Tải bản đầy đủ (.pdf) (264 trang)

Nghiên cứu mô hình trường Cao đẳng Cộng đồng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 264 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN HUY VỊ

NGHIÊN CỨU MƠ HÌNH
TRƢỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG
ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA ĐỊA PHƢƠNG Ở VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ : 62140501

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC :

1. PGS.TS Đặng Bá Lãm
2. PGS.TS Đặng Xuân Hải

Hà Nội, tháng 9/2009


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB

Ngân hàng Phát triển châu Á

BTVH
Bộ GD&ĐT


Bổ túc văn hóa
Bộ Giáo dục và Đào tạo


CĐCĐ

Cao đẳng
Cao đẳng cộng đồng

CĐSP
CNH
CL

Cao đẳng sư phạm
Cơng nghiệp hóa
Chiến lược

CHXHCN
CNXH

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Chủ nghĩa xã hội

CSVN
DN
ĐH

Cộng sản Việt Nam
Dạy nghề
Đại học


ĐH&CN

Đại học và Chuyên nghiệp

GD
GDCN

Giáo dục
Giáo dục chuyên nghiệp

GD-ĐT
GDĐH & CN

Giáo dục - Đào tạo
Giáo dục Đại học và Chuyên nghiệp

GDP
GDQD
GDTX
HĐH

Thu nhập quốc nội
Giáo dục quốc dân
Giáo dục thường xuyên
Hiện đại hóa

HDI

Chỉ số phát triển con người


HDR
KH- CN
KHCBĐC

Báo cáo phát triển con người
Khoa học - Công nghệ
Khoa học cơ bản đại cương

KT- XH

Kinh tế -Xã hội


NCKH
NCĐH&GDCN

Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp

NNL
NQTW
NSNN

Nguồn nhân lực
Nghị quyết Trung ương
Ngân sách Nhà nước

NTCĐ


Nhà trường cộng đồng

OECD
PTCS
PTGD
PTNNL

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Phổ thông cơ sở
Phát triển giáo dục
Phát triển nguồn nhân lực

QLGD
QLNN
SP
SV

Quản lý giáo dục
Quản lý nhà nước
Sư phạm
Sinh viên

TC
TCCN

Tại chức
Trung cấp chuyên nghiệp

TCN
THCS

THPT

Trung cấp nghề
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông

THCN &DN
TTHTCĐ
TTKTTH-HN
TX

Trung học chuyên nghiệp và Dạy nghề
Trung tâm học tập cộng đông
Trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp
Từ xa

TW

Trung ương

UBND
UNDP
UNESCO

Ủy ban nhân dân
Chương trình phát triển Liên hiệp quốc
Tổ chức của Liên Hiệp Quốc về giáo dục, khoa học và văn

USD


hóa
Đơ la Mỹ

VLVH
WB

Vừa làm vừa học
Ngân hàng thế giới


WTO
XHCN

Tổ chức thương mại thế giới
Xã hội chủ nghĩa

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Chương 1: (5 bảng; 8 hình)

Trang

1. Hình 1.1 : Khái quát một số phương pháp xây dựng mơ hình ………….. 22
2. Bảng 1.2:Gia tăng của ĐH 2 năm trong thời gian 1910-1928 ở Hoa Kỳ… 36
3. Bảng 1.3 : Tổng số ĐH 2 năm trong thời gian 1930-1940 của Hoa Kỳ….. 37
4. Bảng 1.4 : Số sinh viên ghi danh lần đầu tiên vào ĐH Hoa Kỳ

(từ 1980 đến 1992)…………………………………………......41
5. Bảng 1.5: Danh sách các quốc gia trên thế giới có những trường tổ chức
tương đương với CĐCĐ của Hoa Kỳ……………………………42
6. Hình 1.6 : Sơ đồ tổ chức quản lý vĩ mô các trường CĐ cộng đồng Thái Lan…. 57
7. Hình 1.7 : Sơ đồ tổ chức quản lý vi mô các trường CĐ cộng đồng Thái Lan... 57
8. Hình 1.8 : Vị trí Trường Cao đẳng cộng đồng…………………………….60
9. Hình 1.9 : Phân bố lực lượng lao động ở các nước cơng nghiệp hóa……..61
10. Hình 1.10 : Phân bố lực lượng lao động trong nền kinh tế chuyển đổi… 61
11. Hình 1.11: Cơ cấu lại lực lượng lao động -Mơ hình thay đổi cấu trúc
(Phương án : Mơ hình tăng trưởng cùng với cơng nghiệp)….62
12. Bảng 1.12 : Trắc diện sinh viên Trường CĐ Cộng đồng Lansing
( từ 1988 đến 1993)…………………………………………71
13. Hình 1.13 : Cơ cấu tổ chức của trường CĐ cộng đồng……………………74
Chương 2: (4 bảng; 6 hình)
1. Hình 2.1: Biểu đồ phân phối chỉ tiêu đào tạo SP và Ngoài SP của các
trường CĐSP địa phương……………………………………… 98
2. Hình 2.2: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu đào tạo SP và Ngoài SP
của các trường CĐSP địa phương………………………………98
3. Hình 2.3: Biểu đồ phấn phối chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐSP, CĐCĐ
&Ngoài SP của các địa phương vừa có trường CĐSP, vừa có
trường CĐCĐ………………………………………………….. 98


