Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Xuất khẩu hàng hoá của việt nam sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.24 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
--------------------------HÀ THỊ THANH THUỶ

XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG EU
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

Hµ néi - 2006


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
--------------------------HÀ THỊ THANH THUỶ

XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU
CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
MÃ SỐ : 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S KHU THỊ TUYẾT MAI

Hµ néi - 2006


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

CHƢƠNG I CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT


NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU

7

1.1 Cơ sở thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
sang thị trƣờng EU

7

1.1.1 Khái quát về thị trƣờng EU

8

1.1.2 Khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị
trƣờng EU

12

1.1.3 Kinh nghiệm của một số nƣớc trong xuất khẩuhàng hóa
sang thị trƣờng EU

24

1.2 Cơ sở pháp lý của hoạt động xuất khẩu hàng hóa Việt Nam
sang thị trƣờng EU

31

1.2.1 Hiệp định hợp tác khung Việt Nam - EU


31

1.2.2 Các quy định và văn bản pháp lý khác

33

CHƢƠNG II THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU

43

2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang
thị trƣờng EU

43

2.1.1 Quy mô xuất khẩu

43

2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

46

2.1.3. Cơ cấu thị trƣờng

51

2.1.4. Xuất khẩu của Việt Nam tại thị trƣờng một số nƣớc thành viên
EU


54

2.2. Thực trạng xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của
Việt Nam sang thị trường EU.

59


4

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài.
Xuất khẩu là mũi nhọn trong q trình thực hiện chiến lược cơng nghiệp hoá
hướng về xuất khẩu của Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
của Đảng nhấn mạnh: “Việt Nam chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc
tế, chú trọng thị trường các trung tâm kinh tế thế giới, duy trì và mở rộng các thị
trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới”. Theo tinh thần đó, EU
được xác định là một thị trường tiềm năng quan trọng trong chiến lược mở rộng thị
trường xuất khẩu của Việt Nam.
EU không những là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới (gồm 25 quốc gia
thành viên) mà còn là một trong ba trung tâm kinh tế quan trọng hàng đầu thế giới
(Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản). Mặt khác, với khoảng 500 triệu dân, mức thu nhập bình
quân là 28.100 USD/người/năm hiện EU là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất thế
giới. Vì vậy, mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU là một hướng đi đúng đắn, góp
phần tạo nên sự tăng trưởng ổn định về ngoại thương đối với tất cả các quốc gia
không ngoại trừ Việt Nam.
Hơn nữa, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam lại phù hợp với
cơ cấu nhập hàng của thị trường EU như dệt may, thuỷ hải sản, giày dép, cà
phê…cho nên mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU không chỉ là vấn đề cấp bách

trước mắt mà còn là vấn đề cần thiết lâu dài đối với sự phát triển kinh tế của Việt
Nam.
Ngày 22/10/1990, Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với cộng
đồng Châu Âu (EC), tiếp theo đó là việc ký hiệp định bn bán hàng dệt may với
liên minh Châu Âu (EU) vào ngày 15/12/1992 và ký hiệp định hợp tác với EU vào
ngày 17/7/1995, mở ra những cơ hội lớn về thị trường cho các doanh nghiệp xuất
khẩu của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng trung bình là
29,17%/năm thời kỳ 1995-2005. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng


vẫn chưa tương xứng với tiềm lực của hai bên. Kim ngạch thương mại hai chiều
mới chỉ chiếm khoảng 17% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 0,07% tổng
kim ngạch nhập khẩu của EU. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt
Nam đều gặp trở ngại khi thâm nhập vào thị trường EU vì đây là thị trường khó
tính, tồn tại nhiều rào cản kỹ thuật đối với hàng hố nhập khẩu. Mặt khác, vì EU là
thị trường hấp dẫn với dung lượng lớn và khả năng thanh toán nhanh nên mức độ
cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu rất gay gắt. Hàng xuất khẩu của Việt Nam phải
đối mặt với hàng hoá cùng loại đến từ nhiều quốc gia khác nhau trong đó có những
quốc gia hơn hẳn Việt Nam về lợi thế so sánh như Trung Quốc, và một số nước
ASEAN khác.
Như vậy, bên cạnh cơ hội lớn về thị trường, xuất khẩu hàng hố của Việt
Nam sang thị trường EU cịn phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Vấn đề đặt ra là
làm thế nào để Việt Nam có thể hố giải được những thách thức, biến thách thức
thành cơ hội, tạo một chỗ đứng vững chắc, lâu dài cho hàng hoá xuất khẩu của Việt
Nam tại thị trường EU.
Đánh giá thị trường, phân tích thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá
của Việt Nam sang thị trường EU để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy
xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này là một việc làm cần thiết. Vì
vậy, “Xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU” là một đề tài có giá trị
thực tiễn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi thâm nhập vào thị

trường EU trong thời điểm hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
EU là một thị trường có vị trí quan trọng đối với xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam. Do vậy, trong những năm gần đây “Thị trường EU” là đề tài thu hút sự quan
tâm của nhiều nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp. Nhiều
cuộc hội thảo, nhiều cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này đã được tổ chức
và công bố rộng rãi. Trong đó phải kể đến Hội thảo khoa học với chủ đề “Thị


