Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo vệ người làm chứng trong quá trình giai quyết vụ án hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (514.64 KB, 4 trang )

số 07/2021 - Năm thứ mười sáu

2

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NẰNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ
NGƯỜI LÀM CHỨNG TRONG QUÁ TRÌNH GIẢI QUT vụ ÁN HÌNH sự




Nguyễn Kim Chi1
Ngun Thị Thu Un2

Tóm tắt: Trong quả trình giải quyết các vụ án hình sự, nhùng thơng tin do người làm chửng
cung cấp có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần phát hiện tội phạm và giải quyết vụ án hình sự
đung người, đủng tội, đủng pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiêu vụ án hình sự, người làm
ck ứng lại có thái độ thờ ơ, bất hợp tác hoặc hợp tác khơng tích cực với các cơ quan có tham quyển
đe phát hiện, xử lý tội phạm. Nguyên nhản của tình trạng trên khơng chi do chủ quan người làm
cỉ\ ứng mà trước hết là do những thiếu sót, bat cập của chế định pháp lý và cơng tác bảo vệ người
làm chứng hiện nay. Bài viết phản tích nội dung các quy định của Bộ luật tơ tụng hình sự (BLTTHS)
nàm 2015 về bảo vệ người làm chứng và người thân thích của họ trong quả trình giải quyết vụ án
hình sự, chi ra một so những bấp cập đồng thời đề xuất một so kiến nghị nhằm sửa đôi một số quy
đĩnh cùa pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả về bảo vệ người làm chứng, người thản thích của người
làm chứng.
Từ khố: Người làm chứng, bảo vệ người làm chứng, giải quyết vụ án hình sự.
Nhận bài: 21/6/2021; Hoàn thành biên tập: 09/7/2021; Duyệt đăng: 21/7/2021.

Abstract: During process of handling criminal cases, information provided by witnesses plays
an important role, contributing to finding crimes and handling criminal cases and handling cases
rightfully. However, in many cases, witnesses are not cooperative or inactively cooperative with
competent agencies in finding and handling crimes. This situation is not only caused by witnesses


but also by shortcomings, limitations of the existing legal institutions and protection for witnesses.
The article analyzes contents in regulations of the Criminal Procedure Law in 2015 on protecting
witnesses and their relatives in handling criminal cases, pointing out some shortcomings and
proposing suggestions to amend some legal regulations to enhance efficiency of protection of
witnesses and their relatives.
Keywords: Witnesses, protect witnesses, handle criminal cases.
Date of receipt: 21/6/2021; Date of revision: 09/7/2021; Date ofApproval: 21/7/2021.
1. Sự cần thiết phải bảo vệ ngưòi làm chứng
trong quá trình giải quyết vụ án hình sự
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự,

chuộc, bị khống chế, thậm chí bị thủ tiêu. Đặc
biệt, trong các vụ án liên quan đến tội phạm có
tổ chức, tội phạm mafia, tội phạm xuyên quốc

người làm chứng giừ vai trò quan trọng trong
việc cung cấp lời khai làm rõ các tình tiết của vụ
án, giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định

gia, tội phạm ma túy, tội phạm tham nhũng,
v.v... nhu cầu bảo vệ người làm chứng lại càng
trờ nên cấp thiết.
Vì vậy, pháp luật tố tụng hình sự của Việt
Nam, cũng như đa số các quốc gia trên thế giới
đều có quy định về bảo vệ người làm chứng.
Người làm chứng có quyền được yêu cầu bảo vệ,
và được áp dụng các biện pháp bảo vệ người làm
chứng phù hợp theo luật định.

được sự thật khách quan. Tuy nhiên, cũng vì lỵ

do này, mà người làm chứng có thể bị các thế
lực tội phạm đe dọa, khống chế, thậm chí xâm
hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, lợi ích hợp pháp của bản thân và người
thân thích. Người làm chứng có thể bị mua

Tiến sỹ, Giảng viên Khoa Đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư, Học viện Tư pháp.
Khoa Luật, Đại học Quôc gia Hà Nội.