4. Hình 2.4: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐSP;
CĐCĐ & Ngoài SP của các địa phương vừa có trường CĐSP
vừa
có trường CĐCĐ……………………………………………….98
5. Hình 2.5: Biểu đồ phân phối chỉ tiêu tuyển sinh CĐSP và Ngoài SP của
10 trường CĐSP tiêu biểu……………………………………….. 99
6. Hình 2.6: Biểu đồ cột so sánh phân phối chỉ tiêu tuyển sinh CĐSP

và Ngoài SP của 10 trường CĐSP tiêu biểu……………………..99
7. Bảng 2.10: Bảng thống kê các chuyên ngành đào tạo ngoài SP tại các
trường CĐSP địa phương và các chuyên ngành đào tạo tại
các trường CĐCĐ hiện nay ………………………………… 103
8. Bảng 2.11: Thống kê chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng hệ chính quy
ở các trường CĐCĐ từ năm 2002 đến 2007………………..104
9. Bảng 2.12: Thống kê các chỉ số tổng hợp của 9 trường CĐCĐ đầu tiên
trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam…… 104
10. Bảng 2.13: So sánh mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của các cơ sở GDCN
mang thuộc tính nhà trường cộng đồng đang hiện diện ở
các tỉnh/thành phố…………………………………………. 107
Chương 3: (5 hình)
1. Hình 3.1: Mơ hình đào tạo chuyển tiếp và liên thơng của trường CĐCĐ.137
2. Hình 3.2: Cơ cấu tổ chức trường CĐCĐ…………………………………144
3. Hình 3.3: Mơ hình đào tạo tự- liên thông của trường Đại học địa phương.149
4. Hình 3.4: Sơ đồ cải tiến cơ cấu tổ chức trường CĐCĐ Bình Thuận………158
5. Hình 3.5: Sơ đồ tổ chức trường Đại học Phú Yên…………………………164


MỤC LỤC
MỤC LỤC……………………………………………………………………..1
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
Chương 1:

Cơ sở l‎ý luận của mơ hình trường Cao Đẳng Cộng Đồng

1.1.
Các khái niệm cơ bản …………………………………………… 20
1.1.1. Khái niệm Mơ hình và Mơ hình trong giáo dục............................... 20
1.1.1.1. Mơ hình .................................................................................. . 20

1.1.1.2. Mơ hình trong giáo dục............................................................. . 23
1.1.1.3. Phương pháp mơ hình (hoặc mơ hình hóa)……………………….. . 23
1.1.2. Khái niệm Cộng đồng và Giáo dục cộng đồng…………………… . 25
1.1.2.1. Cộng đồng ……………………………………………………….... 25
1.1.2.2. Giáo dục cộng đồng ……………………………………………… . 27
1.1.3. Khái niệm Trường Cao đẳng cộng đồng ………………………… . 30
1.1.3.1. Cách hiểu ở các nước trên thế giới………………………………... 31
1.1.3.2. Cách hiểu ở Việt Nam hiện nay………………………………….. . 33
1.2.
Mơ hình trường CĐ cộng đồng ở các nước trên thế giới………. 34
1.2.1. CĐ cộng đồng ở Hoa Kỳ …………………………………………. 34
1.2.2. CĐ cộng đồng ở Canada ………………………………………….. 43
1.2.3. CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở Pháp………………………………. 45
1.2.4. CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở CHLB Đức ………………………..46
1.2.5. CĐ cộng đồng ở Autralia …………………………………………. 47
1.2.6. CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở CHLB Nga ……………………….. 49
1.2.7. CĐ theo kiểu CĐ cộng đồng ở Trung Quốc………………………. 50
1.2.8. CĐ cộng đồng ở Đài Loan ……………………………………….. . 51
1.2.9. CĐ cộng đồng ở Nhật Bản ……………………………………….. . 52
1.2.10. CĐ cộng đồng ở Hàn Quốc ………………………………………. . 53
1.2.11. CĐ cộng đồng ở Thái Lan ……………………………………….. 55
1.3.
Nhận diện những đặc trưng chính của mơ hình trường CĐ
cộng đồng………………………………………………………… . 58
1.3.1. Vị trí và cơ chế quản lý của trường CĐ cộng đồng……………….. 58
1.3.2. Sứ mệnh của Trường CĐ cộng đồng ……………………………… 60
1.3.3. Chương trình đào tạo của trường CĐ cộng đồng………………….. 63
1.3.4. Sinh viên, học sinh, học viên của trường CĐ cộng đồng………….. 69
1.3.5. Giảng viên/giáo viên của trường CĐ cộng đồng ………………….. 72
1.3.6. Cơ cấu tổ chức của trường CĐ cộng đồng………………………… 73

1.3.7. Cơ sở vật chất (tài sản; tài chính) của trường CĐ cộng đồng……. .. 76
Chương 2 :

Các mơ hình trường Cao đẳng cộng đồng đã hình thành

1


ở Việt Nam
2.1.
2.1.1.
2.1.2.
2.1.3.
2.2.