trường EU và các yêu cầu của thị trường EU đối với xuất khẩu của Việt Nam” do
trưòng đại học Ngoại thương Hà Nội tổ chức vào tháng 11 năm 2001. Tài liệu của
hội thảo là 40 bài viết của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong nước đã tập
trung phân tích thị trường EU theo các nội dung sau: 1) Thị trường EU và các yêu
cầu của thị trường này đối với hàng hố nhập khẩu nói chung và hàng nhập khẩu từ
Việt Nam nói riêng; 2) Đặc điểm và xu hướng biến động của thị trường EU trong
thập kỷ 90 và ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam; 3) Những khó
khăn, thách thức đối với các doạnh nghiêp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường
EU; 4) Các vấn đề về quy chế nhập khẩu chung của EU; 5) Khả năng và giải pháp
đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU; 6) Các vấn đề văn hoá kinh
doanh trên thị trường EU; 7) Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu sang thị
trường EU.
Nhiều cơng trình nghiên cứu được đăng tải trên các ấn phẩm sách, báo, tạp
chí tiêu biểu là :
- Vũ Chí Lộc & Nguyễn Thị Mơ (2003), Thị trường châu Âu và khả năng đẩy
mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường châu Âu giai đoạn
2001-2010, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.
- Vũ Chí Lộc (2004), Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường châu Âu, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
Hai cuốn sách trên tập trung phân tích vị trí của thị trường châu Âu trong
hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam; đặc điểm của thị trường châu Âu nói

chung, thị trường EU và thị trường các nước SNG nói riêng; khả năng và giải pháp
đẩy mạnh xuất của Việt Nam sang thị trường châu Âu.
-“Tiếp cận thị trường liên minh châu Âu” của tác giả Phạm Văn Minh- vụ
trưởng vụ châu Âu được đăng tải liên tục trên nhiều số của báo Thương mại ( 28/4 –
26/5/2006 ). Nội dung của bài viết nêu khái quát và đánh giá về quan hệ kinh tế
thương mại Việt Nam – EU; Một số điểm cần chú ý khi tiếp cận thị trường EU như


quy tắc xuất xứ, khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật đối với thương mại, yêu
cầu về môi trường, trách nhiệm xã hội…
- “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang thị trường EU thời hậu
hạn ngạch” (2006) của tác giả Lê Thị Ngọc Lan đăng trên tạp chí kinh tế châu Á
Thái Bình Dương (số 14). Bài viết nêu thực trạng của xuất khẩu hàng may mặc
Việt Nam sang EU giai đoạn 2000 – 2005; Giải thích ngun nhân của tình trạng tỷ
lệ tăng giảm về kim ngạch xuất khẩu của hàng may mặc Việt Nam sang EU không
ổn định; đưa ra một số đề xuất về phía nhà nước cụ thể là: tiếp tục cải cách hành
chính, hồn thiện hệ thống luật cho phù hợp với luật quốc tế trong việc hỗ trợ về
vốn; Về phía doanh nghiệp cần hoạch định chiến lược kinh doanh và sản xuất phù
hợp dựa trên cơ sở đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nghiên cứu thị trường, đối thủ
cạnh tranh, sản phẩm cạnh tranh.
- “Thực trạng và những giải pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và
EU” (2006) của TSKH. Trần Nguyễn Tuyên – Viện trưởng viện Mác-Lênin
– Học viện chính trị quốc gia TP Hồ Chí Minh, đăng trên tạp chí kinh tế châu Á
Thái Bình Dương (số 1). Bài viết phân tích những nhân tố tác động đến sự phát
triển của EU trong thời gian tới và ảnh hưởng của nó đến quan hệ hợp tác giữa Việt
Nam và EU; Đưa ra những đánh giá chung và triển vọng của quan hệ kinh tế thương
mại Việt Nam – EU; Kiến nghị một vài giải pháp về thâm nhập thị trường EU.
Các cơng trình trên đã nghiên cứu thị trường EU dưới các góc độ khác nhau.
Một số cơng trình đã nghiên cứu một cách hệ thống về thị trường EU cũng như các
hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này. Tuy nhiên, nhiều cơng trình

đã được thực hiện trước khi EU mở rộng lần 5 (thành EU25). Do đó, việc nghiên
cứu hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU trong bối cảnh mới vẫn
hết sức cần thiết. Và đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Xuất khẩu hàng hoá của
Việt Nam sang thị trường EU” làm luận văn tốt nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.


Mục đích nghiên cứu của luận văn là phân tích thực trạng xuất khẩu hàng
hoá của Việt Nam tại thị trường EU trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm
thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ cụ
thể sau:
Thứ nhất, phân tích cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang thị trường EU.
Thứ hai, nghiên cứu và đánh giá thực trạng của xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang thị trường EU.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng đề xuất một số giải pháp
về phía nhà nước, về phía doanh nghiệp, giải pháp đối với một số mặt hàng xuất
khẩu chủ lực nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường EU.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
sang thị trường EU.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn:
-Không gian nghiên cứu : Thị trường EU-25
-Thời gian nghiên cứu

: Từ năm 1995 đến năm 2005.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Để thực hiện đề tài, luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, nghiên
cứu so sánh kết hợp với phân tích.


Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các nguồn tư liệu tin cậy
trong nước như: Tổng cục hải quan, Bộ thương mại, Viện nghiên cứu thương mại,
Vụ châu Âu … ; và số liệu thống kê của các tổ chức quốc tế như EU, WB, WTO…,
các cơng trình nghiên cứu có liên quan của một số học giả trong nước có uy tín.
6. Dự kiến những đóng góp mới của luận văn
Luận văn dự kiến có một số đóng góp mới sau:
Thứ nhất, làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường EU từ năm 1995 đến năm 2005 và chỉ ra một cách khái quát những thành
tựu, hạn chế trong hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang EU thời kỳ này.
Thứ hai, đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang thị
trường EU trong thời gian tới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1:Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị
trường EU
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường EU
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
sang thị trường EU


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƢỜNG EU
1.1. Cơ sở thực tiễn của hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị

trƣờng EU
Xuất khẩu có vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn lớn để thỏa mãn nhu cầu nhập khẩu,
góp phần tăng tích lũy vốn để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập cho nền kinh tế.
Xuất khẩu kích thích sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, kích thích đổi
mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất. Quan trọng hơn, xuất khẩu giúp cho các
quốc gia khai thác có hiệu quả và triệt để nhất lợi thế so sánh của mình khi tham
gia thương mại quốc tế, làm thay đổi cơ cấu kinh tế ngành theo hướng sử dụng
và phát huy có hiệu quả nhất lợi thế so sánh. Ngoài ra, xuất khẩu cịn đảm bảo sự
cân đối trong cán cân thanh tốn và cán cân buôn bán quốc tế, giảm nhập siêu,
tạo việc làm, nâng cao mức sống cho người dân, đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, nâng vị thế của quốc gia trên trường quốc tế.
Như vậy, để phát triển kinh tế Việt Nam không thể không đẩy mạnh xuất
khẩu. Song vấn đề đặt ra là Việt Nam nên xuất khẩu cái gì, xuất khẩu tới thị
trường nào và xuất khẩu theo hình thức nào để có hiệu quả nhất? Theo tinh thần
“Chú trọng thị trường các trung tâm thế giới” được nhấn mạnh trong văn kiện
của đại hội Đảng IX, bên cạnh Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU được xem là đối
tác thương mại, là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam.


1.1.1. Khái quát về thị trường EU
1.1.1.1. Dung lượng thị trường
Sau 5 lần mở rộng, ngày 1/5/2004, số thành viên của EU đã lên tới 25
quốc gia, gồm 15 thành viên cũ là Pháp, Đức, Bỉ, Italia, Hà Lan, Lucxembua,
Anh, Đan Mạch, AiLen, Hy Lạp , Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Thụy Điển,
Phần Lan và 10 thành viên mới kết nạp bao gồm Hungary, Ba Lan, CH Séc,
Xlovakia, Slovenia, Estonia, Litva, Latvia, Malta, Sip. Nâng số dân từ 376 triệu
lên gần 500 triệu, EU trở thành thị trường có dung lượng lớn thứ 3 thế giới (sau
Trung Quốc là 1,3 tỷ và Ấn độ là 1,1, tỷ).
1.1.1.2. Tiềm lực kinh tế

EU là một trong ba trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới (Mỹ, EU, Nhật
Bản) với tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình đạt khoảng 2,1%/năm thời kỳ
1996-2004.
Năm 2004, GDP của EU25 đạt 11.017 tỷ USD (riêng EU15 đạt 10.522 tỷ
USD chiếm khoảng 27% GDP toàn thế giới). Năm 2005, GDP bình quân đầu
người của EU25 đạt 28.100 USD.
Năm 2004 với việc kết nạp thêm 10 thành viên mới, EU đã trở thành một
khối liên kết kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới. Cũng trong năm này, kim
ngạch nhập khẩu của EU đạt 3.784 tỷ USD chiếm 41,1% tổng kim ngạch nhập
khẩu toàn thế giới.
1.1.1.3. Đặc điểm thị trường
EU là thị trường có nhu cầu đa dạng và phong phú về chủng loại hàng
hóa. Sở dĩ có đặc điểm này vì EU bao gồm 25 quốc gia thành viên trong đó mỗi
quốc gia lại có tập qn và sở thích tiêu dùng riêng. Mặt khác, mức thu nhập bình


quân đầu người ở mỗi quốc gia là khác nhau do đó nhu cầu tiêu dùng hàng hố
cũng khác nhau.
EU là thị trường “khó tính”. Đối với hàng may mặc và giày dép, thị
trường Áo, Đức, Hà Lan chỉ chấp nhận những sản phẩm khơng chứa chất nhuộm
có nguồn gốc hữu cơ (azodyes). Đối với hàng thủy hải sản, người tiêu dùng EU
từ chối những loại sản phẩm thủy hải sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động
của môi trường hoặc do chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với sản
phẩm thủy hải sản đã qua chế biến, người tiêu dùng EU chỉ chấp nhận những sản
phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, nơi sản xuất, các điều kiện bảo quản và
sử dụng, mã số, mã vạch. Tẩy chay các loại thủy hải sản nhập khẩu có chứa
khuẩn Salmonella, độc tố Lustamine, nhiễm V.Parahaemoliticus, nhiễm
V.Cholarae.
Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quan niệm của họ, sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu

