Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Triển khai nghiên cứu xã hội học hình phạt ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (871.82 KB, 7 trang )

TRIỂN KHAI NGHIÊN cứu XÃ HỘI HỌC HÌNH PHẠT
Ở VIỆT NAM
Võ Khánh Lỉnh
*
Tóm tắt: ơ Việt Nam, các nghiên cứu về hình phạt thường tập trung vào phân tích
luật thực định mà chưa thật sự quan tâm đến các khía cạnh xã hội của hình phạt, chưa
làm rõ quy luật vận động trong xã hội của hình phạt và cách thức đảnh giá những kết
quả của chế tài này trong thực tiễn. Đe làm được điều đó, cần thiết triển khai một
hướng nghiên cứu mới - xã hội học hình phạt. Bài viết luận giải sự cần thiết của
nghiên cứu xã hội học hình phạt, bước đẩu nhận diện những vẩn đề mà hướng nghiên
cứu này quan tâm.
Abstract: In Viet Nam, penalty-related studies tend to focus on substantive laws

with little attention to social aspects of penalty, unable to clarify the rules of social
progress and methods to evaluate the outcomes of those sanctions in practice. To that
end, it is necessary to deploy a new direction on the sociology of penalty. This article
explains the necessity for sociological study of penalty, making first steps toward
identifying issues within this research scope.
1. Sự cần thiết triển khai nghiên cứu
xã hội học hình phạt

Trong khoảng 30 năm trở lại đây tại
Việt Nam, bên cạnh phương pháp nghiên
cứu luật thực định, ngày càng xuất hiện
những hướng nghiên cứu mới về pháp luật.
Có được kết quả này là bởi tư duy tiếp cận
đa ngành, liên ngành, xuyên ngành trong
nghiên cứu và đào tạo luật học đã được triển
khai mạnh mẽ ở nhiều cấp độ. Các nhà khoa
học, nhà giáo dục luật học đồng thuận cao
với quan điểm rằng, tri thức pháp luật rất


rộng lớn, nếu chỉ dựa vào tiếp cận luật thực
định thì khơng thể đáp ứng được nhu cầu
khám phá tri thức đó1. Xã hội học pháp luật
là hướng nghiên cứu mới đã được triển khai

Ị---------------------------------------------------------------- ------- —

I
__
.Ẵ
r TS., Khoa Chỉnh trị học, Học viện Thanh thiểu niên
Việt Nam.
1 Võ Khánh Vinh, về tiếp cận đa ngành, liên ngành,
Ỉuyên ngành trong nghiên cứu và đào tạo luật học ở
lệt Nam hiện này, trong quyển “Tiếp tục đổi mới tư
uy pháp lý phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước”,
íxb. Khoa học xã hội, 2020, tr. 861.

trong thời gian qua, thu hút sự quan tâm từ
các nhà luật học và xã hội học, bước đầu đã
hình thành một hệ thống tri thức lý luận khá
hoàn thiện.
Xã hội học pháp luật mở ra các lĩnh vực
nghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau, trong
đó đáng quan tâm nhất là cấp độ ngành luật
và cấp độ chế định luật. Các lĩnh vực xã hội
học pháp luật chuyên ngành dần được triển
khai, trong đó, xã hội học Luật Hình sự là
hướng nghiên cứu được quan tâm rất lớn.
Không chỉ dừng lại ở nghiên cứu, đào tạo xã

hội học Luật Hình sự cũng được triển khai ở
bậc sau đại học2. Xã hội học Luật Hình sự
triển khai nghiên cứu các khía cạnh xã hội
của Luật Hình sự về bản chất, vai trị, mục
đích, chức năng, luận giải tính quyết định xã
hội và cơ chế quyết định xã hội của Luật
Hình sự, tìm hiểu các tác động xã hội trong
2 Học phần “Xã hội học Luật Hình sự” đã được đưa
vào chương trình đào tạo cao học chuyên ngành Luật
Hình sự và Tố tụng hình sự của Học viện Khoa học
xã hội và Trường Đại học Mở Hà Nội.

