TÀI LIỆU SỬA CHỮA MÁY IN HP LASERJET 5L VÀ 6L
TÀI LIỆU SỬA CHỮA
HP LaserJet 5L
(C3941A)
HP LaserJet 6L
(C3990A)
© Bảo lưu bản quyền của công ty Hewlett-Packard năm 1997. Mọi sự sao chép, chỉnh sửa
hoặc dịch thuật không được cho phép sẽ bị ngăn cấm, trừ khi có sự cho phép theo quyền tác
giả. Ấn phẩm số C3990-90991. Xuất bản lần đầu tiên tháng 5 năm 1997.
Chú ý
Những thông tin có trong tài liệu này sẽ được thay đổi mà không có sự thông báo trước.
Hewlett-Packard không bảo đảm bất kỳ vấn đề gì liên quan đến tài liệu này.
CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ SẢN PHẨM
1.1. ĐẶC TÍNH KỸ THUẬT CỦA MÁY IN
Bảng 1.1. Đặc tính kỹ thuật của máy in
Đặc tính kỹ thuật Miêu tả
Tốc độ in 4 trang trên phút (đối vói máy in HP LaserJet 5L); 6
trang trên phút (đối vói máy in HP LaserJet 6L)
Độ phân giải chữ và đồ họa Từ 300 dpi đến 600 dpi (điểm ảnh)
Ngôn ngữ điều khiển máy in Enhanced PCL 5
Phiên làm việc (tính theo trang) 4000 trang (với máy in HP LaserJet 5L); 6000 trang
(với máy in HP LaserJet 6L)
Bộ nhớ
- Bộ nhớ tiêu chuẩn
- Bộ nhớ tối đa
- 1 MB RAM (tốc độ 70 ns)
- Tổng dung lượng bộ nhớ 9 MB (máy in có một
khe cắm mở rộng có thể nâng cấp lên được 1, 2,
4 và 8 MB) hoặc sử dụng thẻ nhớ 5 V JEDIA.
Kiểu phông chữ của máy in 26 kiểu phông chữ
Chuẩn ghép nối Ghép nối theo chuẩn song song ( parallel)
Điều khiển nguồn Chế độ tắt chờ
Bảng điều khiển 3 đèn LED và 1 nút nhấn
Chế độ tiết kiệm mực Có
1.Bộ nhớ của máy in được tối ưu theo công nghệ mở rộng bộ nhớ (Met).
2. JEDIA (Tập đoàn công nghiệp thiết bị điện tử nhật bản) là một tập đoàn cung cấp sản xuất
các loại DRAM tiêu chuẩn và các loại sản phẩm CMOS khác.
1.1.1. Dung lượng khay đựng giấy và kích thước giấy
Bảng1.2. Dung lượng khay đựng giấy và kích thước giấy.
Đặc tính kỹ thuật Miêu tả
Dung lượng khay đựng giấy vào Khoảng 100 tờ với trọng lượng giấy trung bình hoặc 10
tờ phong bì
Dung lượng khay đựng giấy ra Khoảng 100 tờ
Khe đưa giấy vào bằng tay 1 tờ
Kích thước giấy tối thiểu 76 mm x 127 mm
Kích thước giấy tối đa 216 mm x 256 mm
1.2. ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG
1.2.1. Mẫu mã và kí hiệu
Số mẫu mã và số kí hiệu được in trên nhãn mác ở dưới đáy của máy in. Kí hiệu của
máy in cho biết thông tin về nơi sản xuất, mức độ kiểm duyệt, mã sản phẩm, số sản phẩm.
Ngoài ra còn ghi thông tin về mức điện áp và các thông tin khác.
Hình 1.1. Số kỹ hiệu và mẫu mã của máy in HP LaserJet 5L
Hình 1.2. Số ký hiệu và mẫu mã của máy in HP LaserJet 6L
1.2.2. Các đặc tính kỹ thuật
Bảng 1.3. Các đặc tính kỹ thuật khi vận hành.
