Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.44 KB, 21 trang )

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY
HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Hà Nội (HANOSIMEX) trực thuộc Tập đoàn
Dệt may Việt Nam (VINATEX) được thành lập ngày 21/11/1984 với tên gọi ban đầu là
nhà máy Sợi Hà Nội.
Bảng 1: Lịch sử phát triển của Tổng CTCP Dệt May Hà Nội
7/4/1978
Ký kết hợp đồng xây dựng giữa TECHNO-IMPORT VIETNAM
và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức)
2/1979 Công trình được khởi công xây dựng
21/11/1984 Nhà máy Sợi Hà Nội chính thức đi vào hoạt động
30/4/1991
Đổi tên nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt
Kim Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế : HANOSIMEX.
19/6/1995
Đổi tên Xí nghiệp Liên Hợp Sợi – Dệt Kim Hà Nội thành Công
ty Dệt Hà Nội.
28/2/2000 Đổi tên Công ty Dệt Hà Nội thành Công ty Dệt May Hà Nội
11/01/2007
Bộ công nghiệp ra quyết định số 04/2007/QĐ-BCN thay đổi tổ
chức lại cơ cấu trở thành Tổng Công ty Dệt May Hà Nội
2005 đến nay
Tập trung cho việc triển khai thực hiện mô hình “Công ty mẹ -
Công ty con” và thực tập cổ phần hoá các công ty thành viên
(nguồn: )
Hiện nay, Tổng Công ty Cổ phần Dệt - May Hà Nội đã có 11 đơn vị thành viên
với tổng diện tích mặt bằng trên 24ha, hơn 6000 công nhân kỹ thuật và lao động lành
nghề cùng trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến của các nước Đức, Ý, Nhật, Bỉ,
Mỹ...với hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, SA 8000 và
WRAP.


1
2. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm dệt may, nguyên phụ
liệu, thiết bị, phụ tùng, bao bì thuộc ngành dệt may.
-Vận tải hàng hóa và hành khách; kinh doanh kho vận; cho thuê văn phòng, nhà
xưởng; đầu tư và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
- Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
- Dịch vụ đào tạo, đào tạo công nhân kỹ thuật; dịch vụ khoa học, công nghệ, sửa
chữa, bảo dưỡng, thiết bị công nghiệp.
- Lắp đặt thiết bị công nghiệp, hệ thống điện lạnh, thiết bị phụ trợ công nghiệp và
dân dụng.
- Đầu tư tài chính, kinh doanh bất động sản.
- Kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
3. Sơ đồ tổ chức :
Sơ đồ các đơn vị thành viên
4. Tình hình xuất
khẩu 3 năm gần
đây
2
Bảng 2 : Tổng kim ngạch xuất khẩu Tổng CTCP Dệt May Hà Nội
3
Năm
Tổng kim ngạch xuất khẩu
(USD)
Xuất chủ yếu sang các nước
( theo thứ tự)
2007 50,629,982.78 Mỹ, EU, Hàn Quốc, Nhật,
2008 39,356,813.39 Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc,
2009 33,700,051.16 Mỹ, EU Nhật, Đài Loan,
Đầu năm

đến
T6/2010
17,103,669.55 Mỹ, EU, Nhật, Hàn,
(nguồn : Báo cáo xuất khẩu gửi Bộ Công Thương
của Hanosimex các năm từ 2007 tới T6/2010)
5. Giới thiệu về vị trí thực tập : PHÒNG XUẤT NHẬP KHẨU
Phòng xuất nhập khẩu tham mưu giúp việc cho Tổng giám đốc về công tác xuất
nhập khẩu bao gồm tổ chức nghiên cứu đánh giá thị trường, bạn hàng để tìm kiếm, giao
dịch với đối tác xuất khẩu và nhập khẩu. Tổ chức đàm phán và làm các thủ tục ký kết
hợp đồng xuất nhập khẩu và triển khai cho các đơn vị liên quan thực hiện.
Sơ đồ chức năng phòng xuất nhập khẩu :
4
Thc t, ti Hanosimex, phũng xut nhp khu phõn chia thnh cỏc nhúm : cỏn b
ph trỏch cung ng nguyờn ph liu cho sn xut, cỏn b giao hng thanh toỏn, cỏn b
ph trỏch cụng tỏc thoỏi thu thu, cỏn b qun lý n hng, cỏn b th trng.
Quản lý triển khai hợp
đồng may XK
Tiêu thụ hàng sau XK
Hệ thống ISO
Phó phòng 1
Thực hiện mua
NPL trong nước
XK khăn, Sợi
NK thiết bị, phụ
tùng
Trưởng phòng
Quản lý Hợp đồng
may XK
Hành chính
Dự án đầu tư

