
Anh. Pháp luật Anh quy định giám đốc doanh
nghiệp vi phạm các quy định về giải thể
doanh nghiệp, đặc biệt là việc không thông
báo cho các cá nhân, tổ chức liên quan với ý

định che giấu việc giải thể có thể chịu phạt
tiền với mức khơng giới hạn hoặc phạt tù lên
đến 07 năm, trường hợp bị kết án thì có thể bị
tước tư cách giám đốc lên đến 15 năm22. Đây
là những chế tài nghiêm khắc, có tính răn đe
cao đối với các cá nhân không chấp hành
nghiêm các quy định của pháp luật giải thể.
Bổn là, LDN năm 2020 cần đưa ra khái
niệm, tiêu chí xác định doanh nghiệp có chủ
doanh nghiệp bỏ trốn và cách thức giải quyết
đối với những doanh nghiệp có chủ doanh
nghiệp bỏ trốn không tiến hành thủ tục giải
thể. Cụ thể, LDN cần quy định doanh nghiệp
có chủ doanh nghiệp bỏ trốn là doanh nghiệp
khơng có chủ sở hữu doanh nghiệp đứng ra
thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp và
được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cơ quan
được uỷ ban nhân dân cấp tỉnh uỷ quyền xác
định23. Từ đó, quy định cách thức giải quyết

22 Guidance Strike off, dissolution and restoration,
/>any-strike-off-dissolution-and-restoration/strikeoff-dissolution-and-restoration, truy cập 26/9/2021.
23 Khái niệm doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ
trốn được nhóm tác giả đưa ra trên cơ sở tham khảo

TẠP CHÍ LUẬT HỌC SỔ 2/2022

đối với những doanh nghiệp này, trong đó
cần xem xét đến quy định về thuế (đối với
khoản nợ thuế), quy định về lao động, bảo

hiểm xã hội (đối với khoản nợ lương, nợ tiền
bảo hiểm xã hội), quy định về phá sản (trong
trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện
để thực hiện thủ tục giải thể mà phải tiến
hành thủ tục phá sản) để đảm bảo tính thống
nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Dung, “Thực trạng pháp luật
về giải thể doanh nghiệp - Một số đánh
giá và kiến nghị hoàn thiện”, Tạp chỉ Luật
học, số 10/2012.
2. Vũ Phương Đông, “Giải thể doanh nghiệp
ở Việt Nam - Thực trạng pháp luật và giải
pháp nâng cao hiệu quả thực thi”, Tạp chí
Nghề luật, số 6/2020.

3. Guidance Strike off, dissolution and
restoration, />publications/company-strike-off-dissolutionand-restoration/strike-off-dissolution-andrestoration
4. Trần Huỳnh Thanh Nghị, “Quy định về
giải thể doanh nghiệp tại Luật Doanh
nghiệp năm 2014 và một số kiến nghị
hoàn thiện”, Tạp chỉ Nghiên cứu lập
pháp, số 9/2019.
5. Thái Vũ, Cảnh Dinh, Hội thảo Tổng kết
thực tiễn thỉ hành Luật Phá sản năm 2014,

/>khái niệm doanh nghiệp có chủ doanh nghiệp bỏ
trốn được quy định tại Thông tư liên tịch số

06/2009/TTLT/BLDTBXH-BTC ngày 27/02/2009
hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2009/QĐ-TTg
ngày 23/02/2009 về việc hỗ trợ đối với người lao
động mất việc làm trong doanh nghiệp gặp khó
khăn do suy giảm kinh tế.

65



×