23


NHÀ NƯỞC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 3/2022

q trình xây dựng, áp dụng và thi hành
Luật Hình sự, từ đó cho phép đánh giá hiệu
quả xã hội của quy phạm luật hình sự trong
thực tiễn3. Có thể thấy, trọng tâm trong
nghiên cứu xã hội học Luật Hình sự gồm có
hai vấn đề chính là xã hội học tội phạm4 và
xã hội học hình phạt5. Những nghiên cứu về
chủ đề này mặc dù đã được triển khai,
nhưng mức độ lan toả trong giới khoa học
pháp lý vẫn còn khiêm tốn.
Trong điều kiện hiện nay, khi các
nghiên cứu về hình phạt theo cách tiếp cận
luật thực định đâ rất phát triển6*, việc đặt ra

một hướng nghiên cứu mới là xã hội học
hình phạt thật sự cần thiết nhằm giải quyết
những vấn đề cấp bách của chế tài này trong
đời sống xã hội. Nhiều vấn đề như bản chất,
vai trò, chức năng, cơ chế hình thành, áp
dụng, thi hành và cách thức đánh giá hiệu
quả của hình phạt khó lịng được giải thích
thấu đáo trong cách tiếp cận luật thực định,
nhưng có thể được làm sáng tỏ trong nghiên
cứu xã hội học hình phạt. Việc triển khai
nghiên cứu xã hội học hình phạt cần được
đón nhận mạnh mẽ trong giới khoa học tư
pháp hình sự hiện nay, bởi ba lý do:

Thứ nhất, triển khai nghiên cứu xã hội
học hình phạt phù hợp với bối cảnh các
nghiên cửu đa ngành, liên ngành, xuyên
ngành trong nghiên cứu luật học nói chung
và nghiên cứu xã hội học pháp luật (đặc biệt
là xã hội học Luật Hình sự) nói riêng đang
được đẩy mạnh, điều này góp phần mở rộng
hơn nữa thế giới quan, đối tượng nghiên
cứu của khoa học pháp lý.
Thử hai, xã hội học hình phạt là một
trong những chủ đề quan trọng trong việc
hoàn thiện hệ thống tri thức của xã hội học
Luật Hình sự. Các nghiên cứu khác nhau về
tội phạm học, xã hội học tội phạm đã được
triển khai từ nhiều năm trở lại đây, nhưng
các cách tiếp cận mới về hình phạt vẫn chưa

được khai phá.
Thứ ba, xã hội học hình phạt là một
hướng nghiên cứu mới của hình phạt, cung
cấp phương pháp luận để làm sáng tỏ
những vấn đề về bản chất, vai trị, chức
năng, cơ chế hình thành, áp dụng, thi hành
và đánh giá các hiệu quả trong xã hội của
hình phạt - những vấn đề khó được giải
quyết thấu đáo bởi phương pháp nghiên
cứu hình phạt thực định.
2.

3 Xem: Đe cương chi tiết học phần “Xã hội học Luật
Hình sự” của Khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà
Nội. Đe cương này đã phác thảo những nội dung cơ
bản của lĩnh vực xã hội học Luật Hình sự gồm có:
(1) Những vấn đề chung về xã hội học Luật Hình sự;
(2) Xã hội học tội phạm; (3) Cơ chế tác động của
điều câm hình sự; (4) Xã hội học hình phạt; (5) Xã
hội học áp dụng pháp Luật Hình sự; (6) Hiệu quả cùa
pháp luật hình sự.
4 Xem: Trần Đức Châm, Xã hội học tội phạm, Nxb.
Chính trị quốc gia Sự thật, 2018.
5 Xem: Võ Khánh Linh, Xã hội học hình phạt:
Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ
Luật học, Học viện Khoa học xã hội, 2017.
6 Võ Khánh Linh, Tình hình nghiên cứu hình phạt ở
nước ta thời gian qua và những vấn để đặt ra cần
được tiếp tục nghiên cứu, Tạp chí Nhân lực khoa học
xã hội, số 01 (32) 2016, tr. 11 - 25.