Loại máy Đặc tính kỹ thuật
Tốc độ in*: máy HP LaseJet 5L
Tốc độ in*: máy HP LaserJet 6L
4 trang trên phút
6 trang trên phút
Phiên làm việc (tính theo tháng) HP
LaserJet 5L
4000 trang
Phiên làm việc (tính theo tháng) HP
LaserJet 6L
6000 trang
Tuổi thọ của hộp mực hộp mực (tính
theo trang) **
Khoảng 2500 trang với độ bao phủ của mực
trung bình là 5 % trên bề mặt tờ giấy
Thời gian in bản in đầu tiên Dưới 23 giây với giấy khổ A4
* Tốc độ thực của máy in còn phụ thuộc vào dung lượng của dữ liệu và phần mềm.
** Tuổi thọ hộp mực được kéo dài nếu in ở chế độ tiết kiệm mực (EconoMode).
Bảng 1.4. Đặc tính kỹ thuật về nguồn điện
Điện áp (V) Tần số (Hz) Dòng điện (A) Công suất (W)
120 V ± 10 %
100 V ± 10 %
50/60 Hz ± 2 Hz
50/60 Hz ± 2 Hz
3,5 A Khi in=100 W (5L); 150 W (6L)
Chế độ tắt chờ = 6 W (5L); 4 W
(6L)
220 V ± 10 %
240 V ± 10 %
50/60 Hz ± 2 Hz
50/60 Hz ± 2 Hz
1,8 A Khi in=100 W (5L); 150 W (6L)
Chế độ tắt chờ = 6 W (5L); 4 W
(6L)
Bảng 1.5. Tiếng ồn cho phép.
Trong suốt quá trình in - 5,6 Bels (theo tiêu chuẩn ISO 9296)
Trong chế độ chờ hoặc tiết kiệm điện năng - Không có tiếng ồn
1.2.3. Tổng quan về sản phẩm
Hình 1.3. Mặt bên của máy in nhìn từ phía trước
1. Giá đỡ giấy vào
2. Giá đỡ giấy ra
3. Điều chỉnh kích
thước giấy
4. Đèn báo lỗi “Error”
(trên cùng)
5. Đèn báo dữ liệu
Data (ở giữa)
6. Đèn báo sẵn sàng
Ready (dưới cùng)
7. Nút ấn của bảng
điều khiển
8. Khay đựng giấy ra
9. Khe chỉnh mức
giấy ra
10.Số Model và Serial
(phía dưới máy in)
11.Khay đựng giấy
vào
12.Khe đưa giấy vào
bằng tay
13.Khe đưa giấy ra
mặt trước (phía
dưới)
Hình 1.4. Bộ phận phía trước cửa máy in
14. Lẫy kéo giấy ra (khi giấy bị kẹt).
15. Khoang chứa hộp mực.
16. Ru lô truyền tĩnh điện (không được
chạm tay vào)
17. Cửa trước của máy in
Hình 1.5. Máy in nhìn từ phía sau
18. Đầu nối với dây nguồn.
19. Đầu nối cáp song song.
20. Nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng.
1.2.4. Dịch vụ sửa chữa
Sửa chữa máy in thông thường bằng phương pháp phân tích chức năng của máy in
và quy trình sửa chữa hư hỏng ở chương 7. Một khi đã tìm được vị trí hư hỏngKhi xác
định được vùng hỏng hóc s? thay thế theo khối. Thay thế theo tiêu chuẩn PCA không được
sự ủng hộ của HP. Các số kí hiệu của các bộ phận thay thế được ghi trong chương 8.
