10 Cách Để Dạy Bé Về 4 Mùa
1. Duy trì các chuyến khám phá khoa học. Mỗi tuần một lần hoặc mỗi
tháng một lần, ra ngoài với con và vẽ những gì quan sát được. Tập
trung những thứ hữu hình: lá trên cây, quần áo, công việc mọi người
đang làm (quét lá, xúc đất, làm vườn ), các con vật, các loài cây.
Hoạt động ghi chép lại này sẽ làm tăng kỹ năng quan sát cho trẻ. Một
lựa chọn khác cho các chuyến khám phá: tập trung ghi lại những gì
xảy ở mỗi giai đoạn nhất định của một cái cây trong sân nhà bạn, hay
trên con phố gần nhà. (Cây bàng mùa xuân - hè - thu - đông).
2. Đi bộ để cảm nhận. Đi bộ dạo quanh khu gần nhà, hay khám phá
một nơi nào gần công viên, hoặc rừng quốc gia. Khi đi bộ, dừng lại
và quan sát, lắng nghe, cố gắng cảm nhận, thậm chí ngửi - nếm
những thứ có thể. Khi bạn khám phá, mở rộng vốn từ cho con bằng
cách đặt ra các câu hỏi: Có phải trời đang mát? Trời đang nóng? Trời
đang lạnh? Không khí trong lành hay ô nhiễm? Con có nhận ra mưa
hay sương mù không?
3. Thưởng thức hương vị của mùa. Mỗi mùa một lần, tới khu chợ địa
phương của nông dân và chỉ chọn các loại hoa quả và rau của đúng
mùa đó. Loại thức ăn nào con có thể ăn vào mỗi mùa? Mùa nào có vị
ngon nhất? Tạo một quyển sách công thức, hoàn thiện với những
bức ảnh về đồ ăn, hay món ăn bạn nấu của mỗi mùa. Từ đó, thu
thập tư liệu những vị thức ăn đặc trưng mỗi giai đoạn của năm.
4. Kỷ niệm cho những lần đầu tiên. Trong tờ lịch của gia đình, đánh
dấu ngày đầu tiên khi con bạn phải mặc áo len vì trời lạnh hơn, hay
ngày đầu tiên của mùa hè khi bé có thể mặc bộ đồ bơi. Đánh dấu
những ngày đầu tiên trời đủ nóng để bé đi ăn kem ở bên ngoài, và
ngày đầu tiên bé thật sự thích vị nóng ấm áp của cốc ca cao. Tới
ngày cuối cùng của năm, cùng con tập hợp lại lịch những ngày đầu
tiên của những sự kiện thú vị!
5. Thời gian theo mùa. Giới thiệu ý tưởng về thời tiết bằng cách ghi
chú lại những gì con mặc phù hợp theo sự thay đổi của thời tiết. Mỗi
tuần một lần trong suốt thời gian chuyển mùa, ví dụ như từ mùa đông
sang mùa xuân, ghi lại nhiệt độ và bé đang mặc gì. Sau đó nói về xu
hướng bạn thấy. Khi nhiệt độ trở nên cao hơn, quần áo bé đã thay
đổi ra sao? Khi có những sự thay đổi về mùa từ mùa hè sang thu,
bạn có thể lặp lại hoạt động này và thảo luận cùng con.
6. Khám phá về ánh sáng mặt trời. Mùa hè, một ngày kéo dài lâu
hơn, thường trẻ sẽ thắc mắc tại sao chúng ta lại phải bảo vệ bản
thân khỏi ánh nắng. Vào một chiều nắng, đặt một mẩu giấy màu trực
tiếp dưới ánh nắng, và một mẩu giấy khác được đặt trong một túi
buộc kín. Sau vài giờ, nhìn vào cả 2 miếng giấy màu và cùng trao đổi
sự khác biệt.
7. Tạo một bộ theo dõi thời tiết. Mua một tấm lịch mà bạn có thể để
dành theo dõi sự diễn biến của thời tiết. Mỗi ngày, mô tả thời tiết lên
lịch. Để con sử dụng các ký hiệu như trời nắng, trời mưa, trời nhiều
mây, và các loại thời tiết khác (sương mù, sương). Cuối mỗi tháng,
đếm số biểu tượng nắng, mưa, nhiều mây Trao đổi với con về các
loại thời tiết mà bạn và bé thấy suốt mỗi mùa.
8. Thực hành giải phẫu đơn giản. Vào tháng Mười hay đầu tháng
Mười một, chọn một loại hoa (những loài hoa sớm nở vào mùa
xuân). Giải phẫu hoa để con có thể quan sát những cái rễ nhỏ và đầu
nhụy hoa đang chuẩn bị nở. Trồng những cây còn lại ở sân nhà. Ghi
lại những gì xảy ra suốt mùa đông và vào mùa xuân.
9. Quan sát loài vật. Sử dụng ống nhòm để quan sát con vật khi có
sự thay đổi thời tiết. Quan sát những con sóc chuẩn bị cho mùa đông
bằng cách đem hạt dẻ về tổ. Quan sát các con chim di cư về phương
nam. Hoặc quan sát các con chim xây tổ vào mùa xuân. Những
quyển sách về thế giới động vật cùng những tập tính thay đổi theo
mùa sẽ giúp bạn và con bắt đầu một hành trình khám phá đặc sắc về
những con vật sẽ làm gì vào các mùa khác nhau.
10. Bộ sưu tập lá. Suốt mùa thu, sưu tập các loại lá khác nhau và
xếp theo các tiêu chí khác nhau: Màu sắc, độ thô ráp, hình dạng
Các nhà giáo dục khuyên rằng lập một bảng áp phích với các loại
hình dạng lá khác nhau sẽ giúp trẻ xếp chung kiểu lá ô van, hình
tròn, hình vuông, hình thang.
Khi bạn cùng con trải nghiệm bốn mùa cùng nhau giai đoạn đầu tiên,
đừng quá lo lắng về việc phải giải thích chính xác các thuật ngữ khoa
học. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc quan sát vật thể. "Khoa học
cũng đơn giản như việc đi bộ và quan sát tự nhiên, giúp trẻ thỏa mãn
và mở rộng trí tò mò".