24

Khái niệm xã hội học hình phạt

Xã hội học hình phạt là một hướng
nghiên cứu mới, để đưa ra một khái niệm có
tính tồn diện, khái qt, trước tiên cần làm
rõ mối quan tâm của xã hội học hình phạt là
những vấn đề gì. Bằng việc xác định rõ
những mối quan tâm đó mới có thể bước
đầu định nghĩa xã hội học hình phạt và xác
định đối tượng (nội dung) nghiên cứu.
Hình phạt là một hiện tượng pháp lý xã hội phức tạp, do đó, cần làm rõ các khía
cạnh xã hội của hình phạt. Các nghiên cứu
thực định về hình phạt đã chỉ ra khái niệm,
đặc điểm, mục đích của hình phạt, tuy nhiên
điều đó vẫn chưa đủ; bởi có nhiều nghiên
cứu cho ràng, lý luận cơ bản về hình phạt


TRIỂN KHAI NGHIÊN cứu...

còn phải làm sáng tỏ những vân đê như
quan điểm, bản chất của hình phạt, sự biểu
hiện của tính cưỡng chế và tính thuyết phục
của hình phạt, cơ chế tác động của những
nội dung trừng trị, giáo dục, cải tạo của hình
phạt diễn ra như thế nào7... Điều này cho
thấy, còn nhiều vấn đề lý thuyết của hình

phạt cần được nghiên cứu và củng cố thêm.
Lý luận về hình phạt khơng chỉ dừng lại ở
khái niệm, mục đích, mà cịn phải làm sáng
tỏ những vấn đề khác như vai trò xã hội,
chức năng xã hội, mối quan hệ giữa hình
phạt với các giá trị xã hội. Nếu chỉ nhìn
nhận hình phạt từ các quy định pháp luật
hỉnh sự thi khó lịng giải đáp những vấn đề
trên, mà cần phải có cách tiếp cận coi hình
phạt là một hiện tượng pháp lý - xã hội,
thâm nhập và có cơ chế tác động qua lại với
đời sống xã hội, với các quan hệ xã hội. Do
đó, việc làm sáng tỏ các khía cạnh xã hội
thuộc về bản chất, vai trị, chức năng, mục
đích của hình phạt là vơ cùng cần thiết.
Một trong những hạt nhân lý luận của
xã hội học pháp luật chính là tính quyết
định xã hội (quy định xã hội) của pháp luật.
Vấn đề hạt nhân này có ý nghĩa phương
pháp luận vơ cùng quan trọng đối với
nghiên cứu xã hội học pháp luật, và điều đó
cũng diễn ra tương tự trong nghiên cứu xã
hội học hình phạt. Đây là vấn đề mới vẫn
ị còn đang là khoảng trống trong nghiên cứu
hình phạt. Tính quyết định xã hội của hình
phạt cung cấp chức năng phương pháp luận
để luận giải mối quan hệ, cơ chế của sự tác
Ị động qua lại giữa hình phạt với hiện thực xã
'hội, với các quan hệ xã hội cụ thể, với con
'người trong xã hội8. Nghiên cứu hình phạt

7 Trịnh Quốc Tồn, Một số vấn đề lý luận về hình
phạt trong Luật Hình sự, Tạp chí Khoa học, Đại học
5uốc gia Hà Nội, Luật học 27 (2011), tr. 143 - 147.
" Vô Khánh Linh, Tính quyết định xã hội cùa hình
Ỉhạt: Một số khia cạnh lý luận, Tạp chí Nhân lực
hoa học xã hội, sổ 10 (41 )/2016, tr. 31.