Phân phối thiết bị
HP chuyên cung cấp các thiết bị thay thế. Các bộ phận được giới thiệu trong
chương 8 và có thể đặt hàng qua PDO hoặc PCE
Đặt hàng tiêu thụ sản phẩm
Hộp mực thường hỏng trước máy in. Có thể đặt hàng mua hộp mực trực tiếp với
HP (đọc chương 8 để biết thêm thông tin®)
Đặt hàng các tài liệu liên quan:
Hình 1.6 dưới đây là danh sách kí hiệu và nơi có các tài liệu liên quan. Số điện
thoại các vùng sau:
- Parts Direct Ordering (PDO)1-800-227-8164 (chỉ ở Mỹ)
- Parts Center Europe (PCE) (49 7031) 14 – 2253
- HP’s Distribution Center (HPD) 970-339-7009 (chỉ ở Mỹ)
Trang web chính hãng
Trang web hỗ trợ và cung cấp phầm mềm:
/>các tài liệu liên quan
Hình 1.6
Tài liệu Kí hiệu PDO PCE HPD
Hướng dẫn tham khảo về dòng máy
HP LaserJet
5021- 0369 X X
Hướng dẫn sử dụng máy in HP
LaserJet 5L
C3941 – 90901 X
Hướng dẫn sử dụng máy in HP
LaserJet 6L
C3990 – 90901 X
Thông tin tham khảo về ngôn ngữ
máy in 5 PCL
5021- 0369 X X
Hướng dẫn tham khảo về bản in dòng
máy HP LaserJet
5021 – 0368 X X X
Khoá học thực hành cơ bản máy in 5961 - 0880 X X
Bộ đồ thực hành phần cứng máy in
5L và 6L
C3990 + 49A + 60001(
NTSC)
C3990 + 49A + 60002(
PAL)
X X
Bộ tài liệu hướng dẫn tham khảo về
máy HP LaserJet 6L gồm có
- Sách chỉ dẫn C3990- 90991
- Đặc điểm của bản in 5021 –
0369
- Sách tham chiếu nhanh 5021 -
0369
C3990 + 99001 X X
Bộ đồ nghề cho máy in 6L NTSC : cả C3990 + 67901 X X
bộ 9211 – 6385
- Nhãn bộ thu hình 6L C3990 –
00010
- Bộ kiểm tra 6L C3990 –
67902
- Băng video C3990 - 99002
Bộ đồ nghề cho máy in 6L PAL bao
gồm
- Hộp bìa 5002 – 0556
- Băng video hệ VHS- PAL
5010 – 6306
- Bìa nhãn C3990 – 00012
- Mặt nhãn C3990 – 00013
- Bộ đồ nghề C3990 – 00014
C3990 – 90901 X X
Bộ đồ nghề kiểm tra máy in HP
LaserJet 6 L
- Bài kiểm tra cuối 5960 – 6642
- Bộ đồ kiểm tra C3990 – 00011
- Sách hướng dẫn kiểm tra
C3990 – 90992 (Bộ sách gồm
5 cuốn từ A đển E)
C3990 + 67901 X X
Trình điểu khiển C3990 + 67902 X
Hỗ trợ kĩ thuật
Thời gian sử dụng hộp mực
Hộp mực là bộ phận chủ yếu của máy in được thiết kế đặc biệt để dễ thay thế. Hộp mực bao
gồm các bộ phận cơ khí và khoang cung cấp mực. Khi sử dụng ứng dụng soạn thảo văn bản,
hộp mực sẽ in sấp sỉ 2500 trang, văn bản bao phủ vào khoảng 5 % tờ giấy.
Bao phủ năm phần trăm văn bản
Hình H-1. Bao phủ năm phần trăm văn bản
Khi in một bản in đều đặn với độ bao phủ ít nhất, như là các bản ghi vắn tắt, một hộp mực sẽ
in được khoảng hơn 2500 trang. Tuy nhiên, nếu in thường xuyên với chế độ in đậm nhất, hộp
mực sẽ không in đủ 2500 trang.
Chú ý: Để đạt được kết quả tốt nhất, hãy thường xuyên sử dụng hộp mực trước khi hết hạn sử
dụng ghi trên tem dán trên vỏ của hộp mực.
Tiết kiệm mực với chế độ EconoMode
Thời gian sử dụng hộp mực có thể được kéo dài bằng cách sử dụng tính năng in EconoMode
của máy in. EconoMode sử dụng sấp sỉ 50% lượng mực ít hơn khi in bình thường. Bản in phải
sáng và đầy đủ khi in hoặc in thử. EconoMode có thể được thiết lập thông qua trình điều
khiển máy in của bạn. Xem chương 3 để biết thêm thông tin.
Chú ý: Một vài phần mềm ứng dụng có thể liên quan tới chế độ "draft mode"
Những hộp mực đổ lại
Hewlett-Packard không ngăn cấm sử dụng hộp mực đổ lại trong suốt thời gian bảo hành hoặc
trong khi kí kết hợp đồng bảo trì, nhưng chúng tôi không khuyến khích sử dụng lại chúng. Bởi
vì có những lý do sau đây:
- Hewlett-Packard không đảm bảo các chức năng của hộp mực đổ lại đạt được chất lượng cao
như là với một hộp mực mới của HP.