nổi tiếng không những đảm bảo về chất lượng và an tồn cho sức khoẻ mà cịn
thể hiện được địa vị kinh tế, xã hội. Do đó, họ sẵn sàng mua những sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng với giá đắt gấp nhiều lần so với những sản phẩm cùng loại.
Xu hướng tiêu dùng trên thị trường thiên về những loại sản phẩm có sử
dụng nguồn nguyên liệu tự nhiên. Chẳng hạn như thích dùng đồ gỗ, mây, tre, nứa
…mà khơng thích dùng đồ nhựa; thích ăn thủy hải sản hơn thịt gia súc, gia cầm.
Mẫu mã, tính thời trang của sản phẩm là yếu tố quyết định chứ không phải
giá cả. Đây là đặc điểm khác biệt lớn của thị trường EU so với các thị trường
khác.
Quyền lợi của người tiêu dùng được bảo vệ chặt chẽ. Đặc điểm này khác
hẳn với đặc điểm thị trường ở các nước đang phát triển. Để đảm bảo quyền lợi
cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và


có hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra
các sản phẩm ở biên giới. Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường
này với điều kiện phải đảm bảo tiêu chuẩn an toàn chung với EU, các luật và
định chuẩn quốc gia được sử dụng chủ yếu để cấm buôn bán sản phẩm được sản
xuất ra từ các nước có những điều kiện sản xuất chưa đạt được mức an toàn
chung của EU.
Yêu cầu của thị trường EU đối với hàng hoá nhập khẩu rất khắt khe. Sản
phẩm chỉ được thị trường chấp nhận khi thoả mãn 5 tiêu chuẩn: chất lượng, vệ
sinh thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn lao
động.
- Tiêu chuẩn chất lượng: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu
cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang thị trường
EU thuộc các nước đang phát triển.
- Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm: Các công ty chế biến thực phẩm phải tuân thủ
các tiêu chuẩn vệ sinh chặt chẽ. Về phương diện này việc áp dụng hệ thống
HACCP (Hazard Anlysis Critical Control Point) là rất quan trọng và gần như

là yêu cầu bắt buộc đối với các xí nghiệp chế biến thủy hải sản các nước
đang phát triển khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
- Tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: Ký mã hiệu là quan trọng số 1 trong
việc lưu thơng hàng hóa trên thị trường EU. Các sản phẩm có liên quan tới sức
khỏe của người tiêu dùng phải có ký mã hiệu theo quy định của EU. Ví dụ, CE
là ký mã hiệu bắt buộc đối với đồ chơi, thiết bị điện áp thấp, thiết bị y tế…
- Tiêu chuẩn bảo vệ mơi trường: Thị trường EU u cầu hàng hóa có liên quan
đến môi trường phải dán nhãn theo quy định (nhãn sinh thái, nhãn tái sinh) và
có chứng chỉ được quốc tế cơng nhận. Ví dụ: tiêu chuẩn GAP (Good agricultural
Practice) và các nhãn hiệu sinh thái (Ecolabels). Ngoài ra phải tuân


thủ hệ thống quản lý môi trường (ISO 14000), tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội
SA 8000 (The Social Accountability) …
- Tiêu chuẩn về lao động: EC cấm nhập khẩu những hàng hóa mà q trình
sản xuất sử dụng bất kỳ một hình thức lao động cưỡng bức nào như được xác
định trong các Hiệp ước Geneva ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và các Hiệp ước
lao động quốc tế số 29 và số 105.
1.1.1.4. Kênh phân phối
Hệ thống kênh phân phối của EU về cơ bản cũng như hệ thống kênh phân
phối của một quốc gia bao gồm mạng lưới bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, đây là
một trong những hệ thống phân phối phức tạp nhất hiện nay trên thế giới, với sự
tham gia của rất nhiều thành phần: công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa
hàng, siêu thị, các cơng ty bán lẻ độc lập…trong số đó nổi bật lên là vai trị của
các cơng ty xun quốc gia (TNCs). Các TNCs thường phát triển theo mô hình
chiều ngang gồm: ngân hàng hoặc cơng ty tài chính, nhà máy, công ty thương
mại, siêu thị, cửa hàng và tổ chức mạng lưới tiêu thụ rất chặt chẽ, chú trọng từ
khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán
lẻ.
Hai hình thức phổ biến nhất của kênh phân phối trên thị trường EU là theo

tập đồn và khơng theo tập đồn.
Trong kênh phân phối theo tập đoàn, các nhà sản xuất hoặc nhập khẩu của
một tập đồn chỉ cung cấp hàng hóa cho hệ thống các cửa hàng và siêu thị của
tập đồn này mà khơng cung cấp cho hệ thống bán lẻ bên ngồi. Ngược lại, trong
kênh phân phối khơng theo tập đoàn, các nhà sản xuất và nhập khẩu của một tập
đồn có thể cùng một lúc cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của nhiều tập đoàn
và các Công ty bán lẻ độc lập khác.