trong mối liên hệ với các quan hệ xã hội có
thể khái quát nên cơ chế vận hành của hình
phạt trong xã hội, các điều kiện xã hội đã
quy định và ảnh hưởng tới xây dựng, thiết
kế, áp dụng và thi hành hình phạt như thế
nào. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá và
hiện đại hoá hiện nay, những thay đổi từng
ngày, từng giờ trong xã hội có những tác
động tích cực, tiêu cực như thế nào lên hình
phạt cũng là vấn đề đáng lưu tâm.
Các nghiên cứu về hình phạt ln đi tới
một mục đích quan trọng là góp phần hồn
thiện hơn chính sách, quy định và áp dụng,
thi hành hình phạt trong thực tiễn. Để làm
được điều đó, các nghiên cứu phải chỉ ra
những điểm chưa họp lý, những tồn tại, hạn
chế trên nhiều phương diện của quy định
hình phạt thực định thông qua soi chiếu,
kiểm nghiệm chúng trong thực tiễn9. Mặc
dù nhu cầu đo lường hiệu quả của hình phạt
đã được đề cập từ rất sớm10 với tư cách là
một vấn đề lý luận của hình phạt, nhưng
việc triển khai nghiên cứu vẫn chưa quyết

liệt. Để làm được điều này cần thiết xây
dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả và những
yếu tố tác động tích cực, tiêu cực trong quá
9 Xem các tài liệu: Nguyễn Minh Khuê, Hiệu quả
của các hình phạt chỉnh trong hệ thống hình phạt
của Việt Nam - đánh giá dưới góc độ chi phí xã hội,
Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số l(309)/2014, tr.
57 - 63; Nguyễn Minh Khuê, Đàm bảo hiệu quả của
các hình phạt chính khơng tước tự do trong Luật
Hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số
3(276)/2015, tr. 27 - 32; Nguyễn Minh Khuê, Các
hình phạt chính khơng tước tự do trong Luật Hình sự
Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Khoa
học xã hội, 2016.
10 Nguyễn Mạnh Kháng, Quan điêm tiếp cận hiệu
quả của hình phạt, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
số 2 (2002), tr. 44 - 51. Đổ hiểu hơn tinh thần của
bài viết này, xem thêm: Nguyễn Mạnh Kháng. Hình
phạt và hiệu quả của hình phạt, chuyên đề thuộc đề
tài ‘‘Hiệu quả cùa Luật Hình sự Việt Nam một số vấn
đề lý luận thực tiễn ” cùa Viện nghiên cứu Nhà nước
và Pháp luật, 2002.

25


NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT SƠ 3/2022

trình tác động xã hội của hình phạt' ’. Đây là
nhu cầu rất lớn, tuy nhiên, để xây dựng bộ

tiêu chí này nếu chỉ tiếp cận từ những điều
luật trên giấy thì rất khó hoàn thành, cần
phải nghiên cứu tác động xã hội của hình
phạt, những nhu cầu xã hội đã định hình ra
mục đích, chức năng của hình phạt để soi
chiếu trở lại, từ đó mới đủ cơng cụ để đo
lường mức độ đạt được các mục tiêu mà chế
tài này đã đề ra.
Những luận giải trên tái khẳng định
hình phạt khơng chỉ là một chế định pháp
luật quan trọng của Luật Hình sự, mà cịn là
một hiện tượng xã hội. Do đó, từ bản chất
đến vai trị, mục đích, chức năng của hình
phạt đều hàm chứa trong nó các thuộc tính
xã hội khơng thể tách rời. Sự hình thành và
xu hướng phát triển của hình phạt khơng chỉ
bị quyết định bởi tư duy lập pháp, mà còn
(chủ yếu) được quyết định bởi những nhu
cầu và sự vận động của xã hội. Các nhu cầu
xã hội luôn nằm trong sự vận động không
ngừng hình thành nên những biến đổi xã hội
ở những bối cảnh cụ thể. Đến lượt nó,
những biến đổi xã hội này có tác động sâu
sắc và định hình mọi q trình xã hội của
hình phạt, từ việc quy định, áp dụng cho
đến thi hành. Trong chiều ngược lại của mối
quan hệ, hình phạt có những tác động cụ thể
đến đời sống xã hội. Việc đánh giá kết quả,
khả năng giải quyết các mục tiêu mà hình
phạt đặt ra có ý nghĩa quan trọng trong việc*

11 Trịnh Tiến Việt, Lý thuyết kiếm soát xã hội đối với
tội phạm và ứng dụng ở Việt Nam, Nxb. Tư pháp,
2016, tr. 330 - 380. Tác giả đã thiết lập bộ tiêu chí
đánh giá hiệu quả kiểm soát xã hội đối với tội phạm
từ thực tiễn Việt Nam. Các tiêu chí này dựa theo lý
thuyêt kiêm sốt xã hội, nhưng có giá trị tham khảo
khi xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hình
phạt với các căn cứ: Diễn biến của tình hình tội
phạm, chi phí kinh tế - xã hội, khả năng cải tạo người
phạm tội, mức độ tái hoà nhập xã hội cho người
phạm tội.