2.2.1.
2.2.1.1.
2.2.1.2.
2.2.2.
2.2.2.1
2.2.2.2.
2.2.2.3.
2.2.2.4.
2.2.3.
2.2.3.1.
2.2.3.2.
2.2.3.3.
2.2.3.4.

2.3.

2.3.1.
2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.3.5.
2.3.6.
2.3.7.

Trường CĐ cộng đồng ở Miền Nam Việt Nam trước 1975…… 80
Sự hình thành……………………………………………………… 80
Hoạt động ………………………………………………………… . 83
Những nét đặc trưng chính về mơ hình trường ………………….... 83
Trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và
hội
nhập quốc tế……………………………………………………… . 85
Chính sách phát triển giáo dục đại học và chuyên nghiệp trong thời
kỳ đổi mới…………………………………………………………. 85
Những chủ trương chung………………………………………….. 85
Những chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển mơ hình
trường CĐ cộng đồng……………………………………………… 86
Những lý do thực tiễn thuận lợi cho sự hình thành các trường CĐ
cộng đồng ở Việt Nam……………………………………………. 91
Những nghiên cứu thử nghiệm mơ hình trường CĐ cộng đồng…. .. 91
Nhu cầu vĩ mô về PTNNL của các địa phương ………………….. . 94
Nhu cầu đào tạo liên tục và liên thông học vấn, nghề nghiệp của
thanh niên địa phương …………………………………………….. 95
Nhu cầu chuyển đổi mục tiêu đào tạo của các trường CĐSP địa
phương theo hướng chuyển thành trường CĐ cộng đồng………... . 97
Hệ thống các trường CĐ cộng đồng đầu tiên ở Việt Nam ………. 103
Số liệu thống kê cơ bản…………………………………………... 103

Các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp mang thuộc tính nhà trường cộng
đồng ở Việt Nam………………………………………………… 106
Những đặc điểm lịch sử của sự hình thành trường CĐ cộng đồng ở
các địa phương………………………………………………….. 109
Những ưu điểm, thuận lợi và những khó khăn, trở ngại trong hoạt
động đào tạo của hệ thống các trường CĐ cộng đồng hiện
nay…..110
Những đặc trưng chính của mơ hình trường CĐ cộng đồng hiện
hữu ở Việt Nam……………………………………………….. 115
Sứ mệnh…………………………………………………………... 115
Chức năng, nhiệm vụ…………………………………………….. 116
Chương trình đào tạo …………………………………………….. 118
Người học………………………………………………………... 119
Người dạy………………………………………………………... 121
Cấu trúc tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý………………………… 122
Cơ sở vật chất.................................................................................. 126

2


Trường ĐH địa phương- một dạng trường cộng đồng của GDĐH
ở Việt Nam…………………………………………………........ 126
Đặc trưng của “Trường ĐH địa phương”………………………… 126
Khái quát tình hình hoạt động của các trường Đại học địa phương ở
Việt Nam hiện nay……………………………………………….. 127
Chức năng và nhiệm vụ của trường ĐH địa phương bao hàm
chức năng và nhiệm vụ trường CĐ cộng đồng…………………... 128

2.4.
2.4.1.

2.4.2.
2.4.3.

Chương 3: Hoàn thiện và phát triển mơ hình trường Cao Đẳng cộng
đồng ở Việt Nam
3.1.
3.1.1.
3.1.2.
3.1.3.
3.1.4.
3.2.
3.2.1.

3.2.1.1.
3.2.1.2.
3.2.1.3.
3.2.1.4.
3.2.1.5.
3.2.1.6.


Các nguyên tắc tiếp tục hoàn thiện và phát triển mơ hình trường
CĐ cộng đồng ở Việt Nam……………………………………… 129
Nguyên tắc kế thừa………………………………………………. 129
Nguyên tắc thực tiễn....................................................................... 130
Nguyên tắc chất lượng và hiệu quả................................................. 130
Nguyên tắc bền vững……………………………………………. 132
Hai nhóm giải pháp tiếp tục hồn thiện và phát triển mơ hình
trường CĐ cộng đồng ở Việt Nam………………………………132
Nhóm giải pháp hồn thiện mơ hình trường CĐ cộng đồng như là

một loại hình trường Cao đẳng trong hệ thống GDQD ở Việt
Nam............. ................................................................................. 132
Hoàn thiện mục tiêu đào tạo của trường CĐ cộng đồng................. 133
Cải tiến nội dung đào tạo của trường CĐ cộng đồng...................... 133
Đổi mới phương pháp đào tạo của trường CĐ cộng đồng...............136
Thực hiện quy trình tuyển sinh của trường CĐ cộng đồng theo nhu
cầu nhân lực địa phương................................................................. 139
Phát triển đội ngũ giảng viên/giáo viên của trường CĐ cộng đồng 140
Tổ chức bộ máy quản lý của trường CĐ cộng đồng thích ứng với

chế quản lý của địa phương và tuân thủ quy định của Nhà nước... 141
3.2.1.7. Tăng cường cơ sở vật chất của trường CĐ cộng đồng....................146
3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển các chức năng Cao đẳng cộng đồng ở các
trường ĐH địa phương.....................................................................148
3.2.2.1. Phát triển các chức năng của trường CĐ cộng đồng bên trong các
trường
ĐH
địa
phương.........................................................................148
3.2.2.2. Thực hiện mơ hình đào tạo tự- liên thông ở trường ĐH địa phương 148

3


3.3.