HỌC VIỆN Tư PHÁP

Mục đích cùa hoạt động bảo vệ người làm
chứng, chù yếu là nhằm tạo điều kiện cho người
làm chứng cung cấp lời khai trung thực, chính xác,
đầy đủ, kịp thời, góp phần giải quyết nguồn tin về
tội phạm, vụ án hình sự một cách chính xác, khách
quan, nhanh chóng, và đúng pháp luật.
Người làm chứng là người biết được nhừng
tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về
vụ án, và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành
tố tụng triệu tập đến làm chứng3.
Trường hợp người làm chứng bị đe dọa dần
đến không dám khai báo, hoặc người làm chứng
phản cung, thay đổi lời khai ban đầu sẽ làm cho
hoạt động xét xử gặp rất nhiều khó khăn, bế tắc.
Người phạm tội đích thực vẫn tiếp tục nhờn nhơ
ngồi vịng pháp luật, nhiệm vụ của tố tụng hình
sự khơng hồn thành, chân lý khách quan của vụ
án không xác định được. Bảo vệ người làm chứng

giúp người làm chứng cung cấp lời khai trung
thực, đầy đủ, chính xác, giúp giải quyết nguồn tin
về tội phạm, vụ án hình sự một cách chính xác,
khách quan, nhanh chóng, và đúng pháp luật. Bảo
vệ người làm chứng thể hiện sự nghiêm minh của
pháp luật và pháp quyền, quyết tâm bảo vệ công
lý và hiệu lực của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Như vậy, bảo vệ người làm chứng là vấn đề
cực kỳ quan trọng và có tính thời sự ở nhiều nước
trên thế giới. Các quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về các biện pháp bảo vệ người làm chứng
là một trong những yếu tố nâng cao đáng kể tính
xác thực và giá trị chứng minh cho lời khai của
người làm chứng trong vụ án. Một khi các biện
pháp bào vệ người làm chứng được áp dụng hiệu
quả thì sè góp phần hạn chế được hiện tượng khai
báo gian dối, phủ nhận lời khai ban đầu bởi tâm
lý sợ bị trả thù của người làm chứng. Điều này
cũng tác động tích cực đến hoạt động tố tụng của
các cơ quan bảo vệ pháp luật, nâng cao hiệu quả
đấu tranh chống tội phạm.
2. Một số quy định của Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2015 về bảo vệ người làm chửng
và thực tiễn áp dụng

Cơ chế bào vệ người làm chứng được quy
định chung trong Chương XXXIV (từ Điều 484
đến Điều 490 BLTTHS năm 2015) cùng với các
biện pháp bảo vệ người tố giác tội phạm, bị hại
và người tham gia tố tụng khác.

Theo đó, khi tham gia to tụng, người làm
chứng nếu bị cá nhân, cơ quan, tổ chức nào có
hành vi đe doạ hoặc cường bức đến bản thân
hoặc người thân thích trong gia đình thì có quyền
đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện
pháp bào vệ được quy định tại Điều 486
BLTTHS năm 2015. Trong giai đoạn xét xử, nếu
xét thấy có căn cứ cho rằng người làm chứng
hoặc người thân thích của người làm chứng sè bị
xâm hại thì Tịa án đang giải quyết vụ án có
quyền đề nghị cơ quan điều tra đà điều tra vụ án
đó có trách nhiệm tổ chức, triên khai các biện
pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự, tài sản và các lợi ích hợp pháp khác của
người làm chứng.
Thời gian bảo vệ người làm chứng được tính
từ khi có quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
cho đến khi có quyết định chấm dứt áp dụng
biện pháp bảo vệ quy định tại Điều 489
BLTTHS, kể từ khi cơ quan có thẩm quyền xác
minh các nguồn tin về tội phạm. Đây là bước
tiến mới của BLTTHS năm 2015 khi quỵ định
thời điểm người làm chứng tham gia tố tụng
sớm hơn so với quy định tại BLTTHS năm
2003. Đồng thời, xác định rò cơ chế, biện pháp
bảo vệ người làm chứng, tạo tâm lý an tâm cho
người tham gia làm chứng khi tham gia tố tụng
nhất là những vụ án phức tạp có tổ chức. Điều
này thể hiện tinh thần cải cách tư pháp của nước
ta đáp ứng yêu cầu của Hiến pháp năm 2013 và