Kho phụ liệu may
NK nguyên liệu
bông xơ
Giao hàng đơn hàng
XK
Mạng thông tin nội
bộ
Thị trường
Phó phòng 2
5
II. QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU TRONG THỰC HIỆN ĐƠN HÀNG
DỆT KIM LI & FUNG
A. Giới thiệu về đối tác Li & Fung
Dựa vào bảng 1 – Tổng kim ngạch xuất khẩu CTCP Dệt may Hà Nội, có thể thấy
ngay Mỹ là thị trường chủ yếu của công ty. Trong đó Li & Fung (LF) là đối tác chủ yếu
của công ty. Li&Fung là nhà phân phối trung gian lớn trên thế giới, với mạng lưới
chuyên nghiệp rộng khắp toàn cầu chuyên tìm nhà cung ứng các sản phẩm khối lượng
lớn như hàng dệt may, đồ thủ công… sang các thị trường lớn như châu Âu và Mỹ, được
đánh giá là “nhà quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu”
1
Biểu đồ 1: Biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu sang các đối tác của Hanosimex
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60%
Resources -Mỹ
Li&Fung-Mỹ
Sanmar-Mỹ
PJ-Anh
Coddy-Mỹ
Itochu-Nhật
Capilano-Đức
Singlun-Mỹ

Đối tác khác
Tỷ trọng Năm 2009
Tỷ trọng Năm 2008
Tỷ trọng Năm 2006/2007

(nguồn : Báo cáo thị trường của phòng XNK tháng 1/ 2010)
So sánh trên biểu đồ, dễ dàng thấy rằng Li & Fung ngày càng chiếm tỉ trọng giao dịch
đáng kể so với các đối tác khác (Năm 2009 – đơn hàng LF chiếm 53 %)
1
Bài “Supply Chain Management, Hong Kong Style”, phỏng vấn tổng giám đốc tập đoàn Li&Fung
Victor Fung, Harvard Business Review, Tháng 10/2009, trang 104 - 109
6
Bảng 2 : Số lượng và trị giá hàng giao dịch với Li&Fung từ 2006 tới 2009
7
Năm 2006 2007 2008 2009
Số lượng 781.731,0 892.796,00 2.141.448,00 2.018.168,00
Trị giá ( USD) 3.054.521,52 2.655.490,76 7.169.561,74 7.441.016,16
(nguồn : Báo cáo thị trường của phòng XNK tháng 1/ 2010)
B. Quy trình nhập xuất cụ thể trong thực hiện đơn hàng dệt kim Li&Fung
trong khoảng thời gian từ tháng 3 tới tháng 6 năm 2010
Để thực hiện một đơn hàng với đối tác lớn như Li & Fung cần trải qua rất nhiều
bước như chào giá, ký kết hợp đồng, thông báo sản xuất, nhập nguyên phụ liệu, sản xuất,
giao hàng, thanh toán, theo dõi tiền về và báo cáo. Tuy nhiên, bài tiểu luận này đi sâu
vào phân tích nghiệp vụ xuất nhập khẩu trong các bước quan trọng: ký kết hợp đồng,
nhập nguyên phụ liệu, giao hàng và thanh toán . Đơn hàng Li & Fung thuộc loại hàng
xuất sản xuất xuất khẩu nghĩa là nhập nguyên phụ liệu về sau đó sản xuất áo rồi xuất
sang Li&Fung rồi Li&Fung lại tiếp tục phân phối sang công ty Express của Mỹ.
1. Ký kết hợp đồng với đối tác Li&Fung
Hợp đồng kí kết giữa Tổng CTCP Dệt may Hà Nội và công ty trading Li&Fung
số 28-2002/LF/2010 theo điều kiện FOB Việt Nam, Incoterm 2000, thanh toán bằng

phương thức thư tín dụng L/C không huỷ ngang 150 ngày sau khi giao hàng mở qua
ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam BIDV. Công ty Li&Fung sẽ mua các áo T-
Shirt vải dệt kim để xuất sang thị trường Mỹ với các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã
đã được thống nhất trong quá trình chào hàng và đặt mẫu.
Hợp đồng chính được ký kết vào ngày 15/1/2010, hạn cuối giao hàng vào ngày
30/9/2010. Sau đó Li&Fung tiếp tục đặt thêm các hợp đồng phụ Annex Contract gồm
nhiều đơn hàng nhỏ P/O (Purchase order) vào các ngày 25/2, 5/3, 15/3 năm 2010, hạn
cuối giao hàng vào ngày 30/9/2010.
2. Nhập nguyên phụ liệu đầy đủ và kịp thời cho nhà máy sản xuất :
8

×