Tính khả thi của các nhóm giải pháp tiếp tục hồn thiện và phát
triển mơ
hình trường CĐ cộng đồng ở Việt
Nam……………..150

3.3.1. Về mặt thực tiễn…………………………………………………... 150
3.3.2. Về mặt pháp lý……………………………………………………. 150
3.4.
Thử nghiệm các nhóm giải pháp tiếp tục hồn thiện và phát
triển mơ hình trường CĐ cộng đồng……………………..........153
3.4.1. Hồn thiện cơ cấu bộ máy, cơ chế quản lý và phương hướng phát
triển đào tạo của trường CĐ cộng đồng Bình Thuận……………. 154
3.4.1.1. Mô tả cơ sở thử nghiệm ..................................................................154
3.4.1.2. Phương án hoàn thiện cơ chế quản lý và cơ cấu bộ máy trường
CĐCĐ Bình Thuận theo hướng của mơ hình trường CĐCĐ có thực
hiện
một
phần
chức
năng
đào
tạo
đại
học...................................................
156
3.4.1.3. Kết quả thử nghiệm và thăm dò ý kiến chuyên gia........................ 161
3.4.2. Phát triển các chức năng của trường CĐ cộng đồng ở trường ĐH
Phú Yên .......................................................................................... 162
3.4.2.1. Mô tả cơ sở thử nghiệm................................................................. 162
3.4.2.2. Phát huy các chức năng của trường CĐCĐ và áp dụng mơ hình đào
tạo tự-liên thơng ở trường ĐH Phú n.............................................. 163
3.4.2.3. Kết quả thử nghiệm và thâm dò ý kiến chun gia.......................... 168
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................172
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ...................................... 175
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 177

PHỤ LỤC................................................................................................195-243

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trường Cao đẳng cộng đồng (CĐCĐ) là một loại hình trường
chuyên nghiệp ra đời đầu tiên ở Hoa Kỳ đã hơn một thế kỷ. Trường
CĐCĐ xuất hiện sớm nhất là trường Joliet Junior College ở bang Illinois
của Hoa Kì vào năm 1901.
Xét về phương diện phát triển giáo dục của thế giới, có thể nói rằng,
trường CĐCĐ là một sự đóng góp quan trọng và độc đáo của Hoa Kỳ đối với
GDĐH của nhân loại. Tính nhân văn cao cả của loại hình trường này là ở chỗ
nó đã thực sự chuyển biến nhận thức thế giới từ chủ yếu xây dựng một nền
GDĐH hàn lâm , phần lớn chỉ phục vụ cho tầng lớp trên của xã hội, sang một
nền GDĐH đại chúng, phục vụ cho mọi người, một nhân tố hết sức quan
trọng trong việc thực hiện tư tưởng dân chủ và cơng bằng xã hội về giáo dục
nói chung và cơ hội tiếp cận nền GDĐH nói riêng.
Với một phương thức đào tạo rất linh hoạt, mềm dẻo, có tính hiệu quả
cao, loại hình trường CĐCĐ đã nhanh chóng phát triển khắp đất nước Hoa
Kỳ, rồi mở rộng sang Canada; và đặc biệt, vào những thập niên cuối của thế
kỉ XX , mơ hình CĐCĐ đã được phát triển và nhân rộng sang khu vực Châu
Âu, vành đai Châu Á-Thái Bình Dương ( Australia, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn
Quốc, Malaysia, Thái Lan . . .).
Khác với khái niệm trường đại học truyền thống, trường CĐCĐ có
chức năng, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu cơ bản về đào tạo và bồi dưỡng nhân
lực của cộng đồng, của địa phương, với nhiều loại chương trình phù hợp với
nhiều ngành nghề, ứng với các trình độ học vấn và kỹ năng lao động khác
nhau, theo những yêu cầu cụ thể của cá nhân người học, của cộng cộng đồng,

của địa phương.