- Hewlett-Packard cũng không thể dự đoán được điều gì sẽ xẩy ra trên máy in khi sử dụng
công thức mực khác trong những hộp mực đổ lại.
- Hewlett-Packard không đảm bảo chất lượng thực tế của một hộp mực đổ lại. Chất lượng in
của hộp mực máy in HP LaserJet là sự lựa chọn sáng suốt đối với khách hàng. Kết quả sửa
chữa từ việc sử dụng những hộp mực đổ lại sẽ không được bảo đảm theo hình thức bảo hành
của HP hoặc hợp đồng bảo trì.
Những hộp mực tái chế
Đối với những hộp mực bị vứt bỏ, Hewlett-Packard không chấp nhật chương trình tái chế cho
những hộp mực đã được sử dụng. Tái chế chất dẻo và các vật liệu khác. Các bộ phận của hộp
mực bị hao mòn không được sử dụng lại. HP sẽ trả chi phí vận chuyển cho người sử dụng để
chuyển đến nhà máy tái chế. Đối với mỗi hộp mực quay lại, HP sẽ trả 1 đô la thông qua tổ
chức môi trường và liên đoàn bảo tồn động vật tự nhiên. Để tham gia vào công việc tái chế
hãy làm theo những chỉ dẫn đã được ghi trên bao bì của hộp mực.
Vệ sinh máy in
Để duy trì chất lượng in, hãy thường xuyên vệ sinh máy in:
- Với mỗi lần bạn thay đổi hộp mực.
- Sau khi in khoảng 2500 bản in.
- Bất kỳ khi nào máy in có sự cố.
Lau chùi bên ngoài của máy in với một miếng vải ẩm. Lau chùi bên trong chỉ bằng vải khô,
không có sơ. Hãy tuẩn thủ theo những chỉ dẫn dưới đây.
Chú ý: Trước khi bất đầu các bước, nhấc hẳn máy in ra để tránh rủi ro. Khi lau chùi xung
quanh cửa trước máy in, tránh làm ảnh hưởng đến bộ phận nung nhiệt. Nó có thể còn nóng
(để biết vị trí của bộ phận nung nhiệt xem hình 6-14).
Vệ sinh các bộ phận của máy in
Chú ý: Để tránh làm hư hỏng hộp mực, không được sử dụng các chất có nguồn gốc amoniac
để lau chùi lên trên hoặc xung quanh máy in. Không chạm các ngón tay vào ru lô tích điện.
Chất bẩn bám trên ru lô có thể là nguyên nhân dẫn đến các vần đề về chất lượng in.
Bảng 4-2. Vệ sinh các bộ phận của máy in
Bộ phận Phương pháp vệ sinh và những chú ý
Vỏ máy Sử dụng một miếng vải ẩm. Không sử dụng
các chất có nguồn gốc amoniac để lau chùi
Các bộ phận chính bên trong Sử dụng một miếng vải khô, không có sơ. Lau
chùi bụi bẩn, mực bị đổ ra và các mẩu giấy
vụn
Ru lô thoát giấy Sử dụng một miếng vải ẩm, không có sơ (để
biết vị trí xem hình 6-18)
Ru lô cuốn giấy Sử dụng một miếng vải ẩm kết hợp với cồn
(để biết vị trí xem hình 6-25)
Ru lô ép giấy Sử dụng một miếng vải khô, không có sơ (để
biết vị trí xem hình 6-10)
Lưới tích điện Sử dụng máy nén khí (xem hình 4-2 ở trang
tiếp theo để biết vị trí lưới tích điện)
Hình 4-2. Lưới tích điện (nằm phía trước của ru lô ép giấy)
Vệ sinh mực rơi vãi
Những hộp mực hỏng có thể bị rò rỉ mực. Thêm vào, sau khi có hiện tượng kẹt giấy, có thể có
một chút mực còn lại trên các ru lô và các dẫn hướng giấy bên trong máy in. Những tờ giấy
được in ngay sau khi có giấy bị kẹt có thể cuốn theo những hạt mực này. Lau chùi mực rơi vãi
với một miếng vải ẩm và thấm nước lạnh. Không lau ru lô tích điện với vải ẩm hoặc chạm các
ngón tay vào. Không được sử dụng máy hút bụi trừ khi nó có bô lọc cực mịn.
