Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của việt nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.56 KB, 3 trang )

NGHIÊN CỨU
RESEARCH

Những nhân tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu mặt

hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EU

P
q

C

Trần Mai Phương
Phạm Kiều Phương, Lê Ngọc Bảo Trân
Trường Đại học Ngoại thương, Cơ sở II thành phố Hồ Chí Minh
Bài viết sử dụng mơ hình trọng lực, liệu bảng trong giai đoạn 2006 - 2020 và phương pháp hồi quy như
pooled OLS, REM, FEM cho thấy: yếu tố như GDP của từng quốc gia thành viên EU, độ mở cửa kinh tế Việt
Nam có tác động tích cực đến với kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ Việt Nam sang thị trường EU.
Ngược lại, các yếu tố như tỷ giá hối đoái Việt Nam, khoảng cách kinh tế, khoảng cách địa lý có tác động
ngược chiều. Dựa vào kết quả thu được, nghiên cứu còn đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường EƯ.
1. Đặt Vấn đê
Việc xuất khẩu mặt hàng mang tính truyền thống
như thủ cơng mỹ nghệ khơng chỉ mang lại những lợi
ích kinh tế cho đất nước mà cịn mang ý nghĩa của
việc giữ gìn, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Theo
thống kê của Hiệp hội XK hàng thủ công mỹ nghệ
Việt Nam năm 2020, kim ngạch xuất khẩu của ngành
thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần
so với những ngành khai thác; giải quyết công ăn
việc làm cho 3 đến 5 ngàn lao động. Việc xuất khẩu


hàng thủ cơng cịn thuộc nguồn hàng hóa có tính nội
lực cao do phần lớn nguồn ngun liệu được khai
thác nội địa. Nhóm hàng thủ cơng mỹ nghệ được xếp
vào nhóm sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu lớn và
có tỷ suất lợi nhuận cao.
Một trong những thị trường lớn và giàu tiềm
năng của Việt Nam là Châu Âu. Thế nhưng, dù tiềm
năng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam gặp
phải khơng ít khó khăn, thách thức nhất là từ khí
hậu và những tiêu chuẩn khắt khe về chất lượng. Vì
vậy, địi hỏi các doanh nghiệp phải ln nghiên cứu,
tìm tịi để đáp ứng nhu cầu của thị trường này.
Ngồi ra, ngành xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ
của Việt Nam chưa thật sự được sự quan tâm đúng
mực để phát triển có định hướng và bền vững. Hơn
nữa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều nước có thế
mạnh về hàng thủ cơng như Thái Lan, Indonesia,
Philippines,...Vì những lý do trên, việc nghiên cứu
những nhân tố tác động đến kim ngạch xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là cần thiết, để
từ đó đề xuất một số giải pháp hiệu quả cho thực
trạng này.

2. Dữ liệu và mơ hình nghiên cứu

2.1 Mơ hình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu chọn mơ hình trọng lực
46

Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)


(Gravity Model) có bổ sung và thay đổi một số biến
dựa trên các nghiên cứu tiền nhiệm để sự đánh giá
tổng quát hơn. Mô hình gồm 8 biến trong đó có 1
biến phụ thuộc và 7 biến độc lập.
InXUATKHAUijt = po+ pilnGDPit+ p21nGDPjt+
P31nLAMPHATit+ p41nH0ID0AIit + p51nMOCUAit +
P61nKCDLij+ p71nKCKTijt + uijt
Biền

InXUATKHAUijt
InGDPit
InGDPjt
InLAMPHATit

InHOIDOAIit

InMOCUAit

InKCĐLỊi
InKCKTijt

Bàng 1. Các biến dùng trong mị hình
Mơ tà
Giá trị hàng thủ cơng mỹ nghệ Việt Nam
xuất khẩu sang EU qua từng năm

Tồng săn phắm quốc nội cùa việt Nam
Tổng sàn phẩm quốc nội cũa Châu Âu
Tỷ lệ lạm phát cũa Việt Nam

Tỷ giá hối đoái của Việt Nam
(VND/USD)
Độ mở cửa cũa Việt Nam
Khoáng càch địa lý giữa việt Nam và các
nước EU
Khoáng cách kinh tể giừa Việt Nam và
cảc nước EU
Nguồn: Nhóm tác giá tự tổng hợp (2022)