5


Bộ GD&ĐT đã khẳng định điều đó trong Tờ trình số 8195/ĐH ngày
4/11/1996 của Bộ trình Thủ tướng Chính phủ như sau : “Khác với khái niệm
trường đại học truyền thống có các chương trình dài hạn đào tạo từ trình độ
cử nhân, ĐH cộng đồng là một loại hình trường đại học ngắn hạn, đa cấp, đa
lãnh vực của địa phương, rất năng động với các chương trình đào tạo phong
phú kéo dài từ một vài tuần lễ cho tới 2-3 năm để đáp ứng kịp thời nhu cầu
học tập khác nhau của cộng đồng. Do đó loại hình trường này trực tiếp giúp
các địa phương chủ động đào tạo ngắn hạn nguồn nhân lực có kỹ thuật và
đồng bộ (ở các trình độ từ cao đẳng trở xuống) nhằm đáp ứng một cách linh
hoạt các nhu cầu luôn thay đổi của thị trường lao động tại từng địa phương.
Một ưu thế đặc biệt khác của ĐH cộng đồng là nó thúc đẩy q trình
chuyển đổi nền giáo dục đại học tinh hoa ( phục vụ một số ít người) sang một
nền giáo dục đại học đại chúng ( phục vụ cho đông đảo quần chúng), tạo cơ
hội cho thanh niên ở các vùng nơng thơn khơng có trường đại học được học
đại học giai đoạn đầu ngay tại địa phương mình .
Sự ra đời các trường ĐH cộng đồng sẽ giảm bớt sức ép căng thẳng
về chi phí cho GDĐH & CN từ Trung ương, tăng cường tính chủ động và
trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt tạo cơ hội cho
các tổ chức quốc tế, các trường đại học và doanh nghiệp trong và ngoài
nước tham gia liên kết đào tạo nguồn nhân lực và mở mang phát triển
kinh tế địa phương.”
Tờ trình của Bộ GD&ĐT vừa nói ở trên, một phần dựa trên cơ sở khoa
học của một chương trình nghiên cứu quốc tế do Viện Nghiên cứu ĐH &
GDCN thuộc Bộ GD&ĐT thực hiện, dưới sự tài trợ của ADB, vào những
năm đầu của thập kỷ 90 của thế kỷ XX vừa qua. Đó là Dự án nghiên cứu

thiết lập mơ hình trường đại học cộng đồng trong điều kiện kinh tế xã hội
Việt Nam; trong đó, theo đề nghị của các tỉnh, thành phố, chương trình đã

6


nghiên cứu tiền khả thi và đề xuất dự án thành lập thí điểm 5 trường Đại
học/Cao đẳng cộng đồng (Community College) đầu tiên của nước ta ở các địa
phương: Hải Phịng; Hà Tây; Thanh Hóa; Phú n; Đồng Tháp.
Chủ trương này của Bộ GD&ĐT cịn có thể tìm thấy trong việc chuẩn
bị chuyển hướng chiến lược các trường CĐSP địa phương thành các trường
ĐH cộng đồng từ những năm 1995, 1996 , thể hiện qua thư của Thứ trưởng
Trần Xuân Nhĩ - Chủ nhiệm chương trình mục tiêu số 4 của Bộ GD&ĐT gởi
UBND các tỉnh ngày 5/2/1996 về việc xây dựng cơ sở vật chất các trường sư
phạm : “ Trong thời gian không xa các trường sư phạm của các tỉnh sẽ
chuyển thành các trường cao đẳng sư phạm đa hệ và có thể từng bước làm
nhiệm vụ của trường đại học cộng đồng; . . .”
Ngày 24/12/1996, Nghị quyết của Hội nghị lần thứ hai ban chấp hành
TW Đảng Khóa VIII “ về định hướng chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000 ” ở
phần nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2000 nêu
lên : “ Tiếp tục sắp xếp lại các trường đại học. Xây dựng một số trường đại
học trọng điểm. Xây dựng một số trường cao đẳng cộng đồng ở các địa
phương để đào tạo nhân lực tại chỗ ”.
Quyết định số 47/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 của Thủ tướng Chính
phủ v/v phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới trường đại học, cao đẳng giai đoạn
2001-2010” chỉ ra loại hình trường CĐ cộng đồng bên cạnh các loại hình
trường ĐH khác : “ Hệ thống trường đại học, cao đẳng bao gồm: các đại học
quốc gia, các đại học khu vực, các trường đại học trọng điểm, các học viện,
các trường đại học, các trường cao đẳng, các trường đại học mở và các

trường cao đẳng cộng đồng”.
Kết luận Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành TW Đảng Khóa IX v/v tiếp
tục thực hiện Nghị quyết TW 2 (Khóa VIII) đối với việc phát triển quy mô và