Chú ý: Nếu mực dính vào quần áo của bạn, sử dụng vải thấm nước để lau. Không sủ dụng
nước nóng vì nước nóng sẽ làm cho mực bám vào vải và khó sạch.
Tháo lắp và thay thế
Kế hoạc tháo lắp và thay thế
Nội dung trong chương tháo lắp và thay thế chỉ giới hạn tháo lắp và thay thế các bộ phận
(FRUs - Field Replaceable Units). Việc thay đổi các bộ phận nên gửi tới trung tâm dịch vụ để
sửa chữa.
Chú ý: Hãy rút dây nguồn ra khỏi nguồn điện lưới trước khi tiến hành việc bảo dưỡng máy in.
Nếu không tuân thủ theo những quy định sau đây, có thể gây ra những hư hỏng không đáng
có.
Không được bảo dưỡng hoặc để máy in hoạt động khi đã tháo nắp che bộ phận Laser/ Scaner
(hộp quang). Những tia sáng không nhìn thấy được có thể làm hỏng mắt của bạn.
Các cạnh của tấm kim loại trong máy in có thể rất sắc! Cần hết sức thận trọng khi tháo lắp
hoặc thay thế các bộ phận trong máy in.
Lưu ý: Các bộ phận trong máy in có thể bị ảnh hưởng bởi tĩnh điện (ESD). Luôn luôn bảo
dưỡng máy in tại nơi có khả năng chống tĩnh điện (ESD).
Chú ý: Hãy tháo hộp mực ra khỏi máy in trước khi tháo hoặc thay thế các bộ phận.
Yêu cầu về các dụng cụ
Tô vít Philip #2 loại có từ tính
Đai ốc 5.5 mm
Tô vít có đầu dẹt loại nhỏ
Kìm kẹp
Lưu ý: Một tô vít không đúng chủng loại sẽ làm hỏng đầu ốc của máy in. Chỉ nên sử dụng tô
vít Philip. Hình 6-1 miêu tả sự khác biệt giữa một tô vít Philip và một tô vít kiểu khác. Lưu ý
rằng đầu của một tô vít Philip có nhiều cạnh hơn.
Hình 6-1. Tô vít Philip và kiểu khác
Cài đặt thẻ nhớ (DRAM)
1. Tháo dây nguồn ra khỏi máy in. Bạn nên
lắp đặt thẻ nhớ trong khi máy in đang tắt.
2. Mở cửa máy in, tháo hộp mực ra, và
đóng cửa máy in lại. Hãy bảo vệ hộp mực
tránh bị ánh sáng chiếu vào trong khi bạn
đang thay thế thẻ nhớ cho máy in.
3. Lấy giấy trong khay đựng giấy ra. Nhẹ
nhàng quay mặt nơi có nắp che khe cắm
mở rông bộ nhớ của máy in lên, xem hình
3.
4. Hãy tháo nắp che khe cắm bộ nhớ mở
rộng bằng cách cẩn thận đẩy lẫy cài ra và
kéo nó ra ngoài.
5. Lắp thẻ nhớ sao cho thẳng hàng với góc
chữ "V", hãy xem vị trí ở hình 4. Ấn chặt
bộ nhớ vào máy in. Lắp lại nắp che khe
cắm bộ nhớ mở rộng, dựng máy in thẳng
lên, và cấp nguồn cho máy in. In một bản
in kiểm tra (xem chương 3) để kiểm tra
xem bộ nhớ đã được thêm vào máy in của
bạn chưa. Dung lượng bộ nhớ máy in trong
mục "Printer Information" sẽ chỉ rõ tổng
cộng bộ nhớ mới
1 MByte card 2 MByte total
2 MByte card 3 MByte total
4 MByte card 5 MByte total
8 MByte card 9 MByte total
Vỏ và cửa máy in
Vỏ phía sau
1. Tháo dây nguồn ra khỏi máy in và tháo cáp dữ liệu ở phía sau máy in ra.
2. Tháo hộp mực ra khỏi máy in.
3. Kéo bộ phận đỡ giấy lên.
Lưu ý: Bạn phái kéo bộ phận đỡ giấy lên khi tháo vỏ máy in nếu không nó sẽ bị vỡ. Sau đó
bạn bạn hãy tháo vỏ máy ra, nhấc bộ phận đỡ giấy lên để dễ tháo.