Dấu kỳ vọng

+
4+

+
-

+/-

2.2 Thu thập dữ liệu
Mô hình nghiên cửu gồm 8 biến cho 27 quốc gia,
quan sát từ năm 2006 - 2020, tổng cộng có 405 quan
sát. Nguồn dữ liệu được sử dụng từ Bộ Công thương,
World Bank và Trade Map. Nhóm nghiên cứu chọn
mốc thời gian từ 2006 đến 2020 vì đây là giai đoạn
hoạch định phát triển của Việt Nam nên có nhiều
chính sách hỗ trợ cho ngành thủ công mỹ nghệ như
Nghị định 152/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của
Chính phủ hỗ trợ cho sản xuất và xuất khẩu các sản
phẩm hàng thủ công mỹ nghệ, Quyết định số

11/2011/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ về
khuyến khích phát triển ngành mây tre, Quyết định
11119/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê
duyệt Quy hoạch phát triển ngành Gốm sứ - Thủy
tinh cơng nghiệp. Ngồi ra, đây cũng là giai đoạn
nhiều hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các
nước EU, đặc biệt là Hiệp định khung về Đối tác và
Hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và EU (PCA) có


hiệu lực, đã gây tác động mạnh đến kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam bởi
những thay đổi về hàng rào thuế quan và phi thuế
quan.

3. Kết quả nghiên cứu
Dữ liệu sử dụng là dữ liệu bảng (panel data) kết
hợp yếu tố không gian và thời gian. Có 3 mơ hình
phổ để chạy dữ liệu dạng bảng là Pooled OLS, mơ
hình tác động cố định FEM và mơ hình tác động
ngẫu nhiên REM. Nhóm nghiên cứu sử dụng mơ
hình REM vì nó có thể đo lường những biến không
thay đổi theo thời gian (khoảng cách địa lý). Nhóm
nghiên cứu dùng GLS để khắc phục lỗi đa cộng
tuyến, phương sai thay đổi,., (nếu có) của mơ hình.
Khi tiến hành chạy dữ liệu bằng mơ hình REM,
kiểm định mơ hình gặp phải các lỗi đa cộng tuyến,
p 'ơng sai sai số thay đổi và tự tương quan. Nhóm
nghiên cứu khắc phục bằng mơ hình GLS và thu
đợc kết quả cuối cùng:

Sau khi sử dụng phương pháp bình phương tối
thiểu tổng quát FGLS để khắc phục các khiếm
khuyết của mơ hình. Kết quả cho thấy:

Thứ nhất, GDP Việt Nam khơng có ý nghĩa thống
kê đối với sản lượng xuất khẩu. Điều này không ủng
hộ các kết quả nghiên cứu của Sumiyati (2020),
Diệp, Thảo và Thu (2018), Nguyen Huy (2014) khi
cho rằng GDP và giá trị xuất khẩu có quan hệ thuận
chiều. Dựa vào tình hình cụ thể của Việt Nam, ngành
thủ công mỹ nghệ là một ngành thủ công truyền
thống nên khó để áp dụng khoa học kỹ thuật để
nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, lao động
trong ngành thủ công mỹ nghệ không quá cao, và
các quan sát của mơ hình cịn hạn chế do đó GDP
Việt Nam chưa giải thích được sự biến động của kim
ngạch trong bài nghiên cứu này.
Thứ hai, GDP từng quốc gia thành viên EU. Với
mức ý nghĩa 5%, khi GDP mỗi quốc gia thành viên
EU tằng 1% trong khi các biến khác khơng thay đổi
thì k m ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ mỹ nghệ
tăng trung bình 1.31%. GDP từng quốc gia EU qua
các năm là yểu tố tác động cùng chiều với sản lượng
xuất khẩu đúng như kỳ vọng ban đầu. Điều này hoàn
toàn hợp lý, khi một quốc gia có GDP cao và tăng dần
qua Các năm thể hiện quốc gia đó ngày càng phát
triển, vấn đề mơi trường sẽ được quan tâm hàng
đầu vì thế việc sử dụng các mặt hàng thủ công rẻ,
bền, đẹp từ Việt Nam để thay thế cho các sản phẩm
bằng nhựa, nilon khó tái che, khó phân hủy la điều

vơ cùng cần thiết để góp phần giữ gìn mơi trường
tránh xa ô nhiễm.
Thự ba, lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê đối
với biên phụ thuộc. Trong khi đó, nghiên cứu Tom
Jacob Rincy Raphael và Ajina v.s năm 2021 lại cho
thấy lạm phát có ảnh hưởng ngược chiều đến kim