7


thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục ở nước ta nêu lên: “ Có thể nói
rằng ở nước ta hiện nay chưa có sự bình đẳng thực sự về cơ hội học tập đối
với mọi người; cịn có chênh lệch khá rõ về điều kiện học tập, cơ sở trường
lớp. . . số con em nông dân nghèo, các gia đình chính sách được học cao
đẳng, đại học còn thấp so với tỷ lệ chung trong dân cư. Tình trạng nêu trên
cần được khắc phục trong thời gian tới nhằm bảo đảm định hướng xã hội chủ
nghĩa trong phát triển giáo dục và đào tạo.”
Để thực hiện được tư tưởng chỉ đạo đó của Đảng, cần phải có một loại
hình trường mới ở bậc đại học có khả năng giải quyết có hiệu quả các nhu cầu
nhân lực thực tiễn của tình hình KT-XH các địa phương.
Trên cơ sở những kinh nghiệm phát triển GDĐH của thế giới hơn nửa
thế kỷ qua, nhất là từ sau Chiến tranh thế giới II, người ta thấy rằng , loại
hình trường có ưu thế rõ rệt trong khả năng đáp ứng được yêu cầu nêu trên là
trường Cao đẳng cộng đồng.
Trên thực tiễn, sau nhiều năm nghiên cứu cơ bản, được sự hỗ trợ của
Hà Lan và Canada, ở Việt Nam vào các năm 2001, 2002, 2003 đã lần lượt
xuất hiện 9 trường CĐ cộng đồng phân bố khắp cả ba miền Bắc, Trung , Nam
; đó là các trường CĐ cộng đồng Hải Phòng, Hà Tây, Quảng Ngãi, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Đồng Tháp, Trà Vinh, Vĩnh Long và Kiên Giang. Tuy
rằng thời gian hoạt động của các trường CĐ cộng đồng cịn ít, kinh nghiệm
chưa được đúc kết đầy đủ, song sức sống của loại hình trường này đã được
khẳng định trên các diễn đàn khoa học :
- “Với mục tiêu mở rộng quy mô phát triển giáo dục đại học và cao
đẳng, ngày 17/3/1992 Bộ Giáo dục và đào tạo đã trình lên Hội đồng Bộ

trưởng (nay là Chính phủ) xin chỉ đạo trong việc xây dựng các trường đại học
và cao đẳng cộng đồng tại các tỉnh, thành phố. Theo chủ trương này, các
trường đại học, cao đẳng cộng đồng sẽ là loại hình trường (tỉnh hoặc liên

8


tỉnh- vùng) đáp ứng nhu cầu thiết thực về đào tạo nhân lực (kể cả đào tạo giáo
viên) của cộng đồng tại địa phương. Đó là loại hình trường đa ngành, đào tạo
theo nhiều chương trình khác nhau, từ dạy nghề với thời gian một vài tháng
hoặc kéo dài tới 2 năm, đến đào tạo cao đẳng 2-3 năm. Đặc biệt theo thiết kế
trường đại học/cao đẳng cộng đồng còn có thể đào tạo một số chương trình
giai đoạn I đại học để tạo cơ hội cho sinh viên ở các địa phương có thể
chuyển tiếp về các đại học lớn.” [101, tr 88];
- “ Các trường đại học cộng đồng mở rộng cửa cho tất cả những ai vừa
làm vừa học siêng năng chăm chỉ” [7, tr 125];
- “ Đổi mới mạnh mẽ quản lý GD theo hướng địa phương hóa GD cần
phải có những chủ trương, giải pháp phát triển GD cho từng vùng , từng tỉnh
có những hồn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội riêng;... (ví dụ phát triển mạnh
các trường tư thục, dân lập, bán công ..., kể cả Đại học công lập cộng đồng
cho các tỉnh vùng có khó khăn)...; khắc phục sự chênh lệch ngày càng xa giữa
các vùng, các tỉnh, huyện nhằm thực hiện công bằng trong GD” [147];
-Tại Diễn đàn quốc tế về GDĐH ngày 23/6/2004, lãnh đạo Bộ GD-ĐT
cho biết : “bài tốn quan hệ giữa quy mơ và chất lượng GDĐH được “giải”
theo hướng: từng bước thực hiện đại chúng hóa bằng cách đa dạng hóa trình
độ cũng như loại hình, tổ chức đào tạo, đi đơi với việc chuẩn hóa chất lượng
của từng dạng. . . Cụ thể là sẽ tăng cường các đại học mở và các chương trình
giáo dục từ xa . . . Bên cạnh đó là chú trọng phát triển loại trường cao
đẳng cộng đồng và các cơ sở đào tạo sau trung học (phổ thông) ngắn hạn.”
[181];

- Tại Hội thảo đổi mới GDĐH 11/2004, trong bài phát biểu của mình ,
lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng đã khẳng định : “ các trường cao đẳng cộng
đồng và các trường CĐ, ĐH khác ở địa phương cần cùng với các trung tâm
học tập cộng đồng do các tổ chức khuyến học thành lập làm nòng cốt trong
nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở địa phương mình.” [184].

