Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.79 KB, 4 trang )
Khi nào nên nói dối sếp?
Bạn đã từng nghe tới nói dối trong cuộc phỏng vấn, trong hồ sơ xin việc, vậy còn
nói dối sếp thì sao? Nói chung, nói dối là điều không được khuyến khích, tuy
nhiên, có một số trường hợp, nếu nói dối sếp, bạn sẽ gặp nhiều lợi thế hơn.
Có một số trường hợp, nếu nói dối sếp, bạn sẽ gặp nhiều lợi thế hơn (Ảnh minh
hoạ)
Hãy tham khảo một số tình huống thường gặp khi bạn phải đối mặt với sếp và
quyết định xem có nên nói dối hay không:
Tình huống 1: Sếp yêu cầu bạn làm việc mà bạn không muốn
Trong trường hợp này, một lời nói dối rằng bạn hạnh phúc được làm bất cứ điều gì
cho sếp (nhưng thực tế không như vậy) sẽ không gây thiệt hại gì cho bạn. Ngoài
ra, nó còn chứng tỏ với sếp rằng bạn là một thành viên tích cực trong nhóm và sẵn
sàng cống hiến hết mình cho sự thành công của công ty.
Mark Goulston, tác giả cuốn sách “Chỉ lắng nghe: Khám phá bí quyết chiến thắng
bất cứ ai”, đưa ra lời khuyên: “Hãy cố gắng điều chỉnh bản thân. Dù không vui vẻ
với lời yêu cầu nhưng ít nhất bạn còn có việc để làm và hãy biến nó thành niềm
vui. Đặc biệt, nếu bạn đang khao khát được thể hiện bản thân, đây là cơ hội để bạn
tích thêm điểm cho buổi đánh giá hiệu quả công việc lần tiếp theo”.
Tình huống 2: Bạn ngủ quên và đi làm muộn
Nói dối hay không sẽ phụ thuộc vào đây là lần bao nhiêu bạn rơi vào tình huống
này. Nếu là lần đầu tiên, nói với sếp rằng bạn đi làm muộn do đồng hồ báo thức
hỏng hay tắc đường là một lời giải thích có thể chấp nhận. Nhưng nếu đây không
phải lần đầu, nói dối có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Goulston giải thích: “Sử dụng lời nói dối lần thứ 2, nó sẽ trở thành một sự bao
biện và nếu nhiều hơn 2 lần, bạn có thể bị coi là người vô tổ chức, không có trách
nhiệm và điều này sẽ ảnh hưởng xấu tới kết quả đánh giá nhân viên của bạn”.
Dù không vui vẻ với lời yêu cầu nhưng ít nhất bạn còn có việc để làm và hãy biến