ngạch xuất khẩu của An Độ. Nghiên cứu tại Pakistan
của Rehman (2011) cũng kết luận tương tự. Điều
này có thể lý giải được, bởi tốc độ phát triển kinh tế
của các nước khác nhau, chính sách tiền tệ khác
nhau nên ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế
không thể như nhau.
Thứ tư, yếu tố tỷ giá hối đoái Việt Nam có tác
động ngược chiều đến sản lượng xuất khẩu đúng
như kỳ vọng của nhóm tác giả. Từ năm 2006 đến
2020, tỷ giá hối đoái Việt Nam tăng đều qua các
năm, điều này thể hiện, đồng tiền Việt Nam ngày
càng rẻ hơn tương đối so với đồng ngoại tệ USD hay
Euro đồng nghĩa với việc hàng hóa Việt Nam sẽ rẻ
hơn tương đối so với hàng nhập khẩu, hàng hóa các
nước EU. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam có xu
hướng xuất khẩu hàng hóa đế đổi lấy ngoại tệ với
giá cao hơn, nhưng về phía các quốc gia EU, nếu
nhập khẩu quá nhiều các sản phẩm từ một quốc gia
có giá đồng nội tệ rẻ hơn tương đối như Việt Nam sẽ
làm cho các nước đó bất lợi nhiều hơn về giá cả và
thuế quan, khi đó các sản phẩm nội địa EU sẽ có lợi
thế cạnh tranh cao hơn, từ đó tạo ra sức ép cho các
sản phẩm Việt. Do đó, tỷ giá hối đối Việt Nam tăng

đã làm giảm kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ
công mỹ nghệ sang thị trường EU.
Thứ năm, về độ mở cửa kinh tế của Việt Nam. Với
mức ý nghĩa 5%, khi độ mở cửa kinh tế Việt Nam
tăng 1% trong khi các biến khác khơng thay đổi thì
kim ngạch xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ mỹ nghệ
tăng trung bình 1.72%. Việt Nam đang là quốc gia
thúc đẩy q trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Vì thế, việc xuất khẩu ngành hàng thủ cơng mỹ nghệ
có sản lượng tăng qua các năm một mặt thúc đẩy
xuất khẩu ngành hàng truyền thống lâu đời mang vẻ
đẹp người Việt, một mặt xuất khẩu một ngành hàng
lợi thế cả về cách thức và nguyên liệu sản xuất lẫn
nguồn nhân lực, mặt khác duy trì và nâng cao mối
quan hệ hữu nghị giữa Việt‘Nam và các quốc gia
thành viên EU.
Thứ sáu, yếu tố khoảng cách kinh tế tác động
ngược chiều so với sản lượng xuất khẩu như kỳ
vọng ban đầu. Khoảng cách kinh tế là rào cản vơ
hình ngăn cách giao thương, trao đổi hàng hóa giữa
các quốc gia với nhau. Hiện tại, sự phát triển kinh tế
giữa Việt Nam và các quốc gia EU chênh lệch không
quá nhiều, nhưng điều này cũng ảnh hưởng không
tốt đến sản lượng xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ
nghệ của Việt Nam sang EU.
Thứ bảy, yếu tố khoảng cách địa lý tác động
ngược chiều với sản lượng xuất khẩu. Các nghiên
cứu của tác giả Nguyen Huy (2014), Ghemawat
(2001), Kristjánsdóttir, H. (2005) cũng chỉ ra rằng
có mối tương quan nghịch giữa khoảng cách địa lý

với sản lượng xuất khẩu. Khoảng cách địa lý càng
lớn sẽ xuất hiện càng nhiều rủi trong việc vận
chuyển hàng hóa giữa hai quốc gia. Ngồi ra, khi vận

Kinh tế Châu  - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

47


NGHIÊN CỨU
RESEARCH

chuyển hàng hóa nặng trên quãng đường dài, để hạn
chế tối đa thiệt hại nặng nề khi có sự cố địi hỏi cần
có bảo hiểm hàng hóa và điều đó cũng làm tăng chi
phí giao thương giữa hai nước.

4. Kêt luận và khuyên nghị

4.1. Kết luận
Trong thời gian qua, ngành TCMN dần trở thành
một trong những ngành mũi nhọn trong quá trình
phát triển nền kinh tế của đất nước Việt Nam. Ngành
thủ công mỹ nghệ đang ngày càng khẳng định được
thế mạnh và vị trí quan trọng của mình trong cơ cấu
mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Hơn nữa?đối tác
EU là một thị trường tiềm năng trong những thị
trường xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam.
Nhận thức được vai trò nòng cốt của xuất khẩu
ngành thủ cơng mỹ nghệ và triển vọng của thị