9


Như vậy về cơ bản , loại hình trường CĐCĐ đã được chấp nhận và
bước đầu được triển khai thực hiện ở nước ta. Song, việc nghiên cứu mơ hình
trường CĐCĐ ở các nước và tìm kiếm một mơ hình thích hợp cho Việt Nam
vẫn chưa được tiến hành một cách kỹ lưỡng và đầy đủ; cần phải được tiếp tục
nghiên cứu trên cả hai phương diện lý luận cũng như thực tiễn .
Về mặt lý luận: đã và đang đặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Phải chăng mơ hình trường CĐCĐ ngày nay đã trở thành một giải
pháp tích cực để thực hiện triết lý GDĐH đại chúng, đồng thời là tài sản văn
minh chung vừa mang tính hữu thể, vừa mang tính phi vật thể, đậm tính nhân
văn, dân chủ của nền GDĐH thế giới ?
2) Triết lý, sứ mệnh, mục tiêu và nội dung hoạt động đào tạo, nghiên
cứu khoa học cũng như những đặc trưng chủ yếu của mơ hình trường CĐCĐ
phổ biến hiện nay là gì ?
3) Mơ hình trường CĐCĐ có phải là giải pháp tối ưu đối với sự phát
triển GDCN nói riêng và xây dựng nền GDĐH đại chúng nói chung đối với
các địa phương ở Việt Nam ?
4) Áp dụng mơ hình trường CĐ cộng đồng như thế nào là thích hợp để
đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH các địa phương ở Việt Nam ?
5) Các trường ĐH địa phương ở các tỉnh của Việt Nam hiện nay đang
thực hiện các chức năng của trường CĐ cộng đồng như thế nào?
Về mặt thực tiễn: đã và đang đặt ra các vấn đề sau cần giải quyết :

1) Tính chất cộng đồng trong hệ thống GDQD nước ta đã tồn tại như
thế nào trước và sau khi hệ thống các trường CĐCĐ được thiết lập trong thời
kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ?
2) Khi áp dụng mô hình trường CĐCĐ vào mỗi địa phương thì giải
quyết mối quan hệ giữa trường CĐCĐ, trường CĐSP và các cơ sở GDCN
khác của địa phương như thế nào là tối ưu? Có phải việc áp dụng mơ hình

10


trường CĐCĐ là con đường thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của các
thiết chế giáo dục vốn có ở địa phương hay không?
3) Thực chất việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên từ cấp THCS trở xuống
cũng có thể được xem như là một nhiệm vụ cụ thể của các trường CĐCĐ ; và
trên thực tiễn đã có trường CĐCĐ đào tạo giáo viên cho địa phương. Hơn
nữa, gần đây các trường CĐSP địa phương đã ngày càng mở rộng nhiệm vụ
và hoạt động đào tạo ra ngoài lĩnh vực sư phạm một cách chủ quan hoặc
khách quan. Vậy, có thể chuyển đổi các trường CĐSP địa phương thành các
trường CĐCĐ hay khơng; để rồi từ đó, khi có đủ điều kiện, sẽ nâng cấp thành
các trường Đại học đa ngành, đa cấp thuộc các địa phương hay khơng?
Đó chính là những lý do có tính cấp thiết mà đề tài này chọn để nghiên
cứu và giải quyết.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của mơ hình trường CĐCĐ trên
thế giới nói chung, và ở Việt Nam nói riêng, để có thể hồn thiện việc áp
dụng và tiếp tục phát triển mơ hình này ở các địa phương có điều kiện KTXH cịn khó khăn ở Việt Nam.
3. Khách thể và Đối tượng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu
Hệ thống các cơ sở GDĐH ở địa phương gồm các trường CĐCĐ ,
trường CĐSP , trường ĐH thuộc địa phương.

Đối tượng nghiên cứu
Cơ cấu tổ chức, quản lý và cơ chế hoạt động trường CĐCĐ và trường
có chức năng CĐCĐ trong mơi trường KT-XH của các địa phương ở Việt
Nam.
4. Giả thuyết khoa học

11


Mơ hình trường CĐCĐ đã được áp dụng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập quốc tế nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH
của các địa phương. Song, mơ hình trường CĐCĐ ở Việt Nam hiện nay cịn
nhiều bất cập và khơng thuận lợi cho sự phát triển của nó.
Vì vậy, nếu xây dựng được các giải pháp hữu hiệu và khả thi , vừa đảm
bảo cơ sở lý luận và sát thực tiễn, để hồn thiện và phát triển mơ hình trường
CĐCĐ, thì loại hình trường này sẽ góp phần tích cực và có hiệu quả để phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH cho các địa phương
và hiện thực hoá được mục tiêu GDĐH đại chúng ở Việt Nam hiện nay.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý luận về mơ hình CĐCĐ trên thế giới trong hơn một
thế kỷ qua : về lịch sử ra đời , triết lý giáo dục, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức và cơ chế quản lý của nó;
5.2. Nghiên cứu lý luận về chiến lược phát triển GDĐH của Việt Nam
trong những thập niên đầu của thế kỉ XXI nói chung, và đường lối của Đảng
CSVN, các chính sách của Nhà nước CHXHCN Việt Nam đối với việc phát
triển mô hình trường CĐCĐ nhằm giải quyết các nhu cầu thực tiễn về
PTNNL phục vụ nền KT-XH các địa phương ;
5.3. Nghiên cứu tình hình thực tiễn hoạt động của các trường CĐCĐ ở
Việt Nam hiện nay trên các mặt : con đường hình thành, tổ chức bộ máy, cơ chế
quản lý, các nguồn lực, tuyển sinh, chương trình đào tạo, quan hệ với cộng đồng.