4. Dùng tô vít tháo 3 vít bắt giữ vỏ máy phía sau (xem hình 6-2, chỉ dẫn 1)
Hình 6-2. Tháo vỏ sau máy in (1 của 2)
5. Tách rời vỏ máy phía sau ra khỏi vỏ máy chính bằng cách kéo hai góc trên đầu của
máy in ra. Sau đó dùng một tô vít dẹt loại nhỏ đưa vào để mở hai lẫy cài phía trên góc
của máy in (xem hình 6-3, chỉ dẫn 1).
6. Tháo vỏ máy in ra bằng cách nắm lấy vỏ máy và kéo thẳng ra phía sau (xem hình
6-3, chỉ dẫn 2).
Hình 6-3. Tháo vỏ sau máy in (2 của 2)
Để lắp lại
Hãy chắc chắn khay đỡ giấy đã được kéo lên
Cửa máy in
1. Tháo dây nguôn và tháo cáp dữ liệu ở phía sau của máy in ra.
2. Mở cửa máy in.
3. Tháo hộp mực ra.
4. Bản lề của máy in có một vị trí có thể gập lại. Hãy nhẫn giữ bản lề bên trái vào phía trong
để tháo nó ra. Bây giờ có thể tháo bản lề bên phải ra một cách dễ dàng (xem hình 6-4).
Hình 6-4. Tháo cửa máy in
Nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng
1. Tháo dây nguồn và cáp tín hiệu phía sau của máy in ra.
2. Tháo hộp mực.
3. Nhẹ nhàng quay mặt bên của máy in lên sao cho bảng điều khiển của máy in nằm ở phía
trên.
4. Cẩn thận tháo lẫy cài nắp che khe cắm bộ nhớ mở rông của máy in ra (xem hình 6-5, chỉ
dẫn 1) và nhẹ nhàng lấy nó ra (xem hình 6-5, chỉ dẫn 2).
Hình 6-5. Tháo nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng
Vỏ máy chính và khay đựng giấy vào
1. Tháo hộp mực.
2. Tháo nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng.
Lưu ý: Tháo nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng trước. Cửa máy in sẽ bị vỡ nếu bạn tháo vỏ
máy chính mà không tháo nắp che khe cắm bộ nhớ mở rộng.
3. Tháo cửa máy in.
4. Tháo vỏ sau của máy in.
5. Tháo hai vít bắt giữ phía trên của vỏ máy in (xem hình 6-6, chỉ dẫn 1).
6. Giữ hai góc phía dưới của vỏ máy chính và kéo nhẹ nhàng thẳng ra để nhấc mặt trước của
vỏ máy chính.
7. Nhấc thẳng vỏ máy lên.
8. Tháo khay đựng giấy vào (xem hình 6-6, chỉ dẫn 2) bằng cách nhấc nó ra khỏi máy in
Hình 6-6. Tháo vỏ máy chính và khay đựng giấy vào
Chú ý: Khi tháo khay đựng giấy vào, hãy chắc chắn tấm giữ giấy nằm giữa ru lô kéo giấy với
đệm tách giấy và nó không bị gập hoặc uốn cong.
Các bộ phận bên trong
Bảng điều khiển
1. Tháo vỏ máy in.
2. Sử dụng tô vít dẹt để tháo giắc nối bảng điều khiển (xem hình 6-7, chỉ dẫn 1).
3. Nhấn giữ lẫy phía trên của bảng điều khiển và ấn nó xuống (xem hình 6-7, chỉ dẫn 2). Bảng
điều khiển sẽ được tháo ra khỏi khung của máy in.
4. Lấy bảng điều khiển ra.
Hình 6-7. Tháo bảng điều khiển
Tháo ru lô thoát giấy
1. Tháo vỏ máy in.
2. Nắm giữ hai lẫy phía dưới của ru lô thoát giấy và kéo nó ra. Việc làm này sẽ làm cho lẫy rời
ra khỏi khung máy (xem hình 6-8, chỉ dẫn 1).
3. Quay lẫy đi một góc 90
0
(xem hình 6-8, chỉ dẫn 2).
4. Nhấc ru lô ra.
Hình 6-8. Tháo ru lô thoát giấy
Để lắp lại ru lô thoát giấy
Điểm cuối của ru lô thoát giấy có gắn một bánh răng và nó khít vào bánh răng chuyển động.