26

đánh giá hiệu quả của việc sử dụng hình
phạt đối với mục đích, chức năng vốn có
của nó.
Với những bình luận trên, bước đầu có
thể đưa ra khái niệm cơ bản về xã hội học
hình phạt như sau: Xã hội học hĩnh phạt là
hướng nghiên cứu về hình phạt với tính
cách là hiện tượng pháp lý - xã hội, luận
giải các phương diện xã hội ciỉa hình phạt,
sự chi phoi của các điều kiện xã hội đổi với
mọi q trình của hình phạt (tính quyết định
xã hội của hình phạt) và đánh giá những tác
động của hình phạt trong đời sống xã hội.
3. Đổi tượng nghiên cứu của xã hội
học hình phạt


Những vấn đề mà xã hội học hình phạt
quan tâm có thể khái qt thành ba nội dung
chính:
3.1. Các khía cạnh xã hội của hình phạt

Đây là nhóm vấn đề thuộc về lý luận
của hình phạt, bao gồm các vấn đề cụ thể
như sau:
Thứ nhất, bản chất xã hội của hình phạt.
Cần trả lời các câu hỏi: (1) Hình phạt có
phải là một hiện tượng pháp lý - xã hội hay
không? (2) Nguồn gốc xã hội của hình phạt?
(3) Hình phạt chứa đựng và truyền tải
những thơng tin gì từ xã hội? (4) Hình phạt
phản ánh những chuẩn mực xã hội nào?
Thứ hai, vai trò xã hội của hình phạt,
càn làm sáng tỏ vai trị của hình phạt nói
chung và từng loại hình phạt nói riêng đối
với đời sống xã hội, cùng với đó là vai trị
của từng loại hình phạt trong hệ thống hình
phạt. Mỗi hình phạt đều có liều lượng
thuyết phục, cưỡng chế khác nhau, do đó
cần làm rõ mức độ của từng liều lượng này,
việc cân đối hài hoà liều lượng thuyết phục,
cưỡng chế trong mỗi hình phạt và xác định
rõ các nhân tố quyết định xu hướng phát
triển của hình phạt.


TRIỂN KHAI NGHIÊN cửu...


Thứ ba, mục đích xã hội của hình phạt.
Nội dung này khơng chỉ xác định cái đích
đến cuối cùng của hình phạt, mà cịn phải
làm sáng tỏ những thành tố quyết định ở các
khâu xây dựng, áp dụng và thi hành hình
phạt để đạt đuợc mục đích đó.
Thứ tư, chức năng xã hội của hình phạt.
Một số chức năng xã hội của hình phạt cần
được tiến hành phân tích là: (1) Chức năng
phịng ngừa tình hình tội phạm; (2) Chức
năng giáo dục, cải tạo; (3) Chức năng bảo
đảm và thực thi cơng lý; (4) Chức năng duy
trì và bảo đảm các chuẩn mực xã hội...