5.4. Đề xuất các giải pháp hồn thiện việc áp dụng và tiếp tục phát triển
mơ hình trường CĐCĐ cho các địa phương ở Việt Nam có điều kiện KT-XH
thích hợp.
5.5. Tiến hành thử nghiệm một số giải pháp.
6. Giới hạn đề tài

12


6.1. Về mặt lý luận : Tổng kết lý luận về các con đường hình thành, mơ
hình tổ chức và hoạt động của trường CĐ cộng đồng, không đi sâu vào quản
lý quá trình đào tạo ở trường CĐ cộng đồng.
6.2. Về mặt thực tiễn : Khảo sát thực tiễn hoạt động đào tạo ở một số
trường CĐ cộng đồng, ĐH địa phương, CĐSP ở 3 miền của đất nước: trường
CĐCĐ Hải Phòng ; trường CĐCĐ Quảng Ngãi ; trường CĐSP Quảng Ngãi ;
trường CĐCĐ Tiền Giang; trường CĐSP Tiền Giang ; trường ĐH Tiền
Giang ; trường CĐSP Phú Yên ; trường ĐH Phú Yên ; trường CĐCĐ Bình
Thuận.
6.3. Thời gian nghiên cứu : từ tháng 12/2004 đến tháng 12/2008.
7. Những luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Trường CĐCĐ (Community College) ngày nay khơng
những thích hợp với khu vực Bắc Mỹ, mà nó đã trở thành thành tựu lớn của
sự phát triển GDĐH trên thế giới trong thế kỷ XX; là một thực thể giáo dục
mang đậm tính nhân văn, dân chủ, khai sáng triết lý GDĐH đại chúng (Higher
education for mass) và làm tiền đề để tiến đến triết lý GDĐH trong xã hội
học tập (Higher education in learning society) của nền GD thế giới đương đại.
Hiện nay, mô hình trường CĐCĐ sẽ là một giải pháp tối ưu ( có tính
khả thi cao; tiết kiệm kinh phí đầu tư; được sự ủng hộ mạnh mẽ của xã hội)
cho bài toán đào tạo nguồn nhân lực tại các địa phương với chất lượng đáp
ứng yêu cầu của nền KT-XH Việt Nam- một quốc gia đang trên đường đẩy

nhanh tiến trình CNH, HĐH, phù hợp với “Bốn trụ cột giáo dục” thế giới
trong thế kỷ XXI mà UNESCO đã đề xướng.
Luận điểm 2: Áp dụng mơ hình trường CĐCĐ, với các hoạt động
mang tính đặc trưng của nó , sẽ góp phần giải quyết có hiệu quả cao 5 vấn đề
còn bất cập của GDĐH&CN nước ta sau đây:

13


-Thứ nhất là , vấn đề liên thông đào tạo trong hệ thống GD sau trung
học của Việt Nam nói chung; đặc biệt là bài tốn chuyển tiếp/ liên thơng đào
tạo lên ĐH giữa cấp CĐ 2-3 năm và cấp cử nhân ĐH 4 năm ;
- Thứ hai là, vấn đề rất mất cân đối trong các chương trình đào tạo
ĐH&CN, cũng như xu hướng chọn nghề của xã hội, là có khuynh hướng hàn
lâm (chuộng dạy và học Chữ) hơn là hướng thực hành nghề nghiệp (dạy và
học Nghề);
- Thứ ba là, vấn đề phân luồng học sinh sau THCS và sau THPT;
- Thứ tư là, phát triển giáo dục cộng đồng, xây dựng xã hội học tập;
- Thứ năm là, vấn đề bế tắc hoạt động của hệ thống các trường CĐSP
địa phương hiện nay trước nhu cầu đào tạo giáo viên ngày càng giảm.
Luận điểm 3: Mô hình trường Đại học địa phương là một kiểu/dạng
nhà trường cộng đồng cấp đại học, bao hàm các chức năng của trường CĐCĐ;
vì vậy, phát triển các chức năng của trường CĐCĐ ngay bên trong mỗi trường
Đại học địa phương là kế hoạch phát triển đào tạo có tính chiến lược và khả
thi của các trường Đại học thuộc địa phương .
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận: Đã làm sáng tỏ bản chất và nội dung hoạt động của
trường CĐCĐ xét trong mối tương quan với các loại hình trường CĐ khác; và
đã tìm ra được đặc trưng chung của các mơ hình trường CĐCĐ trên thế giới
để áp dụng có hiệu quả trong điều kiện KT-XH của các địa phương ở Việt

Nam.
8.2. Về mặt thực tiễn: Phân tích các điều kiện KT-XH của Việt Nam và
chính sách phát triển đào tạo ĐH&CN nước ta từ thời kỳ đổi mới, chứng minh
rằng mơ hình CĐCĐ thích hợp với các địa phương nước ta trong việc đào tạo
nhân lực phục vụ kịp thời sự nghiệp CNH,HĐH và tiến tới đại chúng hoá
GDĐH. Đề xuất được các giải pháp khả thi, sát thực tiễn Việt Nam, trong
điều kiện nền KT-XH đang tiếp tục đổi mới và hội nhập quốc tế, để hoàn

14



×