Thông thường các siêu thị hoặc Công ty bán lẻ độc lập trên thị trường EU
không mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khẩu nước ngồi mà thường thơng qua
các “nhà bán buôn” - là các trung tâm thu mua lớn của EU (xem bảng 1.1). Kiểu
liên kết này trong hệ thống kênh phân phối EU đã tạo nên những chuỗi mắt xích
chặt chẽ được gắn với nhau bằng các hợp đồng kinh tế. Tiếp cận và trở thành một
mắt xích trong hệ thống phân phối đó là hết sức cần thiết đối với các doanh
nghiệp xuất khẩu Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu trực tiếp sang thị trường EU
tuy nhiên việc này hồn tồn khơng dễ dàng.
Bảng 1.1 Các trung tâm thu mua lớn tại EU
STT

Trung tâm

Nước

Doanh số (tỷ Franc)

1

Bigr


Đức

280

2

Eurogroup

Đức

240

3

Metro

Đức

165

4

Tengelman

Đức

160

5


Rewe

Đức

121

6

Aldi

Đức

109

7

Edeka

Đức

77

8

Carrefour

Pháp

113


9

Intermarcher

Pháp

108

10

Promodex

Pháp

70

11

Saibury

Anh

90

12

Deurobuying

Thụy Sĩ


310

13

Cem

Bỉ

240

14

Naf

Đan Mạch

240

15

Era

Lucxembua

150

Nguồn: Eurostar
1.1.2. Khả năng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU
1.1.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam



* Về kim ngạch xuất khẩu
Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong 10 năm
trở lại đây (1996 - 2005) luôn tăng nhanh cả về giá trị, tốc độ. Giá trị xuất khẩu
năm sau luôn cao hơn năm trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn
2001-2005 đạt 110,83 tỷ USD, gấp hơn 2 lần so với mức đạt được giai đoạn
1996-2000 là 51,82 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu mặc dù
không ổn định song luôn đạt mức tăng trưởng dương. Bình quân cả thời kỳ 19962005, tốc độ tăng trưởng hàng năm của kim ngạch xuất khẩu đạt khá cao khoảng
20%(Bảng 1.2).
Bảng 1.2. Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam (1996 - 2005)
Năm

Trị giá xuất khẩu (triệu USD)

Mức độ tăng trưởng (%)

1995

5.448,9

-

1996

7.255,9

33,1

1997


9.185,0

26,6

1998

9.360,3

1,9

1999

11.541,4

23,3

2000

14.479,0

25,5

2001

15.029,0

3,8

2002


16.706,0

11,2

2003

20.149,0

20,6

2004

26.503,0

31,5

2005

32.442,0

22,2

Nguồn: Tổng cục thống kê
* Về cơ cấu hàng xuất khẩu:
Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam được chia thành 3 nhóm lớn: nhiên
liệu- khống sản (nhóm I), nơng- lâm- thủy sản (nhóm II), cơng nghiệp và tiểu
thủ cơng nghiệp (nhóm III). Trong đó, nhóm III chiếm tỷ trọng lớn nhất trong


tổng kim ngạch xuất khẩu ( khoảng 38%- 40%). Tỷ trọng của nhóm I và II đều ở

mức trên 20%.
Đặc thù của các mặt hàng thuộc nhóm I là khai thác tài nguyên thiên nhiên
do vậy đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, Việt Nam đã chủ trương đẩy
mạnh xuất khảu theo hướng tăng dần tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm II
và nhóm III và giảm dần nhóm I. Tuy nhiên trong hai năm gần đây (năm 2004 và
2005) do có sự biến động mạnh của giá dầu trên thế giới (liên tục tăng) làm cho
tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của nhóm I vẫn tăng thậm chí cịn vượt cả nhóm II
dù khối lượng xuất khẩu của nhóm I có giảm (Bảng 1.3).
Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam khá đa dạng. Chủ yếu
tập trung vào một số mặt hàng dạng thô hoặc sơ chế như dầu thô, than đá, nông
sản, thuỷ sản và hàng công nghiệp tiêu dùng sử dụng nhiều lao động như dệt
may, giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử gia dụng, thủ công mỹ nghệ. Nhiều mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam có giá trị xuất khẩu lớn, chiếm vị trí cao trong hoạt
động xuất khẩu của thế giới (gạo, cà phê đứng thứ hai thế giới; hạt tiêu đứng đầu
thế giới; cao su và điều nhân đứng thứ 5 thế giới; giày dép, may mặc, thủy sản
đứng trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới).
Không kể nhóm I, Việt Nam đã xây dựng được một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực thuộc nhóm II và III với kim ngạch xuất khẩu hàng năm ổn định ở mức
trên 500 triệu USD như thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, dệt may, giày dép, điện tử
và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ và đồ thủ cơng mỹ nghệ. Đặc biệt có một số
mặt hàng đã được gia nhập vào câu lạc bộ 1 tỷ đô la như thuỷ sản, gạo, dệt may,
giày dép, sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính.
Theo dự báo của Bộ Thương mại, khả năng xuất khẩu của 1 số mặt hàng
chủ lực năm 2006 sẽ là:
- Dầu thô: Liên tục đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, năm 2005 đạt7.373 triệu
USD, tăng 22,3% so với năm 2004. Giá trị xuất khẩu tăng do giá dầu tăng
41,0%, còn lượng dầu xuất khẩu giảm 7,6%. Năm 2006, lượng xuất khẩu khó
tăng do định hướng của chính phủ về việc khơng khai thác và lạm dụng xuất