trường EU, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài phân
tích những yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ Việt Nam sang
27 quốc gia EU. về việc lựa chọn mơ hình nghiên
cứu, trên cơ sở những học thuyết cố điển và hiện đại
về thương mại quốc tế giữa các quốc gia, mơ hình
trọng lực - Gravity Model là mơ hình phù hợp nhất
để nghiên cứu dịng chảy thương mại giữa các quốc
gia. Qua nghiên cứu, kết luận từ các bài nghiên cứu
trước và quan sát thực tiễn kinh tế Việt Nam, nhóm
đề xuất 7 yếu tố chính tác động đến kim ngạch xuất
khẩu thủ cơng mỹ nghệ. Tuy nhiên, thơng qua chạy
hồi quy mơ hình bảng bằng phương pháp GLS, chỉ có
5 yếu tố thực sự có ý nghĩa. Từ kết quả thống kê,
nhóm nghiên cứu đưa ra một vài kiến nghị dựa trên
5 biến có ý nghĩa để thúc đấy gia tăng kim ngạch
xuất khẩu.

4.2. Khuyến nghị
Thơng qua kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả,
chúng tơi nhận thấy có 5 yếu tố thật sự tác động đến
kim ngạch xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ
của Việt Nam sang thị trường EU là khoảng cách về
kinh tể, khoảng cách về địa lý, tổng sản phẩm quốc
nội của EU và độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam và tỷ
giá hối đối. Trong đó, hai nhân tố đầu tiên có ảnh
hưởng ngược chiều đến kim ngạch xuất khẩu cịn lại
tỷ giá hối đối, GDP của EU và độ mở cửa thì tác
động thuận chiều. Dựa trên kết quả đó, chúng tơi
đưa ra những kiến nghị cần thiết để Nhà nước và các

doanh nghiệp nâng cao kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian tới một cách hiệu quả
nhất.
Đầu tiên là yếu tố tỷ giá hối đối, chúng tơi chọn
giải pháp điều chỉnh tỷ giá hối đối bằng chính sách
chiết khấu. Chính sách chiết khấu sử dụng lãi suất
chiết khấu để thay đổi, làm tăng hay giảm lãi suất
của các ngân hàng thương mại nhằm điều chỉnh lãi
48

Kinh tế Châu Ả - Thái Bình Dương (Tháng 5/ 2022)

suất trong thị trường cho phù hợp để điều tiết
lượng cung tiền. Sự biến động của lãi suất chiết khấu
và lãi suất trên thị trường là thuận chiều, hệ quả là
sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái. Tiếp theo, về yếu
tố độ mở cửa của Việt Nam, để tăng cường độ mở
cửa kinh tế thì đồng nghĩa Nhà nước Việt Nam căn
tích cực thực hiện hội nhập quốc tế trong thế giới
tồn cầu hóa và thực thi chính sách thích hợp để thu
hút đầu tư nước ngồi vào nước ta.
Ngồi ra, vì hai yếu tố khoảng cách địa lý, khoảng
cách kinh tể tỷ lệ nghịch với kim ngạch xuất khẩu
nên nhóm tác giả đưa ra biện pháp khả thi để rút
ngắn khoảng cách là tận dụng thời đại cơng nghệ 4.0
và thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hoá
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với
từng bước phát triển kinh tế tri thức và khoa học
công nghệ mới. Hơn nữa lực con người là nguồn lực

có vai trị vơ cùng quan trọng trong việc quyết định,
thúc đẩy sự thành công của sự nghiệp cơng nghiệp
hố, hiện đại hố đất nước. Chính vì thế, mục tiêu để
con đường cơng nghiệp hố, hiện đại hố phát triển
một cách thành cơng thì Nhà nước phải thay đổi và
làm mới các chính sách đầu tư cho các ngành khoa
học, vãn hoá, giáo dục, y tế ở Việt Nam./.
Tài liệu tham khảo

Cục xúc tiến thương mại, Trung tâm thương mại
quốc tế, Bộ công thương (2006). Chiến lược xuất
khẩu quốc gia ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam
Elshehawy, M., Shen, H. and Ahmed, R. (2014)
The Factors Affecting Egypt's Exports: Evidence
from the Gravity Model Analysis. Open Journal of
Social Sciences, 2,138-148.
Rahman, M. M. (2010). The factors affecting
Bangladesh's exports: evidence from the gravity
model analysis. The Journal of Developing Areas,
229-244.
Thu, L. A., Fang, s., & Kessani, s. s. (2019). Factors
influencing Vietnam’s handicraft export with the
gravity model. Journal of Economics and
Development.
Wambaa, J. (2011). Environmental factors influ­
encing the growth of exports of handicraft products
in Kenya. Doctoral dissertation, University of
Nairobi.
James E. Anderson. (2010). The Gravity Model
[NBER Working paper series]. National Bureau Of

Economic Research, />Nguyen, H. (2014). Determinants of Vietnam's
Exports: Application of the Gravity Model. Available
at SSRN 2475781.



×