phù hợp với pháp luật quốc tế, đồng thời nâng
cao chất lượng hoạt động của cơ quan tiến hành
tố tụng trong việc đấu tranh, phòng chống tội
phạm, chống oan sai và bỏ lọt tội phạm, góp
phần quan trọng trong việc đàm bảo an ninh,
kinh tế, pháp luật trong điều kiện đất nước đang
trong quá trình hội nhập4.

3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2019), Giáo trình Luật tổ tụng hình sự Việt Nam, Nxb Cơng an nhân dân. Hà Nội.
4 Nguyễn Văn Hùng (2016). “A/ỘZ so van để về người làm chứng và bảo vệ người làm chứng trong luật tổ tụng hình
sự Việt Nam", Tạp chí Khoa học Kiểm sát, số 6/2016.


số 07/2021 - Năm thứ mười sáu

Vuột
BLTTHS năm 2015 bổ sung quyền của người
* ' _ được

............
. .1 1
làm chứng
thông báo và giải
thích về1 quyền
nghĩa
vụ;
gián
tiếp
cho
thấy

người
làm
chứng
vạ
C' thể được triệu tập tham gia tố tụng từ rất sớm
Jhi cơ quan có thẩm quyền xác minh các nguồn
từ 1 về tội phạm. BLTTHS năm 2015 cũng xác
dị nh rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nơi
nejười làm chứng làm việc phải tạo điều kiện để
người làm chứng tham gia tố tụng. Những bô
sung trên cùng với việc ghi nhận các biện pháp
bảo vệ tại Chương XXXIV góp phần đảm bảo an
tồn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự,
nhân phẩm của người làm chứng, giúp người làm
chứng yên tâm, tích cực tham gia tố tụng, góp
phần sáng định sự thật vụ án, bảo vệ công bằng
xa hội5.
Sau một thời gian thi hành trên thực tế, các
qùy định của BLTTHS năm 2015 vê bào vệ
người làm chứng đã phát huy hiệu lực, hiệu quả
trên thực tế, đóng góp đáng kể vào cơng cuộc đấu
tranh phịng chống tội phạm, nhất là các loại tội
p iạm nguy hiểm như tội phạm có tổ chức, tội
p tạm tham nhũng, ma túy, v.v...
Tuy nhiên, trong nhiều vụ án hình sự, người
làm chứng tỏ ra e ngại, bất hợp tác hoặc hợp tác
khơng tích cực với các cơ quan có thẩm quyền
trong các khâu phát hiện, điều ưa, xừ lý tội phạm.
Căn nguyên của tình trạng trên một phần là do
chủ quan của người làm chứng (họ lo sợ bị trả

thù, bị đe dọa, bị khống chế, mất thời gian, tổn
kém chi phí...) nhưng một phần là do nhừng
thiếu sót, bất cập của chế định pháp lý hiện hành
về bào vệ người làm chứng.
Một số quy định của pháp luật hiện hành liên
quan đến chế định bào vệ người làm chứng trong
vụ án hình sự cịn chung chung và mang tính
nguyên tắc làm cho người dân thiếu hiểu biết về
quyền được bảo vệ cùa mình và các cơ quan chức
năng gặp thì lúng túng, khơng triển khai thực
hiện được. Vì vậy, trong thực tiễn hoạt động tố
tụng hình sự đã xuất hiện nhiều tình huống cần
phải áp dụng các biện pháp để bảo vệ người làm
chứng cũng như người thân thích của họ, nhưng