khẩu q mức nguồn khống sản khơng thể tái tạo, nên chỉ đặt mục tiêu tương
đương năm 2005.
- Than đá: năm 2005 đạt 669 triệu USD, cao nhất từ trước tới nay, tăng 88,4%
so với năm 2004, trong đó do lượng tăng 44,6%, còn giá tăng 29,5%. Năm 2006
lượng xuất khẩu và giá xuất khẩu đều khó đạt được tốc độ tăng như năm 2005.
- Dệt may: là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ hai sau dầu thô, Bộ
Thương mại dự kiến kim ngạch hàng dệt may năm 2006 có thể đạt 5,5 tỷ
USD, tăng khoảng 700 triệu USD.
- Giày dép: Là mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn thứ ba. Năm 2006 phấn
đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn mức đạt được năm 2005. Dự kiến kim
ngạch sẽ đạt khoảng 3,4 tỷ USD, tăng trên 400 triệu USD so với năm 2005. Vấn
đề đặt ra là tập trung khai thác thị trường Bắc Mỹ và cải thiện những khó khăn tại
thị trường EU, mở rộng mặt hàng, hạn chế gia công và tăng xuất khẩu trực tiếp.
- Thủy sản: là mặt hàng có kim ngạch lớn thứ tư của Việt Nam. Năm 2006
xuất khẩu mặt hàng này có một số lợi thế là nhu cầu tiêu thụ tăng cao do ảnh
hưởng của dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng ở gia súc, năng lực sản
xuất được khôi phục và mở rộng, các thị trường lớn sẽ được chú trọng khai
thác là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…Nhờ đó, tốc độ tăng có thể
đạt cao hơn mức bình qn 5 năm trước, khi đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản
2006 có thể đạt 3,1 tỷ USD, tăng trên 360 triệu USD so với năm 2005.
- Gạo: năm 2005 xuất khẩu xấp xỉ 5 triệu tấn với kim ngạch đạt 1.407 triệu
USD- kỷ lục từ trước tới nay cả về lượng xuất khẩu, cả về giá và kim ngạch xuất
khẩu. Khả năng năm 2006 khó đạt được kết quả lớn hơn năm 2005 do lượng xuất
khẩu bị hạn chế về nguồn sản xuất trong nước.
- Sản phẩm gỗ: năm 2005 xuất khẩu đạt 1.563 triệu USD, tăng 37,2% so năm
2004, gấp trên 4,6 lần năm 2001, bình quân 1 năm tăng 37,6% - một tốc độ tăng
thuộc loại cao nhất trong các nhóm mặt hàng xuất khẩu. Vấn đề đặt ra là


giải quyết tốt nguồn ngun liệu, thì năm2006 có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng

500 triệu USD so với 2005.
- Điện tử, máy tính và linh kiện: năm 2005 đạt 1.427 triệu USD, tăng 32,7%
so với năm 2004. Mặt hàng này có lợi thế về năng lực sản xuất và thị
trường, nên năm 2006 có thể duy trì được tốc độ tăng như năm 2005, khi đó kim
ngạch xuất khẩu có thể đạt khoảng 2 tỷ USD, tăng 600 triệu USD.



1.1.2.2. Nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của thị trường EU
Hiện nay, EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2004 kim
ngạch nhập khẩu của EU đạt 3.784 tỷ USD chiếm 41,1% tổng kim ngạch nhập
khẩu toàn thế giới. Theo dự báo của Bộ Thương mại từ nay đến năm 2010, EU
vẫn tiếp tục giữ vị trí số một thế giới về kim ngạch nhập khẩu (Bảng1.4).
Bảng 1.4 Dự báo nhập khẩu của toàn thế giới đến năm 2010

