Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.42 KB, 3 trang )
5 trường hợp cha mẹ nên nói dối
1. Khi trẻ chưa thể hiểu
Những cuộc tấn công mang âm mưu khủng bố hay sự sụp đổ của cả
một hệ thống là những ví dụ điển hình về những điều nằm ngoài khả
năng hiểu biết của trẻ. Bạn không thể bảo vệ trẻ khỏi mọi thứ trên đời
nhưng một điều bạn có thể làm là đảm bảo với trẻ bạn sẽ bảo vệ
chúng. Cho trẻ biết những nguy hiểm trẻ nghe được trong bản tin tối
còn cách xa hàng ngàn dặm và trẻ không có gì phải lo lắng cả.
2. Rắc rối của bạn không phải là của trẻ
Nếu bạn mất ngủ triền miên vì chưa tìm được việc, hãy giữ riêng cho
mình thôi. "Các bậc cha mẹ luôn cần giữ vai trò người bảo vệ" - quan
điểm của Th.S Vicki Panaccione, sáng lập Học viện Làm cha mẹ tốt
hơn (the Better Parenting Institude) tại Mỹ.
Nếu vẫn loanh quanh ở nhà vì chưa có việc làm, hẳn bạn không thể
che giấu sự thật là bạn thất nghiệp. Nhưng hãy trấn an con rằng kinh
tế gia đình vẫn đang trong vòng kiểm soát. Nói với con mọi việc rồi
sẽ ổn, bản thân bạn cũng nên tin điều đó.
3. Khi việc liên quan đến "chuyện người lớn"
Trong trường hợp bé bất ngờ xuất hiện ở phòng ngủ khi bố mẹ đang
bận "yêu" nhau, một lời giải thích "bố chỉ đang chơi cù kít với mẹ
thôi" được cho là vừa đủ.
Nên hết sức tránh khoảnh khắc bối rối này bằng cách đưa ra các giới
hạn. Ví dụ bạn nên luyện cho con thói quen gõ cửa phòng bố mẹ
trước khi vào hoặc cho con biết rằng, khi cửa phòng bố mẹ đã đóng,
con muốn hỏi gì cũng cần phải đợi.
4. Khi trẻ yếu kém/sai sót trong chuyện gì
Con trai bạn chơi bóng đá không tốt lắm, con gái bị điểm kém ở
trường những vấn đề này được xem là khá tế nhị với trẻ. Các
chuyên gia cho rằng, liên quan đến điểm số, thể thao, thi đấu, cha
mẹ chỉ nên tập trung vào những nỗ lực của trẻ ("con đã hát bằng cả
trái tim mình") chứ không nên nhắm vào kết quả.