hầu như đà bị “bỏ qua”. Chính vì vậy, người làm
chứng có cảm giác không yên tâm khi tham gia
tố tụng, đã dần đến thái độ thờ ơ, né tránh của
người làm chứng, đà tác động tiêu cực đến thái
độ hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng của
họ. Cụ thể như sau:
Th ứ nhất, về sự có mặt của người làm chứng
tại phiên tòa: Mặc dù BLTTHS xác định sự có
mặt của người làm chứng tại phiên tịa là quan
trọng, góp phần làm sáng tỏ các tình tiết của vụ
án nhưng quy định về sự có mặt của người làm
chứng tại phiên tịa là quy định tùy nghi có nghĩa
là khơng ràng buộc trường hợp nào thì phải hỗn
phiên tịa còn trường hợp nào phải tiếp tục vắng
mặt. Hội đồng xét xử có thể quyết định cho phép

người làm chứng có thể vắng mặt tại phiên tịa
nếu trước đó đã có lời khai ở cơ quan điều tra.
Quy định này đã tạo khe hở pháp luật là có
những lời khai của người làm chúng chưa được
làm rõ tại phiên tòa nhưng vẫn được sừ dụng làm
căn cứ xác định tội phạm. Việc khơng bào đảm
quyền tham gia phiên tịa để thẩm tra lại chứng
cứ của người làm chứng sè dẫn đến sự vi phạm
quyền được bào chừa của bị can, bị cáo. Vì
những bất cập đó mà việc bào vệ người làm
chứng ít được áp dụng.
Thứ hai, BLTTHS năm 2015 quy định người
làm chứng có quyền khiếu nại quyết định, hành
vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến
hành tố tụng liên quan đen việc mình tham gia
làm chứng (Điều 66 BLTTHS năm 2015) nhưng
lại khơng có cơ chế bào đàm quyền yêu cầu khôi
phục danh dự, quyền lợi, bồi thường thiệt hại khi
việc khiếu nại của mình là đúng.
Thứ ba, BLTTHS năm 2015 đã có những
quy định về bảo vệ người làm chứng là người
dưới 18 tuổi nhưng vẫn còn điểm hạn chế. Người
làm chứng là người dưới 18 tuổi khi được triệu
tập đến tịa sẽ có người đại diện đi cùng nhưng
khơng có quy định về việc thanh tốn chi phí cho
người tham gia tố tụng là người đại diện, nhà
trường, tổ chức trong vụ án có người làm chứng
dưới 18 tuổi.

5 Theo Lê Huỳnh Tấn Duy (2017), Một sổ nội dung sừa đồi, bổ sung cơ bản trong phần thứ nhất: “Những quy định

chung của Bộ luật tơ tụng hình sự năm 2015”, Binh luận Những diêm mới cơ bản của Bộ luật tô tụng hình sự năm
2015?tr. 82.


HỌC VIỆN Tư PHÁP

Thứ tư, thời gian bảo vệ người làm chứng
được tính từ khi có quyết định áp dụng biện pháp
bào vệ cho đến khi có quyết định chấm dứt áp
dụng biện pháp bào vệ quy định tại Điều 489
BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên. BLTTHS năm
2015 không quy định trong thời hạn bao nhiêu
ngày kể từ ngày nhận được đơn của người làm
chứng yêu cầu bảo vệ thì cơ quan có thẩm quyền
phải ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, điều
này sè không tránh khỏi việc cơ quan có thẩm
quyền áp dụng tuỳ tiện, khơng kịp thời, thậm chí
cịn khơng muốn áp dụng vì liên quan đến kinh
phí, cơ sở vật chất phục vụ người được bào vệ và
quản thúc việc đi lại của người làm chứng.
Thứ năm, BLTTHS năm 2015 cũng không
nêu rõ trách nhiệm phải bào vệ người làm
chửng sau khi vụ án được xét xử xong, nhưng
nguy cơ bị xâm phạm về tính mạng, sức khỏe,
danh dự của người làm chứng sau khi xét xử vụ
án là có.
3. Kiến nghị hồn thiện quy định của pháp
luật Việt Nam về bảo vệ người làm chứng
Nhùng bất cập của BLTTHS năm 2015 nêu
trên cùng là một trong những nguyên nhân dần