Đơn vị tính: triệu USD, %
Năm
2004
Thị trường NK

2005

KNXK Tỷ trọng

2006

20072010

2010


Tốc độ tăng trưởng

KNXK Tỷ trọng

Toàn cầu

9.215

100

7,0

7,4

6,7

13.726

100

Bắc Mỹ

1.727

18,7

5,4

5,8


5,5

2.385

17,3

-Hoa Kỳ

1.526

16,6

6,6

5,9

5,2

2.110

15,4

238

2,6

10,2

7,0


5,7

350

2,6

Mỹ la tinh & Caribe
Tây Âu

4.133

44,9

5,4

5,8

5,5

5.709

41,6

-EU 25

3.784

41,1

4,1


5,3

5,1

5.061

36,9

CISs

171

1,9

20

13,5

9,4

334

2,4

Châu Phi

207

2,3


10,6

7,4

6,2

313

2,3

Trung Đông

243

2,6

15,9

9,4

7,0

404

2,9

2.214

24,0


455

4,94

6,4

5,9

5,5

635

4,6

1.629

17,7

16,5

16,5

13,1

3.527

25,7

561


6,1

12

16

14,5

1.252

9,1

Châu Á
-Nhật Bản
-Các nước đang PT
Trong đó, Trung Quốc
Nguồn: Bộ Thương mại


Trong cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của EU, sản phẩm chế tạo luôn chiếm
tỷ trọng lớn nhất, khoảng 67,19% tiếp theo là sản phẩm thô chiếm 29,74%, các
sản phẩm khác chiếm 3,07%. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu phải kể đến là
hàng nơng sản chiếm 11,79%, khống sản chiếm 17,33%, máy móc chiếm
24,27%, thiết bị vận tải chiếm trên 8,19%, hóa chất chiếm 7,59% các sản phẩm
chế tạo phi kim loại chiếm 2,48%, các sản phẩm chế tạo khác chiếm
8,23%[15,tr.85-86].
Để đáp ứng nhu cầu của gần 500 triệu người tiêu dùng, hàng năm EU
phải nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa từ khắp các nước trên thế giới, đặc
biệt là 2 mặt hàng thiết yếu là thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Đối với mặt hàng thực phẩm, ngoài ngũ cốc phải kể đến rau quả và thủy
hải sản. EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất thế giới (khoảng trên 7 triệu
tấn rau và gần 18 triệu tấn quả tươi mỗi năm). Hiện nay khi số thành viên của EU
lên tới 25 nước, nhu cầu nhập khẩu về rau quả còn nhiều hơn nữa bởi lẽ 10 thành
viên mới gia nhập EU phần lớn là các nước Đơng Âu có mùa đơng rất giá lạnh,
điều kiện tự nhiên khơng thích hợp để trồng các loại rau quả. Mặt khác, các nước
EU có khí hậu ơn đới nên nhu cầu về rau quả ở những vùng có khí hậu nhiệt đới
như Việt Nam là rất cao.
Hiện nay người Châu Âu có xu hướng chuyển sang ăn các món ăn chế
biến từ thủy hải sản thay vì ăn thịt gia súc, gia cầm. Xu hướng này xuất hiện do
những năm gần đây ở nhiều quốc gia đã bùng phát các dịch bệnh liên quan đến
gia súc, gia cầm như dịch bị điên, dịch lở mồm long móng ở lợn, trâu bò, dịch
cúm gà … Hơn nữa, thủy hải sản là loại thực phẩm chứa hàm lượng Cholesteron
thấp, ít gây ra các chứng về tim mạch, béo phì, rất tốt cho sức khỏe do vậy nhu
cầu tiêu thụ mặt hàng này tại EU là rất lớn. Theo thống kê của FAO, hàng năm
EU phải nhập khoảng 5 triệu tấn thủy hải sản, chiếm 25 - 30% nhu cầu nhập khẩu
toàn thế giới.


23

Châu Âu là xứ lạnh, vì vậy cà phê là loại đồ uống phổ biến. Hàng năm với
nhu cầu nhập khẩu tăng 1,3%/năm, EU hiện là thị trường nhập khẩu cà phê số 1
thế giới.
Đối với hàng tiêu dùng trước tiên phải kể đến hàng may mặc, giày dép.
EU là thị trường mà người dân có mức thu nhập vào loại cao nhất thế giới, hơn
thế đây còn là trung tâm thời trang lớn nhất thế giới do vậy nhu cầu về thời trang
ở thị trường này rất lớn. Theo thống kê của Eurostar, với mức tiêu thụ giày dép
bình quân là 4,3 đôi/người/năm nhu cầu của thị trường EU là gần 2 tỷ đôi
giày/năm chiếm 16,3% lượng tiêu thụ giày của thế giới, trong đó có tới 60% là

phải nhập khẩu từ các nước ngoài khối. Với mức trung bình 17 kg
vải/người/năm, EU là khu vực nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với trị
giá nhập khẩu mặt hàng này từ các nước ngoài khối lên tới xấp xỉ 50 tỷ
USD/năm.
Ngoài nhu cầu lớn về nhập khẩu thực phẩm, hàng may mặc, giày dép, EU
còn là thị trường nhập khẩu các mặt hàng trang trí nội thất như đồ gỗ gia dụng,
đồ thủ công mỹ nghệ… với khối lượng hàng năm tương đối lớn vì xu hướng
trang trí nội thất hiện nay của thị trường EU hướng về tự nhiên do đó các sản
phẩm có nguồn gốc tự nhiên như đồ gỗ, mây, tre, nứa…rất được ưa chuộng.
1.1.2.3. Lợi thế so sánh của hàng hóa Việt Nam
Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam xuất khẩu chủ yếu dựa
vào lợi thế so sánh tĩnh vì vậy việc xác định khả năng thương mại thường căn cứ
vào chỉ số RCA - lợi thế so sánh hữu hình (Revealed comparative Advantage),
RCA được tính theo cơng thức:

RCAij = (Xij/Xwj) / (∑Xi / ∑Xw)

Trong đó: Xij: là xuất khẩu của nước i về hàng hóa j
Xwj: là xuất khẩu của thế giới về hàng hóa j
∑Xi: Tổng xuất khẩu của nước i