I



3.2. Tinh quyết định xã hội của hình
phạt



Tính quyết định xã hội đã được khẳng
định là một đặc trưng cơ bản của pháp
I luật12, hay nói cách khác, tính quyết định
xã hội của pháp luật chính là vấn đề cơ bản
nhất của xã hội học pháp luật13. Các phân
tích về tính quyết định xã hội của hình phạt

phải làm sáng tỏ quy luật hình thành của
hình phạt xuất phát từ những nhu cầu xã
hội. Nói cách khác, mọi khía cạnh, q
trình của hình phạt đều được quyết định
bởi sự vận động của xã hội, của các quan
hệ xã hội, của hành động và tư duy của con
người. Những vấn đề chủ yếu cần làm sáng
tỏ bao gồm:
Thứ nhất, khái niệm tính quyết định xã
hội và cơ chế quyết định xã hội của hình
phạt. Đây là vấn đề lý luận then chốt, là
Ị phương pháp để nghiên cứu cách thức vận
Ị hành có tính hệ thống, quy luật của quá
I trình tác động lẫn nhau giữa hình phạt với
(hiện thực xã hội, với các quan hệ xã hội cụ
thể, với con người. Mối liên hệ này cho thấy
12 Ngọ Văn Nhân, Xã hội học pháp luật, Nxb. Hồng
0ức, 2012, tr. 170.
p Hoàng Thị Kim Quế (2007), Triết học pháp luật
trong hệ thống các khoa học pháp lý, Tạp chí Khoa
lọc, Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 50, 51.

I

Cơ chế tiếp nhận sự tác động của hình phạt
diễn ra ở mỗi con người ra sao và phản ánh
của con người về những sự tác động của
hình phạt như thế nào.
Thứ hai, những tác động của xã hội tới
quá trình của hình phạt, cần làm rõ sự tác

động này trong ba giai đoạn: (1) Giai đoạn
thiết kế các phương án của hình phạt trong
Luật Hình sự và hồn thiện các phương án
đó để ban hành; (2) Giai đoạn hình phạt
hiện hữu trong xã hội để thực hiện các chức
năng của mình và thời điểm áp dụng hình
phạt trong quá trình tố tụng; (3) Giai đoạn
các cơ quan thi hành án hình sự, các cơ
quan chức năng cùng người chấp hành hình
phạt thi hành án.
Thứ ba, những tác động của biến đổi xã
hội đối với hình phạt. Tốc độ phát triển của
kinh tế - xã hội Việt Nam được dự báo sẽ có
nhiều tác động tới xu hướng vận động của
chế tài hình sự. Do đó, cần nghiên cứu để
làm rõ sự tác động của biến đổi xã hội đối
với nhận thức, tư duy về hình phạt, các xu
hướng hình sự hố, phi hình sự hố, từ đó
có thể đưa ra những hành động phù hợp
trong việc xây dựng chính sách hình phạt.
Thứ tư, xu hướng phát triển của hình
phạt. Nghiên cứu sự vận động để làm rõ xu
hướng phát triển của hình phạt là cần thiết để
hồn thiện chính sách và pháp luật hình sự.
Các nghiên cứu về chủ đề này có thể được
triển khai theo một số phương diện sau: (1)
Xu hướng phát triển của hình phạt chính và
hình phạt bổ sung; (2) Xu hướng phát triển
của từng loại hình phạt; (3) Các giá trị xã hội
chi phối xu hướng phát triển của hình phạt;

(4) Xu hướng phát triển của hình phạt đáp
ứng yêu cầu cải cách tư pháp...
3.3. Hiệu quả của hình phạt

Hình phạt cần giải quyết tốt các nhu cầu
xã hội đã quy định ra nó, vì vậy đo lường
hiệu quả của chế tài này là rất quan trọng.

27


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢP LUẬT SÔ 3/2022

Đo lường hiệu quả của hình phạt cần có
cách tiếp cận gắn liền với xã hội, lấy mức
độ hài lòng của xã hội làm cơ sở. Do đó, để
triển khai vấn đề này cần làm sáng tỏ:
Thứ nhất, quan điểm về hiệu quả của
hình phạt, cần làm rõ các cách hiểu, cách
tiếp cận về hiệu quả của hình phạt và lựa
chọn cách tiếp cận nào làm phương pháp.
Mỗi cách tiếp cận sẽ định hình hướng
nghiên cứu, từ đó sẽ có thao tác khái niệm
hiệu quả của hình phạt khác nhau.
Thứ hai, thiết kế bộ khung tiêu chí đánh
giá hiệu quả của hệ thống hình phạt. Để
đánh giá hiệu quả của hình phạt cần phải
xây dựng các tiêu chí chung có tính khái
qt, điển hình, từ đó thao tác từng tiêu chí
chung thành các tiêu chí cụ thể và chuẩn