Nó phải được lắp lại và
Bộ phận dẫn hướng
1. Tháo vỏ máy in và ru lô thoát giấy.
2. Tháo bộ phận dẫn hướng hộp mực ở bên phải bằng cách nhấn vào chốt phía trong (xem
hình 6-9, chỉ dẫn 1) và trượt nó về phía cửa máy in (xem hình 6-9, chỉ dẫn 2).
Chú ý: Bộ phận dẫn hướng hộp mực ở bên phải phải được tháo ra để tiếp cận với các thành
phần của bộ phận nung nhiệt.
Hình 6-9. Tháo bộ phận dẫn hướng (1 của 2)
3. Sử dụng tô vít có từ tính để tháo 2 vít ra (xem hình 6-10, chỉ dẫn 1). Sau khi các vít đã được
tháo ra, lật phía sau của bộ phận dẫn hướng lên và nhấc nó ra khỏi máy in.
Hình 6-10. Tháo bộ phận dẫn hướng (2 của 2)
Chú ý: Khi lắp đặt lại, các lẫy ở dưới của bộ phận dẫn hướng phải khít vào bề mặt tấm kim
loại che bộ phận nung nhiệt ở dưới.
Tấm kim loại ép trên bộ phận nung nhiệt
1. Tháo vỏ máy in và bộ phận dẫn hướng (xem hình 6-9 và 6-10).
2. Tháo 2 vít ra (xem hình 6-11, chỉ dẫn 1).
3. Nhấn chốt giữ tấm kim loại ép trên bộ phận nung nhiệt để tháo tấm kim loại ra (xem hình
6-11, chỉ dẫn 2).
4. Lật ngược tấm kim loại về phía sau và nhấc nó lên để tháo ra (xem hình 6-11, chỉ dẫn 3).
Hình 6-11. Tháo tấm kim loại ép trên bộ phận nung nhiệt
Để lắp lại:
Tấm kim loại ép trên bộ phận nung nhiệt được giữ bởi bốn khoá cơ khí ở mỗi góc. Khe phía
sau trên tấm kim loại tạo thành các móc giữ lấy bộ phận nung nhiệt (xem hình 6-12, chỉ dẫn
1). Hạ tấm kim loại xuống các chốt giữ, nhấn cả hai bên của tấm kim loại ép trên bộ phận
nung nhiệt xuống (xem hình 6-12, chỉ dẫn 2). Một điều quan trọng là phải để các lò xo nằm
đúng vị trí của nó (chỉ dẫn 3) bởi vì sức ép không cân sẽ có thể là nguyên nhân dẫn đến các hư
hỏng. Sau khi đã lắp tấm kim loại xong hãy vặn lại các vít.
Hình 6-12. Tháo tấm kim loại ép trên bộ phận nung nhiệt
Bộ phận nung nhiệt
1. Tháo vỏ máy in, bộ phận dẫn hướng (xem hình 6-9 và 6-10), và tấm kim loại ép trên bộ
phận nung nhiệt (xem hình 6-11).
2. Tháo nắp che dây cấp nguồn cho bộ phận nung nhiệt (nằm ở phía bên phải của máy in)
bằng cách nhấn chốt giữ và tháo ra (xem hình 6-13, chỉ dẫn 1).
Hình 6-13. Tháo bộ phận nung nhiệt (1 của 3)
3. Ngắt điện áp xoay chiều nối tới bộ phận nung nhiệt bằng cách tháo giắc nối trên mạch
khiển một chiều. Dùng đầu tô vít nhất vào chốt giữ của giắc cắm (xem hình 6-14, chỉ dẫn 1).
Dùng tay kéo giăc cắm ra ngoài (xem hình 6-14, chỉ dẫn 2)
Hình 6-14. Tháo bộ phận nung nhiệt (2 của 3)
4. Tháo dây nối với bộ phận nung nhiệt bên phải của máy in.
5. Ngắt đường kết nối với mạch cảm biến nhiệt độ nằm ở phía bên trái của bộ phận nung
nhiệt. (xem hình 6-15).
Hình 6-15. Tháo bộ phận nung nhiệt (3 của 3)
Để lắp lại:
Hãy chắc chắn rằng các đầu giắc nối đã được cắm lại đúng.
Ru lô ép