đến cơ chế bảo vệ người làm chứng trong quá
trình giãi quyết vụ án hình sự chưa thật sự hiệu
q. Vì vậy, chúng tơi đưa ra một số kiến nghị
hoàn thiện pháp luật như sau:
Cần bổ sung quy định về bảo vệ người làm
chứng trong BLTTHS về các trường hợp:
Thứ nhất, không được tiết lộ hoặc tiết lộ
hạn chế thông tin liên quan đến nhận dạng hoặc
nơi ở của người làm chứng trong các văn bản
pháp luật tố tụng hình sự. Ví dụ, khi tiến hành
đối chất, nhận dạng giừa người làm chứng với
bị can, bị cáo trong các trường hợp người làm
chứng có nguy cơ bị khống chế, đe dọa trả thù
thì khơng để cho người làm chứng tiếp xúc trực
tiếp với bị can, bị cáo; có biện pháp thích hợp đe
giữ bí mật về thông tin tên, tuổi, địa chỉ của
người làm chứng trong hồ sơ vụ án khi chuyển
hồ sơ cho luật sư bào chữa nghiên cứu trước khi
vụ án được đưa ra xét xừ; nghiên cứu xây dựng
các quy định không cho chụp ảnh, ghi hình tại

các phiên tịa và đăng thơng tin về ảnh, tên tuôi,
địa chỉ của người làm chứng trong các trường
hợp có căn cứ để cho rằng người làm chửng có
thể bị đe dọa, trả thù...
Thứ hai, cần xây dựng cơ sờ pháp lý cho
phép áp dụng các biện pháp bào vệ người làm
chứng đê tránh nguy cơ bị đe dọa, trả thù. Ví dụ,
di chuyển người làm chứng đến nơi khác một
thời gian hoặc thay đối nơi ở, nơi làm việc của

người làm chứng; thay đổi tên, tuổi, nhận dạng
và các yếu tố nhân thân của người làm chứng.
Thứ ba, bổ sung một số quy định thể hiện
sự quan tâm hơn nữa đối với một số đối tượng
làm chứng đặc biệt như: người làm chứng dưới
18 tuôi, người làm chứng bị hạn chế về mặt thể
chất và tinh thần (nhưng chưa đến mức mất khả
năng nhận thức được nhừng tinh tiết cùa vụ án).
Thứ tư, quy định rõ về quyền khiếu nại của
người làm chứng, đàm bào giải quyết khiếu nại,
tránh kéo dài thời hạn giải quyết, khơng giải
quyết một cách hình thức, thiếu hiệu quả. Nếu
khiếu nại của người làm chứng là đúng thì cần
có cơ chế khôi phục danh dự, nhân phẩm và bồi
thường thiệt hại cho người làm chứng.
Chế định người làm chứng là một trong
nhừng chế định lâu đời và cổ xưa nhất trong hệ
thống pháp luật trên thế giới cùng như ở nước ta
xuất phát từ lời khai của người làm chứng là
nguồn chứng cứ quan trọng giúp các cơ quan
tiến hành tố tụng giải quyết đúng đắn vụ án. Lời
khai cùa người làm chứng càng quan trọng, có
giá trị chứng minh vụ án càng cao thì nguy cơ
người làm chứng cũng như người thân thích cùa
người làm chứng bị đổi tượng phạm tội, đồng
bọn hoặc thân nhân của chúng đe dọa xâm hại
đến tính mạng, sức khịe, danh dự, nhân phẩm,
tài sản, quyền lợi hợp pháp của người làm

chứng và người thân thích của người làm chứng

sẽ càng lớn.
Vì vậy, cần tiếp tục hoàn thiện khung khổ
pháp lý về bảo vệ người làm chứng ở Việt
Nam, trên cơ sở hoàn thiện các quy định cùa
BLTTHS năm 2015, đê tăng cường hiệu quả
cùa hoạt động giải quyết vụ án hình sự./.



×