hố để làm căn cứ đánh giá mức độ của
từng tiêu chí. Một số tiêu chí như tần suất
áp dụng hình phạt, mức độ tự cải tạo, tự
giáo dục của người chấp hành án, không
phạm tội mới, mức độ tái hoà nhập cộng
đồng hiện nay đang được được các nhà
nghiên cứu thừa nhận rộng rãi và sử dụng
khi xem xét hiệu quả của hình phạt.
Thứ ba, nhận diện các yếu tố tác động
tới hiệu quả của hệ thống hình phạt. Các
yếu tố tác động tới hiệu quả của hệ thống
hình phạt có thể thuộc về chính sách, quy
định pháp luật, thiết chế, cách thức tổ chức,
thực hiện, yếu tố con người... Những yếu tố
này có thể hiện hữu ở bất kì thời điểm nào
trong quá trình của hình phạt, từ khi xây
dựng, ban hành đến lúc áp dụng, thi hành.
Nó có thể tác động tích cực (bảo đảm) hoặc
tiêu cực (ảnh hưởng) đến việc đạt được mục
đích của hình phạt. Do đó, việc nghiên cứu
vấn đề này có ý nghĩa dự báo và thiết kế
chính sách, các phương án áp dụng, thi hành
hình phạt một cách phù hợp.
Thứ tư, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
hiệu quả của từng loại hình phạt. Nhiều

28

nghiên cứu hình phạt đưa ra các giải pháp
hoàn thiện và nâng cao chất lượng áp dụng

hình phạt trong thực tiễn, nhưng căn cứ của
các kiến nghị đó thường ít dựa vào tiêu chí
cụ the hoặc các tiêu chí có phần mơ hồ.
Tiêu chí là cách thức cụ thể nhất để đo
lường mức độ hiệu quả của một cơng việc,
do đó “tiêu chí hố” đang là xu hướng đánh
giá hiệu quả quản trị quốc gia14. Hình phạt
là một trong những chế tài quan trọng của
pháp luật, vì vậy nghiên cứu các luận cứ
khoa học và thực tiễn để hồn thiện một bộ
tiêu chí đánh giá hiệu quả của từng loại hình
phạt là vơ cùng cần thiết.
Thứ năm, làm rõ các yếu tố tác động tới
hiệu quả của từng loại hình phạt. Đe đạt
được những mục tiêu đề ra, trong quá trình
điều chỉnh quan hệ xã hội, hình phạt sẽ chịu
nhiều tác động từ các yếu tố chính trị, kinh
tế, văn hố, xã hội, từ đó làm giảm thiểu
tính hiệu quả của mình. Mỗi hình phạt khác
nhau sẽ “đương đầu” với những yếu tố tác
động khác nhau. Mặt khác, có nhiều yếu tố
xã hội có thể là động lực, cơ hội để tăng
cường hơn hiệu quả của hình phạt. Việc
nghiên cứu, làm sáng tỏ các yếu tố tác động
tới hiệu quả của từng loại hình phạt góp
phần quan trọng trong cơng tác đánh giá
hiệu quả của hình phạt.
(Xem tiếp trang 84)

14 Có thể nói đến một số bộ tiêu chí lớn đánh giá hiệu

quả quản trị và chính sách ở Việt Nam như: (1) Chỉ
số hiệu quả quản trị và hành chính cơng cấp tỉnh
(PAPI) bao gồm: 8 chỉ số lĩnh vực nội dung, 29 chỉ
số nội dung thành phần và hơn 120 chi tiêu thành
phần về hiệu quả quản trị và hành chính cơng của
tồn bộ 63 tinh/thành; (2) Bộ tiêu chí quốc gia về xã
nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 gồm: 19 tiêu
chí và 39 nội dung được phân bổ ở từng tiêu chí; (3)
Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020
gồm: 10 tiêu chí và 46 nội dung được phân bổ ờ từng
tiêu chí...