∑Xw: Tổng xuất khẩu của thế giới
RCA đã loại trừ các ảnh hưởng của biến động giá cả và tầm quan trọng
của hàng hóa riêng biệt trên thị trường thế giới. RCA thuận lợi cho sự biểu diễn
phần đơn lẻ của một nhóm sản phẩm trong tồn bộ xuất khẩu của một quốc gia.
RCA còn cho phép chúng ta so sánh cụ thể hơn lợi thế so sánh giữa các quốc gia
ở bất kỳ thời điểm nào. Sự đo lường này phản ánh lợi thế so sánh nổi bật của một
quốc gia trong một hàng hóa cụ thể được xác định bởi công nghệ và các yếu tố
tài nguyên, sự điều chỉnh chính sách của Nhà nước nhằm chuyển nguồn lực sang

khu vực có lợi thế. Khi RCA lớn hơn 1 cho chúng ta biết lợi thế so sánh hữu hình
của 1 hàng hóa cụ thể ở một quốc gia nào đó.
Các chỉ số ở bảng 1.5 cho thấy lợi thế so sánh hiện tại của Việt Nam chủ
yếu ở các mặt hàng như cá, ngũ cốc, rau quả, cà phê, chè, da thuộc, dầu hạt, cao
su, gỗ, than, dầu thô, vải dệt, hàng may mặc, giày dép. Như vậy, về mặt lý thuyết
Việt Nam có lợi thế khi xuất khẩu những mặt hàng này đặc biệt vào thị trường
EU vì trên thực tế đây cũng là những mặt hàng mà EU có nhu cầu nhập khẩu
hàng năm với khối lượng lớn.


Bảng 1.5. Lợi thế so sánh hữu hình của 10 nƣớc
ASEAN (tính theo chỉ số RCA)
Hạng mục

Brune

Inđo

Cam

Lao

b

Mal

Mya

ai


n

Phil

Sing

Thai

Viet

Động vật sống

0.0

0.0

0.0

1.3

1.8

0.2

0.0

0.0

0.1


0.0

Thịt và thịt chế biến

0.0

0.1

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

1.4

0.1

Sản phẩm từ sữa và trứng

0.0

0.3


0.0

0.0

0.3

0.0

0.0

0.2

0.1

0.8

Cá và cá chế biến

0.0

3.4

1.6

0.1

0.7

9.5


3.7

0.5

8.7

11.3

Các sản phẩm ngũ cốc

0.0

0.1

0.6

0.1

0.2

3.3

0.1

0.2

3.3

6.6


Trong đó 42 là gạo

0.0

0.3

0.0

0.0

0.0

27.6

0.2

0.1

28.7

69.7

Rau quả

0.0

0.6

0.1


0.2

0.3

8.3

4.5

0.1

3.1

1.5

Đường và sản phẩm từ mật

0.0

0.5

0.0

0.0

0.5

0.5

3.3


0.1

7.0

0.8

Cà phê, chè, ca cao và gia vị

0.0

4.8

1.2

7.0

1.3

1.7

0.4

0.6

0.8

9.2

Trong đó 71 là cà phê


0.0

5.2

0.0

14.9

0.0

0.1

0.3

0.1

1.2

16.9

Thức ăn gia súc

0.0

1.0

0.0

0.0


1.6

1.4

1.3

0.2

1.6

0.1

Đồ uống

0.0

0.0

0.0

0.0

0.1

0.0

0.1

0.3


0.1

0.1

Thuốc lá

0.0

0.8

0.0

0.0

0.1

0.1

1.0

0.4

0.8

0.1

Da, lông thú chƣa chế biến

0.0


0.1

3.3

4.1

0.1

1.9

0.0

0.0

0.1

2.7

Dầu hạt

0.0

0.1

7.6

0.5

0.1


16.7

0.5

0.1

0.1

7.0

Cao su thô, sợi tổng hợp

0.0

12.1

64.5

0.0

10.8

7.5

0.5

1.8

14.2


3.4

Gỗ xe và vỏ cây

0.0

2.4

48.0

53.9

9.2

45.4

0.7

0.3

0.2

3.6

Bột giấy và giấy phế thải

0.0

0.6


0.0

0.0

0.0

0.0

0.5

0.2

0.1

0.0

Sợi dệt

0.0

0.2

1.9

0.1

0.3

0.3


0.4

0.1

0.7

0.7

Trong đó 261 là tơ tằm

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.2

0.9

9.2


Khống sản thô

0.0

0.3

0.0

0.3

0.3

0.1

0.4

0.2

1.3

0.3

Chất thải và phế liệu kim loại

0.1

2.8

2.8


3.9

0.4

1.7

3.8

0.4

0.1

1.0

Nguyên liệu động thực vật thơ

0.0

0.5

2.3

3.4

0.3

2.4

1.2


0.5

1.4

3.1

Than

0.0

3.1

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

0.0

4.1

Dầu mỏ


6.4

2.6

0.0

0.0

1.1

0.1

0.1

1.9

0.1

2.9

40.3

14.4

0.0

0.0

3.0


0.0

0.7

0.2

0.0

0.0

0.0

0.6

0.0

0.0

1.2

0.0

0.3

0.2

0.0

0.0


Khí tự nhiên
Dầu động vật và chất béo


×