NHÀ NƯỚC VÀ PHẢPLUẬTSĨ 3/2022

Bên cạnh đó, để thúc đẩy sự phát triển
của trọng tài trực tuyến, ngoài việc chủ
động, tích cực của các trung tâm trọng tài,
cần phải có sự sửa đổi, bổ sung một số quy
định pháp luật Việt Nam hiện hành:
Một là, cần đưa khái niệm trọng tài trực
tuyến vào Luật Trọng tài thương mại để tạo
cơ sở pháp lý rõ ràng cho trọng tài trực
tuyến. Hiện tại, khơng có bất kỳ quy định
nào cấm các trung tâm trọng tài trực tuyến,
nhưng vì khơng có quy định cụ thể về vấn
đề này nên các trung tâm trọng tài chưa
mạnh dạn triển khai và sự tiếp cận của các
bên liên quan tranh chấp về vấn đề này bị
hạn chế.

Hai là, cần bổ sung quy định trong
thương mại điện tử cho phép các bên ký kết
một điều khoản trọng tài trực truyen được
kết hợp trong Điều khoản và Điều kiện trên
website. Đồng thời, cũng bổ sung quy định
về mất quyền phản đối đối với sự lựa chọn
trọng tài trực tuyến trong trường hợp đã lựa
chọn, trừ khi bên đó chứng minh có lý do

hợp lý cho việc khơng phản đối trong các
trường hợp cụ thể.
Ba là, cần ban hành quy định về vấn đề
chứng thực tài liệu là dừ liệu điện tử trong
GQTC trọng tài trực tuyến. Dù có quy định
về thừa nhận giá trị của dữ liệu điện từ,
nhưng hiện nay chưa có quy định bắt buộc
việc chứng thực dữ liệu điện từ. Do đó, sẽ
làm cho các cơ quan GQTC gặp khó khăn
trong việc có nên yêu cầu phải chứng thực
các tài liệu là dữ liệu điện tử hay khơng?
Theo quan điểm của nhóm tác giả, chúng ta
cần tiếp cận theo hướng khơng bắt buộc, trừ
khi có sự nghi ngờ từ phía các bên hoặc Hội
đồng trọng tài thì mới phải tiến hành chứng
thực tài liệu nhằm tiết kiệm chi phí cũng
như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển
của trọng tài trực tuyến.
Cuối cùng, cần ban hành quy định về
mối quan hệ giữa địa điểm GQTC và địa
điểm ra phán quyết trọng tài, trong đó cần

làm rõ cách xác định địa điểm ra phán quyết
nếu thực hiện trong môi trường trực tuyến.

(Tiêp theo trang 28 - Triến khai nghiên cứu xã hội học...)

Kết luận

Với cách tiếp cận hình phạt từ một hiện
tượng xã hội, nhiều lĩnh vực tri thức của hình
phạt được mở ra cả về lý luận và thực tiễn.
Điều này cho phép các nghiên cứu về hình
phạt trở nên sống động hơn khi làm rõ sự tác
động, vận hành của hình phạt trong đời sống
xã hội. Các kết quả nghiên cứu sẽ có tính
ứng dụng cao, góp phần hồn thiện chính
sách, các quy định của hình phạt và thực tiễn
xây dựng, áp dụng và thi hành hình phạt ở
Việt Nam hiện nay. về phương diện nghiên

84

cứu, có thể triển khai xã hội học hình phạt
với hai cách tiếp cận: Thứ nhất, nghiên cứu
những nội dung thuộc đối tượng nghiên cúu
của xã hội học đã được trình bày ở phần trên
của bài viết; thứ hai, sử dụng cách tiếp cận
xã hội học hình phạt trong các nghiên cứu về
hình phạt thực định. Tác giả cho rằng, cần ưu
tiên triển khai cách tiếp cận thứ nhất để xây
dựng hệ thống lý luận hoàn thiện về xã hội

học hình phạt làm nền tảng để ứng dụng các
phương pháp nghiên cứu này vào các nghiên
cứu hình phạt thực định sau này.



×